[SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác

Related Articles

So sánh và Phân biệt “ Cơ quan nhà nước ” với “ cơ quan của tổ chức xã hội khác ”. Cho ví dụ .

1 – Cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã hội khác là gì?

– Định nghĩa cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. (ví dụ: Quốc hội là một cơ quan nhà nước)

– Định nghĩa cơ quan của các tổ chức khác

Cơ quan của tổ chức xã hội khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức đó, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức, nhân danh tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức (ví dụ: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn là một cơ quan của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

2 – Phân biệt Cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã hội khác

Cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã hội khác có những điểm độc lạ sau :

Cơ quan nhà nước Cơ quan của tổ chức khác
– Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước. – Cơ quan của tổ chức khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của tổ chức.
– Cơ quan nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập.

Ví dụ: Nhà nước tổ chức bầu cử Quốc hội để nhân dân bầu ra Quốc hội khóa mới.
– Cơ quan của tổ chức khác do tổ chức và hội viên của nó thành lập.

Ví dụ: Tổ chức Đoàn tổ chức bầu cử để đoàn viên thanh niên toàn quốc bầu ra Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn.
– Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Pháp luật quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động… của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước. – Tổ chức và hoạt động của cơ quan của tổ chức khác do điều lệ của tổ chức đó quy định. Điều lệ quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động… của mỗi cơ quan trong tổ chức.
– Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định.

Ví dụ: pháp luật quy định chức năng của Quốc hội là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…
– Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định.

Ví dụ: Điều lệ Đoàn quy định chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn là thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn…
– Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình. – Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình.
– Cơ quan nhà nước có các quyền:

+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, luật của Quốc hội) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, bản án của Tòa án) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó;
– Cơ quan của tổ chức khác có các quyền:

+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, Điều lệ, nghị quyết) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, quyết định kỷ luật hội viên) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các cơ quan và hội viên có liên quan trong tổ chức;

+ Yêu cầu các cơ quan và hội viên có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc cơ quan khác của tổ chức ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các hình thức kỷ luật của tổ chức để bảo đảm thực hiện các quyết định đó;
– Kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. – Kinh phí hoạt động do tổ chức đó cấp.

Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Chia sẻ bài viết :

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories