Thế nào là hiện tượng nhau bám thấp?

Related Articles

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Nhau bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Tùy thuộc vào vị trí bám của bánh nhau mà có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi.

1. Hiện tượng nhau bám thấp là gì?

Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung.

Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung- nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao. Vị trí bánh nhau bám có thể được cải thiện tốt hơn khi tuổi thai càng lớn và tử cung phát triển lớn lên kéo theo vị trí nhau về phía đáy tử cung. Do bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo, nên đa số trường hợp nhau bám thấp phải mổ lấy thai.

Nhau thai

2. Dấu hiệu của hiện tượng nhau bám thấp

Về dấu hiệu để nhận biết nhau bám thấp là trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, đột ngột sản phụ bị ra huyết không rõ nguyên nhân, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục. Lượng máu ra thường ít trong những lần đầu, sau đó tình trạng ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần và lần sau thường ra máu nhiều hơn lần trước. Trong trường hợp thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, giao hợp… thì dễ bị ra máu hơn.

Hiện nay qua siêu âm, ngoài việc khảo sát hình thái thai nhi, ước tính trọng lượng qua các số đo…, bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung, ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau, bám thấp, nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm.

Vì vậy, khi thấy hiện tượng kể trên bà mẹ nên đi khám để phát hiện sớm nhau tiền đạo và có biện pháp xử trí an toàn và giảm những nguy cơ cho cả mẹ và con.

3. Những nguy hiểm của nhau bám thấp

Nhau bám thấp có thể dẫn đến nguy cơ băng huyết trong thai kỳ và khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.

  • Đối với bà mẹ: do tình trạng chảy máu lặp đi lặp lại trong suốt quá trình mang thai nên sản phụ thường bị thiếu máu, dễ bị sinh non. Vì đoạn dưới tử cung bị thiếu cơ thắt nên thường xảy ra hiện tượng xuất huyết sau sinh, sản phụ có thể bị sốc do mất máu quá nhiều. Trường hợp nhau tiền đạo bám gần cổ tử cung, sau khi sinh nhau bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu bánh nhau cài chặt vào cơ tử cung không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung được.

Đối với thai nhi: do người mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, suy thai. Hơn nữa do nguyên nhân người mẹ bị ra huyết quá nhiều, để đảm bảo an toàn cho người mẹ thì bắt buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm mà không kể thai đã đủ tháng hay chưa. Khi đó khả năng trẻ sơ sinh có non tháng rất cao và bé rất dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như bị suy hô hấp, thiếu cân. Ngoài ra, vì bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến tình trạng ngôi thai bất thường (ngôi mông hay ngôi ngang).

Trẻ sinh non

4.Cách xử trí nhau tiền đạo như thế nào?

Khi sản phụ thấy ra huyết âm đạo, cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được khám xác lập và điều trị. Tùy theo mức độ ra huyết âm đạo và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định hành động chấm hết thai kỳ hay dưỡng thai thêm .

Nếu được dưỡng thai thêm, thai phụ cần đảm bảo nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng. Đối với trường hợp thai nhi còn non tháng và nhau bám thấp không cản trở lối ra của thai nhi hoặc nếu bánh nhau bám bên, bám mép hoặc che một phần cổ tử cung thì thai phụ có thể nghỉ tại giường ở nhà, hạn chế vận động, không để bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng để tránh kích thích tử cung gây chảy máu, tránh quan hệ tình dục, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần thì nhập bệnh viện có khoa sản để mẹ và thai nhi được theo dõi sát.

Chỉ định mổ lấy thai không phải là bắt buộc cho tất cả các trường hợp, chỉ mổ lấy thai cho những trường hợp như nhau tiền đạo ra huyết nhiều bất kể tuổi thai nào, nhau tiền đạo trung tâm và thai đủ trưởng thành, lúc trẻ có khả năng sống được khi ra khỏi buồng tử cung, nhau tiền đạo bám trung tâm; còn những trường hợp nhau bám thấp hay bám mép có thể sinh ngả âm đạo được nếu không kèm một bất thường nào khác.

Về dự phòng bệnh nhau bám thấp, tốt nhất là nên kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sinh đẻ nhiều, không nạo phá thai nhiều lần.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe thể chất của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra ngặt nghèo. Thai phụ cần :

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết cụ thể về những gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui mắt liên hệ với những Bệnh viện và phòng khám thuộc mạng lưới hệ thống Y tế Vinmec trên toàn nước .

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories