Quyền sử dụng là gì? Thực hiện quyền sử dụng tài sản

Related Articles

Quyền sử dụng là quyền lực mà pháp lý trao cho chủ sở hữu tài sản. Chủ thể có quyền sử dụng gia tài thuộc quyền sở hữu của mình, tuy nhiên cũng có quyền sử dụng gia tài thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Vậy quyền sử dụng là gì ? Việc thực thi quyền sử dụng được pháp luật như thế nào ? Bài viết này sẽ làm rõ yếu tố theo pháp luật tại Bộ luật dân sự năm ngoái .

1.Khái niệm quyền sử dụng

Quyền sử dụng là nội dụng quyền sở hữu cùng với quyền chiếm hữu và quyền định đoạt. Điều 189 Bộ luật dân sự năm ngoái lao lý :

Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Quyền sử dụng là quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ thể nắm giữ quyền. Việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là công việc diễn ra thường xuyên trong cuộc sốc. Quyền sử dụng là công cụ thúc đẩy các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Theo đó, chủ sở hữu có quyền tự do bằng hành vi, ý chí của mình khai thác công dụng của tài sản tùy thuộc vào nhu cầu vật chất, đặc điểm của tài sản, không trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho chủ thể khác, ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia, cộng đồng. Ví dụ: A có quyền sử dụng nhà kho để làm cơ sở sản xuất rượu, nhưng không được sử dụng để sản xuất ma túy. 

Các chủ sở hữu có thể trực tiếp thực hiện quyền sử dụng hoặc chuyển giao tài sản cho người khác thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: mảnh đất thuộc quyền sở hữu của A, A có quyền sử dụng mảnh đất đó trồng hoa màu hoặc xây nhà tùy thuộc vào nhu cầu của A. Tuy nhiên vì một lý do nào đó A không thể trực tiếp sử dụng mảnh đất đó nên chuyển giao quyền sử dụng cho B. 

2.Chủ thể thực hiện quyền sử dụng.

2.1.Quyền sử dụng của chủ sở hữu được thực hiện như sau:

Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Các chủ sở hữu bình đẳng trong việc thực hiện quyền sử dụng tài sản. Bằng ý chí của mình thông qua hành vi chủ sở hữu trực tiếp sử dụng tài sản trong phạm vi nhu cầu, đặc điểm của tài sản đó. Mỗi tài sản có đặc tính riêng và cách sử dụng riêng, mỗi chủ thể có nhu cầu riêng vì vậy việc thực hiện quyền sở hữu là không giống nhau. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, các chủ sở hữu phải đảm bảo việc thực hiện quyền không được vi phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. Thông thường các chủ sở hữu sẽ trực tiếp thực hiện quyền sử dụng của mình, song cũng có thể chuyển giao cho người khác, khi đó chủ thể có quyền sử dụng là chủ thể không phải chủ sở hữu tài sản.

2.2.Quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu

Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật”.

Theo đó người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Có nhiều lý do mà chủ sở hữu phải chuyển giao quyền sử dụng cho người khác. Có thể do chủ sở hữu không có điều kiện sử dụng tài sản; ví dụ: tài sản là bất động sản ở Việt Nam, nhưng chủ sở hữu vẫn đang cư trú tại nước ngoài, thì có thể chuyển giao quyền sử dụng cho người khác sử dụng tài sản tại Việt Nam. Hay do chủ sở hữu không đủ trình độ chuyên mon để sử dụng những tài sản có tính kỹ thuật cao, trong trường hợp này muốn khai thác công dụng của tài sản chủ sở hữu phải thực hiện quyền sử dụng thông qua người khác, người có đủ khả năng điều hành, sử dụng thiết bị đó.

Thông thường việc chuyển giao quyền sử dụng sẽ gắn với việc chuyển giao quyền chiếm hữu. Để được thực hiện quyền sử dụng trước hết chủ thể phải có quyền nắm giữ, chi phối tài sản. Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng mà không chuyển giao quyền chiếm hữu; ví dụ điển hình trong trường hợp này là việc thuê công nhân vận hành hành máy móc, thiết bị, khi đó công nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng nhưng việc nắm giữ, chi phối mày móc vẫn thuộc về chủ sở hữu.

Như vậy, quyền sử dụng là quyền mà pháp luật trao cho chủ sở hữu nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của từng chủ thể nhất định. Chủ thể không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, nếu có thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.

Luật Hoàng Anh

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories