Từ Hán-Việt là gì?

Related Articles

Từ Hán-Việt là gì?

Tác·giả: Đặng Hải Nguyên.

“Từ Hán-Việt” (Chinese-Vietnamese word) là những từ mà Người Việt chúng·ta vay·mượn của Người Trung·hoa, nói đúng hơn là các từ phiên·âm tiếng Quảng·đông, ghi bằng chữ·cái La·tinh và theo·cách Việt Nam, chẳng·hạn các tiếng như “tỉm xắm”, “hủ tíu”, “mì chính”, “xì dầu”, “cản tán”, vv., là những tiếng mà Người Việt·nam phát·âm lơ·lớ hay nhái gần·đúng tiếng Trung·hoa; Người Trung·hoa (Chinese), ngay·cả đứa con·nít, khi nghe chúng·ta nói những tiếng Hán-Việt này, họ hiểu ngay ta nói gì. Đây chính là  “tiếng Hán-Việt” đích·thực. Nói chính·xác hơn, tiếng Hán được đọc theo âm Hán (Quảng·đông) và được Người Việt bê nguyên·si vào ngôn·ngữ Việt.

“Các tiếng mà Người Việt·nam đọc Hán-tự (Chinese character) theo âm Việt, giọng Việt”, chẳng·hạn như “điểm·tâm” (breakfast), “vị·tinh” (bột·ngọt, MSG or Monosodium Glutamate), “đơn·giản” (simple), vv., là “tiếng Việt mới”— “Mới” vì chúng được du·nhập vào Việt·nam sau·khi Trung·hoa xâm·lăng và thống·trị Nước Việt nam, “tiếng Việt thuần·tuý” (tiếng Nôm) là tiếng đã có trước·khi Trung·hoa thôn·tính Việt·nam. Người Trung·hoa khi nghe Người Việt·nam nói “tiếng Việt mới” này, họ chẳng hiểu gì·cả! Chúng·ta có·thể ví quá·trình hình·thành và phát·triển của “tiếng Việt mới” như một con nhộng xấu·xí chui ra khỏi cái kén, lột xác thành cánh bướm với vẻ·đẹp muôn màu, tung·tăng khắp nơi. Tôi gọi tiếng Việt mới đã được lột xác này (chẳng·hạn như “điểm·tâm”, “vị·tinh”, “đơn·giản”, vv.) là tiếng Việt·nồm hay tiếng Nồm hay hậu-Nôm (post-Nôm) hay tiếng Nam (Việt·nam) để chỉ các âm đọc các ký·tự Hán theo âm Việt, khác với âm đọc của phương Bắc (Trung·hoa). Khi dùng chữ·cái La·tinh để ghi các tiếng Việt·nồm— một trăm phần·trăm Việt từ hình·thức đến nội·dung— chúng trở·thành chữ·viết Việt. Chúng·ta gọi chữ·viết Việt mang hệ·thống ý·nghĩa riêng của Tiếng Việt mới này là từ Việt·nồm (Nồm word). Tiếng Việt·nồm phát·triển theo quy·luật mang tính hệ·thống, tính nội·sinh theo hệ·thống riêng, ngữ·dụng (pragmaticality) riêng của ngôn·ngữ Việt, chứ không phát·triển theo ngôn·ngữ Trung·hoa.

Hơn ngàn năm nội-thuộc Nước Trung·hoa (China), Người Việt phải học Hán-tự… nhưng chúng·ta phát·âm (pronounce) theo âm Việt của mình thay vì âm Trung·hoa. Điều này đã phát·sinh ra ngôn·ngữ mới song·song với Tiếng Nôm bản·địa do tinh·thần quật·cường, và một phần do sự phản·kháng tiêu·cực của Người Việt·nam nhằm chống lại giặc ngoại-xâm quá hung·hăng, tàn·bạo trước sự cấm·đoán nghiêm·khắc của các chính·quyền phong·kiến Trung·hoa, chẳng·hạn như tru·di tam-tộc có·nghĩa·là giết sạch ba đời cả giòng họ bên nội và bên ngoại tất·cả những ai sử·dụng Tiếng Việt cổ (tiếng·nói và chữ·viết), và nhất là do chính·sách “phần thư khanh Nho”— có·nghĩa·là “đốt sách và chôn sống học·trò— của Tần Thỉ Hoàng? Có·thể vì·vậy mà chữ·viết Việt cổ đã hoàn·toàn bị xoá sạch, không còn một vết·tích chăng?

“Tiếng Việt·nồm” hay “Tiếng Nồm” là ngôn·ngữ mới bổ·sung và làm phong·phú thêm “Tiếng Việt·nôm” hay “Tiếng Nôm”— chúng·ta thường gọi “Tiếng Nôm” này là tiếng thuần-Việt bao·gồm tiếng Kinh (Việt) và tiếng gốc Nam-Á. “Tiếng Việt·nồm” là biểu·tượng của sự phản·kháng trước sự xâm·lăng văn·hoá của Trung·hoa, là sự đồng·hoá ngược·lại ngôn·ngữ Trung·hoa, là chiến-lợi-phẩm, là chiến-tích oai·hùng của ông·cha chúng·ta; đây không phải là tiếng vay·mượn. Tôi không thấy có lý·do chính·đáng nào để đối·xử phân·biệt (treat differently) hoặc kỳ·thị (discriminate) các từ Việt·nồm.

Ngày · nay, “ Tiếng Việt · nồm ” đã trở · thành một phần không hề tách · rời của Tiếng Việt · nam với âm · hưởng Việt hoàn · toàn, chữ · viết, cách viết khác hoàn · toàn với Tiếng Trung · hoa — hy · vọng ngày càng có nhiều “ Tiếng / từ Việt · nồm ” sẽ trở · thành từ thuần-Việt như những từ gốc Nam-Á — thế · nhưng theo thói quen, chúng · ta vẫn gọi chúng là “ tiếng Hán-Việt ” hay “ từ Hán-Việt ”. Xin đừng lầm · lẫn ! Tại · sao một · số trong chúng · ta vẫn cứ muốn chui trở · lại vào chiếc kén chật hẹp này ? Có bao · giờ bạn nghĩ đây là điều phi · lý, cần được đánh · giá và suy · nghĩ lại ? May · thay cũng có một · số không ít người gọi chúng là “ tiếng Nho-Việt ” hay “ từ Nho-Việt ” .

Cái tên “từ Hán-Việt” đã và đang bị lạc·dẫn để chỉ chữ·viết Việt dùng chữ·cái La·tinh để biểu·thị tiếng Việt·nồm— là rào·cản chính của bước phát·triển của ngôn·ngữ Việt, làm cản·trở hoặc làm chậm tiến·trình Việt·hoá “Tiếng/từ Việt·nồm” trở·thành từ thuần-Việt như các từ gốc Nam-Á.

Mỗi ngày đều có hằng chục, hằng trăm từ · ngữ mới ra · đời do cuộc · sống xã · hội luôn biến · đổi, phát · triển cùng sự tiến · bộ của loài · người. Bản · thân ngôn · ngữ Việt cũng phải tự tạo thêm những tiếng mới, từ · ngữ mới để đáp · ứng với những đòi · hỏi mới phát · sinh từ những nhu · cầu mới. Việc vay · mượn một · số từ · vựng mới của những ngôn · ngữ khác · nhau để diễn · đạt những khái · niệm mới là điều không · thể · tránh · khỏi ( unavoidability ), nhất là trong thời · đại toàn · cầu · hoá .

Trong hơn 100 năm Nước Ta bị Pháp đô · hộ, ngoài những “ tiếng Hán-Việt ” hay từ “ Hán-Việt thực · sự ”, đúng với ý · nghĩa đích · thực của nó, chẳng · hạn như “ tỉm xắm ”, “ hủ tíu ”, “ mì chính ”, vv., đã vay · mượn của tiếng Trung · hoa, Tiếng Việt còn có thêm những từ mới của Tiếng Pháp. Các từ vay · mượn ( loan word ) của Tiếng Pháp được tạo ra bằng cách phiên · âm một · cách gần · đúng những âm của tiếng Pháp tương · tự như cách mà chúng · ta phiên · âm tiếng Trung · hoa để tạo từ “ Hán-Việt ” ( không phải từ Việt · nồm ) hoặc cắt bớt một · số vần của Tiếng Pháp, chẳng · hạn như từ “ ô · tô ” ( au · to-mobile, xe hơi ), ngoài những “ từ Pháp-Việt ” như “ bù · loong ” ( boulon, ốc · vít ), săm ( chambre à air, ruột · bánh · xe ), lốp ( enveloppe d’une chambre à air, vỏ · bánh · xe ), phanh ( freiner, thắng ), vv., chúng · ta còn có “ từ Nga-Việt ” như “ Bôn · xơ · vít ”, vv., và “ từ Anh-Việt ” như “ công · ten · nơ ” ( container ), vv .

Hãy chịu khó nhìn vào ngôn·ngữ của những quốc·gia Tây·phương. Họ cũng đã, đang và sẽ vay·mượn các tử-ngữ (dead language) La·tinh và Hy·lạp như chúng·ta vay·mượn các tử-ngữ và tiệt-ngữ (extinct language) của Trung·hoa. Có nhiều từ·ngữ, thuật·ngữ của phương Tây (the West) vay·mượn La·tinh và Hy·lạp nhưng Người·tây·phương (Westerner)— người Tây·phương (Western people) — đều gọi các tiếng vay·mượn này là “word” hay “English word” nhưng họ không luôn miệng gọi đó là từ Latin-English, từ Greek-English, vv., như cách chúng·ta thường gọi các từ vay·mượn từ nước ngoài, chẳng·hạn như từ Hán-Việt hay từ Hoa-Việt (Chinese-Vietnamese word), từ Pháp-Việt (French-Vietnamese word), từ Nga-Việt (Russia-Việt word), từ Anh-Việt (English-Vietnamese word), vv., tuy·nhiên trong các từ·điển, Người Anh, Người Pháp, vv., họ ghi·rõ các gốc·gác La·tinh hoặc Hy·lạp của các từ ngoại-nhập, không chút gì tự·ti, mặc·cảm cả! Người·tây·phương nói gốc·gác của các từ đúng lúc đúng chỗ, chứ không bạ đâu nói đó một·cách bừa·bãi như Người Việt, cứ mở miệng ra là gọi nó là từ “Hán-Việt” một·cách vô·tội·vạ, không cần biết ra·sao, ngay·cả khi ngậm miệng lại trong đầu cũng nghĩ đến nó là “từ Hán-Việt” một·cách vô·ý·thức?

Hãy liên · tưởng việc Người Việt · nam ( Vietnamese ) cứ mở miệng ra là gọi tên “ từ Hán-Việt ” một · cách bừa · bãi, bạ đâu nói đó … khi có nhu · cầu … với việc phóng · uế bừa · bải : Phàm là con · người, việc đi · tiêu, đi · tiểu là tất · yếu, và là lẽ tự · nhiên, nhưng không vì lẽ đó mà tiện đâu cứ tiêu-tiểu bừa · bãi nơi đó. Thử tưởng · tượng mọi · người Việt · nam lớn, bé, già, trẻ, vv., không cần biết mình đang ở đâu, cần tè thì cứ tè, cần ị thì cứ ị thoải · mái dọc theo ven · đường, góc phố khang · trang, vv., khi ấy con đường sạch, đẹp … của chúng · ta sẽ trở · nên nồng · nặc, hôi · thúi … như vậy · nào ? Nếu cả ấp, cả xã, cả huyện, cả tỉnh, cả nước đều phóng · uế bừa · bãi … thì mùi hôi · thúi sẽ ra · sao, và người nước · ngoài sẽ nghĩ sao về Nước Nước Ta ? Người · tây · phương nói gốc · gác của những từ vay · mượn đúng lúc đúng chỗ, chẳng khác gì họ đi · tiêu, đi · tiểu đúng nơi quy · định, sử · dụng nhà vệ · sinh đúng tiêu · chuẩn — hố · xí hai ngăn, ba ngăn, có lỗ thông hơi — sau một thời · gian dài, phân và nước tiểu sẽ bị phân · huỷ, không còn toát · ra mùi hôi · thúi khởi đầu, và được dùng để bón cây, giúp cây · cối xanh · tươi tạo · ra nhiều hoa thơm, trái ngon, ngọt …

Hãy sử · dụng thuật · ngữ “ từ Hán-Việt ” để chỉ những từ phiên · âm tiếng Quảng · đông được ghi bằng chữ · cái La · tinh và theo · cách Nước Ta, và sử · dụng thuật · ngữ “ tiếng Trung · hoa ” để chỉ những tiếng bính · âm ( pinyin ) như ‘ dimsum ’, ‘ wèi jīng ’, vv., theo âm Bắc · kinh ( Beijing ) những ký · tự Trung · hoa ( Chinese character ) ; đây chính là tiếng Trung · hoa đích · thực và tiếng Quảng · đông là một phương · ngữ Trung · hoa. Cần chọn một cái tên khác ngoài cái tên “ từ Hán-Việt ” để vô · hiệu · hoá ý · đồ nhằm mục đích biến Tiếng Việt thành một trong những phương · ngữ của Trung · hoa !

Hãy vứt·bỏ thói·quen dùng thuật·ngữ “tiếng Hán-Việt” để chỉ những tiếng mà Người Việt đọc Hán-tự theo âm Việt, giọng Việt, một trăm phần·trăm Việt, và hãy vứt·bỏ tên gọi “từ Hán-Việt” để chỉ hệ·thống chữ·viết mới dùng chữ·cái— thay vì dùng Hán-tự— để biểu·thị tiếng Việt, âm Việt mới này. Việc áp·đặt tên gọi “tiếng/từ Hán-Việt” để chỉ Tiếng Việt mới— hoàn·toàn Việt từ hình·thức đến nội·dung— là điều cần nên tránh, bởi·lẽ chúng không phản·ánh đúng bản·chất Việt·nam (âm Việt, giọng Việt và chữ·viết Việt). Danh không chính thì ngôn không thể thuận được. Hơn·thế·nữa (Moreover), nó khiến Người Việt·nam mang tâm·lý tự·ti mặc·cảm về Tiếng Việt.

Tiếng Việt chỉ có · thể vững-tiến một · khi ( once ) mỗi Người Việt · nam tự · mình tháo · bỏ chiếc vòng kim · cô “ cái tên gọi từ Hán-Việt ” — một dấu · ấn nô · lệ văn · hoá Trung · hoa — trên đầu của chính mình. Mong lắm thay !

– – · o O o o · – –

Các bài viết với cùng chủ · đề của những tác · giả khác :

Không có cái gọi là “từ Hán Việt”. Tác·giả Hà Văn Thùy

http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/02/khong-co-cai-goi-la-tu-han-viet.html

Từ Hán-Việt

http://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_Hán-Việt

Bình chọn

Chia sẻ:

    Thích bài này:

    Thích

    Đang tải …

    More on this topic

    Comments

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Advertismentspot_img

    Popular stories