Tư vấn về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Related Articles

Tư vấn về hoạt động giải trí chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế .

Thư tư vấn: 01032018/Letter-Ipic

V/v: Tư vấn về hoạt động  chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thương nhân là doanh nghiệp Việt Nam.

__________________________________________________________________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2018

CÔNG TY LUẬT TNHH IPIC

Đại chỉ: Phòng 401, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: (04)7301 8886 /(04)7302 8886

– Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 279 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Tel: (028) 35127666 – Fax: (028) 35127666

Email: [email protected]– Hotline: 0936 342 668

Kính gửi: 

Điện thoại: 

Email: 

Gửi bằng thư điện tử

___________________________________________________________________________

Công ty Luật TNHH IPIC (“IPIC”) cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của Công ty chúng tôi.

Qua trao đổi chúng tôi hiểu rằng quý khách hàng yêu cầu chúng tôi tư vấn các vấn đề pháp lý về quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa cụ thể.

I.    YÊU CẦU TƯ VẤN 

–    Chuyển khẩu hàng hóa là gì? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được hoạt động chuyển khẩu hàng hóa không? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được ủy thác cho doanh nghiệp Việt Nam chuyển khẩu hàng hóa không? 

– THAM KHẢO THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN NHỮNG KHÁC BIỆT

II.    VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC TRA CỨU

–    Luật thương mại số 36/2005/QH11 Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005;

–    Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

–    Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

–    Thông tư 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.

III.    Ý KIẾN TƯ VẤN 

    Dựa trên yêu cầu của Qúy khách hàng cùng với các văn bản pháp luật liên quan được tra cứu, IPIC đưa ra ý kiến tư vấn như sau: 

3.1    Chuyển khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam:

–    Theo quy định Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá ( Luật Thương mại 2005)

1.    Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

2.    Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a)     Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

b)     Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

c)     Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

3.2    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không?

Điều 14 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005:  

Chuyển khẩu hàng hóa.

Thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

1.    Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

2.    Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân được thực hiện chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương. Trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương.

3.    Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

–    Theo điều 2 thông tư 11/2017/TT-BCT. 

“Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Như vậy: Theo tinh thần nghị định Nghị định 187/2013/NĐ-CP và thông tư 11/2017/TT-BCT thì hoạt động chuyển khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc quy định của hai văn bản này.

–    Điều 3 Nghị định 09/2018 quy đinh chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Giải thích từ ngữ:

1.     Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:

a)     Thực hiện quyền xuất khẩu;

b)     Thực hiện quyền nhập khẩu;

c)     Thực hiện quyền phân phối;

d)    Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ)    Cung cấp dịch vụ logistics;

e)     Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g)     Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h)     Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i)     Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k)     Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2.     Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3.     Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy: Nghị định 09/2018 quy định về quyền mua bán hàng hóa và quyền liên quan trong đó không quy định về quyền chuyển khẩu hàng hóa. 

Kết luận: Theo quy định pháp luật Việt Nam thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

3.3    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được phép ủy thác cho công ty Việt Nam hoạt động chuyển khẩu hàng hóa không?

–    Theo quy định pháp luật Việt Nam thì thương nhân Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được phép hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Cụ thể:

Điều 14 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005: 

Chuyển khẩu hàng hóa.

Thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

“1.Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

2. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân được thực hiện chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương. Trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương.

3. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

4. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.”

–    Về hoạt động ủy thác theo Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP không có quy định về Ủy thác kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa mà chỉ có ủy thác Mua, bán, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.

–    Hiện nay về văn bản Pháp Luật chưa có quy định nào cấm đối với việc ủy thác và nhận ủy thác chuyển khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong nghị định 09/2018/NĐ-CP cũng không có quy định nào cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép ủy thác cho thương nhân Việt Nam hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.

–    Hiện chúng tôi có tìm kiếm được công văn số 6321 ngày 29 tháng 6 năm 2010 và công văn 361/XNK- TMQT ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Cục Xuất Khẩu bộ công thương có nội dung “không được tham gia kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất hàng hóa và chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam” và “Công ty không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá, kể cả hình thức chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và hình thức không qua cửa khẩu Việt Nam”. Với tinh thần trên thì theo quan điểm chúng tôi về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ủy Thác thực hiện hoạt động chuyển khẩu hàng hóa (Bao gồm hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng và thực hiện thủ tục chuyển khẩu) cho thương nhân Việt Nam cũng không được.

–    Thực tế hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có những hoạt động chuyển khẩu hàng hóa trên, và cũng có nhiều doanh nghiệp thực hiện nhiều năm, nhiều lần nhưng chưa bị kiểm tra xử phạt hành chính liên quan, tuy nhiên để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật quan điểm của chúng tôi là quý khách hàng không nên thực hiện hoạt động chuyển khẩu. 

–    Để đảm bảo hoạt động đúng giấy phép kinh doanh quý khách hàng nên thực hiện nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam sau đó tiến hành xuất hàng hóa đúng thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu để tạo tính minh bạch trong hoạt động.

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về nội dung yêu cầu tư vấn của quý khách hàng. Rất chân thành cảm ơn quý khách hàng đã liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của công ty chúng tôi.

Trân trọng

Luật sư: Nguyễn Trinh Đức

Tham khảo thư tư vấn tương quan :

– Thành lập công ty thiết kế xây dựng có vốn góp vốn đầu tư từ Nhật Bản

– Tư vấn xây dựng công ty thiết kế xây dựng 100 % vốn quốc tế tại TP. Hà Nội ;

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories