Các trường hợp cần xét nghiệm hormon tuyến cận giáp PTH

Related Articles

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc – Bác sĩ Nội tổng quát – Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nồng độ canxi bình thường trong máu rất quan trọng trong hoạt động của các mạch máu, cơ bắp và hệ thống dẫn truyền thần kinh. Nếu có các triệu chứng của hạ canxi máu, bác sĩ sẽ cần đến xét nghiệm đo hormon tuyến cận giáp PTH trong máu nhằm xác định bệnh tại cơ quan này.

1. Vai trò của hormon tuyến cận giáp là gì?

Hormone tuyến cận giáp PTH được tạo ra bởi bốn tuyến cận giáp nhỏ ở vùng cổ, phía sau tuyến giáp. Đây là cơ quan có vai trò kiểm soát nồng độ canxi trong máu.

Khi nồng độ canxi quá thấp, các tuyến cận giáp sẽ giải phóng hormon tuyến cận giáp PTH để đưa mức canxi trở lại mức bình thường. Ngược lại, khi nồng độ canxi tăng lên, các tuyến cận giáp sẽ ngừng sản xuất và giải phóng hormone tuyến cận giáp PTH.

2. Khi nào cần xét nghiệm hormon tuyến cận giáp PTH?

Xét nghiệm nồng độ hormone tuyến cận giáp PTH trong máu có thể giúp bác sĩ tìm hiểu xem mức canxi bất thường trong cơ thể có phải do tuyến cận giáp gây ra hay không. Như vậy, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hormon tuyến cận giáp PTH trong máu nếu người bệnh có các biểu hiện của tăng canxi máu hoặc hạ canxi máu.

Các triệu chứng tăng canxi máu gồm có :

  • Đau bụng
  • Khát nước
  • Phải đi tiểu nhiều lần
  • Giảm nhu động ruột: buồn nôn, nôn, táo bón
  • Mệt mỏi, thờ ơ, nặng hơn có thể trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác, hôn mê
  • Đau cơ, yếu cơ, giảm phản xạ gân cơ, giảm sự phối hợp thần kinh cơ
  • Đau xương
  • Sỏi thận

Các triệu chứng hạ canxi máu bao gồm:

  • Co thắt cơ bắp
  • Ngứa hoặc tê ở tay, chân hoặc quanh miệng
  • Khó nuốt
  • Những người có chế độ ăn kiêng hoặc ăn thực phẩm nghèo calci
  • Yếu hoặc gãy móng tay
  • Ngất hoặc thờ ơ

Nặng hơn hoàn toàn có thể có những triệu chứng :

  • Mòn răng
  • Nhịp tim bất thường hoặc tụt huyết áp
  • Trầm cảm và li bì, lo lắng, cáu gắt, rối loạn tâm thần
  • Giảm đông máu
  • Gãy xương, thưa xương hay loãng xương
  • Chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ em

hormon tuyến cận giáp

3. Cách thức thực hiện xét nghiệm hormon tuyến cận giáp PTH như thế nào?

Xét nghiệm hormone tuyến cận giáp PTH trong máu cũng được thực hiện tương tự các xét nghiệm máu khác. Người bệnh không cần phải nhịn ăn hay các chuẩn bị gì đặc biệt. Khi đến phòng xét nghiệm, một điều dưỡng hay kỹ thuật viên sẽ lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay và cho vào ống nghiệm.

Toàn bộ quy trình xét nghiệm hormon tuyến cận giáp đều được tự động hóa, từ lúc máy hút lấy mẫu bệnh phẩm, phân tích trên máu và cho kết quả đến lúc tiêu hủy bệnh phẩm. Người bệnh có thể vận động bình thường ngay sau khi lấy máu. Kết quả sẽ được hẹn trả lại trong từ một đến vài giờ sau đó và sẽ được phân tích bởi bác sĩ thăm khám cho người bệnh.

4. Phân tích kết quả xét nghiệm hormon tuyến cận giáp PTH

Nồng độ hormone tuyến cận giáp PTH cao có thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Điều này được nhận định là cường cận giáp. Tuy nhiên, còn có những nguyên nhân tiềm năng khác khiến nồng độ hormon tuyến cận giáp PTH tăng cao, chẳng hạn như:

  • U tuyến cận giáp
  • Bệnh thận mạn tính
  • Nồng độ vitamin D thấp
  • Nồng độ canxi thấp
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú (ít gặp)

Ngược lại, nồng độ hormone tuyến cận giáp PTH thấp có thể liên quan đến các nguyên nhân khiến tuyến cận giáp kém hoạt động, dẫn đến suy tuyến cận giáp:

  • Phẫu thuật bệnh tuyến giáp
  • Các phẫu thuật, xạ trị hay can thiệp vùng cổ nói chung
  • Ung thư di căn từ nơi khác
  • Bổ sung quá nhiều calcium trong thời gian dài (từ sữa hoặc nhiều thuốc kháng acid)
  • Nồng độ Magnesium thấp
  • Ngộ độc vitamin D
  • Nồng độ canxi cao nguyên phát
  • Bệnh lý tự miễn, viêm nhiễm mô (sarcoidosis)

hormon tuyến cận giáp

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories