Điện ảnh – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh).

Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ “cinéma” (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của “cinématographe”. “Cinématographe” (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημαkínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφεινgráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.

Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.

Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. 6 nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thi ca và nhảy múa. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ “màn bạc” hay “màn ảnh lớn” cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.

Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là “phim nhựa“, phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này.

Điện ảnh ra đời nhờ rất nhiều những tìm tòi và phát triển kỹ thuật vào nửa cuối thế kỷ 19 tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển động, đó là những phát minh của Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne-Jules Marey hay Thomas Edison. Tuy vậy, các nhà sử học thường coi ngày khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh là ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển động và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp. Những khách vào xem buổi chiếu này phải trả 1 franc để xem chừng 10 đoạn phim ngắn dài 1 phút. Đoạn phim đầu tiên trong số này được Anh em Lumière (lumière trong tiếng Pháp có nghĩa là ánh sáng) quay vào khoảng tháng 8 năm 1894 tại tầng trệt căn hộ của họ ở đường Saint Victor (Lyon), nay đã được đổi tên thành đường Premier Film (Bộ phim đầu tiên). Được biết tới nhiều nhất trong buổi chiếu này là đoạn phim La Sortie de l’usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon. Do đây chỉ là những đoạn phim ghi lại cảnh sinh hoạt thường ngày nên nó gần với các bộ phim tài liệu hơn là phim điện ảnh.

Sự ra đời của “cinématographe” nhanh chóng được công chúng đón nhận nhiệt tình. Ngay lập tức điện ảnh được thương mại hóa và công nghiệp điện ảnh ra đời. Mặc dù từ ngày 11 tháng 1 năm 1888, Louis Le Prince đã đăng ký bằng sáng chế về chiếc máy quay hoàn chỉnh có thể ghi lại những hình ảnh chuyển động, nhưng trong cuộc chiến thương mại đầu tiên liên quan đến điện ảnh, Thomas Edison mới là người chiến thắng và hầu như việc sản xuất máy quay đều nằm dưới nhãn hiệu Trust Edison cho đến tận năm 1918.

Không chỉ dừng lại ở việc ghi lại chính xác các hình ảnh thực tế, các nhà làm phim bắt đầu tạo ra các kĩ xảo điện ảnh cho các bộ phim của mình, một trong những kĩ xảo đáng nhớ nhất là hình ảnh Mặt Trăng có khuôn mặt người trong bộ phim Le Voyage dans la lune (Cuộc du hành lên Mặt Trăng) do Georges Méliès thực hiện năm 1902.

Vào thập niên 1910, đạo diễn Hoa Kỳ D.W.Griffith đã đưa điện ảnh tiến thêm một bước mới khi chuẩn hóa các thuật ngữ điện ảnh và các công đoạn làm phim cũng như cho ra đời bộ phim mang tính cách mạng về kỹ thuật dàn dựng và kịch bản The Birth of a Nation.

Những năm 1920 là giai đoạn hoạt động tích cực của các nhà điện ảnh thuộc trường phái Tiên phong (avant-garde), những người khai sinh ra điện ảnh thể nghiệm (cinéma expérimental) như Fernand Léger, Man Ray, Germaine Dulac, Walter Ruttmann và nhiều người khác. Cho đến cuối thập niên 1920, kỹ thuật thu âm đồng bộ chưa ra đời, vì vậy các bộ phim công chiếu đều không có âm thanh mà phải sử dụng các nghệ sĩ tạo âm thanh và tiếng động ngay tại nơi công chiếu. Những bộ phim như vậy được gọi là phim câm, để dẫn dắt câu chuyện hoặc miêu tả các đoạn hội thoại người ta phải sử dụng các bảng chữ (tiếng Anh: intertitle) xen vào giữa các cảnh phim. Để hiện thực hóa việc đồng bộ âm thanh và hình ảnh cho các bộ phim, người ta đã cố gắng áp dụng các kĩ thuật khác nhau, và bộ phim hoàn chỉnh “có tiếng” đầu tiên đã ra đời năm 1927, đó là bộ phim The Jazz Singer.

Thập niên 1930 được đánh dấu bằng các bộ phim tuyên truyền của Đức Quốc xã trong đó phải kể tới Olympia (phim 1938) được đạo diễn Leni Riefenstahl thực hiện để quảng bá cho Thế vận hội mùa hè 1936 tổ chức tại Berlin cũng như tuyên truyền hình ảnh của một nước Đức hùng mạnh. Bộ phim này đã mang đến những bước đột phá mới cho nghệ thuật điện ảnh như các góc quay lạ, quay cận cảnh và dựng phim. Cũng chính Leni Riefenstahl vào năm 1936 đã thực hiện bộ phim nổi tiếng Triumph des Willens, một tác phẩm nhằm gây dựng hình ảnh cho Adolf Hitler và các lãnh đạo Đức Quốc xã, Triumph des Willens được coi là bộ phim tuyên truyền xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh.

Sau âm thanh, bước tiến lớn thứ hai về kỹ thuật điện ảnh là các bộ phim màu. Những bộ phim màu đầu tiên xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng phải đợi đến thập niên 1950 các bộ phim màu mới bắt đầu phổ biến khi điện ảnh phải cạnh tranh với một phương tiện giải trí khác đang phát triển rất mạnh là truyền hình (vốn vẫn chỉ có hình ảnh đen trắng cho đến giữa thập niên 1960). Sau chiến tranh cũng là giai đoạn phát triển của nghệ thuật điện ảnh hiện đại với rất nhiều trào lưu điện ảnh khác nhau như chủ nghĩa Hiện thực mới (neorealism) của điện ảnh Ý với các đại diện tiêu biểu là Roberto Rossellini, Vittorio De Sica, trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) của điện ảnh Pháp với François Truffaut, Jean-Luc Godard, cũng phải kể đến thế hệ đạo diễn mới của Hollywood, thế hệ New Hollywood với các đạo diễn nổi tiếng như John Cassavetes.

Năm 1965, với sự ra đời của loại máy quay phổ thông super 8 do hãng Kodak sản xuất, nền điện ảnh của các nghệ sĩ nghiệp dư ra đời. Những bộ phim được thực hiện nghiệp dư này được gọi là các bộ phim loại Z (Z movie, bắt nguồn từ tên gọi các bộ phim loại B – B movie kinh phí thấp của Hollywood), phim loại Z cũng được các đạo diễn nổi tiếng sử dụng như một cách thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình, trong số các đạo diễn đó có những người là trụ cột của điện ảnh Mỹ như Ed Wood hay Roger Corman (người đã phát hiện và đưa Francis Ford Coppola, Martin Scorsese hay Peter Jackson trở thành các đạo diễn nổi tiếng).

Bước tiến mới nhất của điện ảnh vào cuối thế kỷ 20 là sự vận dụng kỹ thuật số vào điện ảnh, từ việc sử dụng những máy quay kỹ thuật số đến việc dàn dựng những kỹ xảo điện ảnh và âm thanh trên máy tính .

Phân loại phim[sửa|sửa mã nguồn]

Có rất nhiều cơ sở để phân loại phim, đơn thuần như phân loại theo quốc gia sản xuất, theo đạo diễn, theo diễn viên, tiêu đề, … Nhưng thường thì người ta phân loại theo thể loại phim, dòng phim, độ dài và kỹ thuật triển khai .

Quốc gia sản xuất[sửa|sửa mã nguồn]

Đây là cách phân loại khởi đầu của những bộ phim, khi đó phim được phân loại theo chiều dài của cuộn phim được trình chiếu. Có thể phân biệt những bộ phim thành :

Điện ảnh cũng có thể được phân loại theo các thể loại tùy theo ý đồ nghệ thuật của biên kịch và đạo diễn khi thực hiện phim. Một bộ phim có thể được đặt vào nhiều thể loai khác nhau tùy theo cách phân tích, ví dụ như phim khoa học giả tưởng, phim hài, phim kinh dị, phim hình sự, phim chiến tranh, phim ca nhạc,… Một ví dụ là bộ phim nổi tiếng Sự im lặng của bầy cừu (The Silence of the Lambs, đoạt 5 Giải Oscar quan trọng nhất năm 1991) có thể coi là một phim kinh dị hoặc một phim hình sự.

Thể loại phim cũng có thể dựa trên tư tưởng nghệ thuật của các bộ phim. Theo đó ta có phim thuộc trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) của điện ảnh Pháp, phim theo chủ nghĩa Hiện thực mới (neorealism) của điện ảnh Ý,..

Kỹ thuật thực thi[sửa|sửa mã nguồn]

Một bộ phim hoàn toàn có thể phân loại theo kỹ thuật triển khai .

Đối tượng xem[sửa|sửa mã nguồn]

  • Nhãn G (General Audiences): Phim cho phép phổ biến rộng rãi
  • Nhãn PG (Parental Guidance suggested): Có thể không thích hợp với trẻ em
  • Nhãn PG-13 (Parents Strongly Cautioned): Không nên dành cho trẻ dưới 13 tuổi
  • Nhãn R (Restricted): Dưới 17 tuổi phải có cha mẹ hoặc người lớn đi cùng
  • Nhãn NC-17: Không dành cho người vị thành niên

Quá trình làm phim[sửa|sửa mã nguồn]

Việc triển khai một bộ phim tùy thuộc rất nhiều vào thể loại phim, dòng phim, ý đồ nghệ thuật và thẩm mỹ hoặc thương mại của biên kịch, đạo diễn và nhà phân phối. Tuy vậy quy trình làm phim cũng hoàn toàn có thể chia làm năm quy trình chính :

  • Phát triển kịch bản: Bao gồm xây dựng cốt truyện, lời thoại và phân cảnh
  • Tiền sản xuất: Lựa chọn diễn viên (casting), xây dựng bối cảnh, trường quay, đạo cụ, phục trang
  • Sản xuất: Quay thử, quay chính thức, thu âm đồng bộ
  • Hậu kỳ: dựng phim, âm thanh, thực hiện các kỹ xảo trên phim và bằng máy vi tính, chiếu thử
  • Phân phối: Quảng cáo, phân phối phim cho các rạp, thêm phụ đề, phát hành DVD và chiếu trên truyền hình, phát hành các sản phẩm phụ (áo phông, áp phích, trò chơi điện tử chủ đề,…)

Các quy trình kể trên được triển khai bởi một đội ngũ làm phim gồm có những vị trí chính sau :

Đánh giá chất lượng phim[sửa|sửa mã nguồn]

Phê bình điện ảnh[sửa|sửa mã nguồn]

Phê bình điện ảnh là quy trình nghiên cứu và phân tích và nhìn nhận chất lượng những mẫu sản phẩm điện ảnh. Công việc này thường do những nhà phê bình phim chuyên nghiệp hoặc những nhà báo chuyên về điện ảnh triển khai. Các bài phê bình hoàn toàn có thể được trình làng trên báo, tạp chí hoặc những phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo khác sau khi những nhà phê bình và nhà báo xem buổi chiếu thử. Ý kiến phê bình những bộ phim mới sẽ có ảnh hưởng tác động lớn tới thị hiếu của công chúng. Thông thường những bộ phim được giới phê bình ca tụng sẽ lôi cuốn nhiều người theo dõi hoặc ngược lại. Tuy nhiên điều này không phải khi nào cũng đúng, nhiều lúc những bài phê bình lại có tính năng ngược lại, người xem hoàn toàn có thể lại hào hứng mua vé những bộ phim bị giới phê bình chỉ trích kịch liệt hoặc hờ hững với những bộ phim thẩm mỹ và nghệ thuật được giới phê bình ca tụng .

Liên hoan phim và phần thưởng điện ảnh[sửa|sửa mã nguồn]

Một cách nhìn nhận chất lượng phim khác là trải qua những phần thưởng điện ảnh và liên hoan phim .

Giải thưởng điện ảnh được trao bởi các hội nghề nghiệp liên quan đến điện ảnh (thường là Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh hoặc Hội Điện ảnh) bằng việc bỏ phiếu kín để chọn ra những người xứng đáng. Giải thưởng điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới có lẽ là Giải Oscar được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ). Ngoài ra hầu như các nền điện ảnh phát triển đều có giải thưởng điện ảnh khá uy tín, ví dụ ở Pháp là Giải César, ở Hồng Kông là Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông.

Bên cạnh những phần thưởng điện ảnh, 1 số ít tổ chức triển khai còn đứng ra mở những liên hoan phim, trong đó những bộ phim mới được chiếu ra mắt và một ban giám khảo được lập ra để nhìn nhận những tác phẩm dự giải. Trong số những liên hoan phim phải kể tới Liên hoan phim Cannes ( Pháp ), Liên hoan phim Berlin ( Đức ), Liên hoan phim Venezia ( Ý ) và Liên hoan phim Sundance ( Mỹ ) .

Công nghiệp điện ảnh[sửa|sửa mã nguồn]

Ngay sau khi ra đời, việc thực hiện và trình chiếu các bộ phim đã trở thành một lĩnh vực giải trí mang lại rất nhiều lợi nhuận. Anh em nhà Lumière khi khai sinh ra nền điện ảnh hiện đại cũng đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp điện ảnh khi tiến hành thu tiền khán giả vào xem những bộ phim đầu tiên của hai người ở Grand Café. Các hãng phim cũng được thành lập ngày một nhiều còn các diễn viên điện ảnh thì nhanh chóng trở thành các ngôi sao với rất nhiều người hâm mộ. Năm 1917, vua hề Charlie Chaplin đã được ký hợp đồng với mức lương kỷ lục thời đó là 1 triệu USD một năm.

Hiện nay cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, Hoa Kỳ là quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển nhất với kinh đô của nó ở Hollywood thuộc tiểu bang California. Một bộ phim Hollywood có thể được đầu tư tới 200 triệu USD để rồi thu về gần 2 tỷ USD như Titanic[1]. Tuy nhiên khu vực sản xuất nhiều phim nhất phải kể tới Mumbai, kinh đô Bollywood của Ấn Độ[2].

Các hãng phim lớn[sửa|sửa mã nguồn]

Hiện nay Hollywood có 6 hãng phim lớn (The Big Six) nơi cho ra đời hầu hết các bộ phim kinh phí lớn của điện ảnh Mỹ. Đó là các hãng:

Ở Hollywood cũng còn một số ít hãng phim độc lập như Lucasfilm, Ltd. của George Lucas hay Amblin Entertainment của Steven Spielberg. Ở những thị trường phim lớn khác, những hãng phim thường có quy mô nhỏ hớn và những bộ phim vì vậy cũng có kinh phí đầu tư góp vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với những tác phẩm của Hollywood. Ở Pháp hoàn toàn có thể kể tới Canal +, Pathé hoặc Gaumont ( hãng phim truyền kiếp nhất quốc tế còn hoạt động giải trí [ 3 ] ). Còn hai hãng lớn ở Hồng Kông là Thiệu Thị và Gia Hòa .

Trong giai đoạn đầu, sau khi được sản xuất, các bộ phim thường được chiếu trong các rạp hát (để tiện cho việc bố trí dàn nhạc công tạo âm thanh cho phim). Rạp chiếu phim thực sự đầu tien được xây dựng tại Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 1905[4]. Chỉ vài năm sau đó, hàng nghìn rạp chiếu tương tự được ra đời từ việc cải tạo lại các rạp hát có sẵn[5]. Những rạp loại này tại Mỹ thường được gọi là một nickelodeon, xuất phát từ việc vé vào xem thường có giá 1 nickel (tương đương 5 xu).

Hiện nay khi mua vé vào rạp khán giả thường được xem một phim, nhưng trước thập niên 1970, thường một buổi chiếu bao gồm hai phim, một phim chất lượng và kinh phí cao (phim loại A – A movie) và một phim chất lượng thấp hơn (phim loại B – B movie). Thay thế cho các phim loại B, hiện nay người ta sẽ chiếu các đoạn quảng cáo ngắn hoặc các đoạn giới thiệu (trailer) về các phim sắp phát hành.

Từ sau Chiến tranh quốc tế thứ hai, những rạp chiếu phải cạnh tranh đối đầu kinh khủng với truyền hình vốn thuận tiện đưa những bộ phim đến số lượng công chúng lớn hơn nhiều. Sự tăng trưởng những phương tiện đi lại tàng trữ thông tin như băng từ VHS, CD và DVD cũng làm nhiều người không đến rạp để chiêm ngưỡng và thưởng thức phim mới mà họ mua hoặc thuê những CD, DVD phim này về nhà. Mới đây nhất, Internet đã trở thành công cụ trao đổi phim ảnh ( cả hợp pháp và phạm pháp ) cực kỳ thuận tiện khiến cho những rạp chiếu phim ngày càng gặp nhiều đối thủ cạnh tranh trên nghành nghề dịch vụ lôi cuốn người theo dõi. Theo một nghiên cứu và điều tra năm 2000 của ngân hàng nhà nước ABN AMRO thì chỉ có 26 % thu nhập của những hãng phim Hollywood đến từ tiền bán vé, 46 % đến từ việc bán và cho thuê băng đĩa và 28 % đến từ truyền hình [ 6 ] .

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

  • All Movie Guide – Dữ liệu về mọi mặt của điện ảnh
  • Film Site – Giới thiệu các bộ phim kinh điển
  • The Internet Movie Database (IMDb) – Thông tin về các bộ phim, diễn viên, đạo diễn
  • Rottentomatoes.com – Mọi thứ liên quan đến điện ảnh

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories