Vợ tiết kiệm kiểu “cơm thừa gạo thiếu”

Related Articles

Vợ anh Hưng chẳng biết tính toán chợ búa nên thức ăn toàn thừa mứa, bữa sau đun lại đồ của bữa trước. Có hôm, hai vợ chồng anh cố nuốt bát thịt gà rang gừng có… mùi lạ vì thịt gà cúng rằm ăn không hết, bỏ tủ lạnh nguyên tuần. Hậu quả là cả hai lăn lộn vì ‘Tào Tháo đuổi’, rên hừ hừ.

>> Lục đục vì vợ tiết kiệm

Vợ chồng anh Hưng mới kết hôn, chưa có con, sống cùng vợ chồng ông anh trai và bố mẹ nhưng là cảnh chung nhà riêng mâm. Vợ anh tính trẻ con, sáng đi chợ mua đồ ăn chẳng tiếc tiền nhưng nấu nướng ê chề sau đó thì lại tiếc, toàn đem đun lại, bỏ tủ lạnh, bữa sau mang đun lại, ăn không hết tiếp tục bỏ tủ lạnh. Nhiều khi tiếc đồ ăn, vợ anh cố ăn, còn bắt chồng cũng phải cố cho hết. Đồ ăn để lâu, không đảm bảo nên không ít lần, vợ chồng anh Hưng phải uống thuốc đau bụng sau khi ăn.

Có hôm vợ anh nấu nồi chè to tướng, múc biếu bố mẹ và vợ chồng ông anh ở tầng dưới vẫn còn thừa nửa nồi. Ăn xong, vợ anh đổ chè thừa vào hộp nhựa, bỏ tủ lạnh. Đến ngày thứ ba, vợ anh mới nhớ đem ra đun lại để ăn thì thấy chua loét. Trót uống một hụm chè nên anh Hưng cũng bị đau bụng.

Hoa quả ngày nào vợ anh cũng mua, ăn không hết, bọc trong túi nilon bỏ tủ lạnh đến khi mang ra ăn kiểu gì cũng õng nước hoặc ủng. Dù anh Hưng đã gắng sức can vì sợ ngộ độc thực phẩm nhưng vợ anh vẫn cố ăn. Ăn xong lại thấy vợ anh kêu đau bụng. Không ít lần, anh phải gào lên với vợ: “Ngày nào cũng đi chợ, em phải tính chứ. Nhà có hai vợ chồng mà mua rõ lắm rồi lại cố ăn toàn đồ hỏng” khiến vợ anh dỗi: “Có giỏi thì mai anh đi chợ thay em”.

Đừng để ‘cơm thừa gạo thiếu’

Là phụ nữ, chuyện cân đối chi tiêu, trợ búa là rất cần thiết. Nhưng mua bao nhiêu, mua thứ gì cho vừa đủ ăn, tránh thừa, không thiếu thì không phải dễ. Ví như chuyện nấu một nồi cơm, nấu ít thì bị kêu là không đủ ăn, mai nấu tăng thêm thì ăn không hết lại bị kêu là lãng phí. Chuyện mớ rau, cân thịt, con cá… cũng vậy. Người nấu phải tính đã đành đến người ăn lúc ăn nhiều, khi ăn ít, món thích thì ăn nhiều, món không thích thì ăn ít… nên rất khó làm sao cho bữa ăn đủ dinh dưỡng lại đủ lượng.

Trong nhà, một người vợ khéo léo chi tiêu sẽ biết linh hoạt khi đi chợ, nấu nướng… để không làm lãng phí đồ ăn nhưng cũng không khiến bữa cơm gia đình quá đạm bạc, nhất là phải đảm bảo được yếu tố an toàn trong thực phẩm. Với số thành viên cũng như hiểu được khẩu vị của các thành viên trong gia đình, người vợ có thể biết tăng – giảm các món khi cần; đồng thời, biết chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách, không vì tiếc mà sử dụng đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo an toàn…

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories