Can Chi – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Can Chi (干支), gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc.[1]

Do số lượng con giáp cũng là 12 nên trong đời sống, Thập Nhị Chi cũng hay được gọi theo 12 con giáp, với những loài vật như :

Mười hai con giáp

Tý ( Chuột ) • Sửu ( Trâu / Bò ) • Dần ( Hổ ) • Mão ( Mèo / Thỏ ) • Thìn ( Rồng ) • Tỵ ( Rắn ) • Ngọ ( ngựa chiến ) • Mùi ( Dê / Cừu ) • Thân ( Khỉ ) • Dậu ( Gà ) • Tuất ( Chó ) • Hợi ( Lợn )

Can (干) hay còn gọi là Thiên Can (天干) hoặc Thập Can (十干) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành.

Danh sách 10 can[sửa|sửa mã nguồn]

Năm kết thúc bằng số nào thì có Can tương ứng .

Số

Hán tự

Hán-Việt

Âm – dương

Ngũ hành

Thái đen

4



Giáp

Dương

Mộc

Cáp (ꪀꪱꪚ)

5



Ất

Âm

Mộc

Hặp (ꪭꪰꪚ)

6



Bính

Dương

Hỏa

Hãi (ꪭꪱꪥ)

7



Đinh

Âm

Hỏa

Mỡng (ꪹꪣꪷꪉ)

8



Mậu

Dương

Thổ

Pớc (ꪹꪜꪷ꪿ꪀ)

9



Kỷ

Âm

Thổ

Cắt (ꪀꪰꪒ)

Canh

Dương

Kim

Khốt (ꪶꪄꪒ)

1

Tân

Âm

Kim

Huộng (ꪭ꫁ꪺꪉ)

2

Nhâm

Dương

Thủy

Táu (ꪹꪔ꪿ꪱ)

3

Quý

Âm

Thủy

Cá (ꪀ꪿ꪱ)

Chi (支) hay còn gọi là Địa Chi (地支) hay Thập Nhị Chi (十二支) do có đúng mười hai chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Danh sách 12 Chi[sửa|sửa mã nguồn]

Số

Hán tự

Hán-Việt

Bính âm

Tiếng Nhật[a]

Tiếng Hàn

Tiếng Thái Đen

Âm – Dương

Con giáp

Hướng

Mùa

Tháng âm lịch

Tháng Thái đen

Giờ (hệ 24)

1







ね ne

자 ja

Chảư (ꪻꪊ꫁)

Dương

chuột

0° (Chính Bắc)

đông

11 (đông chí)

5 (ꪬ꫁ꪱ)

23 – 01

2



Sửu

chǒu

うし ushi

축 chug

Pảu (ꪹꪜ꫁ꪱ)

Âm

trâu/bò

30° (Bắc Đông Bắc)

đông

12

6 (ꪶꪬ꪿ꪀ)

01 – 03

3



Dần

yín

とら tora

인 in

Nhĩ (ꪑꪲ)

Dương

hổ

60° (Đông Đông Bắc)

xuân

1

7 (ꪹꪊꪸꪒ)

03 – 05

4



Mão

mǎo

う u

묘 myo

Mảu (ꪹꪢ꫁ꪱ)

Âm

mèo/thỏ[b]

90° (Chính Đông)

xuân

2 (xuân phân)

8 (ꪵꪜꪒ)

05 – 07

5



Thìn

chén

たつ tatsu

진 jin

Xi (ꪎꪲ)

Dương

rồng

120° (Đông Đông Nam)

xuân

3

9 (ꪹꪀ꫁ꪱ)

07 – 09

6



Tỵ



み mi

사 sa

Xảư (ꪻꪎ꫁)

Âm

rắn

150° (Nam Đông Nam)



4

10 (ꪎꪲꪚ)

09 – 11

7



Ngọ



うま uma

오 o

Xngạ (ꪏꪷꪉ꫁ꪱ)

Dương

ngựa

180° (Chính Nam)



5 (hạ chí)

11 (ꪎꪲꪚ ꪹꪮꪸꪒ)

11 – 13

8



Mùi

wèi

ひつじ hitsuji

미 mi

Một (ꪶꪣꪒ)

Âm

dê/cừu[c]

210° (Nam Tây Nam)



6

12 (ꪎꪲꪚ ꪎꪮꪉ)

13 – 15

9



Thân

shēn

さる saru

신 sin

Xăn (ꪎꪽ)

Dương

khỉ

240° (Tây Tây Nam)

thu

7

1 (ꫜ)

15 – 17

10



Dậu

yǒu

とり tori

유 yu

Hạu (ꪹꪭ꫁ꪱ)

Âm



270° (Chính Tây)

thu

8 (thu phân)

2 (ꪎꪮꪉ)

17 – 19

11



Tuất



いぬ inu

술 sul

Mệt (ꪹꪣꪸꪒ)

Dương

chó

300° (Tây Tây Bắc)

thu

9

3 (ꪎꪱꪣ)

19 – 21

12



Hợi

hài

い i

해 hae

Cạư (ꪻꪀ꫁)

Âm

heo/lợn nhà/lợn rừng[d]

330° (Bắc Tây Bắc)

đông

10

4 (ꪎꪲ꪿)

21 – 23

[ 2 ] [ 3 ] [ 4 ]

Giờ Âm Lịch – Dương Lịch[sửa|sửa mã nguồn]

Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:

  • Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
  • Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu/bò chuẩn bị đi cày.
  • Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
  • Mão (5-7 giờ): Lúc trăng còn sáng (mắt thỏ ngọc/mèo sáng).
  • Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
  • Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
  • Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
  • Mùi (13-15 giờ): Lúc dê (cừu) ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
  • Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
  • Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
  • Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
  • Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.[5]

Lục thập hoa giáp[sửa|sửa mã nguồn]

60 tổng hợp Can Chi[sửa|sửa mã nguồn]

Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên ( ngày, giờ, tháng, năm v.v… ) khởi đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết ( Bính, …, Quý ) và ( Dần …, Hợi ). Sự tích hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can ( hoặc chi ) ở đầu cuối thì nó tự động hóa quay trở lại cho đến tổng hợp sau cuối là Quý Hợi. Có tổng số 60 ( bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 ) tổng hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Can phải tích hợp với Chi đồng tính ( Can dương phải tích hợp với Chi dương và Can âm phải tích hợp với Chi âm ). Năm 0 là Canh Thân, 1 là Tân Dậu … 59 là Kỷ Mùi. Dựa vào số dư khi chia hết cho 60 hoàn toàn có thể tính can chi từng năm. 60 tổng hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp gồm có :

Chú thích

(+)

Can hoặc Chi dương

(-)

Can hoặc Chi âm

Không thể kết hợp

  1. ^ Trong tiếng Nhật, cách gọi Địa Chi không theo chữ Hán gốc mà gọi theo tên con vật ứng với Chi đó
  2. ^

    Ở Việt Nam, con giáp của Mão là mèo. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là thỏ

  3. ^ Ở Nhật Bản, con giáp của Mùi là cừu
  4. ^ Ở Nhật Bản, con giáp của Hợi là lợn rừng

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories