HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH VÀ GIẢI THÍCH – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.8 KB, 39 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 LÀM BÀI VĂN

NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH VÀ GIẢI THÍCH

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

1. Cơ sở khoa học.

Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong lĩnh vực khoa học

xã hội. Đây là môn học nghiên cứu và thể hiện các vấn đề mang tính xã hội, các

giá trị đạo đức nhân văn, tình cảm của con người. Trong luật Giáo dục Việt Nam

có ghi: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,

có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm

chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”. Như vậy môn Ngữ văn có vai trò quan trọng góp phần thực hiện mục

tiêu giáo dục.

“ Văn học là nhân học”- M.Gooc- ki, có nghĩa là dạy văn là dạy cách làm

người. Văn học giúp chúng ta hiểu về cuộc đời, lẽ sống…vv từ đó ta hiểu về

mình. Từ đó ta biết cảm nhận những âm vang của cuộc sống, biết thế nào là

chân, thiện, mĩ. Người giáo viên là người giúp các em cảm nhận được những vẻ

1

đẹp đó. Rồi từ đó các em biết trình bày những quan điểm nhận xét, đánh giá về

các tác phẩm văn chương, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Với

phương thức tạo lập văn bản ở bậc THCS thì kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận

là quan trọng nhất. Đặc biệt là ở học sinh lớp 7 khi học sinh bắt đầu được làm

quen với kiểu bài này.

2. Cơ sở thực tiễn.

Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi nhận thấy: Ở

lớp 6 các em học sinh vừa học xong kiểu bài tự sự và miêu tả. Sang lớp 7 các em

lại làm quen với kiểu bài nghị luận. Văn nghị luận là một thể loại khó đối với

học sinh THCS nói chung và đặc biệt khó đối với học sinh lớp 7. Khi được học

chương trình thay sách giáo khoa, học sinh lớp 7 được tiếp xúc với loại văn bản

nghị luận mà trong chương trình cải cách trước đây chỉ dành cho đối tượng học

sinh từ lớp 8 trở lên. Cho nên nhiều em học sinh chưa biết cách làm như thế nào,

các em chưa quen với một số khái niệm đặc trưng của kiểu bài này, phương

pháp làm bài không chắc, thao tác lập luận không chặt chẽ, dẫn đến các em chán

học các tiết tập làm văn về văn nghị luận. Từ đó dẫn đến kết quả kiểm tra các

bài viết thì điểm số của các em rất thấp.

Vậy nên dạy văn nghị luận như thế nào để học sinh lớp 7 hiểu, cảm nhận

và vận dụng để tập nghị luận về một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hoặc trong

tác phẩm văn học phù hợp với trình độ nhận thức và độ tuổi của các em. Đây là

điều không ít giáo viên dạy văn lớp 7 trăn trở tìm cách dễ hiểu nhất để hướng

dẫn các em làm tốt bài văn nghị luận. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng

tôi đã chọn chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh lớp 7 làm bài văn nghị luận

chứng minh và giải thích” để mong được trao đổi cùng đồng nghiệp những

kinh nghiệm về cách dạy học sinh làm văn nghị luận cho học sinh lớp 7.

II. Mục đích nghiên cứu:

Giúp các em học sinh lớp 7 nắm chắc phương pháp làm văn nghị luận

với hai kiểu bài: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.

III. Đối tượng nghiên cứu:

Các bài tập làm văn nghị luận lớp 7.

Học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh

Phúc.

IV. Phạm vi nghiên cứu:

2

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu văn nghị luận tôi nhận thấy

đây là một vấn đề lớn. Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới hướng dẫn học sinh

lớp 7 làm hai kiểu bài: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.

V. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp điều tra sư phạm.

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Phương pháp so sánh, đối chiếu.

Phương pháp thống kê.

Phương pháp thực nghiệm.

VI. Kế hoạch nghiên cứu:

– Từ tháng 8 năm 2014 bắt đầu nghiên cứu, điều tra thực tế học sinh.

– Tháng 9 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 đọc tài liệu.

– Tháng 2 năm 2015 nghiên cứu và dạy thực nghiệm.

– Tháng 1 năm 2016 hoàn thiện chuyên đề.

3

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Những vấn đề chung về văn nghị luận:

1. Khái niệm về văn nghị luận:

Nghị luận là bàn bạc, lý giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.

Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó giúp

người đọc, người nghe hiểu rõ, tin tưởng và có định hướng hành động đúng đắn

trước những vấn đề về cuộc sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật. Muốn thế,

văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Có nhiều cách để bàn luận: Có khi là dùng bằng chứng để người ta tin

tưởng hơn ( chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra lý lẽ để hiểu cặn kẽ hơn

( giải thích), cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận), hay chỉ ra giá trị

của một tác phẩm văn học ( phân tích tác phẩm)…vv.

Dù là chứng minh hay giải thích… thì người viết văn nghị luận vẫn phải có

những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm

đúng đắn.

2. Các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận:

4

2.1. Luận điểm:

Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng

của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được

diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị

luận. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới

có sức thuyết phục.

2.2. Luận cứ:

Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ

sở cho luận điểm, làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ phải đúng đắn, chân thật,

đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

2.3. Lập luận:

Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, logic,

hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.

Từ những đặc điểm trên ta thấy sức thuyết phục của một bài văn nghị luận

trước hết toát lên từ nội dung sâu sắc, từ luận điểm rõ ràng, từ hệ thống lý lẽ và

dẫn chứng phong phú, xác đáng.

3. Bố cục của bài văn nghị luận:

Bài văn nghị luận có bố cục ba phần:

a. Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất

phát, tổng kết).

b. Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể chia thành nhiều

đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

c. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của

bài.

4. Các bước làm bài văn nghị luận:

4.1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

4.1.1.Tìm hiểu đề:

Giáo viên hướng dẫn học sinh khi tìm hiểu đề các em cần tập trung vào

những công việc sau:

Đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để tìm hiểu và nắm bắt

yêu cầu đề ra.

5

* Cấu tạo của đề:

Ví dụ:

Đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua các bài thơ đã học và đọc thêm.

Đề 2: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Hãy giải thích câu tục ngữ và lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng

minh.

Đề 3: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy: “ Trong xã hội loài người

cái đáng quý nhất là người lao động, người đáng quý nhất là người lao động.”.

Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Qua thực tế hãy chứng minh.

Từ ví dụ trên ta thấy:

Đề 1: Có một thành phần.( trích dẫn nhận định ý kiến.)

Đề 2: Có hai thành phần.(trích dẫn nhận định ý kiến; yêu cầu của

người ra đề.)

Đề 3: Có ba thành phần: xuất xứ vấn đề; trích dẫn nhận định ý kiến;

yêu cầu của người ra đề.

Trong ba thành phần của đề trên ta thấy phần trích dẫn nhận định nêu

ý kiến là quan trọng nhất vì nó xác định cho ta nội dung và các ý cần bàn bạc

giải quyết mà đề yêu cầu. Phần ý kiến của người ra đề giúp ta xác định được

kiểu bài và phạm vi dẫn chứng.

* Dạng đề: Có hai dạng dạng đề nổi và dạng đề chìm.

Tóm lại tìm hiểu đề là chúng ta hướng dẫn học sinh xác định những

yêu cầu sau:

– Xác định kiểu bài:

+ Kiểu chứng minh đề ra thường có các lệnh như: hãy chứng minh, hãy

làm sáng tỏ, bằng những dẫn chứng hãy chứng minh rằng,…

+ Kiểu giải thích thường có lệnh: Hãy giải thích, em hiểu thế nào là…?

Câu…có ý nghĩa gì?…

– Xác định vấn đề cần nghị luận:

+ Đối với cả văn chứng minh và giải thích vấn đề nghị luận thường được

chứa trong nội dung câu tục ngữ, ca dao, câu thơ, câu văn hay ý kiến, nhận định

(phần ở trong dấu ngoặc kép)

6

+ Vấn đề nghị luận có khi thể hiện rất rõ qua nội dung ý kiến, nhận định.

Nhưng cũng có khi ẩn trong nghĩa bóng, nghĩa rộng hay trong mối quan hệ giữa

các vế trong câu văn, giữa các câu trong đoạn văn.

Trường hợp này cần xác định nghĩa đen rồi từ đó khái quát thành nghĩa

bóng, tìm quan hệ giữa các vế câu ( nhân- quả, tương phản, điều kiện- hệ quả…)

rồi rút ra vấn đề.

– Phạm vi nghị luận: trong sách vở, thực tế cuộc sống, giới hạn nội

dung…)

4.1.2. Tìm ý:

Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi xoay quanh vấn

đề được đề yêu cầu:

Ví dụ: Cho đề văn sau:

“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

Hãy giải thích câu tục ngữ và lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng

minh.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi như

sau:

Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Nghĩa đen, nghĩa bóng)

Tại sao “Gần mực thì đen”?

Có những dẫn chứng nào trong thực tế để chứng minh điều đó?

Tại sao “Gần đèn thì sáng”?

Có những dẫn chứng nào trong thực tế để chứng minh điều đó?

Em rút ra bài học gì cho mình từ câu tục ngữ trên?

Học sinh trả lời các câu hỏi trên thì sẽ ra được ý.

4.2. Lập dàn ý:

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý:

Phần này ở sách giáo khoa hướng dẫn khá kĩ, học sinh dựa vào để làm

các bài tập xây dựng dàn ý.

Mục đích của việc lập dàn ý, Gơt-tơ nhà văn nổi tiếng của Đức quả

quyết: Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục. Còn Đốt-tôi-ep-xki, nhà văn Nga của thế

7

kỉ XX ao ước: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như

trượt băng. Ix-pen, một nhà văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây

dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong

vòng ba tháng.

Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là những hệ

thống suy nghĩ tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể

của đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài văn có những cái lợi như sau:

– Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu mà bài văn cần

đạt được, đồng thời thấy được mức độ giải quyết vấn đề nghị luận và đáp ứng

những yêu cầu đề bài đặt ra, tránh làm bài xa lệch trọng tâm.

– Thông qua việc lập dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện hơn

để điều chỉnh hệ thống luận điểm. Lập dàn ý sẽ tránh được tình trạng bỏ sót

những ý quan trọng hoặc tránh những ý thừa.

– Khi có dàn ý cụ thể người viết có thể chủ động phân chia thời gian cho

hợp lý. Tránh tình trạng bài làm mất cân đối “ đầu voi đuôi chuột”.

Dàn ý của một bài văn nghị luận gồm:

* Mở bài: – Dẫn dắt vấn đề nghị luận (xuất xứ, hoàn cảnh…)

– Nêu vấn đề nghị luận: Trích dẫn lại nhận định ý kiến hoặc

câu văn, câu thơ trong đề tài.

– Phạm vi giới hạn của đề.

* Thân bài: Trình bày các nội dung mà đề bài yêu cầu.

– Giới thiệu ý lớn thứ nhất ( Luận điểm 1).

+ Ý nhỏ thứ nhất để phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn

chứng.

Sau đó chuyển sang ý nhỏ thứ hai…

– Giới thiệu ý lớn thứ hai….Cứ như vậy cho đến hết bài.

* Kết bài: – Tóm tắt, khẳng định ( mở rộng và nâng cao vấn đề).

– Rút ra suy nghĩ, bài học cho bản thân.

4.3. Viết bài:

a. Kĩ năng viết mở bài, kết bài:

8

+ Khi viết mở bài cần nêu xuất xứ của vấn đề, nội dung vấn đề ( nên trích

dẫn lại ý kiến, nhận định, câu tục ngữ, ca dao…)

+ Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Kết bài phải khẳng định được ý nghĩa giá trị của vấn đề.

+ Cả hai phần đều phải ngắn gọn, súc tích.

b. Kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm:

+ Luận điểm phải rõ ràng, có thể đặt vị trí đầu hoặc cuối câu tuỳ cách trình

bày diễn dịch hay quy nạp. Các lí lẽ và dẫn chứng cũng phải được sắp xếp theo

trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm( thứ tự thời gian, không gian, mức độ

tiêu biểu…) .

+ Cách đưa dẫn chứng cũng phải khéo léo: có khi liệt kê, có khi vừa nêu

vừa phân tích…

c. Kĩ năng liên kết đoạn văn:

Có thể dùng từ ngữ hoặc dùng câu để liên kết các đoạn văn.

* Cách dùng từ ngữ để liên kết:

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê: Thứ nhất… Thứ hai…;

Một là… Hai là…; Trước tiên…, Tiếp theo…, Sau cùng…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ thứ tự: Trước hết…, Một đặc

điểm nữa là…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ song song: Một mặt…, Mặt

khác…, Ngoài ra…, Bên cạnh đó…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương đồng: Tương tự… Cũng

thế…, Cũng vậy…, Cũng giống như trên…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương phản đối lập: Nhưng song,

trái lại, ngược lại, thế mà, tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tăng tiến: Vả lại, hơn nữa, thậm

chí, chưa mấy, đi xa hơn nữa…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ nhân – quả: Bởi vậy, bởi thế, cho

nên, vì vậy, vì thế, chính vì vậy, chính vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên…

– Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ cụ thể – khái quát: Đối với

trường hợp này, đoạn văn trước mang ý nghĩa cụ thể, đoạn văn sau mang ý

9

nghĩa tóm tắt, tổng kết, khái quát. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đoạn văn sau

có thể là: Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, vậy là tổng kết lại, chung qui lại.

* Cách dùng câu để liên kết:

– Câu nối có nhiệm vụ tóm tắt nội dung của đoạn trước và mở ra nội dung

của đoạn sau:

+ Không những A (nội dung đoạn trước) mà còn B (nội dung khái quát của

đoạn sau).

Ví dụ: Khi nghị luận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi

không những là người giàu lòng yêu nước mà ông còn có tinh thần thương dân

sâu sắc…”

+… Càng A (nội dung đoạn trước) … càng B (nội dung khái quát của đoạn

sau).

Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ “Khi con tu hú” hoặc bài thơ “Nhớ đồng”

của Tố Hữu: “Bị giam cầm cách biệt với thể giới bên ngoài, càng cảm thấy cô

đơn bao nhiêu, nhà thơ (Tố Hữu) càng khao khát cuộc sống tự do bấy nhiêu…”

+ Nếu A (nội dung đoạn trước)… thì B (nội dung khái quát của đoạn sau).

Ví dụ khi nghị luận về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:”… Nếu bọn quan lại

dâm dục, tham ô, tàn ác bao nhiêu thì bọn địa chủ lại bủn xỉn, keo kiệt bấy

nhiêu…”

– Dùng câu hỏi để tự mở ra một ý cho đoạn mới (đoạn văn sau):

+ Ví dụ 1: Khi nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ người trồng cây: “…

Vấn đề đặt ra ở đây là, vì sao khi “ăn quả” ta phải nhớ đến “người trồng

cây?…””

+ Ví dụ 2: Khi nghị luận về hai câu thơ trong bài “Nửa đêm” (trích Nhật kí

trong tù) của Hồ Chí Minh:“… Quan niệm mà Bác nêu ra ở hai câu thơ này có ý

nghĩa như thế nào? Chúng ta cần vận dụng như thế nào cho đúng?”

+ Ví dụ : Khi nghị luận về bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương: “…

Nói lên nỗi vất vả, gian truân của người vợ, nhà thơ muốn giãi bày điều gì?”

4.4. Đọc và sửa lỗi:

5. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 7:

10

Lớp 7 là lớp đầu tiên bậc THCS học văn nghị luận. Phần làm văn nghị luận

học sinh được học hai dạng bài: nghị luận giải thích và nghị luận chứng minh.

Dưới đây là số tiết làm văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 7.

TT

Tiết

Nội dung

1.

75,76

Tìm hiểu chung về văn nghị luận

2.

79

Đặc điểm của văn bản nghị luận

3.

80

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

83

Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận

trong bài văn nghị luận

4.

5.

87,88

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

6.

91

Cách làm bài văn lập luận chứng minh

7.

92

Luyện tập lập luận chứng minh

8.

94

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

9.

95,96

10.

104

Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

11.

107

Cách làm bài văn lập luận giải thích

12.

108

Luyện tập lập luận giải thích

13.

111

Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề

Viết bài tập làm văn số 5

11

II. Thực trạng của việc học làm văn nghị luận của học sinh lớp 7 Trường

THCS Nguyễn Viết Xuân:

1. Thực trạng:

Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức làm văn nghị luận nói

chung và nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích nói riêng của học sinh lớp 7

còn nhiều hạn chế.

– Với học sinh lớp 7, việc trình bày một ý kiến hay lí lẽ trong cuộc sống

thường ngày không phải là việc các em chưa từng làm. Tuy nhiên việc trình bày

ý kiến, quan điểm dưới dạng hệ thống với nhiều luận điểm lớn nhỏ, đòi hỏi có

lập luận chặt chẽ lại là việc không đơn giản chút nào.

– Qua khảo sát nhiều bài văn nghị luận của học sinh lớp 7 ( với hai kiểu:

chứng minh và giải thích) tôi thấy nổi bật mấy vấn đề sau:

+ Một số học sinh không biết mình cần phải trình bày nội dung gì, hoặc

nếu biết nội dung thì không biết trình bày cụ thể như thế nào.

+ Vốn kiến thức của đa số các em (về cuộc sống và sách vở) còn hạn hẹp,

và khả năng vận dụng kiến thức đã học từ các phân môn khác trong khi làm bài

chưa tốt.

+ Khả năng liên hệ một vấn đề được học, đọc vào thực tế cuộc sống của

bản thân các em chưa đầy đủ, rõ ràng.

Khảo sát thực trạng làm văn nghị luận của học sinh:

– Về hứng thú học tập trong giờ văn nghị luận:

Tổng

số HS

89

Có hứng thú trong giờ học

Không có hứng thú trong giờ

học

SL

%

SL

%

40

44,9

49

55,1

– Về kết quả học tập:

12

Lớp

Tổng

số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

7A

29

5

17,5

10

34,4

10

34,4

4

13,7

7B

30

4

13,3

11

36,6

13

43,3

2

6,8

7C

30

8

26,6

10

33,3

10

33,3

2

6,8

Bảng 1: Bản khảo sát thực trạng

2. Nguyên nhân của thực trạng:

Về phía phụ huynh: Có những phụ huynh học sinh quan niệm học văn khó

chọn trường nên định hướng cho con học các môn khoa học tự nhiên.

Về phía người học:

Do học sinh không nắm được đặc trưng kiểu bài, cách tìm ý, khai thác ý và

trình bày nội dung .

Biết quá ít các dẫn chứng, các sự kiện về đời sống thực tế trong và ngoài

nước.

Các em coi môn văn là môn học dài dòng, phải học thuộc lòng nhiều. Tài

liệu tham khảo thì ít. Kênh hình không phong phú.

Về phía người dạy: Một số giáo viên còn chưa vận dụng tốt các phương

pháp hướng dẫn học sinh viết văn, còn chưa cho học sinh luyện tập nhiều các

phương pháp viết đoạn văn trình bày luận điểm, kĩ năng xây dựng bố cục cho

bài văn nghị luận. Thời gian luyện tập trên lớp còn ít nên giáo viên cũng không

thể giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi.

Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đưa ra một số giải pháp giúp

học sinh đạt kết quả cao nhất trong khi viết văn nghị luận nói chung và nghị luận

chứng minh và nghị luận giải thích nói riêng.

III. Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận chứng minh và

giải thích:

1. Kiểu bài văn chứng minh:

1.1.

Khái niệm:

13

Chứng minh là phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực,

đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng

tin cậy.

Các lý lẽ bằng chứng trong văn chứng minh phải được lựa chọn, thẩm

tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

1.2.

Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh:

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý

*Tìm hiểu đề: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề, gạch chân những từ ngữ

quan trọng sau đó xác định yêu cầu chung của đề:

– Xác định kiểu bài? Kiểu bài nghị luận chứng minh được thể hiện qua các

từ: Hãy chứng minh, hãy làm sáng tỏ, chứng tỏ rằng

– Xác định vấn đề chứng minh?

– Xác định phạm vi dẫn chứng?

* Tìm ý: Muốn tìm được ý ta cần đặt câu hỏi để xác định các luận điểm

chính và luận điểm phụ. Xác định các thao tác lập luận.

Ví dụ: Đối với kiểu bài chứng minh để tìm ý có thể trả lời các câu hỏi:

– Vấn đề mà bài văn đưa ra có nghĩa là gì ?

– Vấn đề ấy được thể hiện như thế nào (trong đời sống, trong văn học, trong

quá khứ, ở hiện tại, tương lai…)

– Từ những điều trên, có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống?

Ví dụ: Cho câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chứng minh câu tục

ngữ trên. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ý như sau:

– Vấn đề mà đề bài đưa ra là chứng minh truyền thống ăn quả nhớ người

trồng cây cuả dân tộc (nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ).

– Vấn đề Ăn quả nhớ người trồng cây được thể hiện trong nhiều hoạt động:

thờ cúng tổ tiên; kỉ niệm các ngày 27/7,20/11…

– Rút ra bài học trong cuộc sống là phải biết ơn cha mẹ, thầy cô, tham gia

các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,…

Bước 2: Lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.

Dàn bài của bài văn chứng minh có bố cục gồm có ba phần:

14

Phần mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

Phần thân bài: Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

Phần kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.

Ví dụ: Cho đề văn: “Trong tục ngữ, ca dao, tinh thần đoàn kết yêu thương

nhau là một nội dung đặc sắc. Nhiều câu tục ngữ, ca dao vào loại hay nhất

trong kho tàng tục ngữ, ca dao của nhân dân ta mang nội dung này”. Em hãy

chứng minh nhận xét đó.

Phần mở bài: – Giới thiệu tục ngữ ca dao: là tinh hoa văn hóa của dân gian

– Giới thiệu vấn đề: Một trong những nội dung quan trọng

của tục ngữ, ca dao là thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

Phần thân bài:

– Con người không thể sống đơn độc một mình giữa thiên nhiên, con

người muốn sống cần đoàn kết. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta

nên tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết trong gia đình ( anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái)

Dẫn chứng: Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

– Đoàn kết trong một đất nước:

Dẫn chứng: Lá lành đùm lá rách.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Phần kết bài:

– Rút ra bài học.

– Cần phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi thời đại.

Ví dụ 2: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ

trên.

15

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau:

Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc

sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý.

Thân bài:

– Xét về lý:

+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+ Không có chí thì không làm được gì.

– Xét về thực tế:

+ Những người có trí thì đều thành công (Dẫn chứng).

+ Chí giúp chúng ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể

vượt qua được (nêu dẫn chứng).

Kết bài:

Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm

được việc lớn hơn.

Bước 3: Viết bài.

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng đoạn, từ mở bài cho đến kết bài.

Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ

trên.

Phần mở bài có thể chọn những cách sau:

Mở bài trực tiếp đi thẳng vào vấn đề: Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều

không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian “Có

chí thì nên” đã nêu bật tầm quan trọng đó.

Mở bài gián tiếp: Là dẫn dắt từ ý có liên quan gần gũi với vấn đề ( có

thể từ ý chung, ý khái quát đến ý riêng, cụ thể; có thể dẫn dắt từ đề tài, chủ đề

liên quan đến vấn đề; có thể từ một câu thơ hay một lời hát…) rồi sau đó mới

nêu vấn đề cần chứng minh. Cách này khó, dài nhưng nếu làm tốt sẽ có sức lôi

cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ khi tiếp cận bài văn.

Ví dụ: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ

trên.

16

+ Đi từ cái chung đến cái riêng: “ Sống tức là khắc phục khó khăn. Không

có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không

thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: “Có chí thì nên”.

+ Suy từ tâm lý con người: “ Ở đời mấy ai mà không mong muốn được

thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để

tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã

dạy: “Có chí thì nên”.

Viết đoạn thân bài:

Khi viết đoạn thân bài học sinh phải viết theo tuần tự từng ý, mỗi ý là một

đoạn. Đoạn thân bàì trước hết nên có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài

như: Thật vậy hoặc đúng như vậy. Thứ hai đoạn thân bài nên có câu chốt (còn

gọi là câu chủ đề) thâu tóm ý chính của cả đoạn. Có thể trình bày đoạn theo cách

diễn dịch hoặc quy nạp

Sau đó viết đoạn văn phân tích lý lẽ: yêu cầu cần chú ý tính logic, chặt

chẽ

Viết đoạn văn nêu dẫn chứng tiêu biểu….

Ví dụ: Chứng minh câu nói sau đây: Một cuốn sách tốt là một người bạn

hiền.

Ta có thể hướng dẫn học sinh viết đoạn văn bằng lý lẽ như sau:

Cũng giống như bạn, có bạn tốt và bạn xấu, sách cũng có những cuốn sách

tốt và những cuốn sách xấu. Những cuốn sách xấu sẽ đầu độc đầu óc chúng ta

bởi những tư tưởng thấp kém, xuyên tạc sự thật, không lành mạnh, đồi trụy.

Không những thế, nó còn kích động con người, dẫn đến những hành vi bạo lực,

thấp kém, xấu xa. Đó là những người bạn xấu mà chúng ta phải tránh xa. Vì

vậy, trong cuộc sống ta phải biết chọn sách mà đọc. chọn được một cuốn sách

tốt cũng chính là tìm được một người bạn hiền.

* Yêu cầu về dẫn chứng và cách trình bày dẫn chứng:

Tiêu chí về dẫn chứng:

+ Số lượng: Dẫn chứng phải nhiều, phải có hàng loạt dẫn chứng.

+ Chất lượng: Dẫn chứng phải hay, tiêu biểu, điển hình và toàn diện.

17

+ Dẫn chứng phải sát đề, phải hướng vào luận đề hoặc luận điểm, hướng

vào từng khía cạnh của luận đề (vấn đề trong đề bài một cách khái quát, vấn đề

đó được thể hiện rõ bằng luận điểm.)

+ Dẫn chứng phải được trình bày theo một trình tự hợp lý: theo trình tự hệ

thống luận điểm; theo trình tự thời gian; theo trình tự không gian

Cách chép dẫn chứng:

+ Nếu dẫn chứng là một câu văn câu thơ phải chép thật đúng, thật chính

xác, phải đặt vào dấu ngoặc kép, chú thích tên tác giả, tác phẩm.

+ Muốn đưa dẫn chứng phải có lời dẫn (giải thích, giới thiệu-> dẫn chứng

-> Phân tích). Có khi một dẫn chứng cần một lời dẫn, một lời phân tích

riêng nhưng cũng có khi vài dẫn chứng cùng chung một lời giới thiệu, một lời

bình, một lời phân tích.

Ví dụ: Đề bài: “Chứng minh ca dao, dân ca Việt Nam thấm đẫm tình

yêu quê hương đất nước.”

Giáo viên có thể dẫn dắt, hướng dẫn học sinh phân tích một dẫn chứng như

sau:

Đất nước Việt Nam có núi cao, sông dài biển rộng, những cánh đồng

bát ngát mênh mông. Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Ở đâu người lao động

cũng tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Sông núi quê hương đã gắn bó

với tâm tình, tiếng hát của họ:

“ Đường lên xứ Lạng bao xa?

Có một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng, nọ sông Tam Cờ”

Hai câu đầu như một lời chào: xứ Lạng yêu lắm, có “bao xa”, có quan

san cách trở gì mấy, chỉ “cách một trái núi với ba quãng đồng”. Hãy đến thăm

xứ Lạng quê em… Hai tiếng “ ai ơi” đầy thương mến. Các đại từ để trỏ: “kìa”,

“nọ” thể hiện một tâm thế đẹp, phải chăng là “em”, đang ngắm nhìn “núi”, nhìn

“thành”, nhìn “sông” với tất cả tấm lòng yêu mến tự hào. “ Đứng lại mà trông”,

mà ngắm cảnh hùng vĩ quê em đang hiện ra như một bức tranh sơn thủy hữu

tình đáng yêu: “ Kìa núi thành Lạng, nọ sông Tam Cờ ”.

18

Viết phần kết bài: Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại… Hoặc

nhắc lại ý trong phần mở bài. Chú ý kết bài nên hô ứng với mở bài.

Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” chứng minh câu tục ngữ

trên.

Nếu mở bài đi thẳng vào vấn đề thì kết bài cũng nêu ngay bài

học.

Ví dụ: “Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm

được những gì ta mong muốn”.

Nếu mở bài suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý:

Ví dụ: “ Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không

có ý chí hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là tiếc

lắm hay sao?”

Nếu mở bài bằng cách suy từ tâm lý ngại khó, thì nên kết bằng ý:

Ví dụ: “Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn

nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người”.

Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi:

Sau khi hướng dẫn học sinh viết bài xong, giáo viên nên hướng dẫn học

sinh thói quen đọc lại bài và sửa những lỗi như: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt

câu, lỗi liên kết giữa các phần trong bài xem đã hợp lý chưa. Nếu cần thiết và

hợp lý phải chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.

2. Kiểu bài giải thích.

2.1. Khái niệm:

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng,

đạo lí, phẩm chất, quan hệ,…cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí

tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

– Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn ngữ trong sáng, dễ

hiểu

– Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu

hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên

nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,..của hiện tượng hoặc vấn đề được

giải thích.

19

2.2. Các bước làm bài văn nghị luận giải thích.

Bài văn nghị luận giải thích là sự liên kết các luận điểm để thể hiện rõ tư

tưởng quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó. Như vậy có nghĩa là học

sinh phải biết viết các loại đoạn luận điểm ( luận điểm xuất phát, luận điểm triển

khai, luận điểm chính, luận điểm mở rộng). Hiện tại, tôi nghĩ, chắc chắn có một

bộ phận không nhỏ các thầy cô giáo chưa quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh

cách viết bài mà mới dừng lại ở việc chữa các dàn bài. Đấy là chưa kể đến vẫn

còn có nhiều thầy cô đọc bài mẫu cho học sinh chép. Tôi thiết nghĩ: Chữa dàn ý

các đề bài có trong sách giáo khoa là đúng, là cần phải làm nhưng quan trọng

hơn là hướng dẫn cho học sinh cách triển khai từng luận điểm, đưa cho học sinh

các chìa khoá để giải mã các đề bài. Có các chìa khoá này, gặp bất cứ đề bài

nào, dù thầy cô chưa bao giờ chữa, học sinh cũng có thể tự mình tìm ra cách giải

quyết. Sau đây là các kỹ năng cần thiết:

2.2.1. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Tìm hiểu đề:

Phần này tương đối đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng vì nó là định

hướng đầu tiên nhưng lại xuyên suốt bài viết nên học sinh phải đọc kỹ đề, gạch

chân từng từ ngữ quan trọng rồi rút ra:

– Thể loại (Kiểu bài):

(Đề bài giải thích thường có tính chất giảng giải, khuyên nhủ nên luận

điểm chính cần phải rút ra là lời khuyên thực hiện tốt một điều nào đó, một đạo

lý nào đó)

Ví dụ: Tìm hiểu đề bài: “Tính trung thực”, ở bước tìm hiểu đề, trước hết

học sinh phải rút ra những yêu cầu cơ bản:

– Thể loại: giải thích

– Luận điểm tổng quát ( vấn đề cần giải thích): tính trung thực.

– Luận điểm chính: chúng ta phải rèn luyện đức tính trung thực.

Trên cơ sở đó, học sinh tìm ra các luận điểm triển khai:

– Tính trung thực là gì?

– Tính trung thực có vai trò quan trọng như thế nào (vì sao phải rèn luyện

tính trung thực)?

– Rèn luyện tính trung thực như thế nào?

20

b. Tìm ý:

Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

– Đặt câu hỏi thứ nhất và trả lời câu ấy: Nghĩa là gì? Đây là loại câu hỏi đặt

ra khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề.

Ví dụ: Giải thích câu: “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Gặp đề này chúng ta phải cắt nghĩa hai từ, hai khái niệm: “Độc lập”, “Tự

do”. Và đặt câu hỏi tìm lý lẽ sẽ là: “ Độc lập” nghĩa là gì?, “Tự do” nghĩa là

gì?.

+ Độc lập: một nước giữ được chủ quyền chính trị, kinh tế và toàn vẹn lãnh

thổ, không thể để nước khác can thiệp vào, không bị ngoại bang nô dịch, thống

trị.

+ Tự do: quyền được sống và làm theo ý mốn của mình, miễn là không

xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tự do là quyền công dân. Thân phận

nô lệ là mất tự do. Nước được độc lập, nền dân chủ được mở rộng, thì mới có tự

do.

– Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi thứ hai: Tại sao?, Vì sao?. Đây là câu hỏi

quan trọng nhất nhằm tìm ra lý lẽ để giải thích được nguyên nhân, lý do nảy

sinh, sự kiện, vấn đề để thuyết phục người đọc người nghe.

Ví dụ: Nhà thơ Tố Hữu nói:

“ Thanh niên phải biết ước mơ và hành động”

Em hãy giải thích ý kiến trên.

Muốn giải thích được ý kiến trên, trước hết học sinh phải giải thích được:

+ Ước mơ là gì? Hành động là gì?

Sau đó phải tìm đủ lý lẽ để giải thích hai câu hỏi sau: Vì sao thanh niên

phải biết ước mơ? Vì sao thanh niên phải biết hành động?

2.2.2. Bước 2: Lập dàn ý:

Dàn bài của bài văn nghị luận giải thích gồm có ba phần:

* Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải

thích.

* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các

cách lập luận giải thích cho phù hợp.

21

* Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người.

Ví dụ: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành

công”.

Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý như sau:

* Mở bài:

– Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công

nhưng thực tế, trước khi đến với thành công ta thường trải qua khó khăn, thậm

chí thất bại.

– Giới thiệu, trích dẫn câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công.

* Thân bài:

– Giải thích câu tục ngữ: thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công.

Nói cách khác, có thất bại mới có thành công.

– Tại sao nói “Thất bại là mẹ thành công”?

+ Thất bại giúp người ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau,

thất bại khiến ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm ra

cách khắc phục.

+ Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho bản lần sau: thất

bại khiến cho con người ta càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên

cứu tìm tòi.

+ Nêu dẫn chứng để lời giải thích có sức thuyết phục.

* Kết bài:

– Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động

lực, nguồn gốc của thành công.

– Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi

để tiến bộ vươn lên thành công.

2.2.3. Bước 3: Viết bài:

2.2.3.1. Kỹ năng viết đoạn mở bài: (Luận điểm xuất phát).

Khi đã học văn nghị luận thì học sinh đã rõ 3 nội dung chính phải có của

phần mở bài là: dẫn dắt; nêu vấn đề; định hướng. Có nhiều cách mở bài khác

nhau và sự khác nhau này nằm ở phần dẫn dắt.

*Cách dẫn dắt:

22

Trước kia sách giáo khoa thường chia làm 2 cách dẫn dắt: trực tiếp và gián

tiếp. Theo chúng tôi có rất nhiều cách dẫn dắt, với học sinh cấp THCS thì nên

hướng dẫn một số cách dẫn dắt sau:

+ Dẫn dắt đi thẳng vào vấn đề. Đây là cách dẫn dắt dễ nhất, ngắn gọn nhất

nhưng nó thường khô khan nếu không khéo léo trong diễn đạt. Cách dẫn dắt này

thường xuất phát từ truyền thống của dân tộc, từ vai trò ý nghĩa của vấn đề giải

thích.

Ví dụ:(1). Dân tộc ta vốn có truyền thống ân nghĩa…

(2). Sống ân nghĩa là một nếp sống đẹp …

+ Dẫn dắt bằng cách nêu vấn đề bao quát. Đây là cách dẫn dắt đi từ vấn đề

lớn hơn, bao trùm vấn đề giải thích để dần dẫn đến vấn đề giải thích.

Ví dụ :

(3). Người Việt Nam chúng ta ai mà chẳng biết đến ca dao tục ngữ. Ca

dao tục ngữ không chỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy dạy ta bao

điều hay lẽ phải…

(4). Muốn trở thành con người tốt ta cần rèn luyện nhiều đức tính quý

báu….

+ Dẫn dắt bằng cách nêu tác giả tác phẩm. Đây là cách dẫn dắt xuất

phát từ xuất xứ của vấn đề. Cách dẫn dắt này phù hợp với đề bài đưa ra câu nói

của một ai đó, câu văn của một tác phẩm nào đó. Người nghị luận cần giới thiệu

khái quát về tác giả, tác phẩm.

Ví dụ:

(5). Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Dù bận rộn

với công cuộc kháng chiến, Người vẫn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục…

(6). Giai cấp vô sản trên toàn thế giới luôn ngưỡng mộ V.I. Lê-nin. Bằng

kinh nghiệm cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình, Lê- nin thấy rõ học tập là

việc vô cùng quan trọng và cần thiết…

+ Dẫn dắt bằng cách nêu vấn đề có liên quan. Đây là cách dẫn dắt đi từ một

sự việc, một ý nào đó gợi sự liên tưởng đến vấn đề giải thích.

Ví dụ:

(7)… “Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa… Lời bài hát quen thuộc của

tuổi thơ cứ ngân nga trong tâm trí tôi, gợi tôi nhớ đến bài ca dao:

23

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(8). Gần đây, nếu ai theo dõi VTV3 hẳn không quên chương trình truyền

hình trực tiếp Đêm trắng, Một nụ cười, Một cuộc đời…Theo dõi chương trình

này, chúng ta càng thấm thía lời dạy bảo của cha ông…

– Cách nêu vấn đề giải thích: Bước này, phần lớn ở các mở bài giải thích

đều giống nhau, đều chỉ cần một vài câu ngắn gọn nêu đầy đủ, chính xác vấn đề

cần giải thích. Với đề bài có đưa dẫn câu nói, câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ,

thì phần này người nghị luận cũng phải trích dẫn ra câu nói, câu văn thơ hay câu

ca dao tục ngữ ấy.

– Cách nêu bước định hướng: Đây là bước kết thúc của một mở bài giải

thích. Bước này có thể có hoặc không có cũng được. Nếu có, nó luôn có dạng

một câu hỏi: Ta cần hiểu câu nói (câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ…) như thế

nào?

Nói tóm lại, có nhiều cách mở bài cho một bài văn giải thích. Các

cách mở bài này khác nhau ở bước dẫn dắt còn bước nêu vấn đề và bước định

hướng thường là giống nhau.

Sau đây là các mở bài trọn vẹn cả ba bước của các ví dụ trên:

+ Cách dẫn dắt trực tiếp: “ Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn trọng

nếp sống ân nghĩa. Nếp sống này được cha ông ta ghi lại trong câu tục ngữ: “Ăn

quả nhớ kẻ trồng cây ”. Ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

+ Cách xuất phát từ vấn đề bao quát: “Người Việt Nam chúng ta luôn

tự hào về kho tàng ca dao tục ngữ phong phú của mình. Ca dao tục ngữ không

chỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy daỵ bao điều hay lẽ phải. Dạy

chúng ta biết sống ân nghĩa, tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

+ Cách xuất phát từ xuất xứ của vấn đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị

lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn luôn quan

tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong lá thư gửi học sinh trong ngày khai trường

đầu tiên Người đã dạy: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang được hay không một phần lớn nhờ

vào công học tập của các cháu ”. Ta cần hiểu lời dạy này như thế nào?

+ Cách xuất phát từ vấn đề có liên quan: “…Ba sẽ là cánh chim đưa

con đi thật xa… Lời bài hát quen thuộc của tuổi thơ gợi tôi nhớ đến bài ca dao:

24

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Ta cần hiểu câu ca dao trên như thế nào?

Riêng bước định hướng, giáo viên phải cho học sinh thấy sự khác nhau với

bước định hướng của mở bài chứng minh đã học trước đó. Bước dẫn dắt, bước

nêu vấn đề của hai kiểu bài lập luận chứng minh và lập luận giải thích có thể

giống nhau, nhưng bước định hướng của hai kiểu bài này hoàn toàn khác nhau.

Hay nói khác đi, bước định hướng sẽ giúp chúng ta phân biệt hai kiểu bài này.

Ta có thể mở bài cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Ăn

quả nhớ kẻ trồng cây” như sau:

“ Dân tộc là dân tộc coi trọng nếp sống ân nghĩa. Nếp sống này được

ghi lại trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong thực tế cũng như

trong văn thơ ta thấy nhân dân ta luôn sống theo nếp sống này ”.

2.2.3.2. Kỹ năng viết các đoạn thân bài :

a. Kĩ năng viết đoạn luận điểm triển khai thứ nhất: Đoạn giải nghĩa

Với những đề bài giải thích câu ca dao tục ngữ, câu nói: GV hướng dẫn

HS giải thích theo hai bước như sau:

– Bước 1: Giải thích khái niệm hoặc miêu tả hình ảnh. Để giải thích

được, học sinh cần giải nghĩa các từ khó, từ Hán-Việt, từ nhiều nghĩa, từ địa

phương. Còn để miêu tả được hình ảnh, học sinh cần tìm ra nét nghệ thuật cơ

bản, vì chính nét nghệ thuật cơ bản này sẽ định hướng cho bước giải nghĩa. Cụ

thể như sau:

+ Nếu câu ca dao tục ngữ dùng hình ảnh so sánh thì phải xác định

được vế A (vế được so sánh), vế B (vế đem ra để mà so sánh). Ta phải giải nghĩa

vế B trước để từ đó ta hiểu vế A. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Thương

người như thể thương thân” thì phải từ vế B (thương thân): thương yêu quí

trọng bản thân, chăm lo cho bản thân, làm điều tốt cho bản thân. Từ đó ta hiểu

vế A (thương người): thương yêu quí trọng người khác, chăm lo cho người khác,

tạo điều kiện tốt cho người khác…như đối với chính bản thân mình.

+ Nếu là hình ảnh ẩn dụ thì phải hiểu từ nghĩa đen ra nghĩa bóng.

Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta phải giải nghĩa

đen: khi ta ăn những trái cây thơm mát ngon lành, tận hưởng vị ngọt ngào của

trái cây thì ta phải nhớ đến công sức của con người đã không quản ngại vất vả

25

lớp 6 các em học viên vừa học xong kiểu bài tự sự và miêu tả. Sang lớp 7 các emlại làm quen với kiểu bài nghị luận. Văn nghị luận là một thể loại khó đối vớihọc sinh trung học cơ sở nói chung và đặc biệt quan trọng khó so với học viên lớp 7. Khi được họcchương trình thay sách giáo khoa, học viên lớp 7 được tiếp xúc với loại văn bảnnghị luận mà trong chương trình cải cách trước đây chỉ dành cho đối tượng người tiêu dùng họcsinh từ lớp 8 trở lên. Cho nên nhiều em học viên chưa biết cách làm như thế nào, các em chưa quen với một số ít khái niệm đặc trưng của kiểu bài này, phươngpháp làm bài không chắc, thao tác lập luận không ngặt nghèo, dẫn đến các em chánhọc các tiết tập làm văn về văn nghị luận. Từ đó dẫn đến hiệu quả kiểm tra cácbài viết thì điểm số của các em rất thấp. Vậy nên dạy văn nghị luận như thế nào để học viên lớp 7 hiểu, cảm nhậnvà vận dụng để tập nghị luận về một yếu tố đơn cử trong đời sống hoặc trongtác phẩm văn học tương thích với trình độ nhận thức và độ tuổi của các em. Đây làđiều không ít giáo viên dạy văn lớp 7 trăn trở tìm cách dễ hiểu nhất để hướngdẫn các em làm tốt bài văn nghị luận. Xuất phát từ những nguyên do trên nên chúngtôi đã chọn chuyên đề : “ Hướng dẫn học viên lớp 7 làm bài văn nghị luậnchứng minh và lý giải ” để mong được trao đổi cùng đồng nghiệp nhữngkinh nghiệm về cách dạy học sinh làm văn nghị luận cho học viên lớp 7. II. Mục đích nghiên cứu và điều tra : Giúp các em học viên lớp 7 nắm chắc giải pháp làm văn nghị luậnvới hai kiểu bài : Nghị luận chứng minh và nghị luận lý giải. III. Đối tượng điều tra và nghiên cứu : Các bài tập làm văn nghị luận lớp 7. Học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – VĩnhPhúc. IV. Phạm vi điều tra và nghiên cứu : Trong quy trình nghiên cứu và điều tra và khám phá văn nghị luận tôi nhận thấyđây là một yếu tố lớn. Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới hướng dẫn học sinhlớp 7 làm hai kiểu bài : Nghị luận chứng minh và nghị luận lý giải. V. Phương pháp điều tra và nghiên cứu : Để hoàn thành xong chuyên đề này tôi sử dụng các giải pháp sau : Phương pháp điều tra và nghiên cứu tài liệu. Phương pháp tìm hiểu sư phạm. Phương pháp nghiên cứu và phân tích, tổng hợp. Phương pháp so sánh, so sánh. Phương pháp thống kê. Phương pháp thực nghiệm. VI. Kế hoạch nghiên cứu và điều tra : – Từ tháng 8 năm năm trước khởi đầu nghiên cứu và điều tra, tìm hiểu trong thực tiễn học viên. – Tháng 9 năm năm trước đến tháng 11 năm năm trước đọc tài liệu. – Tháng 2 năm năm ngoái nghiên cứu và điều tra và dạy thực nghiệm. – Tháng 1 năm năm nay hoàn thành xong chuyên đề. PHẦN II : NỘI DUNGI. Những yếu tố chung về văn nghị luận : 1. Khái niệm về văn nghị luận : Nghị luận là tranh luận, lý giải, nhìn nhận cho rõ một yếu tố nào đó. Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó giúpngười đọc, người nghe hiểu rõ, tin cậy và có xu thế hành vi đúng đắntrước những yếu tố về đời sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật và thẩm mỹ. Muốn thế, văn nghị luận phải có vấn đề rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Có nhiều cách để bàn luận : Có khi là dùng dẫn chứng để người ta tintưởng hơn ( chứng minh ), có khi phải giảng giải, đưa ra lý lẽ để hiểu cặn kẽ hơn ( lý giải ), cũng có khi phát biểu quan điểm của mình ( phản hồi ), hay chỉ ra giá trịcủa một tác phẩm văn học ( nghiên cứu và phân tích tác phẩm ) … vv. Dù là chứng minh hay lý giải … thì người viết văn nghị luận vẫn phải cónhững hiểu biết khá đầy đủ về yếu tố sẽ trình diễn, phải có lập trường quan điểmđúng đắn. 2. Các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận : 2.1. Luận điểm : Luận điểm trong bài văn nghị luận là quan điểm biểu lộ quan điểm, tư tưởngcủa bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định chắc chắn ( hay phủ định ) đượcdiễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, đồng nhất. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghịluận. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, phân phối được nhu yếu thực tiễn thì mớicó sức thuyết phục. 2.2. Luận cứ : Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơsở cho vấn đề, làm sáng tỏ cho vấn đề. Luận cứ phải đúng đắn, chân thực, phân phối được nhu yếu trong thực tiễn thì mới có sức thuyết phục. 2.3. Lập luận : Là cách nêu luận cứ để dẫn đến vấn đề. Lập luận phải ngặt nghèo, logic, hài hòa và hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục cao. Từ những đặc thù trên ta thấy sức thuyết phục của một bài văn nghị luậntrước hết toát lên từ nội dung thâm thúy, từ vấn đề rõ ràng, từ hệ thống lý lẽ vàdẫn chứng đa dạng chủng loại, xác đáng. 3. Bố cục của bài văn nghị luận : Bài văn nghị luận có bố cục tổng quan ba phần : a. Mở bài : Nêu yếu tố có ý nghĩa so với đời sống xã hội ( vấn đề xuấtphát, tổng kết ). b. Thân bài : Trình bày nội dung đa phần của bài ( hoàn toàn có thể chia thành nhiềuđoạn nhỏ, mỗi đoạn có một vấn đề phụ ). c. Kết bài : Nêu Kết luận nhằm mục đích khẳng định chắc chắn tư tưởng, thái độ, quan điểm củabài. 4. Các bước làm bài văn nghị luận : 4.1. Tìm hiểu đề và tìm ý : 4.1.1. Tìm hiểu đề : Giáo viên hướng dẫn học viên khi khám phá đề các em cần tập trung chuyên sâu vàonhững việc làm sau : Đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để khám phá và nắm bắtyêu cầu đề ra. * Cấu tạo của đề : Ví dụ : Đề 1 : Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua các bài thơ đã học và đọc thêm. Đề 2 : Gần mực thì đen gần đèn thì sángHãy lý giải câu tục ngữ và lấy dẫn chứng trong thực tiễn đời sống để chứngminh. Đề 3 : Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy : “ Trong xã hội loài ngườicái đáng quý nhất là người lao động, người đáng quý nhất là người lao động. ”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào ? Qua trong thực tiễn hãy chứng minh. Từ ví dụ trên ta thấy : Đề 1 : Có một thành phần. ( trích dẫn đánh giá và nhận định quan điểm. ) Đề 2 : Có hai thành phần. ( trích dẫn đánh giá và nhận định quan điểm ; nhu yếu củangười ra đề. ) Đề 3 : Có ba thành phần : nguồn gốc yếu tố ; trích dẫn đánh giá và nhận định quan điểm ; nhu yếu của người ra đề. Trong ba thành phần của đề trên ta thấy phần trích dẫn nhận định và đánh giá nêuý kiến là quan trọng nhất vì nó xác lập cho ta nội dung và các ý cần bàn bạcgiải quyết mà đề nhu yếu. Phần quan điểm của người ra đề giúp ta xác lập đượckiểu bài và khoanh vùng phạm vi dẫn chứng. * Dạng đề : Có hai dạng dạng đề nổi và dạng đề chìm. Tóm lại khám phá đề là tất cả chúng ta hướng dẫn học viên xác lập nhữngyêu cầu sau : – Xác định kiểu bài : + Kiểu chứng minh đề ra thường có các lệnh như : hãy chứng minh, hãylàm sáng tỏ, bằng những dẫn chứng hãy chứng minh rằng, … + Kiểu lý giải thường có lệnh : Hãy lý giải, em hiểu thế nào là … ? Câu … có ý nghĩa gì ? … – Xác định yếu tố cần nghị luận : + Đối với cả văn chứng minh và lý giải vấn đề nghị luận thường đượcchứa trong nội dung câu tục ngữ, ca dao, câu thơ, câu văn hay quan điểm, nhận định và đánh giá ( phần ở trong dấu ngoặc kép ) + Vấn đề nghị luận có khi bộc lộ rất rõ qua nội dung quan điểm, nhận định và đánh giá. Nhưng cũng có khi ẩn trong nghĩa bóng, nghĩa rộng hay trong mối quan hệ giữacác vế trong câu văn, giữa các câu trong đoạn văn. Trường hợp này cần xác lập nghĩa đen rồi từ đó khái quát thành nghĩabóng, tìm quan hệ giữa các vế câu ( nhân – quả, tương phản, điều kiện kèm theo – hệ quả … ) rồi rút ra yếu tố. – Phạm vi nghị luận : trong sách vở, trong thực tiễn đời sống, số lượng giới hạn nộidung … ) 4.1.2. Tìm ý : Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu hỏi và vấn đáp thắc mắc xoay quanh vấnđề được đề nhu yếu : Ví dụ : Cho đề văn sau : “ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng ”. Hãy lý giải câu tục ngữ và lấy dẫn chứng trong thực tiễn đời sống để chứngminh. Giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu hỏi và vấn đáp các câu hỏi nhưsau : Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? ( Nghĩa đen, nghĩa bóng ) Tại sao “ Gần mực thì đen ” ? Có những dẫn chứng nào trong trong thực tiễn để chứng minh điều đó ? Tại sao “ Gần đèn thì sáng ” ? Có những dẫn chứng nào trong thực tiễn để chứng minh điều đó ? Em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho mình từ câu tục ngữ trên ? Học sinh vấn đáp các câu hỏi trên thì sẽ ra được ý. 4.2. Lập dàn ý : Giáo viên hướng dẫn học viên cách lập dàn ý : Phần này ở sách giáo khoa hướng dẫn khá kĩ, học viên dựa vào để làmcác bài tập thiết kế xây dựng dàn ý. Mục đích của việc lập dàn ý, Gơt-tơ nhà văn nổi tiếng của Đức quảquyết : Tất cả đều chịu ràng buộc vào bố cục tổng quan. Còn Đốt-tôi-ep-xki, nhà văn Nga của thếkỉ XX ao ước : Nếu tìm được một bản bố cục tổng quan đạt thì việc làm sẽ nhanh nhưtrượt băng. Ix-pen, một nhà văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xâydựng bố cục tổng quan cho bản trường ca và ông đã hoàn thành xong bản trường ca đó trongvòng ba tháng. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là những hệthống tâm lý tìm tòi, nhận xét, nhìn nhận của học viên dựa trên nhu yếu cụ thểcủa đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài văn có những cái lợi như sau : – Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung đa phần mà bài văn cầnđạt được, đồng thời thấy được mức độ xử lý vấn đề nghị luận và đáp ứngnhững nhu yếu đề bài đặt ra, tránh làm bài xa lệch trọng tâm. – Thông qua việc lập dàn ý có điều kiện kèm theo tâm lý sâu xa và tổng lực hơnđể kiểm soát và điều chỉnh mạng lưới hệ thống vấn đề. Lập dàn ý sẽ tránh được thực trạng bỏ sótnhững ý quan trọng hoặc tránh những ý thừa. – Khi có dàn ý đơn cử người viết hoàn toàn có thể dữ thế chủ động phân loại thời hạn chohợp lý. Tránh thực trạng bài làm mất cân đối “ đầu voi đuôi chuột ”. Dàn ý của một bài văn nghị luận gồm : * Mở bài : – Dẫn dắt vấn đề nghị luận ( nguồn gốc, thực trạng … ) – Nêu vấn đề nghị luận : Trích dẫn lại đánh giá và nhận định quan điểm hoặccâu văn, câu thơ trong đề tài. – Phạm vi số lượng giới hạn của đề. * Thân bài : Trình bày các nội dung mà đề bài nhu yếu. – Giới thiệu ý lớn thứ nhất ( Luận điểm 1 ). + Ý nhỏ thứ nhất để nghiên cứu và phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫnchứng. Sau đó chuyển sang ý nhỏ thứ hai … – Giới thiệu ý lớn thứ hai …. Cứ như vậy cho đến hết bài. * Kết bài : – Tóm tắt, khẳng định chắc chắn ( lan rộng ra và nâng cao yếu tố ). – Rút ra tâm lý, bài học kinh nghiệm cho bản thân. 4.3. Viết bài : a. Kĩ năng viết mở bài, kết bài : + Khi viết mở bài cần nêu nguồn gốc của yếu tố, nội dung yếu tố ( nên tríchdẫn lại quan điểm, nhận định và đánh giá, câu tục ngữ, ca dao … ) + Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. + Kết bài phải chứng minh và khẳng định được ý nghĩa giá trị của yếu tố. + Cả hai phần đều phải ngắn gọn, súc tích. b. Kĩ năng viết đoạn văn trình diễn vấn đề : + Luận điểm phải rõ ràng, hoàn toàn có thể đặt vị trí đầu hoặc cuối câu tuỳ cách trìnhbày diễn dịch hay quy nạp. Các lí lẽ và dẫn chứng cũng phải được sắp xếp theotrình tự phải chăng để làm điển hình nổi bật vấn đề ( thứ tự thời hạn, khoảng trống, mức độtiêu biểu … ). + Cách đưa dẫn chứng cũng phải khôn khéo : có khi liệt kê, có khi vừa nêuvừa nghiên cứu và phân tích … c. Kĩ năng link đoạn văn : Có thể dùng từ ngữ hoặc dùng câu để link các đoạn văn. * Cách dùng từ ngữ để link : – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ liệt kê : Thứ nhất … Thứ hai … ; Một là … Hai là … ; Trước tiên …, Tiếp theo …, Sau cùng … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ thứ tự : Trước hết …, Một đặcđiểm nữa là … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ song song : Một mặt …, Mặtkhác …, Ngoài ra …, Bên cạnh đó … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ tương đương : Tương tự … Cũngthế …, Cũng vậy …, Cũng giống như trên … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ tương phản trái chiều : Nhưng tuy nhiên, trái lại, ngược lại, thế mà, tuy nhiên, tuy nhiên, thế nhưng … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ tăng tiến : Vả lại, không chỉ có vậy, thậmchí, chưa mấy, đi xa hơn nữa … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ nhân – quả : Bởi vậy, bởi vậy, chonên, thế cho nên, cho nên vì thế, chính vì thế, chính cho nên vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên … – Từ ngữ link các đoạn văn có quan hệ đơn cử – khái quát : Đối vớitrường hợp này, đoạn văn trước mang ý nghĩa đơn cử, đoạn văn sau mang ýnghĩa tóm tắt, tổng kết, khái quát. Từ ngữ link được sử dụng ở đoạn văn saucó thể là : Tóm lại, nhìn chung, nói Kết luận, vậy là tổng kết lại, chung qui lại. * Cách dùng câu để link : – Câu nối có trách nhiệm tóm tắt nội dung của đoạn trước và mở ra nội dungcủa đoạn sau : + Không những A ( nội dung đoạn trước ) mà còn B ( nội dung khái quát củađoạn sau ). Ví dụ : Khi nghị luận về cuộc sống và thơ văn Nguyễn Trãi : “ Nguyễn Trãikhông những là người giàu lòng yêu nước mà ông còn có ý thức thương dânsâu sắc … ” + … Càng A ( nội dung đoạn trước ) … càng B ( nội dung khái quát của đoạnsau ). Ví dụ : Khi nghị luận về bài thơ “ Khi con tu hú ” hoặc bài thơ “ Nhớ đồng ” của Tố Hữu : “ Bị giam giữ cách biệt với thể giới bên ngoài, càng cảm thấy côđơn bao nhiêu, nhà thơ ( Tố Hữu ) càng khao khát đời sống tự do bấy nhiêu … ” + Nếu A ( nội dung đoạn trước ) … thì B ( nội dung khái quát của đoạn sau ). Ví dụ khi nghị luận về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố : ” … Nếu bọn quan lạidâm dục, tham ô, gian ác bao nhiêu thì bọn địa chủ lại bủn xỉn, keo kiệt bấynhiêu … ” – Dùng câu hỏi để tự mở ra một ý cho đoạn mới ( đoạn văn sau ) : + Ví dụ 1 : Khi nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ người trồng cây : “ … Vấn đề đặt ra ở đây là, vì sao khi “ ăn quả ” ta phải nhớ đến “ người trồngcây ? … ” ” + Ví dụ 2 : Khi nghị luận về hai câu thơ trong bài “ Nửa đêm ” ( trích Nhật kítrong tù ) của Hồ Chí Minh : “ … Quan niệm mà Bác nêu ra ở hai câu thơ này có ýnghĩa như thế nào ? Chúng ta cần vận dụng như thế nào cho đúng ? ” + Ví dụ : Khi nghị luận về bài thơ “ Thương vợ ” của Trần Tế Xương : “ … Nói lên nỗi khó khăn vất vả, khó khăn của người vợ, nhà thơ muốn giãi bày điều gì ? ” 4.4. Đọc và sửa lỗi : 5. Văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 7 : 10L ớp 7 là lớp tiên phong bậc trung học cơ sở học văn nghị luận. Phần làm văn nghị luậnhọc sinh được học hai dạng bài : nghị luận lý giải và nghị luận chứng minh. Dưới đây là số tiết làm văn nghị luận trong chương trình ngữ văn 7. TTTiếtNội dung1. 75,76 Tìm hiểu chung về văn nghị luận2. 79 Đặc điểm của văn bản nghị luận3. 80 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận83Tự học có hướng dẫn : Bố cục và chiêu thức lập luậntrong bài văn nghị luận4. 5.87,88 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh6. 91C ách làm bài văn lập luận chứng minh7. 92L uyện tập lập luận chứng minh8. 94L uyện tập viết đoạn văn chứng minh9. 95,9610. 104T ìm hiểu chung về phép lập luận giải thích11. 107C ách làm bài văn lập luận giải thích12. 108L uyện tập lập luận giải thích13. 111L uyện nói : bài văn lý giải một vấn đềViết bài tập làm văn số 511II. Thực trạng của việc học làm văn nghị luận của học viên lớp 7 TrườngTHCS Nguyễn Viết Xuân : 1. Thực trạng : Trong thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy kỹ năng và kiến thức làm văn nghị luận nóichung và nghị luận chứng minh, nghị luận lý giải nói riêng của học viên lớp 7 còn nhiều hạn chế. – Với học viên lớp 7, việc trình diễn một quan điểm hay lí lẽ trong cuộc sốngthường ngày không phải là việc các em chưa từng làm. Tuy nhiên việc trình bàyý kiến, quan điểm dưới dạng mạng lưới hệ thống với nhiều vấn đề lớn nhỏ, yên cầu cólập luận ngặt nghèo lại là việc không đơn thuần chút nào. – Qua khảo sát nhiều bài văn nghị luận của học viên lớp 7 ( với hai kiểu : chứng minh và lý giải ) tôi thấy điển hình nổi bật mấy yếu tố sau : + Một số học viên không biết mình cần phải trình diễn nội dung gì, hoặcnếu biết nội dung thì không biết trình diễn đơn cử như thế nào. + Vốn kỹ năng và kiến thức của hầu hết các em ( về đời sống và sách vở ) còn hạn hẹp, và năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học từ các phân môn khác trong khi làm bàichưa tốt. + Khả năng liên hệ một yếu tố được học, đọc vào thực tiễn đời sống củabản thân các em chưa rất đầy đủ, rõ ràng. Khảo sát tình hình làm văn nghị luận của học viên : – Về hứng thú học tập trong giờ văn nghị luận : Tổngsố HS89Có hứng thú trong giờ họcKhông có hứng thú trong giờhọcSLSL4044, 94955,1 – Về tác dụng học tập : 12L ớpTổngsố HSGiỏiKháTBYếuTSTSTSTS7A2917, 51034,41034,413,77 B3013, 31136,61343,36,87 C3026, 61033,31033,36,8 Bảng 1 : Bản khảo sát thực trạng2. Nguyên nhân của tình hình : Về phía cha mẹ : Có những cha mẹ học viên ý niệm học văn khóchọn trường nên khuynh hướng cho con học các môn khoa học tự nhiên. Về phía người học : Do học viên không nắm được đặc trưng kiểu bài, cách tìm ý, khai thác ý vàtrình bày nội dung. Biết quá ít các dẫn chứng, các sự kiện về đời sống thực tiễn trong và ngoàinước. Các em coi môn văn là môn học dài dòng, phải học thuộc lòng nhiều. Tàiliệu tìm hiểu thêm thì ít. Kênh hình không phong phú và đa dạng. Về phía người dạy : Một số giáo viên còn chưa vận dụng tốt các phươngpháp hướng dẫn học viên viết văn, còn chưa cho học viên rèn luyện nhiều cácphương pháp viết đoạn văn trình diễn vấn đề, kĩ năng kiến thiết xây dựng bố cục tổng quan chobài văn nghị luận. Thời gian rèn luyện trên lớp còn ít nên giáo viên cũng khôngthể giúp học viên phát hiện và sửa lỗi. Từ những tình hình và nguyên do trên tôi đưa ra 1 số ít giải pháp giúphọc sinh đạt tác dụng cao nhất trong khi viết văn nghị luận nói chung và nghị luậnchứng minh và nghị luận lý giải nói riêng. III. Hướng dẫn học viên cách làm bài văn nghị luận chứng minh vàgiải thích : 1. Kiểu bài văn chứng minh : 1.1. Khái niệm : 13C hứng minh là phép lập luận dùng những lý lẽ, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ vấn đề mới ( cần được chứng minh ) là đángtin cậy. Các lý lẽ dẫn chứng trong văn chứng minh phải được lựa chọn, thẩmtra, nghiên cứu và phân tích thì mới có sức thuyết phục. 1.2. Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh : Bước 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý * Tìm hiểu đề : Giáo viên cho học viên đọc kĩ đề, gạch chân những từ ngữquan trọng sau đó xác lập nhu yếu chung của đề : – Xác định kiểu bài ? Kiểu bài nghị luận chứng minh được bộc lộ qua cáctừ : Hãy chứng minh, hãy làm sáng tỏ, chứng tỏ rằng – Xác định yếu tố chứng minh ? – Xác định khoanh vùng phạm vi dẫn chứng ? * Tìm ý : Muốn tìm được ý ta cần đặt câu hỏi để xác lập các luận điểmchính và vấn đề phụ. Xác định các thao tác lập luận. Ví dụ : Đối với kiểu bài chứng minh để tìm ý hoàn toàn có thể vấn đáp các câu hỏi : – Vấn đề mà bài văn đưa ra có nghĩa là gì ? – Vấn đề ấy được bộc lộ như thế nào ( trong đời sống, trong văn học, trongquá khứ, ở hiện tại, tương lai … ) – Từ những điều trên, hoàn toàn có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong đời sống ? Ví dụ : Cho câu tục ngữ : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” chứng minh câu tụcngữ trên. Giáo viên hoàn toàn có thể hướng dẫn học viên tìm ý như sau : – Vấn đề mà đề bài đưa ra là chứng minh truyền thống lịch sử ăn quả nhớ ngườitrồng cây cuả dân tộc bản địa ( nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ ). – Vấn đề Ăn quả nhớ người trồng cây được biểu lộ trong nhiều hoạt động giải trí : thờ cúng tổ tiên ; kỉ niệm các ngày 27/7, 20/11 … – Rút ra bài học kinh nghiệm trong đời sống là phải biết ơn cha mẹ, thầy cô, tham giacác hoạt động giải trí đền ơn đáp nghĩa, … Bước 2 : Lập dàn ý : Giáo viên hướng dẫn học viên lập dàn ý. Dàn bài của bài văn chứng minh có bố cục tổng quan gồm có ba phần : 14P hần mở bài : Nêu vấn đề cần được chứng minh. Phần thân bài : Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ vấn đề là đúng đắn. Phần kết bài : Nêu ý nghĩa của vấn đề đã được chứng minh. Ví dụ : Cho đề văn : “ Trong tục ngữ, ca dao, ý thức đoàn kết yêu thươngnhau là một nội dung rực rỡ. Nhiều câu tục ngữ, ca dao vào loại hay nhấttrong kho tàng tục ngữ, ca dao của nhân dân ta mang nội dung này ”. Em hãychứng minh nhận xét đó. Phần mở bài : – Giới thiệu tục ngữ ca dao : là tinh hoa văn hóa truyền thống của dân gian – Giới thiệu yếu tố : Một trong những nội dung quan trọngcủa tục ngữ, ca dao là biểu lộ niềm tin đoàn kết của nhân dân ta. Phần thân bài : – Con người không hề sống đơn độc một mình giữa vạn vật thiên nhiên, conngười muốn sống cần đoàn kết. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm tay nghề của nhân dân tanên tục ngữ bộc lộ niềm tin đoàn kết – Đoàn kết trong mái ấm gia đình ( đồng đội, vợ chồng, cha mẹ, con cháu ) Dẫn chứng : Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. – Đoàn kết trong một quốc gia : Dẫn chứng : Lá lành đùm lá rách nát. Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng. Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao. Phần kết bài : – Rút ra bài học kinh nghiệm. – Cần phải giữ gìn và phát huy niềm tin đoàn kết trong mọi thời đại. Ví dụ 2 : Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên ” chứng minh câu tục ngữtrên. 15G iáo viên hoàn toàn có thể hướng dẫn học viên lập dàn ý như sau : Mở bài : Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộcsống mà câu tục ngữ đã đúc rút. Đó là một chân lý. Thân bài : – Xét về lý : + Chí là điều thiết yếu để con người vượt qua mọi trở ngại. + Không có chí thì không làm được gì. – Xét về trong thực tiễn : + Những người có trí thì đều thành công xuất sắc ( Dẫn chứng ). + Chí giúp tất cả chúng ta vượt qua những khó khăn vất vả tưởng chừng như không thểvượt qua được ( nêu dẫn chứng ). Kết bài : Mọi người nên tu dưỡng ý chí, mở màn từ những việc nhỏ, để khi sinh ra làmđược việc lớn hơn. Bước 3 : Viết bài. Giáo viên hướng dẫn học viên viết từng đoạn, từ mở bài cho đến kết bài. Đề bài : Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên ” chứng minh câu tục ngữtrên. Phần mở bài hoàn toàn có thể chọn những cách sau : Mở bài trực tiếp đi thẳng vào yếu tố : Hoài bão, ý chí, nghị lực là điềukhông thể thiếu so với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian “ Cóchí thì nên ” đã nêu bật tầm quan trọng đó. Mở bài gián tiếp : Là dẫn dắt từ ý có tương quan thân thiện với yếu tố ( cóthể từ ý chung, ý khái quát đến ý riêng, đơn cử ; hoàn toàn có thể dẫn dắt từ đề tài, chủ đềliên quan đến yếu tố ; hoàn toàn có thể từ một câu thơ hay một lời hát … ) rồi sau đó mớinêu yếu tố cần chứng minh. Cách này khó, dài nhưng nếu làm tốt sẽ có sức lôicuốn, mê hoặc người đọc ngay từ khi tiếp cận bài văn. Ví dụ : Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên ” chứng minh câu tục ngữtrên. 16 + Đi từ cái chung đến cái riêng : “ Sống tức là khắc phục khó khăn vất vả. Khôngcó ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì khôngthể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy : “ Có chí thì nên ”. + Suy từ tâm ý con người : “ Ở đời mấy ai mà không mong ước đượcthành đạt về sự nghiệp ? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực đểtiếp tục sự nghiệp cho đến thành công xuất sắc. Bởi thế do đó từ xưa nhân dân ta đãdạy : “ Có chí thì nên ”. Viết đoạn thân bài : Khi viết đoạn thân bài học sinh phải viết theo tuần tự từng ý, mỗi ý là mộtđoạn. Đoạn thân bàì trước hết nên có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bàinhư : Thật vậy hoặc đúng như vậy. Thứ hai đoạn thân bài nên có câu chốt ( còngọi là câu chủ đề ) tóm gọn ý chính của cả đoạn. Có thể trình diễn đoạn theo cáchdiễn dịch hoặc quy nạpSau đó viết đoạn văn nghiên cứu và phân tích lý lẽ : nhu yếu cần quan tâm tính logic, chặtchẽViết đoạn văn nêu dẫn chứng tiêu biểu vượt trội …. Ví dụ : Chứng minh câu nói sau đây : Một cuốn sách tốt là một người bạnhiền. Ta hoàn toàn có thể hướng dẫn học viên viết đoạn văn bằng lý lẽ như sau : Cũng giống như bạn, có bạn tốt và bạn xấu, sách cũng có những cuốn sáchtốt và những cuốn sách xấu. Những cuốn sách xấu sẽ đầu độc đầu óc chúng tabởi những tư tưởng thấp kém, xuyên tạc thực sự, không lành mạnh, đồi trụy. Không những thế, nó còn kích động con người, dẫn đến những hành vi đấm đá bạo lực, thấp kém, xấu xa. Đó là những người bạn xấu mà tất cả chúng ta phải tránh xa. Vìvậy, trong đời sống ta phải biết chọn sách mà đọc. chọn được một cuốn sáchtốt cũng chính là tìm được một người bạn hiền. * Yêu cầu về dẫn chứng và cách trình diễn dẫn chứng : Tiêu chí về dẫn chứng : + Số lượng : Dẫn chứng phải nhiều, phải có hàng loạt dẫn chứng. + Chất lượng : Dẫn chứng phải hay, tiêu biểu vượt trội, nổi bật và tổng lực. 17 + Dẫn chứng phải sát đề, phải hướng vào luận đề hoặc vấn đề, hướngvào từng góc nhìn của luận đề ( yếu tố trong đề bài một cách khái quát, vấn đềđó được bộc lộ rõ bằng vấn đề. ) + Dẫn chứng phải được trình diễn theo một trình tự hài hòa và hợp lý : theo trình tự hệthống vấn đề ; theo trình tự thời hạn ; theo trình tự không gianCách chép dẫn chứng : + Nếu dẫn chứng là một câu văn câu thơ phải chép thật đúng, thật chínhxác, phải đặt vào dấu ngoặc kép, chú thích tên tác giả, tác phẩm. + Muốn đưa dẫn chứng phải có lời dẫn ( lý giải, ra mắt -> dẫn chứng -> Phân tích ). Có khi một dẫn chứng cần một lời dẫn, một lời phân tíchriêng nhưng cũng có khi vài dẫn chứng cùng chung một lời ra mắt, một lờibình, một lời nghiên cứu và phân tích. Ví dụ : Đề bài : “ Chứng minh ca dao, dân ca Nước Ta thấm đẫm tìnhyêu quê nhà quốc gia. ” Giáo viên hoàn toàn có thể dẫn dắt, hướng dẫn học viên nghiên cứu và phân tích một dẫn chứng nhưsau : Đất nước Nước Ta có núi cao, sông dài biển rộng, những cánh đồngbát ngát bát ngát. Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Ở đâu người lao độngcũng tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Sông núi quê nhà đã gắn bóvới tâm tình, tiếng hát của họ : “ Đường lên xứ Lạng bao xa ? Có một trái núi với ba quãng đồng. Ai ơi, đứng lại mà trông, Kìa núi thành Lạng, nọ sông Tam Cờ ” Hai câu đầu như một lời chào : xứ Lạng yêu lắm, có “ bao xa ”, có quansan cách trở gì mấy, chỉ “ cách một trái núi với ba quãng đồng ”. Hãy đến thămxứ Lạng quê em … Hai tiếng “ ai ơi ” đầy thương mến. Các đại từ để trỏ : “ kìa ”, “ nọ ” biểu lộ một tâm thế đẹp, phải chăng là “ em ”, đang ngắm nhìn “ núi ”, nhìn “ thành ”, nhìn “ sông ” với toàn bộ tấm lòng yêu quý tự hào. “ Đứng lại mà trông ”, mà ngắm cảnh hùng vĩ quê em đang hiện ra như một bức tranh sơn thủy hữutình đáng yêu : “ Kìa núi thành Lạng, nọ sông Tam Cờ ”. 18V iết phần kết bài : Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn : Tóm lại … Hoặcnhắc lại ý trong phần mở bài. Chú ý kết bài nên hô ứng với mở bài. Đề bài : Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên ” chứng minh câu tục ngữtrên. Nếu mở bài đi thẳng vào yếu tố thì kết bài cũng nêu ngay bàihọc. Ví dụ : “ Mỗi người tất cả chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làmđược những gì ta mong ước ”. Nếu mở bài suy từ cái chung đến cái riêng thì hoàn toàn có thể kết bằng ý : Ví dụ : “ Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu khôngcó ý chí hoài bão, nghị lực để làm một việc làm xứng danh, chẳng phải là tiếclắm hay sao ? ” Nếu mở bài bằng cách suy từ tâm ý ngại khó, thì nên kết bằng ý : Ví dụ : “ Cho nên có tham vọng tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơnnữa là nghị lực và niềm tin, nó bảo vệ cho sự thành công xuất sắc của con người ”. Bước 4 : Đọc lại và sửa lỗi : Sau khi hướng dẫn học viên viết bài xong, giáo viên nên hướng dẫn họcsinh thói quen đọc lại bài và sửa những lỗi như : Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặtcâu, lỗi link giữa các phần trong bài xem đã hài hòa và hợp lý chưa. Nếu thiết yếu vàhợp lý phải chỉnh sửa lại cho hoàn hảo. 2. Kiểu bài lý giải. 2.1. Khái niệm : – Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, … cần được lý giải nhằm mục đích nâng cao nhận thức, trítuệ, tu dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. – Bài văn lý giải phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễhiểu – Người ta thường lý giải bằng các cách : nêu định nghĩa, kể ra các biểuhiện, so sánh, so sánh với các hiện tượng kỳ lạ khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyênnhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, .. của hiện tượng kỳ lạ hoặc yếu tố đượcgiải thích. 192.2. Các bước làm bài văn nghị luận lý giải. Bài văn nghị luận lý giải là sự link các vấn đề để biểu lộ rõ tưtưởng quan điểm của người viết về một yếu tố nào đó. Như vậy có nghĩa là họcsinh phải biết viết các loại đoạn vấn đề ( vấn đề xuất phát, vấn đề triểnkhai, vấn đề chính, vấn đề lan rộng ra ). Hiện tại, tôi nghĩ, chắc như đinh có mộtbộ phận không nhỏ các thầy cô giáo chưa chăm sóc đến việc hướng dẫn học sinhcách viết bài mà mới dừng lại ở việc chữa các dàn bài. Đấy là chưa kể đến vẫncòn có nhiều thầy cô đọc bài mẫu cho học viên chép. Tôi thiết nghĩ : Chữa dàn ýcác đề bài có trong sách giáo khoa là đúng, là cần phải làm nhưng quan trọnghơn là hướng dẫn cho học viên cách tiến hành từng vấn đề, đưa cho học sinhcác chìa khoá để giải thuật các đề bài. Có các chìa khoá này, gặp bất kỳ đề bàinào, dù thầy cô chưa khi nào chữa, học viên cũng hoàn toàn có thể tự mình tìm ra cách giảiquyết. Sau đây là các kỹ năng và kiến thức thiết yếu : 2.2.1. Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý : a. Tìm hiểu đề : Phần này tương đối đơn thuần nhưng nó lại rất quan trọng vì nó là địnhhướng tiên phong nhưng lại xuyên suốt bài viết nên học viên phải đọc kỹ đề, gạchchân từng từ ngữ quan trọng rồi rút ra : – Thể loại ( Kiểu bài ) : ( Đề bài lý giải thường có đặc thù giảng giải, khuyên nhủ nên luậnđiểm chính cần phải rút ra là lời khuyên triển khai tốt một điều nào đó, một đạolý nào đó ) Ví dụ : Tìm hiểu đề bài : “ Tính trung thực ”, ở bước khám phá đề, trước hếthọc sinh phải rút ra những nhu yếu cơ bản : – Thể loại : lý giải – Luận điểm tổng quát ( yếu tố cần lý giải ) : tính trung thực. – Luận điểm chính : tất cả chúng ta phải rèn luyện đức tính trung thực. Trên cơ sở đó, học viên tìm ra các vấn đề tiến hành : – Tính trung thực là gì ? – Tính trung thực có vai trò quan trọng như thế nào ( vì sao phải rèn luyệntính trung thực ) ? – Rèn luyện tính trung thực như thế nào ? 20 b. Tìm ý : Phần này giáo viên hướng dẫn học viên đặt câu hỏi và vấn đáp thắc mắc. – Đặt câu hỏi thứ nhất và vấn đáp câu ấy : Nghĩa là gì ? Đây là loại câu hỏi đặtra khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề. Ví dụ : Giải thích câu : “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do ”. Gặp đề này tất cả chúng ta phải cắt nghĩa hai từ, hai khái niệm : “ Độc lập ”, “ Tựdo ”. Và đặt câu hỏi tìm lý lẽ sẽ là : “ Độc lập ” nghĩa là gì ?, “ Tự do ” nghĩa làgì ?. + Độc lập : một nước giữ được chủ quyền lãnh thổ chính trị, kinh tế tài chính và toàn vẹn lãnhthổ, không hề để nước khác can thiệp vào, không bị ngoại bang nô dịch, thốngtrị. + Tự do : quyền được sống và làm theo ý mốn của mình, miễn là khôngxâm phạm đến quyền hạn của người khác. Tự do là quyền công dân. Thân phậnnô lệ là mất tự do. Nước được độc lập, nền dân chủ được lan rộng ra, thì mới có tựdo. – Đặt câu hỏi và vấn đáp thắc mắc thứ hai : Tại sao ?, Vì sao ?. Đây là câu hỏiquan trọng nhất nhằm mục đích tìm ra lý lẽ để lý giải được nguyên do, nguyên do nảysinh, sự kiện, yếu tố để thuyết phục người đọc người nghe. Ví dụ : Nhà thơ Tố Hữu nói : “ Thanh niên phải biết tham vọng và hành vi ” Em hãy lý giải quan điểm trên. Muốn lý giải được quan điểm trên, trước hết học viên phải lý giải được : + Ước mơ là gì ? Hành động là gì ? Sau đó phải tìm đủ lý lẽ để lý giải hai câu hỏi sau : Vì sao thanh niênphải biết tham vọng ? Vì sao người trẻ tuổi phải biết hành vi ? 2.2.2. Bước 2 : Lập dàn ý : Dàn bài của bài văn nghị luận lý giải gồm có ba phần : * Mở bài : Giới thiệu điều cần lý giải và gợi ra phương hướng cần giảithích. * Thân bài : Lần lượt trình diễn các nội dung lý giải. Cần sử dụng cáccách lập luận lý giải cho tương thích. 21 * Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều cần được lý giải so với mọi người. Ví dụ : Hãy lý giải ý nghĩa của câu tục ngữ : “ Thất bại là mẹ thànhcông ”. Giáo viên hướng dẫn học viên kiến thiết xây dựng dàn ý như sau : * Mở bài : – Trong đời sống, toàn bộ mọi người đều mong ước đạt được thành côngnhưng thực tiễn, trước khi đến với thành công xuất sắc ta thường trải qua khó khăn vất vả, thậmchí thất bại. – Giới thiệu, trích dẫn câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công xuất sắc. * Thân bài : – Giải thích câu tục ngữ : thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công xuất sắc. Nói cách khác, có thất bại mới có thành công xuất sắc. – Tại sao nói “ Thất bại là mẹ thành công xuất sắc ” ? + Thất bại giúp người ta có được những kinh nghiệm tay nghề quý giá cho lần sau, thất bại khiến ta hiểu được nguyên do vì sao ta chưa thành công xuất sắc, từ đó tìm racách khắc phục. + Thất bại là động lực để con người nỗ lực, nỗ lực cho bản lần sau : thấtbại khiến cho con người ta càng khao khát thành công xuất sắc hơn, càng nỗ lực nghiêncứu tìm tòi. + Nêu dẫn chứng để lời lý giải có sức thuyết phục. * Kết bài : – Khẳng định giá trị của câu tục ngữ : là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra độnglực, nguồn gốc của thành công xuất sắc. – Liên hệ bản thân : Gặp thất bại nhưng không nản chí mà liên tục học hỏiđể tân tiến vươn lên thành công xuất sắc. 2.2.3. Bước 3 : Viết bài : 2.2.3. 1. Kỹ năng viết đoạn mở bài : ( Luận điểm xuất phát ). Khi đã học văn nghị luận thì học viên đã rõ 3 nội dung chính phải có củaphần mở bài là : dẫn dắt ; nêu yếu tố ; xu thế. Có nhiều cách mở bài khácnhau và sự khác nhau này nằm ở phần dẫn dắt. * Cách dẫn dắt : 22T rước kia sách giáo khoa thường chia làm 2 cách dẫn dắt : trực tiếp và giántiếp. Theo chúng tôi có rất nhiều cách dẫn dắt, với học viên cấp trung học cơ sở thì nênhướng dẫn 1 số ít cách dẫn dắt sau : + Dẫn dắt đi thẳng vào yếu tố. Đây là cách dẫn dắt dễ nhất, ngắn gọn nhấtnhưng nó thường khô khan nếu không khôn khéo trong diễn đạt. Cách dẫn dắt nàythường xuất phát từ truyền thống cuội nguồn của dân tộc bản địa, từ vai trò ý nghĩa của yếu tố giảithích. Ví dụ : ( 1 ). Dân tộc ta vốn có truyền thống cuội nguồn ân huệ … ( 2 ). Sống ân nghĩa là một nếp sống đẹp … + Dẫn dắt bằng cách nêu yếu tố bao quát. Đây là cách dẫn dắt đi từ vấn đềlớn hơn, bao trùm yếu tố lý giải để dần dẫn đến yếu tố lý giải. Ví dụ : ( 3 ). Người Nước Ta tất cả chúng ta ai mà chẳng biết đến ca dao tục ngữ. Cadao tục ngữ không chỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy dạy ta baođiều hay lẽ phải … ( 4 ). Muốn trở thành con người tốt ta cần rèn luyện nhiều đức tính quýbáu …. + Dẫn dắt bằng cách nêu tác giả tác phẩm. Đây là cách dẫn dắt xuấtphát từ nguồn gốc của yếu tố. Cách dẫn dắt này tương thích với đề bài đưa ra câu nóicủa một ai đó, câu văn của một tác phẩm nào đó. Người nghị luận cần giới thiệukhái quát về tác giả, tác phẩm. Ví dụ : ( 5 ). quản trị Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc bản địa ta. Dù bận rộnvới công cuộc kháng chiến, Người vẫn luôn chăm sóc đến sự nghiệp giáo dục … ( 6 ). Giai cấp vô sản trên toàn quốc tế luôn ngưỡng mộ V.I. Lê-nin. Bằngkinh nghiệm cuộc sống đấu tranh cách mạng của mình, Lê – nin thấy rõ học tập làviệc vô cùng quan trọng và thiết yếu … + Dẫn dắt bằng cách nêu yếu tố có tương quan. Đây là cách dẫn dắt đi từ mộtsự việc, một ý nào đó gợi sự liên tưởng đến yếu tố lý giải. Ví dụ : ( 7 ) … “ Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa … Lời bài hát quen thuộc củatuổi thơ cứ ngân nga trong tâm lý tôi, gợi tôi nhớ đến bài ca dao : 23 “ Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ” ( 8 ). Gần đây, nếu ai theo dõi VTV3 hẳn không quên chương trình truyềnhình trực tiếp Đêm trắng, Một nụ cười, Một cuộc sống … Theo dõi chương trìnhnày, tất cả chúng ta càng thấm thía lời dạy bảo của cha ông … – Cách nêu yếu tố lý giải : Bước này, phần đông ở các mở bài giải thíchđều giống nhau, đều chỉ cần một vài câu ngắn gọn nêu không thiếu, đúng chuẩn vấn đềcần lý giải. Với đề bài có đưa dẫn câu nói, câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ, thì phần này người nghị luận cũng phải trích dẫn ra câu nói, câu văn thơ hay câuca dao tục ngữ ấy. – Cách nêu bước khuynh hướng : Đây là bước kết thúc của một mở bài giảithích. Bước này hoàn toàn có thể có hoặc không có cũng được. Nếu có, nó luôn có dạngmột câu hỏi : Ta cần hiểu câu nói ( câu văn thơ, câu ca dao tục ngữ … ) như thếnào ? Nói tóm lại, có nhiều cách mở bài cho một bài văn lý giải. Cáccách mở bài này khác nhau ở bước dẫn dắt còn bước nêu yếu tố và bước địnhhướng thường là giống nhau. Sau đây là các mở bài toàn vẹn cả ba bước của các ví dụ trên : + Cách dẫn dắt trực tiếp : “ Dân tộc ta vốn có truyền thống lịch sử tôn trọngnếp sống ân tình. Nếp sống này được cha ông ta ghi lại trong câu tục ngữ : “ Ănquả nhớ kẻ trồng cây ”. Ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào ? + Cách xuất phát từ yếu tố bao quát : “ Người Nước Ta tất cả chúng ta luôntự hào về kho tàng ca dao tục ngữ nhiều mẫu mã của mình. Ca dao tục ngữ khôngchỉ là người bạn tâm tình mà còn là người thầy daỵ bao điều hay lẽ phải. Dạychúng ta biết sống ân tình, tục ngữ có câu : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”. + Cách xuất phát từ nguồn gốc của yếu tố : “ quản trị Hồ Chí Minh là vịlãnh tụ vĩ đại của dân tộc bản địa ta. Dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn luôn quantâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong lá thư gửi học viên trong ngày khai trườngđầu tiên Người đã dạy : “ Non sông Nước Ta có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc bản địa Nước Ta có bước tới đài vinh quang được hay không một phần đông nhờvào công học tập của các cháu ”. Ta cần hiểu lời dạy này như thế nào ? + Cách xuất phát từ yếu tố có tương quan : “ … Ba sẽ là cánh chim đưacon đi thật xa … Lời bài hát quen thuộc của tuổi thơ gợi tôi nhớ đến bài ca dao : 24C ông cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Ta cần hiểu câu ca dao trên như thế nào ? Riêng bước khuynh hướng, giáo viên phải cho học viên thấy sự khác nhau vớibước khuynh hướng của mở bài chứng minh đã học trước đó. Bước dẫn dắt, bướcnêu yếu tố của hai kiểu bài lập luận chứng minh và lập luận lý giải có thểgiống nhau, nhưng bước khuynh hướng của hai kiểu bài này trọn vẹn khác nhau. Hay nói khác đi, bước khuynh hướng sẽ giúp tất cả chúng ta phân biệt hai kiểu bài này. Ta hoàn toàn có thể mở bài cho đề bài : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “ Ănquả nhớ kẻ trồng cây ” như sau : “ Dân tộc là dân tộc bản địa coi trọng nếp sống ơn nghĩa. Nếp sống này đượcghi lại trong câu tục ngữ : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”. Trong thực tiễn cũng nhưtrong văn thơ ta thấy nhân dân ta luôn sống theo nếp sống này ”. 2.2.3. 2. Kỹ năng viết các đoạn thân bài : a. Kĩ năng viết đoạn vấn đề tiến hành thứ nhất : Đoạn giải nghĩaVới những đề bài lý giải câu ca dao tục ngữ, câu nói : GV hướng dẫnHS lý giải theo hai bước như sau : – Bước 1 : Giải thích khái niệm hoặc miêu tả hình ảnh. Để giải thíchđược, học viên cần giải nghĩa các từ khó, từ Hán-Việt, từ nhiều nghĩa, từ địaphương. Còn để miêu tả được hình ảnh, học viên cần tìm ra nét thẩm mỹ và nghệ thuật cơbản, vì chính nét thẩm mỹ và nghệ thuật cơ bản này sẽ khuynh hướng cho bước giải nghĩa. Cụthể như sau : + Nếu câu ca dao tục ngữ dùng hình ảnh so sánh thì phải xác địnhđược vế A ( vế được so sánh ), vế B ( vế đem ra để mà so sánh ). Ta phải giải nghĩavế B trước để từ đó ta hiểu vế A. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “ Thươngngười như thể thương thân ” thì phải từ vế B ( thương thân ) : thương mến quítrọng bản thân, chăm sóc cho bản thân, làm điều tốt cho bản thân. Từ đó ta hiểuvế A ( thương người ) : yêu dấu quí trọng người khác, chăm sóc cho người khác, tạo điều kiện kèm theo tốt cho người khác … như so với chính bản thân mình. + Nếu là hình ảnh ẩn dụ thì phải hiểu từ nghĩa đen ra nghĩa bóng. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”, ta phải giải nghĩađen : khi ta ăn những trái cây thơm mát ngon lành, tận thưởng vị ngọt ngào củatrái cây thì ta phải nhớ đến công sức của con người của con người đã không quản ngại vất vả25

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories