Xét nghiệm phát hiện virus RSV chẩn đoán bệnh hợp bào hô hấp ở trẻ em

Related Articles

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin để phòng ngừa loại virus này. Vậy virus RSV lây qua đường nào và xét nghiệm virus RSV được thực hiện khi nào?

1. Virus RSV viêm phổi là gì?

RSV (respiratory syncytial virus) hay virus hợp bào hô hấp là tác nhân đứng hàng đầu trong bệnh cảnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.

Virus RSV viêm phổi có biểu hiện giống với cảm cúm do siêu vi thông thường ở đa số trường hợp, chỉ một số ít trẻ em nhiễm virus RSV viêm phổi diễn tiến nặng với các triệu chứng khó thở, khò khè, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại siêu vi dạng chuỗi RNA và là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Hiện nay, virus RSV viêm phổi được phân thành 2 type A và B. Đặc trưng của loại virus này là gây bệnh theo mùa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng lây nhiễm chính.

Virus RSV viêm phổi có thể tái nhiễm vì đáp ứng miễn dịch với loại virus này không có tác dụng bảo vệ lâu dài. Khả năng mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới lên đến 40% những trường hợp phơi nhiễm với RSV.

Một điểm đáng chú ý là mắc dù kháng thể chống lại RSV không lâu dài nhưng lại giúp giảm mức độ nặng của bệnh. Một thống kê ở Mỹ cho thấy virus RSV viêm phổi là nguyên nhân chính của trên 50.000 trường hợp nhập viện hàng năm với nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

Nhiễm virus RSV có các mức độ khác nhau, từ không triệu chứng đến các trường hợp biểu hiện nhẹ và có khả năng diễn tiến nặng thành viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Virus RSV viêm phổi có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên dịch do virus RSV gây ra thường đạt đỉnh trong mùa mưa ở các tỉnh phía Nam hoặc mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc. Ở các nước ôn đới, bệnh bùng phát vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân hằng năm.

Trẻ ốm, trẻ sổ mũi, dị ứng, cảm cúm trẻ

2. Virus RSV lây qua đường nào?

Virus RSV lây qua đường nào là vấn đề rất được quan tâm, từ con đường lây nhiễm sẽ đưa ra được các biện pháp phòng bệnh do siêu vi này gây nên. Các đường lây nhiễm RSV có thể gồm:

  • Đường lây truyền chính là đường hô hấp khi trẻ mang siêu vi ho, hắt hơi… sẽ đào thải một lượng virus RSV ra không khí, chúng sẽ tấn công cơ thể qua mắt, mũi, miệng để gây bệnh cho người khác;
  • Virus RSV có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh như: hành động bắt tay, chơi đồ chơi…

Theo đó, cha mẹ cần chú ý những biện pháp phòng virus RSV viêm phổi cho trẻ:

  • Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên cho trẻ trong mùa bệnh. Đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc với trẻ có triệu chứng cảm cúm;
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt các vật dụng trong nhà có thể là nguồn lây nhiễm;
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lạ. Người lớn nên rửa tay sạch sẽ trước khi nắm tay hoặc bế trẻ;
  • Hạn chế đến nơi đông người trong mùa mưa hoặc mùa lạnh;
  • Không để trẻ ở cạnh người đang hút thuốc hoặc ở trong môi trường có khói thuốc lá;
  • Nếu có thể, phụ huynh nên thực hiện cách ly bé với các trẻ khác, bao gồm những trẻ có dấu hiệu cảm cúm.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nên cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi nếu có thể. Giữ ấm cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống quanh trẻ;
  • Khi cần ra ngoài vào mùa lạnh, cha mẹ nên giữ ấm và có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ như đeo khẩu trang, vệ sinh mắt mũi miệng bằng nước muối sinh lý sau khi về nhà;
  • Đặc biệt cần lưu ý đối với những trẻ mắc bệnh hô hấp thường xuyên hoặc bệnh tim bẩm sinh. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp như sốt ho, khó thở… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

đeo khẩu trang

3. Xét nghiệm phát hiện virus RSV khi nào?

Xét nghiệm virus RSV rất cần thiết ở một số bệnh nhi, hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu để phát hiện virus RSV viêm phổi:

  • Test nhanh RSV: Đây là xét nghiệm định tính để phát hiện kháng nguyên virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ nhỏ;
  • Real-time PCR RSV: Phản ứng khuếch đại chuỗi gen của virus là xét nghiệm chính xác nhất để phát hiện virus RSV trong cơ thể trẻ.

Các mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm virus RSV:

3.1. Dịch tiết mũi

  • Để bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái, cổ hơi ngửa ra sau;
  • Dùng tăm bông đưa vào mũi song song với vòm miệng và giữ tăm bông tại chỗ vài giây;
  • Rút tăm bông ra bằng cách xoay tròn một cách nhẹ nhàng trong quá trình rút;
  • Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại bằng một chiếc tăm bông khác;
  • Cho cả 2 vào hộp đựng mẫu và đóng nắp.

Thường xuyên hắt hơi và sổ mũi có phải là dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng?

3.2. Dịch tỵ hầu

  • Để bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái, cổ hơi ngửa ra sau;
  • Đưa tăm bông mềm vào mũi, khi tay có cảm giác chạm nhẹ vào thành sau họng thì xoay tròn tăm bông theo hai chiều rồi nhẹ nhàng rút ra;
  • Thực hiện động tác tương tự cho phía bên mũi còn lại;
  • Cho cả 2 vào hộp đựng mẫu và đóng nắp.

3.3. Dịch rửa mũi hầu

  • Bơm khoảng 2ml nước muối sinh lý vào một bên mũi, không cho bệnh nhân nuốt và thực hiện với cả 2 bên mũi;
  • Thu dịch rửa vào cốc nhựa;
  • Cho dịch rửa vào môi trường vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Hiện nay, phương pháp Rapid Antigen Testing là xét nghiệm được áp dụng ở hầu hết cơ sở y tế với độ nhạy 80-90% và độ đặc hiệu trên 90%. Tuy nhiên, các xét nghiệm virus RSV không mang nhiều ý nghĩa vì chẩn đoán và điều trị chủ yếu dựa vào lâm sàng bệnh nhân.

Lợi ích lớn nhất của xét nghiệm virus RSV là phát hiện, cách ly những bệnh nhân dương tính để giảm khả năng lây lan bệnh thành dịch. Do đó, chỉ một số đối tượng nguy cơ cao mới được chỉ định xét nghiệm virus RSV và khi kết quả dương tính bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng ribavirin.

Rửa mũi cho trẻ

4. Những đối tượng nào cần xét nghiệm virus RSV?

Khi bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc nguồn bệnh và có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus RSV viêm phổi thì cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán. Một số đối tượng nguy cơ cao nhiễm virus RSV cần được xét nghiệm:

  • Trẻ sinh non hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn chỉnh;
  • Trẻ sơ sinh hoặc nhũ nhi từ 1 đến 2 tháng tuổi.
  • Trẻ bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng hô hấp tái phát;
  • Trẻ suy dinh dưỡng;
  • Người lớn tuổi, tiền căn bệnh tim, ung thư hoặc nhiễm HIV;
  • Người có tiền sử mắc bệnh lý hô hấp mãn như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc những người nghiện hút thuốc lá…

Virus RSV là loại virus nguy hiểm có thể gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp ở trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có loại vắc-xin phòng loại virus này và cũng không có phương pháp cụ thể nào dùng để điều trị đối với các bệnh nhân nhiễm RSV.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe thể chất của trẻ và giúp bé tăng trưởng tổng lực, nâng cao sức đề kháng, ngoài duy trì chính sách dinh dưỡng tương thích thì cha mẹ nên trang bị thêm cho mình kiến thức và kỹ năng về những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ cũng như chiêu thức xét nghiệm RSV, nhằm mục đích có giải pháp xử trí và đưa trẻ đến những TT y tế để những bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định triển khai xét nghiệm khi thiết yếu .

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ,… với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories