NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI (NONVERBAL LANGUAGE) & DỊCH THUẬT (TRANSLATION)

Related Articles

NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI ( NONVERBAL LANGUAGE ) và DỊCH THUẬT ( TRANSLATION )

nguyễn phước vĩnh cố

– NGÔN NGỮ KHÔNG LỜI LÀ GÌ?

Theo Alice Oshima & Ann Hogue (Writing Academic English, tr. 69), ngôn ngữ không lời hoặc ngôn ngữ cử chỉ (body language) là sự giao tiếp qua các biểu hiện trên nét mặt, các cử động đầu hoặc mắt, các ký hiệu bằng tay hoặc dáng điệu trên cơ thể (communication by facial expessions, head or eye movements, hand signals, and body postures). Trong từ điển ‘Giảng Dạy Ngôn Ngữ & Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng của Richards & các cộng sự (tr.133) có thuật ngữ ‘extralinguistic’ (ngoài ngôn ngữ) mô tả các đặc trưng ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp vốn không trực tiếp là một bộ phận của ngôn ngữ lời nói (verbal language) nhưng vừa góp phần trong việc chuyển tải thông điệp như các cử động tay chân, các biểu hiện trên nét mặt… mà còn có ảnh hưởng đến sử dụng ngôn ngữ như cho thấy tuổi tác người nói, giới tính và giai tầng xã hội (describes those features in communication which are not directly a part of verbal language but which either contribute in conveying a MESSAGE, e.g. hand movements, facial expressions, etc., or have an influence on language use, e.g. signaling a speaker’s age, sex, or social class). Cũng trong từ điển này, có thuật ngữ ‘paralinguistics’ (cận ngôn ngữ), vậy ‘paralinguistics’ là gì?

– CẬN NGÔN LÀ GÌ?

– Paralinguistics (n) paralinguistic adj

Từ điển Longman về Giảng dạy Ngôn ngữ & Ngôn ngữ học Ứng dụng (1999, tr.262-263) định nghĩa ‘cận ngôn ngữ’ là ‘sự nghiên cứu hay cách dùng các hiện tượng không thuộc về giọng nói như biểu hiện trên khuôn mặt, các cử động đầu hay mắt, và các cử chỉ mà có thể tăng thêm sự ủng hộ và nhấn mạnh hoặc mang thêm các sắc thái ý nghĩa nào đó đối với điều mà người ta đang nói. Những hiện tượng này được biết đến như là đặc trưng cận ngôn. Ví dụ trong nhiều nước nói tiếng Anh, gật đầu được dùng thay cho nhiều cách nói đồng ý như ‘vâng’ (yes), ‘đúng rồi’ (that’s right”, ‘agreed’ (đồng ý). Đôi lúc, gật đầu còn kèm theo và nhấn mạnh sự đồng ý bằng lời.

Việc dùng các đặc trưng cận ngôn theo nghĩa này còn được gọi là ‘ngôn ngữ không lời/cơ thể’.

Đối với một số nhà ngôn ngữ học, các đặc trưng cận ngôn cũng bao gồm các đặc trưng giọng nói như ‘âm thanh của giọng nói’ mà có thể diễn đạt thái độ của người nói. (the study or use of non-vocal phenomena such as facial expressions, head, or eye movements, and gestures, which may add support, emphasis, or particular shades of meaning to what people are saying. These phenomena are known as paralinguistic features.

For example, in many English-speaking countries, nodding the head could be used instead of various spoken ways of showing agreement, such as ‘yes’, ‘that’s right’, ‘agreed’. Sometimes head-nodding accompanies and emphasizes verbal agreement.

The use of paralinguistic features in this sense is also called kinesics.

For some linguists, paralinguistic features would also include those vocal characteristics such as TONE OF VOICE which may express the speakers’s attitude to what he or she is saying).

– ‘HIGH FIVE’: TỪ NGÔN NGỮ CỬ CHỈ ĐẾN NGÔN NGỮ LỜI NÓI

Nay xin đề cập một loại ngôn ngữ không lời, rất phổ biến trong giới trẻ khi chụp ảnh ‘selfie’ là dấu hiệu hình chữ V (dấu hiệu bày tỏ sự chiến thắng: thì lòng bàn tay chìa ra ngoài) nhưng nếu lòng bàn tay quay vào trong: thì có nghĩa nhạo báng thô bỉ). Trong tiếng Anh, có thành ngữ diễn tả ý nghĩa này ‘two fingers’: cử chỉ thô lỗ đưa ngón tay thành hình chữ V, lòng bàn tay quay vào bên trong như trong ví dụ, ‘I gave him the two fingers’. Trong một bài viết ngắn về ‘Dialect and translation’ (Phương ngữ và dịch thuật), tôi có đề cập sự khác biệt giữa tiếng Anh & tiếng Mỹ, nay nhân thể cũng xin giới thiệu sự khác biệt giữa ngôn ngữ không lời giữa 2 ngôn ngữ này. Theo Morrison & Conaway trong ‘Kiss, Bow, or Shake hands’ (p. 543, 553) thì trong ngôn ngữ không lời ‘dấu hiệu V bày tỏ chiến thắng thì đối với một đối tác người Mỹ thì lòng bàn tay có thể chìa ra ngoài hay quay vào bên trong (the palm may face out or in) nhưng với đối tác người Anh thì lòng bàn tay nên chìa ra ngoài (do so with the palm facing outward) còn nếu bạn làm ngược lại thì ‘giao dịch chấm dứt ở đây nhé! (the deal is over!).

Cũng cần nói thêm một số ngôn ngữ không lời nhưng nay trong tiếng Anh đã có các từ ngữ để diễn đạt các ngôn ngữ cử chỉ này như cụm từ ‘high five’: hành động ăn mừng, (việc hai người đập lòng bàn tay vào nhau để mừng chiến thắng hay biểu lộ sung sướng) như trong câu ‘Way to go! high five!’(Tuyệt! Ăn mừng đi!). Là một danh từ như trong câu ‘give me high five!’ nhưng ‘high five’ có thể dùng như một động từ với các hình thức như hiện tại ‘high fives’, hiện tại phân từ ‘high fiving’ và quá khứ và quá khứ phân từ ‘high fived’ như ‘We high fived on a few slaps’. Một cụm từ khác dù hình thức là ‘đối nghĩa’ nhưng thực ra vẫn mang nghĩa như ‘high five’ nhưng hành động ‘đập bàn tay’ tầm thắt lưng (low five mà!), có phần châm biếm về mặt từ loại vừa là danh từ, động từ như ‘Two friends slap each others hands and say ‘low five’ và các hình thức hiện tại như ‘low fives’, hiện tại phân từ như ‘low fiving’ và quá khứ và quá khứ phân từ như ‘low fived’.

– THUMB(s) UP/THUMB(s) DOWN: TỪ NGÔN NGỮ CỬ CHỈ ĐẾN NGÔN NGỮ LỜI NÓI

Một ngôn ngữ cử chỉ khác rất phổ biến ở Mỹ là người ta trỏ ngón tay cái lên hoặc xuống vốn có từ thời La mã cổ đại khi dân chúng trỏ ngón tay cái lên khi muốn đấu sĩ được sống và trỏ xuống khi muốn anh ta chết thì nay lại có nghĩa ‘dấu hiệu tán thành/thành công’ (used to show that sth has been accepted/that is a success) hay ‘dấu hiệu phản đối/không thành công’ (rejected/failure) và nay đã có các từ diễn đạt các dấu hiệu này như trong các ví dụ ‘give s.e the thumbs up’, hay ‘Their proposals were given the thumbs down’, ‘It looks like it’s thumbs up for their latest album’, ‘the latest model has so far got the thumbs down from consumers’.

……..& DỊCH THUẬT

Theo Larson trong ‘Meaning-based Translation’ (tr. 150-151) thì ‘mỗi một nền văn hóa sẽ có một số hành động mang tính ‘biểu tượng”. Những hành động này có mặt ở văn bản ngôn ngữ gốc mà thường không chỉ ra cái gì có ý nghĩa của hành động’. Nếu một hành động được dịch theo nghĩa đen thì nó có thể đưa đến không có nghĩa hay sai nghĩa. Ví dụ cử động gật đầu (nod one’s head) mang tính ‘biểu tượng’ trong hầu hết các ngôn ngữ. Nếu văn bản ngôn ngữ gốc chỉ nói ‘cậu ấy gật đầu’ (he nodded his head) mà không chỉ ra lí do nào đó thì có thể gây hiểu nhầm nếu ngôn ngữ gốc ‘gật đầu’ có nghĩa là đồng ý mà ngôn ngữ dịch/đích việc đó có nghĩa ngược lại. Ở hầu hết mọi nền văn hóa ở các nước nói tiếng Anh thì việc đưa ngón tay vào ngực mình ngụ ý nói ‘tôi’ thì ở tiếng Trung hoa lại đặt ngón tay về phía mũi mình khi muốn ám chỉ điều đó vì tiếng ‘tôi’ (me/I) trong tiếng Trung hoa cổ là tseu có nghĩa là ‘lỗ mũi’. Vì thế việc dịch các hành động ‘biểu tượng’ là một thách thức cho người dịch khi hình thức mỗi hành động đều có một chức năng khác nhau. Ví dụ nếu ta bắt gặp ở ngôn ngữ gốc ‘she shook her fist at him (bà ta dứ nắm tay vào mặt nó) thì người dịch có thể thêm ‘giận dữ’ để làm rõ nghĩa của cử chỉ đó. Tuy nhiên, nếu ‘shake one’s fist’ được dùng ở ngôn ngữ đích/dịch vì một nghĩa biểu tượng khác nào đó thì có thể làm hoang mang độc giả bản dịch trong trường hợp đó tốt hơn nên tránh biểu vật cụ thể của hành động biểu tượng mà có thể ở một vài trường hợp sử dụng cách dịch chung chung như ‘bà ta tỏ vẻ rất giận dữ’ (she showed that she was very angry) thay vì ‘she shook her fist at him’. Điều quan trọng là người dịch phải ý thức được các hành động biểu tượng thường có nghĩa khác nhau ở ngôn ngữ gốc cũng như ngôn ngữ dịch/đích.

Đà thành, 11/3/17

Nguyên phước vĩnh cố

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories