Soy protein là gì ? Có gây hại sức khỏe không – Thể Hình Vip

Related Articles

  • Soy protein là gì ?
  • Giá trị dinh dưỡng của soy protein
  • Tại sao người ta nói soy protein không tốt ?
  • Đánh giá chất lượng soy protein
  • So sánh soy protein với các nguồn protein khác

Nếu đã tích lũy được một lượng kiến thức gym tương đối, thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của protein đối với cơ thể. Với một người có chế độ dinh dưỡng bình thường thì việc nạp đủ protein sẽ chẳng có gì khó khăn.

Tuy nhiên, nếu là một người ăn chay thì có lẽ bạn sẽ cần sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như soy protein để thay thế thức ăn có nguồn gốc động vật. Vậy

Soy protein là gì ?

Soy protein có nghĩa là protein đậu nành – một dạng protein được phân tách từ loại đậu cùng tên. Hay cụ thể hơn thì khái niệm này đề cập đến phần amino acid có trong đậu nành (glycine max).

Soy Protein là gì ? Có gây hại sức khỏe không

Soy protein được sản xuất từ bột đậu nành đã được tách vỏ và khử chất béo. Đậu nành tách vỏ và khử béo sẽ được xử lý để cho ra các sản phẩm thương mại giàu protein.

Ví dụ như bột đậu nành (soy flour), soy protein concentrate và soy protein isolate. Soy protein isolate đã được sử dụng từ năm 1959 trong thực phẩm nhờ các đặc tính hữu ích.

  • Bột đậu nành
  • Soy protein concentrate
  • Soy protein isolate

Soy protein thường tập trung trong protein bodies (bào quan tế bào có màng bao bọc chứa các protein dự trữ nằm trong nội nhũ tinh bột của ngũ cốc). Chúng được ước tính chứa ít nhất 60-70% tổng lượng protein của đậu nành.

Đậu nành là loại đậu được biết đến nhiều nhất với tác dụng tạo ra đậu phụ. Ngoài ra, chúng còn là một nguồn protein phổ biến cho những người theo chế độ vegan. Soy protein nổi tiếng chủ yếu bởi vì chúng là một nguồn protein hoàn chỉnh.

Điều này có nghĩa là chúng có thể cung cấp tất cả các EAA với hàm lượng đầy đủ cho chế độ dinh dưỡng của bạn (dù chúng là một nguồn đạm thực vật). Nếu chưa từng biết đến EAA thì bạn hãy tham khảo bài viết

Soy protein là một trường hợp khá đặc biệt. Bởi vì khái niệm protein hoàn chỉnh thường chỉ xuất hiện ở các nguồn đạm động vật. Đậu nành là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, ngon miệng và khá đa năng trong việc sản xuất thực phẩm.

Do đó, những điều này cho phép đậu nành trở thành một loại thực phẩm chính đối với những người không ăn nhiều thịt hoặc không ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Xem thêm:

Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng soy protein là nguồn protein không tốt cho sức khỏe. Ngoài các amino acid, đậu nành còn chứa nhiều hợp chất khác trong chúng. Và nổi tiếng nhất là soy isoflavones….

Các chất có liên quan đến estrogen và chất ức chế trypsin (những hợp chất kỳ lạ chống ung thư nhưng chống lại protein). Vì đậu nành là một loại đậu giàu dinh dưỡng, nên mặc định chúng cũng có xu hướng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Thế nhưng chúng ta sẽ không tập trung vào điều đó quá nhiều trong bài viết này. Mà thay vào đó, chúng ta sẽ tập trung vào những phân tử khiến mọi người nghĩ soy protein là xấu.

Giá trị dinh dưỡng của soy protein

Bột soy protein isolate được sản xuất từ các mảnh đậu nành khử chất béo đã được rửa trong cồn hoặc nước để loại bỏ đường và fiber. Sau đó các mảnh đậu nành bị khử nước và được biến thành bột.

Xem thêm:

Các loại sản phẩm soy protein isolate chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Chúng cũng từng được sử dụng để làm sữa đậu nành công thức cho trẻ sơ sinh (soy formula).

Xem thêm:

Bên cạnh đó, bột soy protein còn được sử dụng như một phiên bản thay thế cho nhiều loại thịt và sữa. Thành phần dinh dưỡng của một ounce (28 gram) bột soy protein isolate sẽ bao gồm:

Mức năng lượng 95

  • Calo: 95
  • Fat: 1 gram
  • Carbs: 2 grams
  • Fiber: 1,6 grams
  • Protein: 23 grams

Mặc dù là một nguồn protein thực vật khá tốt, tuy nhiên bột soy protein isolate cũng có chứa phytates – một chất có thể làm giảm khả năng hấp thu các loại khoáng chất.

Tại sao người ta nói soy protein không tốt ?

Đậu nành bị tấn công chủ yếu là do kết hợp của sự cường điệu đi sai hướng và các giải thích sai thực tế về dữ liệu trên chủ đề này. Giống như một giọt nước không có ý nghĩa gì đối với đại dương…

Một số thứ có thể tồi tệ về mặt bản chất, thế nhưng ảnh hưởng của chúng lại nhỏ đến mức không đáng lo ngại. Trong đó, hầu hết sự ghét bỏ soy protein đều hướng đến các chất phytoestrogens của chúng.

Soy isoflavones và estrogen

Isoflavones là một phần của nhóm chất phytoestrogen. Khái niệm phytoestrogen (phyto- có nghĩa là thực vật) chủ yếu đề cập cụ thể đến hai hợp chất giống estrogen, thường được tìm thấy trong đậu nành.

Hai loại phytoestrogen này là genistein và daidzein. Ngoài hai khái niệm trên, thì chúng ta cũng có thể tìm thấy các thuật ngữ “genistin” và “daidzin” (thiếu chữ E) và “equol” được nhiều người nhắc đến khi…

Nói về các loại isoflavone đậu nành (soy isoflavones). Trong đó, hai thuật ngữ đầu tiên là khái niệm chỉ các glycoside của phytoestrogen. Còn equol là một loại phytoestrogen khác, chúng là sản phẩm phân giải của genistein…

Và có lẽ là sở hữu tính chất estrogen (estrogenic) nhiều nhất trong cả ba. Những phân tử này được gọi là phytoestrogen, bởi vì chúng tác động lên thụ thể estrogen trong nỗ lực kích hoạt các thụ thể này.

Nếu thành công, phytoestrogen có thể truyền tải các hiệu ứng giống estrogen lên tế bào bị ảnh hưởng. Chỉ riêng điều này cũng đã đủ để khiến một số người tránh xa đậu nành.

Họ nghĩ rằng việc ăn đậu phụ (đậu hũ) sẽ khiến họ bị teo tinh hoàn (đối với nam giới), phát triển nhiều mô mỡ, khiến nam giới phát triển ngực phụ nữ (nữ hóa tuyến vú).

Thế nhưng trên thực tế, thì estrogen giúp bảo vệ chức năng thần kinh, hỗ trợ duy trì cơ bắp thông qua các tế bào

Soy protein ảnh hưởng nồng độ estrogen ?

Nhiều nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh đã chỉ ra rằng, isoflavone đậu nành (soy isoflavones) có liên quan đến những sự cải thiện giống như tác dụng của hormone estrogen.

Tuy nhiên, sau mãn kinh đồng nghĩa với việc những phụ nữ tham gia nghiên cứu bị thiếu hụt estrogen. Ở những người phụ nữ trẻ, thì kết quả dường như không cho thấy nhiều thay đổi trong động học estrogen (estrogen kinetics).

Đối với nam giới thì hàm lượng đậu nành được tiêu thụ, thật sự có liên quan tiêu cực với estrogen. Một

Đã ghi nhận một sự suy giảm đáng kể về nồng độ testosterone khi các đối tượng tiêu thụ đậu nành. Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại không ghi nhận bất kỳ ảnh hưởng nào đến nồng độ testosterone ở các đối tượng nam giới trẻ tuổi.

Xem thêm:

Cụ thể thì nghiên cứu này cho thấy rằng, việc bổ sung 12 tuần với soy protein không làm giảm testosterone hoặc ức chế sự thay đổi LBM ở các đối tượng tham gia.

Không chỉ vậy, một

Nói tóm lại, soy protein dường như khá trung tính đối với hệ thống hormone ở những người khỏe mạnh. Chúng dường như chỉ cho thấy hiệu lực trong những trường hợp thiếu hụt estrogen.

Xem thêm:

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là soy protein hoàn toàn không ảnh hưởng đến hormone testosterone. Chúng ta cần nhiều nghiên cứu chi tiết và kỹ lưỡng hơn về vấn đề này.

Soy isoflavones giống với SARMs ?

Isoflavones có thể có vai trò điều chỉnh hoạt động của androgen và estrogen. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy, soy protein không có ảnh hưởng đến mức testosterone.

Trong khi đó, đôi khi một số

Ở đối tượng này, kết quả cho thấy một sự suy giảm 40% trong bốn tuần và thêm 30% trong hai tuần tiếp theo. Nói cách khác, trong khi những người khác trong nghiên cứu đều ổn, thì anh chàng này đã có một khoảng thời gian thật sự tồi tệ.

Điều này có thể có ý nghĩa về mặt lý thuyết khi chúng ta nói về cách isoflavones tương tác với các thụ thể androgen và estrogen, hoặc thảo luận về SARMs hoặc SERMs (selective estrogen receptor modulators).

Xem thêm:

SARMs hoặc SERMs là các phân tử kích hoạt và cũng đồng thời ngăn chặn các thụ thể trong cơ thể. Theo một cách nào đó, chúng giống như việc người tài xế giỏi thứ hai làm một công việc giống như người giỏi nhất.

Thế nhưng vì họ đang thực hiện cùng 1 công việc đó, nên người giỏi nhất sẽ không thể hoạt động. Nói cách khác, khi chiếc chìa khóa SARMs / SERMs đang tra vào ổ khóa…

Thì các loại chìa khác sẽ không thể hoạt động được. Bằng cách kích hoạt các thụ thể, SARMs / SERMs có thể làm tăng tín hiệu, từ đó dẫn đến các hiệu ứng giống như hormone.

Tuy nhiên, do yếu hơn hormone, nên chúng có thể gián tiếp làm giảm các tác động giống như hormone, bằng cách ngăn chặn các hormone kết nối với thụ thể và tác động trên các thụ thể này.

Không chỉ SARMs có đặc điểm tương tự khi tiêm cho người (giúp ích cho những người có androgen thấp, không có tác dụng quá nhiều ở những người có nội tiết tố androgen tốt, và làm suy giảm với những người có androgen rất cao).

Mà ở chuột, genistein (soy isoflavones) đã được chứng minh là còn có cả tác dụng gây ức chế androgen. Khi ở những con chuột bị thiến, chúng đã giúp kích hoạt thụ thể androgen.

Vậy về mặt bản chất, liệu chúng ta có thể gọi gọi đậu nành là androgen? Câu trả lời là “có thể”. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, những con chuột trong nghiên cứu đã bị thiến. Và nếu kết quả đó thật sự xảy ra ở người…

Thì đó sẽ là hiện tượng mà chúng ta gọi là “andropause” (trường hợp nội tiết tố androgen suy giảm trong quá trình lão hóa) hoặc chấn thương tinh hoàn. Nói tóm lại, soy isoflavones dường như có tác dụng…

Giúp “san bằng các ngọn đồi và lấp đầy các thung lũng”, mang lại tác dụng bình thường hóa nồng độ hormone bất thường. Nói cách khác, soy isoflavones giúp điều chỉnh các nồng độ hormone quá cao hoặc quá thấp về ngưỡng bình thường.

Đây sẽ là một điều tốt nếu bạn không muốn hệ thống nội tiết tố của mình bất thường, nhưng có lẽ đây sẽ không phải là điều tốt nhất cho những người sử dụng steroid.

Đánh giá chất lượng soy protein

Ngoài việc bị tấn công vì có chứa isoflavones, thì soy protein còn thường bị chê bai chỉ đơn giản là vì chúng là một loại protein “xấu” (không chất lượng). Tuy nhiên, đây là một tuyên bố bị thổi phổng quá mức so với sự thật.

Soy protein và chất ức chế trypsin

Thuật ngữ chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor) có xu hướng đề cập đến một nhóm các peptides có kích thước vừa phải (các nhóm amino acids trong các trình tự cụ thể) được gọi là…

Bowman-Birk protease inhibitors (BBIs) – các peptides có thể ức chế nhiều enzyme có vai trò tiêu hóa hoặc phân giải protein (proteases). Đối với đậu nành, chúng có các peptide có thể ức chế các enzyme trypsin và chymotrypsin.

Xem thêm:

Hai enzyme này được tiết ra từ tuyến tụy vào ruột để giúp cơ thể phân giải protein trong chế độ ăn uống thành các amino acid để chúng ta thật sự có thể hấp thụ chúng.

Nếu các enzyme này được ức chế thành công, thì chúng ta sẽ hấp thụ ít protein hơn. Và điều này vốn dĩ sẽ làm giảm chất lượng protein của bất kỳ loại protein nào mà chúng ta ăn.

Nếu bạn đang tự hỏi: “Tại sao 1 nguồn protein lại có các enzyme ngăn chặn quá trình tiêu hóa protein trong chúng?”, thì hãy nhớ rằng, thực vật về bản chất là những sinh vật sống không muốn bị ăn thịt…

Và đôi khi chúng sẽ tự hình thành các lớp bảo vệ. Ví dụ, bông cải xanh phát triển vị đắng để khiến những kẻ săn mồi không ăn chúng. Mặt khác, các chất resveratrol và caffeine…

Được gọi là phytoalexins sẽ khiến côn trùng bị co giật như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên. Tuy nhiên, do con người cứng đầu một cách kỳ lạ và sẽ ăn bất cứ thứ gì, nên những thứ này có xu hướng không hoạt động đối với chúng ta.

Xem thêm:

Thậm chí, ngay cả khi cá nóc hoàn toàn có thể gây tử vong, thế nhưng chúng ta vẫn ăn loại cá này. Bởi vì đôi khi con người chúng ta là những sinh vật khá ngớ ngẩn. Vậy còn những BBIs này thì sao?

Ở dạng hoàn toàn chưa qua chế biến (trong đậu nành sống), BBIs không chỉ làm suy giảm quá trình tiêu hóa protein mà còn có thể gây ra tình trạng oxidative stress trong các cơ quan tiêu hóa.

Cụ thể, các nghiên cứu về việc sử dụng đậu nành trong thức ăn chăn nuôi có xu hướng ghi nhận sự tổn thương tuyến tụy theo cách này, vì chúng được khuyến khích tiết ra quá mức một hormone gọi là cholecystokinin (CCK).

Đậu nành sống đã từng được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng hypertrophy đối với các cơ quan tiêu hóa bao gồm tuyến tụy (không giống như cơ bắp, sự hypertrophy các cơ quan nội tạng không phải là điều tốt).

Xem thêm:

Và gần đây, nhiều người đã có sự thay đổi trong suy nghĩ rằng, các chất BBIs không phải là tác nhân gây ra điều này (mặc dù bằng chứng trước đây đã cho thấy điều đó).

Hiện nay, nguyên nhân được cho là một thứ khác, nhưng ít nhất chúng ta vẫn biết được nguồn gây hại là “đậu nành thô”. Đây là lý do mà khi mọi người nói đậu nành thô độc hại, thì về bản chất là họ đã đúng.

Bây giờ, một số điều sau đây sẽ được áp dụng cho đậu nành thô. Các BBIs có tính đàn hồi, và 10 phút đun sôi không thể phá vỡ chúng. Thế nhưng, đến cuối cùng thì chúng có thể bị phá hủy…

Và chúng ta có thể tuyên bố rằng, bất kỳ nguyên nhân nào khiến “đậu nành sống” trở nên độc hại sẽ không phải là vấn đề sau khi được chế biến đúng cách. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn sử dụng đậu nành trong thức ăn chăn nuôi ngày nay.

Xem thêm:

Vì chúng ta đã làm cho chúng không còn gây hại cho động vật. Những kỹ thuật chế biến này cũng chính là những gì được các nhà máy sử dụng đối với các loại thực phẩm bổ sung và nguồn cung thực phẩm.

Như vậy, trừ khi ăn đậu nành edamame hàng ngày, thì bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì đáng kể. Cuối cùng, còn một điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là nghiên cứu gần đây về BBIs thật sự cho thấy chúng là các hợp chất chống ung thư.

Và chúng không chỉ giúp chống ung thư ruột già, vì BBIs nằm trong số các peptides có thể được hấp thụ nguyên vẹn vào máu và được bài tiết ra ngoài, nên chúng có thể đi vào bên trong cơ thể chứ không chỉ dừng lại ở trong ruột.

BBIs thậm chí đã có các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II cho thấy chúng hiệu quả. Nói tóm lại, BBIs dường như làm giảm khả năng tiêu hóa protein. Mặc dù có thể sẽ là không thận trọng khi tiêu thụ chúng…

Thế nhưng chúng ta không thể nói rằng, BBIs là nguyên nhân gây ra độc tính của đậu nành sống. Ngoài ra, BBIs không chỉ dành riêng cho đậu nành. Mà ngay cả fenugreek, cám gạo và lúa mạch cũng có chúng.

Xem thêm:

Tuy nhiên, đến cuối cùng, thì bạn không nên tiêu thụ quá nhiều đậu nành thô (sống). Ngoài ra, chúng ta nên ngâm đậu nành trước khi sử dụng, và tốt nhất là nên để qua đêm.

Chất lượng của protein trong đậu nành

Với sự tồn tại của các chất ức chế Bowman-Birk (Bowman-Birk inhibitors) mà chúng ta vừa đề cập bên trên, liệu điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng protein tổng thể của đậu nành?

Xét trên thực tế thì câu trả lời cho vấn đề này là: không quá nhiều. Chúng ta có một lý do khiến soy protein là loại protein tham chiếu đầu tiên tồn tại (loại protein được dùng để so sánh với tất cả các loại protein khác).

Đó là vì vào thời điểm đó, soy protein thật sự là loại “bột protein” được biết đến kỹ lưỡng nhất. Lưu ý rằng, soy protein không phải là loại protein tổng thể được biết đến kỹ lưỡng nhất vào thời đó.

Mà điều này xảy ra với những quả trứng khiêm tốn mà chúng ta thường ăn, khi hệ thống điểm xếp hạng protein đầu tiên được tạo ra thông qua chỉ số “giá trị sinh học” (Biological Value / BV) của trứng được gán cho giá trị tham chiếu là 100 điểm.

Và đậu nành lúc này đạt 96 điểm. Cả hai sau đó đều bị đánh bại hoàn toàn bởi whey protein, thứ phá vỡ thang đo chất lượng với các giá trị trên 100 (mặc dù các giá trị thay đổi đa dạng, nhưng thường là trong khoảng từ 100 đến 120).

Xem thêm:

Thứ mà ngày nay được biết đến là nguồn protein dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ nhất. Vậy soy protein có phải là loại protein tốt nhất? Câu trả lời rõ ràng là không, thậm chí ngay cả khi chúng ta mở rộng xem xét nhiều phép đo lường khác ngoài BV.

Tuy nhiên, việc trở thành “á quân” cũng không phải là điều quá tệ. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của soy protein đủ đáng tin cậy để chúng thật sự được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học (như nhóm đối chứng hoặc nhóm giả dược).

Khi nghiên cứu về lợi ích của whey protein, bạn không thể chỉ cung cấp whey protein cho nhóm này và không cung cấp gì cho nhóm kia. Mà thay vào đó chúng ta cần cung cấp cho họ một số nguồn protein để cân bằng mọi thứ.

Và soy protein từ lâu đã được sử dụng để làm nguồn protein tham chiếu. Nói tóm lại, soy protein rõ ràng không phải là nguồn protein tốt nhất hiện có. Thế nhưng, chúng là một nguồn protein rất đáng được “trân trọng”.

Soy protein đủ đáng tin cậy và bổ dưỡng để được sử dụng như một loại protein tham chiếu, nhằm làm mốc so sánh với những loại protein khác trong các nghiên cứu khoa học.

So sánh soy protein với các nguồn protein khác

Ngay cả khi đậu nành (soy) là một nguồn đạm tốt, thì chúng ta vẫn còn rất nhiều loại protein tuyệt vời ở ngoài kia. Và thông thường thì mọi người sẽ không mua nhiều loại protein – do các yếu tố như sở thích, chi phí.

Mà thay vào đó, họ sẽ chỉ mua loại protein tốt nhất cho bản thân mình. Và để xem liệu soy protein có phải là nguồn protein dành cho bạn hay không, thì chúng ta sẽ cần so sánh chúng với những loại khác.

Soy protein và protein từ sữa

Protein từ sữa (dairy protein) đề cập đến milk protein và cụ thể hơn là các dạng phụ của chúng là whey và casein protein. Whey protein được mệnh danh là vua của các loại protein vì chúng có khả năng tiêu hóa đáng kinh ngạc.

Whey thậm chí còn đánh bại cả trứng và đậu nành trong trò chơi của riêng chúng trên thước đo BV. Ngoài ra, whey cũng có một số lợi ích sức khỏe liên quan đến huyết áp (do các peptides của riêng chúng)…

Và mức độ cao của các amino acids cụ thể mà người tập thể hình muốn tiêu thụ, ví dụ như BCAAs và

Xem thêm:

Nhờ có hàm lượng canxi cao hơn đáng kể (đôi khi cung cấp 60% RDA trong một muỗng duy nhất) và với khả năng tạo gel để tạo ra bánh pudding, casein là một lựa chọn lý tưởng cả về sức khỏe và các lý do thực tế trong cuộc sống.

Đây cũng là điều khá dễ hiểu, bởi vì trên góc độ cuộc sống, ngay cả khi một chiếc bánh pudding chỉ đơn giản là có vị “ngon” hơn là đẹp mắt và thậm chí là không có độ đàn hồi…

Thì nếu chúng có thành phần dinh dưỡng tương tự như một miếng ức gà luộc, đa số mọi người vẫn sẽ vui vẻ ăn chúng hơn là một miếng ức gà nhàm chán ngấy đến tận cổ.

Mặt khác, khi nói đến sức khỏe, các nguồn protein từ sữa và đậu nành đang được so sánh một cách quá tập trung vào các tiểu tiết mà quên đi bức tranh tổng thể. Casein có thể là lựa chọn tốt hơn để bổ sung canxi.

Whey là lựa chọn cho người bị huyết áp và soy protein dành cho phụ nữ sau mãn kinh. Thế nhưng sự khác biệt về hiệu lực có thể dễ dàng bị vượt qua chỉ bằng cách ăn thêm một khẩu phần rau củ khác.

Để xây dựng cơ bắp, chúng ta nên trao trao vương miện cho các loại protein từ sữa (whey hoặc casein). Thế nhưng thành thật mà nói, thì đây là một cuộc chiến khá cân sức.

Lý do khiến chúng ta nên lựa chọn protein từ sữa là bởi vì “không” có nghiên cứu nào cho thấy, đậu nành vượt trội hơn so với whey. Thế nhưng, không phải lần nào whey cũng thắng.

Cụ thể, đôi khi việc bổ sung soy protein và whey đã

Còn đối với mục đích sức khỏe, hãy chọn loại protein cung cấp các “lợi ích phụ” mà bạn thích nhất. Tuy nhiên, nhìn chung thì phần lớn các lợi ích là tương tự nhau và chúng xuất hiện chỉ đơn giản là do sự gia tăng lượng protein tiêu thụ tổng thể.

Soy protein so với rice và pea protein

Hỗn hợp protein gạo và pea protein rất phổ biến đối với những người theo chế độ vegan, vì chúng cũng là một nguồn protein thực vật tương tự như đậu nành (soy protein).

Xem thêm:

Với sự kết hợp của chúng, điều này sẽ tạo thành một hồ sơ amino acid hoàn chỉnh. Ngoài ra, chúng cũng có mùi vị khá ngon, có kết cấu tốt tạo cảm giác ngon miệng và nói chung là một sự kết hợp tuyệt vời cho mục đích sản xuất và hương vị.

Ở dạng bột, protein gạo và pea protein cũng có thể mang lại mùi vị tốt như các nguồn protein thực vật khác. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng thì chúng không chiếm ưu thế hơn so với soy protein.

Cả hai loại đều khá giống nhau về chất lượng protein của chúng. Sự khác biệt lớn duy nhất của chúng là, trong khi đậu nành là một loại protein mà bạn có thể sẽ phải tính đến các yếu tố khác bên trong chúng…

Thì protein gạo và pea protein khá trơ và không chứa nhiều hợp chất ẩn khác. Thông thường, các công ty sản xuất thực phẩm bổ sung chọn con đường an toàn, sẽ sử dụng protein gạo và pea protein.

Đơn giản vì họ sẽ có thể tránh được cuộc tranh luận về việc “đậu nành tốt hay xấu” và tập trung nhiều hơn vào hương vị của sản phẩm. Nói tóm lại, chất lượng của soy protein và hỗn hợp protein gạo / pea protein là gần như tương tự nhau.

Và nếu quá tập trung vào các tiểu tiết bằng cách cố gắng ép buộc một trong số chúng phải “tốt hơn” so với loại còn lại, thì bạn sẽ dễ dàng bỏ quên đi bức tranh tổng thể.

Đó là đến cuối cùng thì cả 2 loại đều hoàn thành “công việc” và cung cấp cho bạn hàm lượng protein cần thiết. Thay vì những điều nhỏ nhặt này, thì cái mà bạn cần quan tâm là có muốn tiêu thụ isoflavone hay không.

Nếu đã tích lũy được một lượng kiến thức gym tương đối, thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của protein đối với cơ thể. Với một người có chế độ dinh dưỡng bình thường thì việc nạp đủ protein sẽ chẳng có gì khó khăn.Tuy nhiên, nếu là một người ăn chay thì có lẽ bạn sẽ cần sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như soy protein để thay thế thức ăn có nguồn gốc động vật. Vậy soy protein là gì và liệu chúng có an toàn hay không ?Soy protein có nghĩa là protein đậu nành – một dạng protein được phân tách từ loại đậu cùng tên. Hay cụ thể hơn thì khái niệm này đề cập đến phần amino acid có trong đậu nành (glycine max).Soy protein được sản xuất từ bột đậu nành đã được tách vỏ và khử chất béo. Đậu nành tách vỏ và khử béo sẽ được xử lý để cho ra các sản phẩm thương mại giàu protein.Ví dụ như bột đậu nành (soy flour), soy protein concentrate và soy protein isolate. Soy protein isolate đã được sử dụng từ năm 1959 trong thực phẩm nhờ các đặc tính hữu ích.Soy protein thường tập trung trong protein bodies (bào quan tế bào có màng bao bọc chứa các protein dự trữ nằm trong nội nhũ tinh bột của ngũ cốc). Chúng được ước tính chứa ít nhất 60-70% tổng lượng protein của đậu nành.Đậu nành là loại đậu được biết đến nhiều nhất với tác dụng tạo ra đậu phụ. Ngoài ra, chúng còn là một nguồn protein phổ biến cho những người theo chế độ vegan. Soy protein nổi tiếng chủ yếu bởi vì chúng là một nguồn protein hoàn chỉnh.Điều này có nghĩa là chúng có thể cung cấp tất cả các EAA với hàm lượng đầy đủ cho chế độ dinh dưỡng của bạn (dù chúng là một nguồn đạm thực vật). Nếu chưa từng biết đến EAA thì bạn hãy tham khảo bài viết EAA là gì của Thể Hình Vip.Soy protein là một trường hợp khá đặc biệt. Bởi vì khái niệm protein hoàn chỉnh thường chỉ xuất hiện ở các nguồn đạm động vật. Đậu nành là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, ngon miệng và khá đa năng trong việc sản xuất thực phẩm.Do đó, những điều này cho phép đậu nành trở thành một loại thực phẩm chính đối với những người không ăn nhiều thịt hoặc không ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.Xem thêm: Protein là gì ? Vai trò đối với cơ bắp Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng soy protein là nguồn protein không tốt cho sức khỏe. Ngoài các amino acid, đậu nành còn chứa nhiều hợp chất khác trong chúng. Và nổi tiếng nhất là soy isoflavones….Các chất có liên quan đến estrogen và chất ức chế trypsin (những hợp chất kỳ lạ chống ung thư nhưng chống lại protein). Vì đậu nành là một loại đậu giàu dinh dưỡng, nên mặc định chúng cũng có xu hướng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.Thế nhưng chúng ta sẽ không tập trung vào điều đó quá nhiều trong bài viết này. Mà thay vào đó, chúng ta sẽ tập trung vào những phân tử khiến mọi người nghĩ soy protein là xấu.Bột soy protein isolate được sản xuất từ các mảnh đậu nành khử chất béo đã được rửa trong cồn hoặc nước để loại bỏ đường và fiber. Sau đó các mảnh đậu nành bị khử nước và được biến thành bột.Xem thêm: Fiber là gì ? Nên ăn bao nhiêu grams mỗi ngày Các loại sản phẩm soy protein isolate chứa rất ít chất béo và không có cholesterol. Chúng cũng từng được sử dụng để làm sữa đậu nành công thức cho trẻ sơ sinh (soy formula).Xem thêm: Fat là gì ? Ăn bao nhiêu để tăng cơ giảm mỡ Bên cạnh đó, bột soy protein còn được sử dụng như một phiên bản thay thế cho nhiều loại thịt và sữa. Thành phần dinh dưỡng của một ounce (28 gram) bột soy protein isolate sẽ bao gồm:Mức năng lượng 95 calo, 1 gram fat, 2 grams carb, 1.6 grams fiber, 23 grams protein, sắt với 25% DV (Daily Value), photpho với 22% DV, đồng với 22% DV, mangan với 21% DV.Mặc dù là một nguồn protein thực vật khá tốt, tuy nhiên bột soy protein isolate cũng có chứa phytates – một chất có thể làm giảm khả năng hấp thu các loại khoáng chất.Đậu nành bị tấn công chủ yếu là do kết hợp của sự cường điệu đi sai hướng và các giải thích sai thực tế về dữ liệu trên chủ đề này. Giống như một giọt nước không có ý nghĩa gì đối với đại dương…Một số thứ có thể tồi tệ về mặt bản chất, thế nhưng ảnh hưởng của chúng lại nhỏ đến mức không đáng lo ngại. Trong đó, hầu hết sự ghét bỏ soy protein đều hướng đến các chất phytoestrogens của chúng.Isoflavones là một phần của nhóm chất phytoestrogen. Khái niệm phytoestrogen (phyto- có nghĩa là thực vật) chủ yếu đề cập cụ thể đến hai hợp chất giống estrogen, thường được tìm thấy trong đậu nành.Hai loại phytoestrogen này là genistein và daidzein. Ngoài hai khái niệm trên, thì chúng ta cũng có thể tìm thấy các thuật ngữ “genistin” và “daidzin” (thiếu chữ E) và “equol” được nhiều người nhắc đến khi…Nói về các loại isoflavone đậu nành (soy isoflavones). Trong đó, hai thuật ngữ đầu tiên là khái niệm chỉ các glycoside của phytoestrogen. Còn equol là một loại phytoestrogen khác, chúng là sản phẩm phân giải của genistein…Và có lẽ là sở hữu tính chất estrogen (estrogenic) nhiều nhất trong cả ba. Những phân tử này được gọi là phytoestrogen, bởi vì chúng tác động lên thụ thể estrogen trong nỗ lực kích hoạt các thụ thể này.Nếu thành công, phytoestrogen có thể truyền tải các hiệu ứng giống estrogen lên tế bào bị ảnh hưởng. Chỉ riêng điều này cũng đã đủ để khiến một số người tránh xa đậu nành.Họ nghĩ rằng việc ăn đậu phụ (đậu hũ) sẽ khiến họ bị teo tinh hoàn (đối với nam giới), phát triển nhiều mô mỡ, khiến nam giới phát triển ngực phụ nữ (nữ hóa tuyến vú).Thế nhưng trên thực tế, thì estrogen giúp bảo vệ chức năng thần kinh, hỗ trợ duy trì cơ bắp thông qua các tế bào satellite cells và giúp trì hoãn sự thoái hóa não ở cả hai giới tính.Nhiều nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh đã chỉ ra rằng, isoflavone đậu nành (soy isoflavones) có liên quan đến những sự cải thiện giống như tác dụng của hormone estrogen.Tuy nhiên, sau mãn kinh đồng nghĩa với việc những phụ nữ tham gia nghiên cứu bị thiếu hụt estrogen. Ở những người phụ nữ trẻ, thì kết quả dường như không cho thấy nhiều thay đổi trong động học estrogen (estrogen kinetics).Đối với nam giới thì hàm lượng đậu nành được tiêu thụ, thật sự có liên quan tiêu cực với estrogen. Một nghiên cứu của trường Gifu University School of Medicine (Nhật Bản)…Đã ghi nhận một sự suy giảm đáng kể về nồng độ testosterone khi các đối tượng tiêu thụ đậu nành. Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại không ghi nhận bất kỳ ảnh hưởng nào đến nồng độ testosterone ở các đối tượng nam giới trẻ tuổi.Xem thêm: LBM là gì ? Vai trò trong gym Cụ thể thì nghiên cứu này cho thấy rằng, việc bổ sung 12 tuần với soy protein không làm giảm testosterone hoặc ức chế sự thay đổi LBM ở các đối tượng tham gia.Không chỉ vậy, một nghiên cứu khác của trường University of Essex (Anh) cũng cho thấy rằng, việc bổ sung soy protein mang lại kết quả tương tự như whey protein trong việc gia tăng sức mạnh và LBM.Nói tóm lại, soy protein dường như khá trung tính đối với hệ thống hormone ở những người khỏe mạnh. Chúng dường như chỉ cho thấy hiệu lực trong những trường hợp thiếu hụt estrogen.Xem thêm: Testosterone là gì ? Vai trò khi tập gym tăng cơ Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là soy protein hoàn toàn không ảnh hưởng đến hormone testosterone. Chúng ta cần nhiều nghiên cứu chi tiết và kỹ lưỡng hơn về vấn đề này.Isoflavones có thể có vai trò điều chỉnh hoạt động của androgen và estrogen. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy, soy protein không có ảnh hưởng đến mức testosterone.Trong khi đó, đôi khi một số nghiên cứu khác lại cho thấy sự suy giảm 19 (±22) %. Nghiên cứu cụ thể đó đã được phản hồi bởi các nhà nghiên cứu khác, khi người ta đề cập rằng, một đối tượng duy nhất có thể đã làm sai lệch kết quả.Ở đối tượng này, kết quả cho thấy một sự suy giảm 40% trong bốn tuần và thêm 30% trong hai tuần tiếp theo. Nói cách khác, trong khi những người khác trong nghiên cứu đều ổn, thì anh chàng này đã có một khoảng thời gian thật sự tồi tệ.Điều này có thể có ý nghĩa về mặt lý thuyết khi chúng ta nói về cách isoflavones tương tác với các thụ thể androgen và estrogen, hoặc thảo luận về SARMs hoặc SERMs (selective estrogen receptor modulators).Xem thêm: SARMs là gì ? Có gây vô sinh không SARMs hoặc SERMs là các phân tử kích hoạt và cũng đồng thời ngăn chặn các thụ thể trong cơ thể. Theo một cách nào đó, chúng giống như việc người tài xế giỏi thứ hai làm một công việc giống như người giỏi nhất.Thế nhưng vì họ đang thực hiện cùng 1 công việc đó, nên người giỏi nhất sẽ không thể hoạt động. Nói cách khác, khi chiếc chìa khóa SARMs / SERMs đang tra vào ổ khóa…Thì các loại chìa khác sẽ không thể hoạt động được. Bằng cách kích hoạt các thụ thể, SARMs / SERMs có thể làm tăng tín hiệu, từ đó dẫn đến các hiệu ứng giống như hormone.Tuy nhiên, do yếu hơn hormone, nên chúng có thể gián tiếp làm giảm các tác động giống như hormone, bằng cách ngăn chặn các hormone kết nối với thụ thể và tác động trên các thụ thể này.Không chỉ SARMs có đặc điểm tương tự khi tiêm cho người (giúp ích cho những người có androgen thấp, không có tác dụng quá nhiều ở những người có nội tiết tố androgen tốt, và làm suy giảm với những người có androgen rất cao).Mà ở chuột, genistein (soy isoflavones) đã được chứng minh là còn có cả tác dụng gây ức chế androgen. Khi ở những con chuột bị thiến, chúng đã giúp kích hoạt thụ thể androgen.Vậy về mặt bản chất, liệu chúng ta có thể gọi gọi đậu nành là androgen? Câu trả lời là “có thể”. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, những con chuột trong nghiên cứu đã bị thiến. Và nếu kết quả đó thật sự xảy ra ở người…Thì đó sẽ là hiện tượng mà chúng ta gọi là “andropause” (trường hợp nội tiết tố androgen suy giảm trong quá trình lão hóa) hoặc chấn thương tinh hoàn. Nói tóm lại, soy isoflavones dường như có tác dụng…Giúp “san bằng các ngọn đồi và lấp đầy các thung lũng”, mang lại tác dụng bình thường hóa nồng độ hormone bất thường. Nói cách khác, soy isoflavones giúp điều chỉnh các nồng độ hormone quá cao hoặc quá thấp về ngưỡng bình thường.Đây sẽ là một điều tốt nếu bạn không muốn hệ thống nội tiết tố của mình bất thường, nhưng có lẽ đây sẽ không phải là điều tốt nhất cho những người sử dụng steroid.Ngoài việc bị tấn công vì có chứa isoflavones, thì soy protein còn thường bị chê bai chỉ đơn giản là vì chúng là một loại protein “xấu” (không chất lượng). Tuy nhiên, đây là một tuyên bố bị thổi phổng quá mức so với sự thật.Thuật ngữ chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor) có xu hướng đề cập đến một nhóm các peptides có kích thước vừa phải (các nhóm amino acids trong các trình tự cụ thể) được gọi là…Bowman-Birk protease inhibitors (BBIs) – các peptides có thể ức chế nhiều enzyme có vai trò tiêu hóa hoặc phân giải protein (proteases). Đối với đậu nành, chúng có các peptide có thể ức chế các enzyme trypsin và chymotrypsin.Xem thêm: Amino acid là gì ? Công dụng của amino Hai enzyme này được tiết ra từ tuyến tụy vào ruột để giúp cơ thể phân giải protein trong chế độ ăn uống thành các amino acid để chúng ta thật sự có thể hấp thụ chúng.Nếu các enzyme này được ức chế thành công, thì chúng ta sẽ hấp thụ ít protein hơn. Và điều này vốn dĩ sẽ làm giảm chất lượng protein của bất kỳ loại protein nào mà chúng ta ăn.Nếu bạn đang tự hỏi: “Tại sao 1 nguồn protein lại có các enzyme ngăn chặn quá trình tiêu hóa protein trong chúng?”, thì hãy nhớ rằng, thực vật về bản chất là những sinh vật sống không muốn bị ăn thịt…Và đôi khi chúng sẽ tự hình thành các lớp bảo vệ. Ví dụ, bông cải xanh phát triển vị đắng để khiến những kẻ săn mồi không ăn chúng. Mặt khác, các chất resveratrol và caffeine…Được gọi là phytoalexins sẽ khiến côn trùng bị co giật như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên. Tuy nhiên, do con người cứng đầu một cách kỳ lạ và sẽ ăn bất cứ thứ gì, nên những thứ này có xu hướng không hoạt động đối với chúng ta.Xem thêm: Caffeine là gì ? Có giúp giảm mỡ không Thậm chí, ngay cả khi cá nóc hoàn toàn có thể gây tử vong, thế nhưng chúng ta vẫn ăn loại cá này. Bởi vì đôi khi con người chúng ta là những sinh vật khá ngớ ngẩn. Vậy còn những BBIs này thì sao?Ở dạng hoàn toàn chưa qua chế biến (trong đậu nành sống), BBIs không chỉ làm suy giảm quá trình tiêu hóa protein mà còn có thể gây ra tình trạng oxidative stress trong các cơ quan tiêu hóa.Cụ thể, các nghiên cứu về việc sử dụng đậu nành trong thức ăn chăn nuôi có xu hướng ghi nhận sự tổn thương tuyến tụy theo cách này, vì chúng được khuyến khích tiết ra quá mức một hormone gọi là cholecystokinin (CCK).Đậu nành sống đã từng được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng hypertrophy đối với các cơ quan tiêu hóa bao gồm tuyến tụy (không giống như cơ bắp, sự hypertrophy các cơ quan nội tạng không phải là điều tốt).Xem thêm: Hypertrophy là gì ? Lợi hay hại Và gần đây, nhiều người đã có sự thay đổi trong suy nghĩ rằng, các chất BBIs không phải là tác nhân gây ra điều này (mặc dù bằng chứng trước đây đã cho thấy điều đó).Hiện nay, nguyên nhân được cho là một thứ khác, nhưng ít nhất chúng ta vẫn biết được nguồn gây hại là “đậu nành thô”. Đây là lý do mà khi mọi người nói đậu nành thô độc hại, thì về bản chất là họ đã đúng.Bây giờ, một số điều sau đây sẽ được áp dụng cho đậu nành thô. Các BBIs có tính đàn hồi, và 10 phút đun sôi không thể phá vỡ chúng. Thế nhưng, đến cuối cùng thì chúng có thể bị phá hủy…Và chúng ta có thể tuyên bố rằng, bất kỳ nguyên nhân nào khiến “đậu nành sống” trở nên độc hại sẽ không phải là vấn đề sau khi được chế biến đúng cách. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn sử dụng đậu nành trong thức ăn chăn nuôi ngày nay.Xem thêm: Thực phẩm bổ sung là gì ? Có hại thận không Vì chúng ta đã làm cho chúng không còn gây hại cho động vật. Những kỹ thuật chế biến này cũng chính là những gì được các nhà máy sử dụng đối với các loại thực phẩm bổ sung và nguồn cung thực phẩm.Như vậy, trừ khi ăn đậu nành edamame hàng ngày, thì bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì đáng kể. Cuối cùng, còn một điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là nghiên cứu gần đây về BBIs thật sự cho thấy chúng là các hợp chất chống ung thư.Và chúng không chỉ giúp chống ung thư ruột già, vì BBIs nằm trong số các peptides có thể được hấp thụ nguyên vẹn vào máu và được bài tiết ra ngoài, nên chúng có thể đi vào bên trong cơ thể chứ không chỉ dừng lại ở trong ruột.BBIs thậm chí đã có các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II cho thấy chúng hiệu quả. Nói tóm lại, BBIs dường như làm giảm khả năng tiêu hóa protein. Mặc dù có thể sẽ là không thận trọng khi tiêu thụ chúng…Thế nhưng chúng ta không thể nói rằng, BBIs là nguyên nhân gây ra độc tính của đậu nành sống. Ngoài ra, BBIs không chỉ dành riêng cho đậu nành. Mà ngay cả fenugreek, cám gạo và lúa mạch cũng có chúng.Xem thêm: Fenugreek là gì ? Có giúp tăng sinh lý không Tuy nhiên, đến cuối cùng, thì bạn không nên tiêu thụ quá nhiều đậu nành thô (sống). Ngoài ra, chúng ta nên ngâm đậu nành trước khi sử dụng, và tốt nhất là nên để qua đêm.Với sự tồn tại của các chất ức chế Bowman-Birk (Bowman-Birk inhibitors) mà chúng ta vừa đề cập bên trên, liệu điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng protein tổng thể của đậu nành?Xét trên thực tế thì câu trả lời cho vấn đề này là: không quá nhiều. Chúng ta có một lý do khiến soy protein là loại protein tham chiếu đầu tiên tồn tại (loại protein được dùng để so sánh với tất cả các loại protein khác).Đó là vì vào thời điểm đó, soy protein thật sự là loại “bột protein” được biết đến kỹ lưỡng nhất. Lưu ý rằng, soy protein không phải là loại protein tổng thể được biết đến kỹ lưỡng nhất vào thời đó.Mà điều này xảy ra với những quả trứng khiêm tốn mà chúng ta thường ăn, khi hệ thống điểm xếp hạng protein đầu tiên được tạo ra thông qua chỉ số “giá trị sinh học” (Biological Value / BV) của trứng được gán cho giá trị tham chiếu là 100 điểm.Và đậu nành lúc này đạt 96 điểm. Cả hai sau đó đều bị đánh bại hoàn toàn bởi whey protein, thứ phá vỡ thang đo chất lượng với các giá trị trên 100 (mặc dù các giá trị thay đổi đa dạng, nhưng thường là trong khoảng từ 100 đến 120).Xem thêm: Whey protein là gì ? Có tác dụng ra sao Thứ mà ngày nay được biết đến là nguồn protein dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ nhất. Vậy soy protein có phải là loại protein tốt nhất? Câu trả lời rõ ràng là không, thậm chí ngay cả khi chúng ta mở rộng xem xét nhiều phép đo lường khác ngoài BV.Tuy nhiên, việc trở thành “á quân” cũng không phải là điều quá tệ. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của soy protein đủ đáng tin cậy để chúng thật sự được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học (như nhóm đối chứng hoặc nhóm giả dược).Khi nghiên cứu về lợi ích của whey protein, bạn không thể chỉ cung cấp whey protein cho nhóm này và không cung cấp gì cho nhóm kia. Mà thay vào đó chúng ta cần cung cấp cho họ một số nguồn protein để cân bằng mọi thứ.Và soy protein từ lâu đã được sử dụng để làm nguồn protein tham chiếu. Nói tóm lại, soy protein rõ ràng không phải là nguồn protein tốt nhất hiện có. Thế nhưng, chúng là một nguồn protein rất đáng được “trân trọng”.Soy protein đủ đáng tin cậy và bổ dưỡng để được sử dụng như một loại protein tham chiếu, nhằm làm mốc so sánh với những loại protein khác trong các nghiên cứu khoa học.Ngay cả khi đậu nành (soy) là một nguồn đạm tốt, thì chúng ta vẫn còn rất nhiều loại protein tuyệt vời ở ngoài kia. Và thông thường thì mọi người sẽ không mua nhiều loại protein – do các yếu tố như sở thích, chi phí.Mà thay vào đó, họ sẽ chỉ mua loại protein tốt nhất cho bản thân mình. Và để xem liệu soy protein có phải là nguồn protein dành cho bạn hay không, thì chúng ta sẽ cần so sánh chúng với những loại khác.Protein từ sữa (dairy protein) đề cập đến milk protein và cụ thể hơn là các dạng phụ của chúng là whey và casein protein. Whey protein được mệnh danh là vua của các loại protein vì chúng có khả năng tiêu hóa đáng kinh ngạc.Whey thậm chí còn đánh bại cả trứng và đậu nành trong trò chơi của riêng chúng trên thước đo BV. Ngoài ra, whey cũng có một số lợi ích sức khỏe liên quan đến huyết áp (do các peptides của riêng chúng)…Và mức độ cao của các amino acids cụ thể mà người tập thể hình muốn tiêu thụ, ví dụ như BCAAs và glutamine. Mặt khác, casein protein là dạng protein được tiêu hóa chậm hơn nếu dùng song song với whey – dạng tiêu hóa nhanh hơn.Xem thêm: BCAAs là gì ? Có hại không Nhờ có hàm lượng canxi cao hơn đáng kể (đôi khi cung cấp 60% RDA trong một muỗng duy nhất) và với khả năng tạo gel để tạo ra bánh pudding, casein là một lựa chọn lý tưởng cả về sức khỏe và các lý do thực tế trong cuộc sống.Đây cũng là điều khá dễ hiểu, bởi vì trên góc độ cuộc sống, ngay cả khi một chiếc bánh pudding chỉ đơn giản là có vị “ngon” hơn là đẹp mắt và thậm chí là không có độ đàn hồi…Thì nếu chúng có thành phần dinh dưỡng tương tự như một miếng ức gà luộc, đa số mọi người vẫn sẽ vui vẻ ăn chúng hơn là một miếng ức gà nhàm chán ngấy đến tận cổ.Mặt khác, khi nói đến sức khỏe, các nguồn protein từ sữa và đậu nành đang được so sánh một cách quá tập trung vào các tiểu tiết mà quên đi bức tranh tổng thể. Casein có thể là lựa chọn tốt hơn để bổ sung canxi.Whey là lựa chọn cho người bị huyết áp và soy protein dành cho phụ nữ sau mãn kinh. Thế nhưng sự khác biệt về hiệu lực có thể dễ dàng bị vượt qua chỉ bằng cách ăn thêm một khẩu phần rau củ khác.Để xây dựng cơ bắp, chúng ta nên trao trao vương miện cho các loại protein từ sữa (whey hoặc casein). Thế nhưng thành thật mà nói, thì đây là một cuộc chiến khá cân sức.Lý do khiến chúng ta nên lựa chọn protein từ sữa là bởi vì “không” có nghiên cứu nào cho thấy, đậu nành vượt trội hơn so với whey. Thế nhưng, không phải lần nào whey cũng thắng.Cụ thể, đôi khi việc bổ sung soy protein và whey đã không cho thấy sự khác biệt trong các nghiên cứu. Nói tóm lại, với mục đích nâng tạ và xây dựng cơ bắp, thì bạn hãy chọn các loại protein từ sữa.Còn đối với mục đích sức khỏe, hãy chọn loại protein cung cấp các “lợi ích phụ” mà bạn thích nhất. Tuy nhiên, nhìn chung thì phần lớn các lợi ích là tương tự nhau và chúng xuất hiện chỉ đơn giản là do sự gia tăng lượng protein tiêu thụ tổng thể.Hỗn hợp protein gạo và pea protein rất phổ biến đối với những người theo chế độ vegan, vì chúng cũng là một nguồn protein thực vật tương tự như đậu nành (soy protein).Xem thêm: Vegan là gì ? Có gây hại sức khỏe không Với sự kết hợp của chúng, điều này sẽ tạo thành một hồ sơ amino acid hoàn chỉnh. Ngoài ra, chúng cũng có mùi vị khá ngon, có kết cấu tốt tạo cảm giác ngon miệng và nói chung là một sự kết hợp tuyệt vời cho mục đích sản xuất và hương vị.Ở dạng bột, protein gạo và pea protein cũng có thể mang lại mùi vị tốt như các nguồn protein thực vật khác. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng thì chúng không chiếm ưu thế hơn so với soy protein.Cả hai loại đều khá giống nhau về chất lượng protein của chúng. Sự khác biệt lớn duy nhất của chúng là, trong khi đậu nành là một loại protein mà bạn có thể sẽ phải tính đến các yếu tố khác bên trong chúng…Thì protein gạo và pea protein khá trơ và không chứa nhiều hợp chất ẩn khác. Thông thường, các công ty sản xuất thực phẩm bổ sung chọn con đường an toàn, sẽ sử dụng protein gạo và pea protein.Đơn giản vì họ sẽ có thể tránh được cuộc tranh luận về việc “đậu nành tốt hay xấu” và tập trung nhiều hơn vào hương vị của sản phẩm. Nói tóm lại, chất lượng của soy protein và hỗn hợp protein gạo / pea protein là gần như tương tự nhau.Và nếu quá tập trung vào các tiểu tiết bằng cách cố gắng ép buộc một trong số chúng phải “tốt hơn” so với loại còn lại, thì bạn sẽ dễ dàng bỏ quên đi bức tranh tổng thể.Đó là đến cuối cùng thì cả 2 loại đều hoàn thành “công việc” và cung cấp cho bạn hàm lượng protein cần thiết. Thay vì những điều nhỏ nhặt này, thì cái mà bạn cần quan tâm là có muốn tiêu thụ isoflavone hay không.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories