*Phẩm chất chính trị: là một yếu tố thuộc phạm trù ý thức hệ của con người, thể

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 852.41 KB, 104 trang )

Tiêu chí về đạo đức của người cán bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra

hết sức cụ thể, đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; mỗi người cán bộ phải hội đủ các

phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người so sánh bốn đức tính cần,

kiệm, liêm, chính của người cán bộ như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của trời, như

bốn phương đông, tây, nam, bắc của đất, thiếu một đức đó thì không thành người,

cũng như thiếu một mùa không thành trời, thiếu một phương không thành đất. Vì

vậy, Người đòi hỏi người cán bộ phải giữ đạo đức để không trở nên hủ bại, không

biến thành sâu mọt của nhân dân, mà phải là công bộc của nhân dân. “Đạo đức

cách mạng không từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng

ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng

luyện càng trong”.

Công chức huyện là người trực tiếp hướng dẫn và giải quyết công việc hàng

ngày của nhân dân địa phương; có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực

hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước, do vậy mỗi công chức khi thực thi nhiệm vụ, chức trách được giao phải thể

hiện là người gương mẫu, tiên phong, là gương sáng để nhân dân noi theo, là chỗ

dựa để nhân dân đặt niềm tin. Vì vậy đạo đức cách mạng của công chức huyện

phải thể hiện ở các mặt:

– Trau dồi, thực hiện đức tính cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư; tích

cực đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực như: tham nhũng, lãng phí, quan

liêu, tha hóa, sa sút về đạo đức.

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; có ý thức tổ chức

kỷ luật; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật.

– Gương mẫu về đạo đức, lối sống; giản dị, khiêm tốn, đoàn kết, dân chủ,

gắn bó mật thiết với nhân dân, được cơ quan, đơn vị, nhân dân tín nhiệm.

– Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; không quan liêu, hách

dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan tổ chức, cá

nhân trong khi giải quyết công việc.

– Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; lời nói đi đôi với việc làm.

26

– Có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, không bê tha, đoàn kết, dân

chủ, chân tình với đồng nghiệp, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín

nhiệm.

– Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, biết lắng nghe, tiếp thu ý

kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh, lời nói phải đi đôi với việc

làm.

1.3.2.2. Về năng lực

Năng lực là một khái niệm rộng, tùy thuộc vào môi trường và trách nhiệm, vị

thế của mỗi người, mỗi công chức trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương

đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng và tiến hành hoạt động một cách hiệu quả.

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu

cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt được

kết quả. Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tự nhiên của cá nhân

và phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, hoạt động thực tiễn, tự rèn luyện cá nhân.

Năng lực của con người có nhiều cấp độ khác nhau, ở cấp độ cao thì đó là tài

năng thiên tài. Trong những điều kiện như nhau, những con người khác nhau có

thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo với nhịp độ khác nhau. Có người

tiếp thu nhanh chóng; có người phải tiếp thu nhiều thì giờ và sức lực; ở người này

có thể ở mức độ điêu luyện, ở người khác chỉ ở mức trung bình. Khi xem xét bản

chất năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản sau:

Năng lực là sự khác biệt nhau về phẩm chất tâm lý cá nhân là cho người này

khác người kia.

Năng lực là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện

một hoạt động nào đó chứ không phải bất cứ những khác biệt chung chung nào.

Năng lực không phải được đo bằng những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã

được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn.

Có thể hiểu, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có

để thực hiện một hoạt động nào đó. Năng lực là những phẩm chất tâm lý, sinh lý

tạo cho con người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng

27

cao. Mỗi con người có khả năng trong một nhất định nào đấy có ích cho xã hội.

Nghiên cứu năng lực của con người là nghiên cứu sức lực dự trữ của con người

trong lao động hay là tiềm năng của con người đối với lao động.

Năng lực thể hiện ở chỗ con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, của

cải, mà kết quả lại tốt. Việc phát hiện ra năng lực của con người thường căn cứ

vào những dấu hiệu sau: Sự hứng thú với những công việc nào đó; sự dễ dàng tiếp

thu kỹ năng nghề nghiệp; hiệu suất lao động trong lĩnh vực nào đó.

Năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối

quan hệ ảnh hưởng, tương hỗ lẫn nhau. Năng lực chung cho phép con người có thể

thực hiện có kết quả những hoạt động khác nhau như hoạt động học tập, lao

động… Năng lực chuyên môn cho phép người ta làm tốt mọi công việc như âm

nhạc, hội họa, toán học…

Năng lực con người thường gắn với sở thích của người ấy. Năng lực không

chỉ thể hiện trong những hoạt động lao động trí óc mà thể hiện cả những hoạt động

thể lực. Năng lực phát triển trong quá trình hoạt động. Người trốn tránh hoạt động

lao động trí óc cũng như lao động chân tay thì năng lực không thể phát triển được.

Đối với công chức cấp huyện, năng lực bao gồm những tố chất cơ bản về

phẩm chất đạo đức, tinh thần phục vụ nhân dân, kiến thức pháp luật kinh tế, văn

hóa xã hội, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, thành thạo

nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin…để giải quyết vấn đề một cách

khéo léo, hợp lòng dân, đảm bảo đúng quy định. Công chức cấp huyện phải am

hiểu công việc chuyên môn do mình phụ trách, có kinh nghiệm hoạt động thực

tiễn, tâm huyết, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Công chức phải có khả

năng thu thập, chọn lọc thông tin, khả năng quyết định đúng đắn, kịp thời. Vì vậy,

nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện cho công

chức chính quyền cấp huyện là vấn đề quan trọng là cần thiết.

Chính vì vậy, công chức huyện phải có đủ tri thức, năng lực, trình độ kiến

thức nhất định. Trong hệ thống tri thức thì ngoài tri thức văn hóa thì tri thức lý

luận đóng vai trò nền tảng, trước hết là lý luận về chính trị – xã hội, quan điểm

đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nắm vững tri thức lý

luận là kim chỉ nam cho hoạt động của công chức. Bên cạnh đó công chức phải có

28

trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định đáp ứng yêu cầu công tác của lĩnh vực

nghề nghiệp, cương vị công tác đảm nhiệm. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp

công chức có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.3.2.3. Sức khỏe

Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần.

Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần

là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy

thành hoạt động thực tiễn. Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới nêu: “Sức khỏe

là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không

chỉ là không có bệnh tật hay thương tật”. Sức khỏa vừa là mục đích, đồng thời nó

cũng là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con

người là một đòi hỏi hết sức chính đáng mà xã hội phải đảm bảo.

Trong thống kê lao động, người ta phân ra các nhóm sức khỏe sau:

+ Sức khỏe tốt: Những người đảm bảo chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng và các

chỉ tiêu về nhân trắc học khác, không mắc bênh mãn tính và bệnh nghề nghiệp.

+ Sức khỏe khá: Những người đảm bảo chỉ tiêu về nhân trắc học ở mức độ

thấp hơn so với loại tốt, đồng thời không mắc các bệnh nghề nghiệp.

+ Sức khỏe trung bình: Những người có đủ sức khỏe, khả năng làm việc

được những công việc nhất định và có hạn chế nhất định về nhân trắc học và có

thể mắc một số bệnh tật.

+ Sức khỏe kém: Những người gặp khó khăn về thể lực, tinh thần khi phải

đảm nhận thực hiện một số công việc, các nhân số nhân trắc học hạn chế và mắc

một số bệnh tật.

Tiêu chí sức khoẻ đối với công chức không những là một tiêu chí chung, cần

thiết cho tất cả cán bộ, công chức nhà nước, tuỳ thuộc vào những hoạt động đặc thù

của từng loại công chức mà có thêm những yêu cầu tiêu chuẩn riêng về sức khoẻ.

Việc xây dựng tiêu chí phản ánh về sức khoẻ của công chức cần xuất phát từ yêu

cầu cụ thể đối với hoạt động có tính đặc thù đối với từng loại công chức.

Vì vậy, sức khỏe là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất

lượng công chức. Yêu cầu sức khỏe là một trong những quy định bắt buộc khi

29

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories