ngôn ngữ học đối chiếu – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.25 KB, 63 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Bài giảng

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

ThS. Lê Thị Thanh Ngà

2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

(Contrastive linguistics)

I. Khái quát chung về ngôn ngữ học đối chiếu

1. Đối chiếu là gì?

Trong nhiều nghĩa thường dùng, hai từ “so sánh” và “đối chiếu”

không khác nhau nhiều về ý nghĩa. “So sánh” là xem xét để tìm ra những

điểm giống, tương tự hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước,

phẩm chất.

“Đối chiếu” là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau. Thuật

ngữ “đối chiếu, đối sánh” thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc

phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ.

Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau

hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc chủ yếu là

nguyên tắc đồng đại.

2. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?

Như chúng ta đã biết, Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu về

ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ cụ thể nói riêng.

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn của ngôn ngữ học ưu tiên sử

dụng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ với nhau để tìm ra sự giống và

khác nhau giữa chúng nhằm phục vụ cho những mục đích lý luận và thực

tiễn.

3. Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong hệ thống các bộ môn ngôn

ngữ học

Ngôn ngữ học

NNH mô tả NNH so sánh NNH đại cương

NNHSSLS NNHKV LHH PN NNHĐC

Ngôn ngữ học Nghiên cứu so sánh Ngôn ngữ học

3

4. Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu

4.1. Đối với ngôn ngữ học đại cương

Nhờ kết quả của ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học đại cương

trong nhiều trường hợp có thể điều chỉnh, bổ sung và kiểm chứng các

khái niệm, phạm trù

VD: phạm trù loại trong lịch sử nghiên cứu của ngôn ngữ học đối

chiếu cho rằng phạm trù này đồng nhất với phạm trù logic ví như danh từ

đồng nhất với phạm trù sự vật, động từ đồng nhất với phạm trù hành

động Có thời kỳ, đồng nhất phạm trù này với phạm trù hình thái Có

sự nhầm lẫn như vậy là vì tại từng thời kỳ các cứ liệu của ngôn ngữ học

đối chiếu chỉ khái quát hoá nên được những kết luận như vậy.

4.2. Đối với ngôn ngữ học mô tả

Ngôn ngữ học mô tả có nhiệm vụ là nghiên cứu cấu trúc hệ thống

của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Ngôn ngữ học đối chiếu có

tác dụng nhất định đối với ngôn ngữ học mô tả:

– Cung cấp cứ liệu cần thiết cho ngôn ngữ học mô tả.

– Kiểm định xem sự mô tả có chính xác hay không? Ví dụ những cứ

liệu đối chiếu cho thấy trong các ngôn ngữ đơn lập, nhiều ngôn ngữ có

thanh điệu nên khi ta được nghe một ngôn ngữ nào đó mới lạ, ta có thể

pháp đoán ngôn ngữ đó có thanh điệu hay không?

4.3. Đối với loại hình học

Nhiệm vụ của loại hình học là so sánh đối chiếu ngôn ngữ để phân

loại về mặt loại hình còn ngôn ngữ học đối chiếu không có nhiệm vụ như

vậy, nhưng trong nhiều trường hợp, các cứ liệu của ngôn ngữ học đối

chiếu cho phép kiểm chứng, bổ sung, làm sáng tỏ hơn những đặc điểm

của loại hình học. Ví dụ nghiên cứu loại hình âm tiết của TV trong đối

chiếu với ngôn ngữ châu Âu. Dù mục đích phải là phân loại loại hình học

nhưng vẫn phải so sánh TV với ngôn ngữ châu Âu để nghiên cứu và đưa

ra kết luận.

4.4. Đối với dịch thuật

Ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp những cơ sở dữ liệu về đối chiếu,

những hiểu biết về mối quan hệ giữa tương đồng và dị biệt giữa các ngôn

ngữ, những phương pháp, thủ pháp để chuyển đơn vị của ngôn ngữ này

thành dạng thức tương đương trong ngôn ngữ khác.

Mỗi quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu là mối quan

hệ tự nhiên. Dịch thuật tìm kiếm và xác lập mối quan hệ chuyển dịch đơn

vị văn bản ở ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác. Dịch thuật và ngôn ngữ

học đối chiếu cùng làm việc với hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ học đối chiếu

cũng dựa vào các cứ liệu dịch thuật để đối chiếu.

4.5. Đối với dạy học ngoại ngữ

4

Ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng giúp người dạy và học ngoại

ngữ dễ dàng hơn trong việc định hướng giáo trình, giáo án, SGK, từ đó

giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, NNHĐC

còn giúp cho việc biên soạn từ điển đặc biệt là từ điển song ngữ.

Nhờ có kiến thức của ngôn ngữ học đối chiếu, có thể phân tích, nhận

diện và đề ra cách sửa chữa những lỗi mà người học ngoại ngữ thường

gặp. Có hai loại lỗi:

– Lỗi giao thoa (liên ngôn): interlingual error: người học ngoại ngữ

đối chiếu tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ và áp dụng nó vào ngoại ngữ hai, tạo

nhiều lỗi liên ngôn.

– Lỗi nội ngôn (intralingual error) do chưa nắm vững cấu trúc hay từ

vựng của ngoại ngữ.

II. Sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu

1. Khái quát về sự ra đời của ngôn ngữ học đối chiếu

Những nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học đã xuất

hiện từ rất lâu, đặc biệt là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý,

thời kỳ phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là từ những năm

70 trở lại đây.

Có hàng loạt nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngôn

ngữ học đối chiếu, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

1.1. Nguyên nhân xã hội (nguyên nhân bên ngoài):

Sự phát hiện ra các vùng đất mới, cộng đồng người mới, nhiều quốc

gia độc lập được hình thành và đi kèm theo là nhiều ngôn ngữ mới được

phát hiện.

Lượng thông tin văn hoá và sự giao lưu của các nền văn minh, văn

hoá thành văn tăng lên với tốc độ đáng kể. Điều này đưa đến đòi hỏi to

lớn của việc dạy và học ngoại ngữ, của việc giải quyết tình trạng song

ngữ, việc xây dựng cơ sở lý luận và giải quyết công việc dịch thuật và

hàng loạt công việc thực tế ngôn ngữ khác.

1.2. Nguyên nhân thuộc về nội bộ ngôn ngữ học (nguyên nhân bên

trong)

Khả năng to lớn của con người nói chung và các nhà ngôn ngữ học

nói riêng đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau, tìm

hiểu, giải quyết nó theo những mục đích, định hướng xác định.

Các phân tích, lý giải “đơn ngữ luận”, dù đạt nhiều thành tựu to lớn,

vẫn không thể tiến xa hơn nếu không phát triển các nghiên cứu lý luận

“đa ngữ luận”, một hướng nghiên cứu lý giải có sức bao quát sâu rộng

hơn nhiều.

Nhu cầu kết hợp của những nghiên cứu lý luận và giải quyết những

nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ học.

Chính những nguyên nhân và cũng là những đòi hỏi chính yếu chỉ ra

trên đây đã tạo ra những tiền đề thực tế cho sự ra đời và phát triển của

5

ngôn ngữ học đối chiếu.

2. Các thời kỳ phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu

Cho đến nay, nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu đối chiếu các

ngôn ngữ có thể chia thành ba thời kỳ phát triển với những đặc điểm sau:

2.1. Thời kỳ đầu

Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử ra đời và phát triển tập trung vào thế

kỷ XIX nhưng thời kỳ đầu của ngôn ngữ học đối chiêú được coi là bắt

đầu từ khoảng thế kỷ XIV và kết thúc vào khoảng thế kỷ XIX khi ngôn

ngữ học so sánh-lịch sử ra đời.

Thời kỳ này nghiên cứu chủ yếu: từ điển, các bộ sưu tập ngôn ngữ

và một số công trình có định hướng so sánh đối chiếu ngôn ngữ.

Về từ điển đối chiếu: từ điển song, đa ngữ bắt đầu được biên soạn.

Ví dụ: năm 1520, cuốn từ điển đối chiếu 7 ngữ của Capelimo (người ý),

năm 138 Giextne (Thuỵ Sĩ) soạn từ điển 12 ngữ.

Ngoài ra các bộ sưu tập đối chiếu ngôn ngữ: có một số bộ sưu tập

ngữ liệu, có một số bộ còn so sánh giữa một số ngôn ngữ. Ví dụ: năm

1554, Caninurse: so sánh ngôn ngữ chính của họ Smith, năm 1564, Henry

II phát triển công trình: “Sự khác biệt giữa tiếng Pháp và tiếng Hy Lạp”

Trong lĩnh vực ngữ pháp, có nhiều công trình đề cập đến so sánh đối

chiếu ngôn ngữ như ngữ pháp phổ quát và duy lý của Port-Royal (1660)

đề cập đến xác lập và xây dựng những quy tắc phổ quát của ngôn ngữ dựa

trên tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin

2.2. Thời kỳ thứ hai (cuối thế kỷ VXIII đến cuối thế kỷ XIX)

Đây là thời kỳ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngôn

ngữ thế kỷ XIX. Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu đối chiếu bị

cuốn hút và hoà vào dòng thác nghiên cưú so sánh-lịch sử. Những nghiên

cứu lý luận và những vận dụng thực tiễn rộng lớn của nó vẫn được tiến

hành song chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Trong giai đoạn này, ranh giới giữa các

loại nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình, đối chiếu chưa thực sự được

phân biệt rạch ròi. Dần dần về sau người ta mới xác định được một sự

phân giới có ý thức. Chính những tri thức về phân kỳ lịch sử ngôn ngữ

học nói chung và ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, loại hình học nói riêng đã

cho thấy điều đó. Chẳng hạn như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ rằng đến

nửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới được tách thành một ngành khoa

học độc lập nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử.

Song ngôn ngữ học so sánh-lịch sử cũng thể hiện sự khác nhau ở ba thời

kỳ phát triển: thời kỳ đầu khoảng từ những năm 1816-1870, thời kỳ thứ

hai khoảng từ những năm 1871-1916, và thời kỳ thứ ba từ năm 1917 đến

nay. Như vậy là đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sử

mới xác định được phạm vi đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng để

trở thành một phân ngành độc lập theo như lời nhận xét của Enghen:

“Ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh-lịch sử có được cái nền tảng lịch sử

của nó”. Nghiên cứu đối chiếu trong quan hệ với nghiên cứu so sánh-lịch

6

sử và loại hình ở giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ học đã góp

phần vào các nghiên cưú so sánh chung nhiều ngôn ngữ mà không phân

biệt đó là so sánh phổ hệ, loại hình hay đối chiếu.

2.3. Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XX đến nay)

Thế kỷ XX, ngôn ngữ học phát triển rực rỡ với nhiều khuynh hướng

khác nhau không chỉ ở ngôn ngữ học mô tả mà cả ở ngôn ngữ học lý

thuyết. Sau lý thuyết FDS, ngôn ngữ học truyền thống trở thành một

ngành khoa học riêng, trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu. FDS là người

đã nghiên cứu sự phân giới ngôn ngữ và lời nói, lịch đại và đồng đại, hệ

thống và cấu trúc Đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng

Saussure, người ta nhận thấy cần phải tách biệt nghiên cứu đồng đại và

lịch đại, cần tách ngôn ngữ học đối chiếu ra khỏi ngôn ngữ học.

Sau chiến tranh thế giới thứ 1 và 2, nhiều quốc gia mới ra đời, nhu

cầu giao lưu về kinh tế văn hoá phát triển mạnh và ngôn ngữ học đối

chiếu đòi hỏi phải tách ra và trở thành một bộ môn lý luận riêng và có

những nghiên cứu riêng của nó. Cùng với ngôn ngữ học đối chiếu, loại

hình học cũng được tách ra từ ngôn ngữ học so sánh lịch sử.

Đặc điểm của giai đoạn này: ngôn ngữ học đối chiếu phát triển đa

dạng và theo nhiều hướng:

– Tách ra khỏi ngôn ngữ học so sánh lịch sử và loại hình học.

– Phát triển theo nhiều hướng, nhiều mục đích khác nhau.

5. Một số công trình tiêu biểu

3.1. Các công trình tiêu biểu

Đối chiếu để mô tả làm rõ hơn đặc điểm của một ngôn ngữ này so

với ngôn ngữ khác mà không nhằm mục đích so sánh: Ngôn ngữ học đối

chiếu và một số vấn đề tiếng Pháp của S.Bally; Ngữ pháp tiếng Nga đối

chiếu với tiếng uzơbếch của Polivanov.

Đối chiếu nhằm giải quyết những vấn đề về loại hình học, phân loại

loại hình học: công trình của các nhà loại hình học, kết hợp đối chiếu để

phân loại theo các đặc điểm nhất định: tác phẩm của Sapir, Skalitka,

Greenberg.

3.2. Các công trình trong những năm gần đây

Những năm 80 trở đi ngôn ngữ học đối chiếu phát triển mạnh mẽ, đề

cập tới các lĩnh vực của ngôn ngữ từ những vấn đề chung nhất (tu từ,

phong cách, văn hóa ngôn ngữ). Các công trình:

– Jacek Fisiak: Constractive Linguistics 1984

– Carl James: Constractive Analysis 1986

– Karezowsleij: Constracting Languagé

4. Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam

Ngôn ngữ học đối chiếu phát triển từ những năm 1960, đặc biệt là

trong mấy chục năm trở lại đây. Các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy như

các trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Ngoại ngữ,

7

Phân viện Puskin ở Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng. Về lí luận

gắn với hai giáo trình:

– Lê Quang Thiêm: Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ -1989;

Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ – 2004.

– Nguyễn Văn Chiến – Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các

ngôn ngữ Đông Nam á. Hiện nay, Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam

tập trung vào đối chiếu:

– Tiếng Việt và các ngôn ngữ Châu Âu.

+ Những năm 80: tiếng Việt và tiếng Đông Âu.

+ Những năm 90: tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp

– Tiếng Việt và các ngôn ngữ khu vực (Nhật, Hàn )

– Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc.

Câu hỏi thảo luận bài 1

1. Hãy nêu (phân tích) những đặc điểm của NNHĐC?

– NNHĐC là gì?

– Mục đích của NHĐC

– Phạm vi, đối tượng

Tất cả những điểm trên khác nghiên cứu khác như thế nào?

2. Phân tích những ứng dụng thiết thực của NCĐC vào ngôn ngữ.

– tìm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ được đối chiếu

– ứng dụng

3. Hãy nêu một ví dụ NCĐC về một hiện tượng từ đó nêu ích lợi của

NCĐC (ĐC từ vựng, ĐC ngữ âm, ĐC ngữ pháp)

8

PHẦN II: ĐỐI CHIẾU NGỮ ÂM -ÂM VỊ

Bài 1: Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh

I.Khái quát chung về nguyên âm

1. Định nghĩa nguyên âm (vowel)

Về mặt ngữ âm học (phonetics) nguyên âm (vowel) là âm được phát ra

tiếng thanh, nghĩa là âm mà khi phát âm luồng hơi phát ra ngoài một cách

tự do, có âm hưởng dễ nghe, êm ái. Nguyên âm có đặc trưng âm học với

tần số xác định, ví dụ như âm [a] phân biệt với âm [e], âm [i].

Về mặt âm vị học (phonology) thì nguyên âm là đơn vị của hệ thống

âm vị của ngôn ngữ. Nguyên âm có vai trò làm hạt nhân của âm tiết

(syllable), ví dụ như trong từ một âm tiết “cat, but”. Cả hai âm bình diện

ngữ âm học và âm vị học nguyên âm phân biệt với phụ âm (consonant).

2. Phân loại nguyên âm

Nguyên âm có nhiều loại:

– Nguyên âm đơn như: [a], [e], [e], [o], [u]

– Nguyên âm đôi (dipthong) [ie], [uo]

– Nguyên âm ba (triphthong) [ei], [ai]

Trong hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ vừa có bán nguyên âm

vừa có phụ âm thì cũng có âm kết hợp giữa hai loại ấy. Đó là bán nguyên

âm (semi-vowel) hay bán phụ âm (semi-consonant) –(Bán nguyên âm là

các nguyên âm không làm đỉnh âm tiết, còn gọi là “phi âm tiết tính” do

đó được phát âm lướt đi và thành một âm nửa xát)

Nguyên âm và nói chung hệ thống nguyên âm của một ngôn ngữ có

đặc điểm gì là do phụ thuộc vào đặc điểm cách phát âm và hệ thống ngữ

âm-âm vị của ngôn ngữ đó quy định. Dưới đây ta sẽ xác định cơ sở đối

chiếu và thực hiện đối chiếu hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt với hệ

thống nguyên âm trong tiếng Anh để thấy rõ những đặc điểm của chúng.

3. Cơ sở đối chiếu ngữ âm âm vị, cơ quan cấu âm (vocal apparatus)

3.1. Cơ quan cấu âm:

Các âm của tiếng nói được phát ra nhờ cơ quan cấu âm bao gồm

những bộ phận như hình dưới đây.

Môi (lip) Yết hầu (pharynx)

– môi trên (upper lip) Thanh quản (larynx)

– môi dưới (lower lip) Ngạc cứng (hard palate)

Răng (teeth) Ngạc mềm (soft palate)

– răng trên (upper teeth) Lợi (alveolar ridge)

– răng dưới (lower teeth)

Lưỡi (tongue)

– đầu lưỡi

– mặt lưỡi

– gốc lưỡi

3.2. Các bộ phận chính

9

1. Răng (teeth) gồm răng trên (upper teeth), răng dưới (lower teeth) chúng

nằm ở mặt trước miệng. Khi phát âm lưỡi tiếp xúc với răng tạo ra nhiều

âm, những âm này thường gọi là âm răng.

2. Lợi (alveolar ridge) đây là bộ phận giữa đỉnh răng và ngạc cứng. Có

những âm phát được do lưỡi tiếp xúc với điểm này (đỉnh răng hoặc lợi)

như [t] và [d] thường được gọi là phụ âm bật hơi.

3. Môi (lip) gồm môi trên (upper lip) và môi dưới (lower lip). Các bộ

phận này giúp phát âm các âm như [b], [m], [f] thường gọi là âm môi.

4. Lưỡi (tongue) là cơ quan có nhiều bộ phận tham gia phát âm như đầu

lưỡi (tip), mặt lưỡi (blade), lưỡi trước (front), lưỡi sau (back), gốc lưỡi

(root), tiểu thiệt, nắp đóng ở thanh quản (epiglottis). Những bộ phận này

cũng tham gia cấu tạo nhiều âm mà có thể hình dung như sơ đồ sau:

5. Ngạc mềm (soft palace hoặc velum) là vị trí có thể cho không khí qua

mũi và qua miệng. Bình thường nó ở vị trí thông thoáng, nhưng khi nói

nó có thể nâng cao lên làm cho không khí thoát qua mũi. Nó cũng làm bộ

phận có thể tiếp xúc với lưỡi. Chẳng hạn khi ta phát các âm [k],[g] là phụ

âm ngạc. Ngạc mềm (soft palace) phân biệt với ngạc cứng (hard palace).

Ngạc cứng là bộ phận cao trong khoang miệng. Đây là bộ phận đối diện

mặt trên của lưỡi.

6. Yết hầu (pharynx) là một ống phía trên thanh quản. Đối với người Anh:

nữ dài khoảng 7 cm, nam 8 cm; người Việt Nam có thể ngắn hơn. Đỉnh

của nó chia ra hai phần, một phần ra sau lên khoang mũi (nasal cavity)

phần khác dẫn vào khoang miệng (mouth cavity).

Sáu bộ phận chính miêu tả trên là cơ quan chủ yếu tạo ra âm thanh

lời nói của con người. Người bình thường, người Việt hay người Anh

cũng dùng những bộ phận này để cấu âm (articulation) để phát ra các âm

lời nói. Trong các bộ phận đó có 3 khoang quan trọng cần chú ý:

– Khoang mũi dùng tạo ra âm mũi

– Khoang miệng cũng có vai trò tạo ra âm thanh khi mở rộng, hẹp

nhưng bản thân nó không làm thành một bộ phận tự tiếp xúc với bộ phận

khác, tức bộ phận cấu âm.

– Khoang thanh hầu (pharyngeal cavity) được xem như một bộ phận

cấu âm độc lập hay tổ hợp tạo ra nhiều âm lời nói.

6. Cơ sở xác định nguyên âm về mặt ngữ âm học

4.1. Cơ sở của sự phân loại

Để miêu tả nguyên âm cần xác định hộp cộng hưởng miệng (khoang

miệng), cũng đồng thời xác định hộp cộng hưởng yết hầu (khoang yết

hầu). Đây là nguồn gốc thay đổi âm sắc (timbre) của tiếng thanh (voice)

do dây thanh tạo nên. Sự khác nhau giữa nguyên âm này với nguyên âm

khác là sự khác biệt về âm sắc của cùng một tiếng thanh.

Khái niệm âm sắc: âm thanh ngôn ngữ cũng như hầu hết các âm

thanh tự nhiên đều là phức hợp của một âm trầm nhất (có tần số thấp

nhất) – âm cơ bản và một loạt âm cao hơn (có tần số bằng bội số lần âm

cơ bản) –hoạ âm. Âm sắc được tạo nên do mối tương phản giữa âm cơ

bản và các hoạ âm về cao độ và cường độ. Tập hợp các âm này khi đi qua

10

các khoang ở phía trên thanh hầu sẽ chịu sự cộng hưởng.

Như đã thấy trong hình 1, các khoang miệng và khoang yết hầu là

nơi do sự hoạt động của lưỡi, của môi nên luôn có khả năng thay đổi hình

dáng, thể tích, lối thoát của không khí; và vì vậy có khả năng cộng hưởng

khác nhau. Mỗi lần thay đổi mối tương quan giữa âm cơ bản với các hoạ

âm về cao độ và cường độ là một lần thay đổi âm sắc, là một lần ta có

một nguyên âm khác.

Sự khác nhau của các nguyên âm như vậy rốt cuộc là bị phụ thuộc

vào các nhóm hoạ âm khác nhau do nhận được sự cộng hưởng khác nhau

của các khoang trên thanh hầu. Mỗi nguyên âm có những đặc điểm riêng

về mối tương quan giữa âm cơ bản với các hoạ âm tức là âm cơ bản với

âm sắc. Khi phân tích các âm cần tìm cách xác định hộp cộng hưởng

(khoang) miệng và cộng hưởng (khoang) yết hầu. Cụ thể hơn, người ta

dựa vào độ mở của miệng, vị trí của lưỡi và hình dáng của môi để miêu tả

nguyên âm.

4.2. Các tiêu chuẩn để phân loại nguyên âm

Tiêu chuẩn 1: Độ nâng của lưỡi (độ mở của miêng)- lưỡi nâng cao

hay thấp/miệng mở hay khép quyết định quan trọng đến thể tích hộp cộng

hưởng. Căn cứ vào độ mở (độ nâng) khác nhau mà ta có các nguyên âm

khác nhau. Nguyên âm rộng (hoặc cao) như [a], [e], nguyên âm hẹp (hoặc

thấp) như [i], [u].

Tiêu chuẩn 2:Vị trí của lưỡi- lưỡi đặt trước, giữa hoặc sau cho ta biết

hình dáng hộp cộng hưởng như thế nào. Tuỳ theo sự xê dịch, tức là phần

trước lưỡi đưa lên ra phía trước hoặc phần sau lưỡi nâng lên lùi về phía

sau, mà ta có nguyên âm khác nhau. Đó là phân biệt giữa nguyên âm

trước như [i], [ê], [e]; nguyên âm sau như [u], [ô] hay [o]; nguyên âm

giữa như [ư] trong “từ” hay [ ] trong “bird” tiếng Anh, “tơ” trong tiếng

Việt.

Tiêu chuẩn 3: Hình dáng của môi – môi tròn hay không tròn quyết

định đến lối thoát của không khí của hộp cộng hưởng. Khi hai môi chúm

tròn và nhô ra phía trước ta có nguyên âm với âm sắc trầm. Đó là những

âm tròn môi như [u], [o]; ngược lại hai môi ở thế bình thường hoặc

nhành ra khi phát âm thì ta có những nguyên âm không tròn môi như [a],

[i], [e]

Cách miêu tả và tên gọi như trên là nêu những đặc trưng nguyên âm

về mặt cấu âm, tức là về mặt sinh lý học. Khi so sánh các nguyên âm

người ta cũng nêu lên những đặc trưng âm thanh của chúng, ví dụ như

nguyên âm bổng, nguyên âm trầm, nguyên âm trung hoà. Đây là cách nêu

đặc trưng nguyên âm xét về mặt âm học. Cách này không chú ý đến cách

cấu âm mà chỉ tập trung vào hiệu quả của âm học để phân loại.

Cách chú ý mặt đặc trưng âm học cũng có nhiều cái lợi. Có khi hai

âm có cách cấu âm khác nhau mà đem lại hiệu quả âm học như nhau.

Trong ngôn ngữ nào có sự phân biệt 3 loại âm sắc: bổng,trầm, và trung

hoà thì chỉ cần nêu lên những đặc trưng ngữ âm là đủ. Trường hợp nếu

11

cần đi sâu tìm nguồn gốc âm sắc trung hoà thì mới tìm. Đó là nguyên âm

sau nhưng không tròn môi, đó là nguyên âm trước nhưng tròn hay đó là

nguyên âm giữa. Người ta nhận thấy nguyên âm sau bao giờ cũng có âm

sắc trầm, nguyên âm trước bao giờ cũng có âm sắc bổng. Tính chất tròn

môi làm cho nguyên âm kém trầm so với tròn môi, còn nguyên âm giữa

bao giờ cũng kém bổng so với nguyên âm trước và kém trầm so với

nguyên âm sau. Cũng như vậy hiệu quả của âm học là âm lượng lớn do

độ mở của hàm rộng, độ nâng của lưỡi thấp, ngược lại là nguyên âm có

âm lượng nhỏ.

Trở lên ta mới nói về một số đặc trưng âm sắc để miêu tả nguyên

âm. Sự phân biệt nguyên âm còn ở đặc điểm thời gian phát âm gọi là

trường độ. Tiêu chí này dùng để phân biệt nguyên âm dài và nguyên âm

ngắn. Sự phân biệt về âm sắc là về chất, sự phân biệt trường độ là về

lượng. Nó cũng rất quan trọng giúp ta miêu tả hệ thống ngữ âm, chẳng

hạ “bit” (i ngắn), “beat” (i dài) trong tiếng Anh. Đây cũng là cơ sở

không thể bỏ qua khi phân tích miêu tả, đối chiếu.

6.3. Sự phân loại các nguyên âm

Theo tiêu chuẩn 1 các nguyên âm được chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1: nhóm nguyên âm thấp/mở khi miệng mở rộng, lưỡi hạ

thấp như:

/a/ trong “ma, ba” /ε/ trong “me, be” trong tiếng Việt

/ổ/ trong “bat, man” / / trong “hot, gone” trong tiếng Anh

Nhóm 2-3: nhóm nguyên âm thấp vừa (cao vừa) hay mở vừa

(khép vừa) khi miệng mở rộng vừa, lưỡi hạ thấp vừa như:

/e/ trong “bê, mê” /o/ trong “bô, mô” trong tiếng Việt

/e/ trong “bet, yes” /3:/ trong “bird, purse” trong tiếng Anh

Nhóm 3: Nhóm nguyên âm cao/hay khép khi miệng khép, lưỡi

nâng cao như:

/i/ trong “mi, bi” /u/ trong “bu, mu” / / trong “sư tử”

/i:/ trong” “beat, mean” /u:/ trong “food, soon”

– Theo tiêu chuẩn 2 các nguyên âm được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: lưỡi đặt phía trước cho ta nhóm nguyên âm hàng trước

như:

/i, e, ε/ trong tiếng Việt và /i, e, ổ/ trong tiếng Anh

Nhóm 2: lưỡi đặt ở giữa cho ta nhóm nguyên âm hàng giữa như:

“ы” trong tiếng Nga /Λ/ /3:/ trong tiếng Anh

/, , / trong tiếng Việt.

Nhóm 3: lưỡi đặt ở phía sau cho ta nhóm nguyên âm hàng sau như:

/u,o,כ/ trong tiếng Việt hay /υ:, כ:, / trong tiếng Anh.

– Theo tiêu chuẩn 3 các nguyên âm được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1:nhóm nguyên âm tròn môi (khi phát âm phải tròn môi)

/u,o,כ/ trong tiếng Việt /υ:,o,כ:, / trong tiếng Anh

Nhóm 2: nhóm nguyên âm không tròn môi (khi phát âm không tròn

môi)

12

/i, e,ε,, , / trong tiếng Việt /i,e, ổ, Λ / trong tiếng Anh.

Trên thực tế, việc phân loại các nguyên âm phải dựa đồng thời vào

cả ba tiêu chí trên và nếu cần phải dùng đến cả các tiêu chí phụ.

7. Cơ sở xác định các âm về mặt âm vị học

Âm vị là đơn vị có chức năng khu biệt nhỏ nhất của mặt biểu đạt của

ngôn ngữ. Nó là đơn vị trừu tượng được ghi thành chữ viết.

Phần trên chúng ta đã nêu một số đặc điểm cấu âm-âm học như vô

thanh, hữu thanh, âm sắc, hoạ âm, tròn môi, không tròn môi, dài, ngắn

Những đặc trưng này ngôn ngữ nào cũng có. Song trong mỗi ngôn ngữ,

mỗi cộng đồng xã hội thì đặc trưng đó được dùng như thế nào để biểu

hiện nghĩa, để khu biệt nghĩa. Chẳng hạn hai từ “ta” và “to” đều có nghĩa

thì chúng khác nhau là do [a] và [o] vì [t] chỉ là một. Cái đặc điểm khác

nhau giữa [a] và [o] để cho từ “ta” khác với từ “to” trong tiếng Việt là có

giá trị ngôn ngữ học, tức là có chức năng khu biệt xã hội; cũng như vậy

nét phân biệt âm dài/ngắn của [i] trong “bit” và [i:] trong “beat” và có giá

trị phân biệt nghĩa trong tiếng Anh.

Cái đặc trưng có giá trị khu biệt (ta/to; bit/beat) ở trên gọi là sự khu

biệt âm vị học. Sự khu biệt đó gồm có một nét (dài/ngắn) hoặc nhiều nét

(hơi khép, hàng sau đối với [o] so sánh với [a] Việt) gọi là nét khu biệt

âm vị, và nét có giá trị khu biệt đó được gọi là nét đặc trưng thoả đáng âm

vị học.

5.1. Nói đến sự khu biệt âm vị học, nét khu biệt âm vị học là nói về mặt

xã hội do từng cộng đồng ngôn ngữ quy định. Mặt cấu âm-âm học (mặt tự

nhiên) của ngữ âm do con người phát ra ngôn ngữ nào cũng có, còn cái

nào trong mặt tự nhiên đó được dùng vào để biểu nghĩa, để phân biệt đơn

vị có nghĩa (từ, hình vị) là mặt xã hội lại do từng ngôn ngữ quy định và

có tính quy luật. Cái đặc trưng ngữ âm nào đó được coi là nét khu biệt là

có tính quy ước, tính xã hội. Cho nên việc có mặt hay vắng mặt một số

nét nào đó trong cấu tạo âm thanh sẽ quyết định sự khu biệt hình thức

biểu đạt đơn vị có nghĩa khác nhau. Ví dụ như sự phân biệt âm [a] và [o]

trong tiếng Việt và [i] và [i:] trong tiếng Anh dẫn trên cho thấy mỗi âm có

thể khác nhau một nét hoặc vài nét khu biệt. Vậy cũng có nghĩa là: âm vị

là đơn vị được tổ hợp từ một số nét khu biệt. Như vậy có thể hiểu hình

thức biểu đạt bằng âm thanh của từ hay hình vị được phân biệt nhờ âm vị,

còn bản thân âm vị lại được nhận diện nhờ những nét khu biệt. Nghiên

cứu, phân tích hệ thống âm vị của một ngôn ngữ chính là phát hiện cho ra

những nét khu biệt đã được sử dụng trong ngôn ngữ đó. Tổng hợp những

nét đó ở từng âm vị để xác định âm vị, rồi hệ thống âm vị của các ngôn

ngữ là công việc của âm vị học miêu tả.

5.2. Âm vị có tính chất trừu tượng còn âm tố (sound) có tính chất cụ thể

vì nó bao gồm cả những nét khu biệt lẫn nét không khu biệt. Âm vị là đơn

vị của hệ thống ngôn ngữ còn âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời

nói. Âm tố có thể tách ra về mặt cấu âm và thường tương ứng với âm vị.

Nói đến âm vị là nói đến chức năng khu biệt có tính xã hội. Trong phân

13

tích nguyên âm nhiều trường hợp 2 hoặc 3 âm tốđi liền nhau có chức

năng phân biệt như một âm vị. Đó là các nguyên âm đôi (dipthongs),

nguyên âm ba (triphthongs), đây là trường hợp hai, hoặc ba âm tố mới

ứng với một âm vị. Nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba cũng cần phân

biệt mặt âm vị học và mặt ngữ âm học, tức là có nguyên âm đôi, ba ngữ

âm học. Nói đến âm vị là nói đến đặc điểm ngữ âm của ngôn ngữ cụ thể.

Chẳng hạn như hiện tượng nguyên âm đôi, chỉ có trong tiếng Việt, tiếng

Anh mà lại không có trong tiếng Pháp, hoặc là nguyên âm ba chỉ có ở

tiếng Anh mà tiếng Việt, theo các giả t huyết âm vị hoặc hiện thời, lại

không có loại nguyên âm này.

5.3. Âm vị bao giờ cũng hiện thực hoá bằng âm tố cụ thể. Âm tố là những

âm phát ra và được cảm thụ bằng thính giác. Bất kì âm nào được dùng

trong lời nói đều là âm tố. Có một số âm tố thể hiện âm vị này, lại có một

số âm tố thể hiện âm vị khác. Nói cách khác, khi nghe một số âm nào đó

người ta tri nhận chúng là sự thể hiện của một âm vị này, khi nghe một số

âm khác người ta tri nhận chúng là sự thể hiện của âm vị khác. Tất cả

những âm tố cùng thể hiện một âm vị là biến thể âm vị. Khi đối chiếu

phân tích, ta chú ý trước hết ở âm vị (bất biến thể) rồi mới đến biến thể.

6. Hình thang nguyên âm chuẩn (cardinal vowel)

Các nguyên âm chuẩn có thể được hình dung khái quát trên hình

thang nguyên âm sau:

– ba vạch đứng biểu thị ba hàng nguyên âm: trước, giữa, sau

– bên trái mỗi vạch đứng ghi kí hiệu các nguyên âm không tròn

môi; bên phải mỗi vạch đứng ghi kí hiệu các nguyên âm tròn

môi.

– Theo chiều cao của vạch thẳng đứng từ trên xuống người ta

thường chia ra làm 4 bậc, 4 bậc ấy tương ứng với 4 khả năng

thay đổi độ nâng của lưỡi và các nguyên âm được ghi tuỳ thuộc

vào những mức độ nâng lên của lưỡi mà vị trí của nó được thể

hiện trên 4 vạch ngang đó.

Trước/đóng Giữa Sau

(front/ close) (central) (back)

i 8 u

1

Half close e

(Nửa đóng) 2 7 o

Half open ε 3 6

(nửa mở)

4 5 a

Mở (open) a

Hình 3

Đi vào chi tiết một số nguyên âm trên hình thang ta thấy:

14

– nguyên âm chuẩn (1) ký hiệu /i/ là nguyên âm hàng trước, đóng

(close) đến mức cao nhất chỉ đủ mức cho không khí vừa phát ra

âm thanh

– nguyên âm chuẩn (5) /a/ hàng sau lại mở (open) cao nhất khi

phát âm.

– nguyên âm chuẩn (8) /u/ dòng sau lại đóng cao nhất

– nguyên âm (4) /a/ là hàng trước và mở cao nhất.

Từ 4 nguyên âm ở 4 cực (đỉnh) (1), (4), (5), (8) ta dễ dàng xác định

được các nguyên âm chuẩn, những điểm còn lại như nguyên âm chuẩn,

những điểm còn lại như nguyên âm chuẩn số (2),(3), (6), (7); đồng thời

với các nguyên âm chuẩn này khi được lấy làm căn cứ, ta có thể dễ dàng

xác định, mô tả, phân loại nguyên âm trong ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ với

nguyên âm chuẩn (1) /i/ ta biết âm /i:/ trong “see” hoặc với âm /a/ số (4)

ta xác định được nguyên âm / ổ / trong “cat” tiếng Anh và /i:/, / ổ / được

xem là những nguyên âm thứ cấp.

Việc miêu tả phân loại nguyên âm cũng còn căn cứ vào vị trí của

lưỡi, hình dáng của môi khi nó tương ứng với hàng trước hay hàng sau.

Chẳng hạn như phẩm chất tròn môi hàng sau của âm hoặc dẹt môi hàng

trước của nguyên âm. Có thể nói hình dáng của môi, vị trí của lưỡi là có

nhiều nét khác nhau ở các vị trí khác nhau. Chúng ta cần chú ý chỉ ở 3

khả năng sau để dễ miêu tả:

– Nguyên âm tròn môi, hai môi chụm tròn đưa ra, trước rồi lùi lại

sau, điển hình như âm chuẩn (8) /u/.

– Nguyên âm dẹt, xoè môi ra, hai môi di động giống như khi cười,

điển hình như âm chuẩn (1) /i/.

– Nguyên âm trung hoà, âm này môi không hẳn tròn cũng không hẳn

dẹt.

Từ những cơ sở, tiêu chí, nguyên tắc trên ta sẽ tiến hành đối chiếu

nguyên âm Việt-Anh tiếp sau.

II. Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh

1. Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh về số lượng

1.1. Nguyên âm tiếng Việt

Khi nghiên cứu hệ thống nguyên âm Việt hầu hết các tác giả cho

rằng nguyên âm trong tiếng Việt có vai trò quan trọng trong cấu tạo âm

tiết-cáiđơn vị phát âm được xem là nhỏ nhất. Nói cách khác tiếng Việt âm

tiết (syllable) chỉ xảy ra ở âm đoạn nguyên âm mà thôi. Vì vậy trong tiếng

Việt nguyên âm được coi là âm chính, tức là âm đảm nhận thành phần

chính của âm tiết tiếng Việt.

Theo giáo trình “Ngữ âm tiếng Việt” của G.S. Đoàn Thiện Thuật,

tiếng Việt có 16 nguyên âm gồm 13 nguyên âm đơn (trong đó có 9

nguyên âm dài và 4 nguyên âm ngắn), 3 nguyên âm đôi:

– 9 nguyên âm dài

/i/ – “i,y” /e/ -“ê” /ε/-“e” / /-“ư” / / – “ơ”

15

/a/-“a” /u/-“u” /o/-“ô, ôô” /כ/-“o,oo”

– 4 nguyên âm ngắn

– 3 nguyên âm đôi:

/ie/-“ie,ia,yee,ya” /uo/-“uơ,ua” / ∂/-“ươ, ưa”

Trong hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ vừa có bán nguyên âm

vừa có phụ âm thì cũng có âm kết hợp giữa hai loại ấy. Trong tiếng Việt

có 2 hệ thống bán nguyên âm khác nhau về chức năng trong cấu tạo âm

tiết: bán nguyên âm làm âm đệm (có vị trí sau âm đầu và trước âm chính)

và bán nguyên âm cuối làm âm cuối (có vị trí cuối âm tiết có chức năng

kết thúc âm tiết)

Hai bán nguyên âm làm âm đệm: /-u-/: [trầm, vang, môi] và [-Ф-]>[-u-] về chức năng-giữ nguyên âm sắc của âm tiết

Hai bán nguyên âm cuối /-i-/: [bổng, vang, lưỡi] và /-u-/ [môi, làm

trầm hoá âm tiết]

1.2. Nguyên âm tiếng Anh

Nguyên âm trong tiếng Anh có nhiều điểm khác nhau. Theo kết

quả phân lập của Peter Roach trong “English phonetics and Phonology”,

tiếng Anh có 25 nguyên âm trong đó có:

– 12 nguyên âm đơn:

/i:/-“see” /I/-“his” /e/-“ten” /

∂/

-“letter” /a:/-“father”

/u:/-“you” /כ:/-“morning” /ổ/-“stamp” /Λ/-“sun”

/з:/-“learn” / / / /.

– 8 nguyên âm đôi:

/ei/ “name” /ai/ “my” /au/ “hour” /

∂u/”no”

/כi/ “boy” /i∂/”hear” /e

∂/”where” /u∂/”tour”

– Nguyên âm ba (triphthong): 5 nguyên âm:

/ei/ “layer” /ai/ “fire” /כi∂/ “royal”

/∂u∂/ “lower” /au∂/ “power”

Bảng nguyên âm Việt-Anh

Nguyên âm Việt

16 13 nguyên âm đơn 9 NA dài i u

e o

a

4 NA ngắn

a

3 nguyên âm đôi ie uo

Nguyên âm Anh

24 12 NA đơn

5 NA dài

7 NA ngắn

16

8 NA đôi

5 NA ba

2. Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh về đặc điểm

Nguyên âm và nói chung hệ thống nguyên âm của một ngôn ngữ có

đặc điểm gì là do phụ thuộc vào đặc điểm cách phát âm và hệ thống ngữ

âm-âm vị của ngôn ngữ đó quy định. Dưới đây ta sẽ xác định cơ sở đối

chiếu và thực hiện đối chiếu hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt với hệ

thống nguyên âm trong tiếng Anh để thấy rõ những đặc điểm của chúng.

Tiêu chí để xác lập và phân loại nguyên âm chủ yếu là âm sắc. Thường

thường âm sắc phân biệt nhau ở độ trầm bổng và tính cố định hay biến

đổi âm sắc.

2.1. Độ trầm bổng

Độ trầm/bổng thường chia làm hai khả năng:

– Bổng phân biệt với trầm kèm theo một đặc trưng nào đó.

– Bổng phân biệt với trầm mà âm sắc được giữ nguyên từ đầu đến

cuối.

Việc phân chia các âm theo tiêu chí bổng/trầm đồng thời cũng trùng

hợp với việc phân biệt hàng trước/hàng sau và hình dáng của môi-tròn

môi/không tròn môi khi phát âm nguyên âm. Về mức độ của trầm thì chia

ra trầm phân biệt với trầm vừa, tức có nghĩa là nguyên âm sau không tròn

môi.

2.1.1. Nguyên âm tiếng Việt

Theo cách phân chia vừa nêu, nguyên âm đơn (vowel) tiếng Việt

được chia ra làm 3 âm sắc: bổng/trầm/trầm vừa

âm sắc nguyên âm

bổng i,e, ε, ε

trầm vừa

trầm u,o, כ, כ

Những nguyên âm trên có thể biểu diễn theo vị trí trên tam giác

nguyên âm:

Hàng trước i Hàng giữa u Hàng sau

bổng trầm vừa trầm

e o

ε

17

a

Hình 4 (trang 83)

2.1.2. Nguyên âm tiếng Anh

Số lượng nguyên âm dài trong tiếng Anh nhiều hơn trong tiếng Việt.

Nguyên âm tiếng Anh phân chia theo 3 âm sắc là

Trang 84-phần a

Những nguyên âm trên có thể biểu diễn theo vị trí trên tam giác

nguyên âm:

Hình 5 (trang 84)

2.2. Tính cố định và biến đổi âm sắc

trang 84-phần b

Nguyên âm tiếng Việt cũng như tiếng Anh có một số âm cố định âm

sắc, một số khác biến đổi âm sắc. Những âm cố định âm sắc như sau:

Việt Anh

i ш u i u

e o e

ổ Λ

Những nguyên âm không cố định âm sắc, tức là âm sắc có biến đổi

từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc. Những âm này như tạo thành từ hai yếu

tố gắn liền nhau, không bao giờ tách khỏi nhau, ta gọi là âm đôi

(diphthongs):

Tiếng Việt Ví dụ Tiếng Anh Ví dụ

ie Việt, miến ie, (eye:i), fierce

u trường, thương e, ei, ai, a, i aired, pain, face

uo luôn, muốn xem thêm dưới

Hình 6-trang 85

Nguyên âm đôi tiếng Anh

trung tâm (centring) kết thúc (closing)

18

kết thúc kết thúc i kết thúc

ending in ending in ending in

Khi phát âm các nguyên âm đôi này thường có điểm xuất phát và

điểm kết thúc. Trong số 8 nguyên âm đôi kể trên có thể tóm lược lại trong

sơ đồ hình thang và hướng xuất phát-kết thúc như sau:

tour, moored

fierce, beard

cairn

aired, scarce loin, voice

load

pain, face, paid home, most, load

tide

loud time, ice gown ,house

Sự phân bố theo âm lượng và âm sắc nguyên âm hai ngôn ngữ có thể

tổng hợp thành bảng sau:

Âm sắc

Âm lượng

Cố định Không cố định

bổng trung hoà trầm bổng trung hoà trầm

Nhỏ

Việt

Anh

Vừa

Việt

Anh

Lớn

Việt

Anh

3. Miêu tả đối chiếu một số âm cụ thể

Để dễ vận dụng xin dẫn một số ví dụ minh hoạ trong hai ngôn ngữ

Việt-Anh

Việt nguyên âm đơn Anh.

/i/ tin, ý kiến, suy nghĩ /i/ bit, fish, pin

/ω/ ưng, mừng, tưng bừng,

dừng

/i:/ mean, peace

19

/u/ tung, hung, du, bún /u/ pull, put, push

/u:/ food, soon, loose

/e/ mệt, tên, mê, hên /e/ men, bed, yes

/ / mơ, lớn, hơn, sơn /З / fern, purse, bird

/ / tân, cần, thân /כ:/ board, horse, torn

/o/ tô, cô, một, công cộng /

∂/ letter

/ / anh ách, sách, xanh /ổ/ man, gas, bat

/ă/ ay, rau đay, au /Λ/ but, some, such

/ / ong óc, tóc,vòng /a:/ card, half, pass

/ε/ em, thèm, xem, đem, đẹp /כ/ pot, gone, cross

/כ/ xoo, mooc, tooc

/a/ ta, mang, lan man

Nguyên âm đôi

/ie/ hiền, miền, tiên, kiên /i∂/ fierce, beard, hear

/ω∂/ hươu, hương, hướng, dương, /ei/ name

phương, tương /∂u/ no, home, most, load

/uo/ uống thuốc, lúa úa /ai/ nice, time, my

/au/ gown, house, how, loud

/כi/boy, voice

/e∂/ where

/u∂/ tour

Nguyên âm ba tiếng Anh

/ei∂/ layer, player /∂u∂/ mover, lower

/ai∂/ liar, fire /au∂/ power, hour

/כi∂/ loyal, royal

Trên đây đã cung cấp toàn cảnh nguyên âm tiếng Việt và tiếng

Anh, trong đó một mặt so sánh chúng với âm chuẩn (cardinal vowel), mặt

khác là âm tương ứng và không tương ứng Việt-Anh về số lượng âm dùng

ở hai ngôn ngữ. Sơ đồ (hình 6) cũng cho chúng ta cách phát âm đôi trong

tiếng Anh. Có điều chú ý là việc phát âm các âm đôi này thường hay mắc

lỗi “nhấn giọng ngoại lai”. Đó là khi phát âm đôi (diphthongs) thường

hay nhấn vào âm thứ nhất (âm thuần –pure vowel) khởi phát. Mặt khác

cũng hay lẫn lộn khi phát âm âm đôi với nguyên âm dài (long vowels).

Đối với phát âm các nguyên âm Việt thì chú ý phân biệt âm đệm với

chính âm và trong âm đôi yếu tố đầu cũng được nhấn mạnh hơn. Đây là

điểm khác Việt-Anh cần chú ý.

Chúng ta hãy đối chiếu một số nguyên âm cụ thể, chủ yếu là

nguyên âm đơn (ngắn và dài). Sự thực việc đối chiếu ở đây cũng chưa đạt

độ chính xác cao bởi vì kết quả phân tích chưa được tiến hành tương ứng

hoàn toàn cùng tác giả. Bức tranh chung của các âm được đối chiếu có

thể hình dung bằng sơ đồ sau (Hình 8). Trong sơ đồ này biểu diễn các

20

nguyên âm theo hai hình lồng nhau: nguyên âm Việt trên tam giác,

nguyên âm Anh thể hiện ở hình thang. Các nguyên âm Anh được định vị

theo vị trí chính xác trên hình thang nguyên âm.

4. Nguyên âm và sự thể hiện bằng chữ viết trong tiếng Việt- tiếng

Anh

4.1. Nguyên âm tiếng Việt

Bảng đối chiếu các âm vị nguyên âm với chữ cái

/i/ – “i,y”

/ / – “ư”

Nguyên âm

Chữ viết và đặc điểm âm tiết Ví dụ

/i/ -“y khi âm đầu là / /, âm đệm và

âm cuối là những đơn vị zero và

khi xuất hiện sau âm đệm /w/

– “i:” trong các trường hợp còn lại.

Nhiều trường hợp có thể không

phân biệt “i/y”

ý kiến và suy, nguỵ

/o/ – có hai biến thể dài ngắn khi phân

bố trước /, k/

+ thể dài ghi bằng “ôô”

+ thể ngắn ghi bằng “ô”

– các trường hợp khác ghi là “ô”

+ bôông

+ bông

– ô tô, tôm, chôm,

chôm

/ / – “oo” khi đi trước / ,k/ – xoong, mooc, loong

21

– “o” trong những trường hợp còn

lại.

toong.

– gọi to, con bò

/ / – “o” khi đi trước / ,k/ – vòng, tóc

/ / – “a” khi đi trước / ,k/ – sách, xanh

/ ă/ – “a” trong những âm tiết có vần

“ay” hay “au”

– “ă”

– đau tay, chau mày

– loắt choắt

/uo/ -“ua” ở những âm tiết có âm cuối

là zero

– “uô” khi âm cuối không phải là

zero

– mua, rùa, lúa, úa

– buôn, buốt, luống

cuống, thuốc

/ / – “ưa” ở những âm tiết có âm cuối

là zero

– “ươ” trong những trường hợp

khác

– lưa thưa, chừa, ưa

– vườn tược, ương

bướng

/ie/ – “yê” ở những âm tiết có âm đệm

/w/ và có âm cuối không phải zero

và ở những âm tiết mà âm cuối

khác zero, âm đệm zero, âm đầu là

/ /

– “iê” trong những âm tiết có âm

cuối không phải zero, âm đệ

m zero

và âm đầu không phải / /

– “ia” những âm tiết có âm cuối

zero

– “ya” những âm tiết có âm cuối

zero nhưng có âm đệm /w/

– tuyên truyền, và yên,

yếu

– chiếu điện, tiêu tiền

– chia mía

– khuya

Nhận xét:

– có 10 nguyên âm chỉ có một cách thể hiện chữ viết. Đó là:/i,e,, , ,a,

u,o,, ,/

– cần chú ý: nguyên âm ngắn / /: được viết bằng chữ “a” trong những từ

có vần “anh” hoặc “ách”. Ví dụ: rành mạch, tanh tách

– nguyên âm ngắn / /: chỉ tồn tại trong các từ có vần “ong” hay “oc”

ví dụ: ròng rọc, long đong

– 5 nguyên âm ngắn có hai cách thể hiện bằng chữ viết

4.2. Nguyên âm tiếng Anh

4.2.1. Nguyên âm ngắn

/i/ bit, sit, fish, pill

/ / pull, put, push

/e/ bet, men, yes

/ / but, rush, some

22

/ / pot, gone, cross, got

/ / hat, gas, bat, man

4.2.2 Nguyên âm dài

/i:/ beat, mean, peace, see

/u:/ soon, loose, too

/ :/ bird, fir, fern (dương xỉ), purse

/ :/ pot, gone, cross, got

/ / hat, gas, bat, man

4.2.3. Nguyên âm đôi

i beard, near, fierce (hung dữ, ác

liệt)

home, most, load

a now, loud, house

pure, tour, moored

e hair, air

ai tide, time, nice, fire

i join, coin, avoid, voice

ei paid, face, page, pain

4.2.4 Nguyên âm ba

ei layer, player

lower, mower (thợ cấy, máy cấy)

ai liar, fire

a power, hour

i royal, loyal

Chú ý: Khi đối sánh nguyên âm Việt-Anh cần chú ý 2 đặc điểm quan

trọng:

1. Âm đệm chỉ có ở tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh. Nét riêng

của tiếng Việt chính là ở sự hiện diện của âm đệm /w/. Âm đệm này khác

với yếu tố cấu thành âm đôi và cũng khác âm dài (trường độ). Ví dụ: âm

đệm /w/ trong “quả” khác với /u/ trong /uo/ của “buồng, muống, vuông”.

Âm đệm /w/ vốn không mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên khi phát âm

nó chỉ như một âm lướt, một nguyên âm không có ở đỉnh âm tiết. Trái lại,

các yếu tố trong nguyên âm đôi /ie/, /uo/, / / là /i,u, / bao giờ cũng được

nhấn mạnh hơn yếu tố sau là /i,e, /. Sự nhấn mạnh này quyết định âm

sắc chủ yếu của âm tiết. Như vậy, có thể thấy, trong các âm tiết như

“khuyên, tuyên ” /w/ là âm đệm chứ không phải /y/. ở đây cũng không

thể cho rằng “uye” là âm ba mà chỉ có /ie/ là âm chính, đỉnh âm tiết còn

/w/ chỉ là âm đệm.

2. Âm ba chỉ có ở tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt. Nguyên âm ba

23

thường khó phát âm và cũng khó nghe. Những nguyên âm ba trong tiếng

Anh có thể hình dung như một tổ hợp 5 âm đôi đã được miêu tả ở trên với

âm / /. Đó là:

ei +



> ei



(player)



u + >



u

ai +



> ai



(fire) au +



> au

כi +



> כi



(loyal)

Theo Peter Roach, lý do có tính nguyên tắc gây khó khăn cho người

học tiếng Anh là ở chỗ trong tiếng Anh thường thì qui mô chuyển động

nguyên âm rất nhỏ, trừ khi chúng ta phát âm cẩn thận. Vì vậy trong thực

tế, phân biệt được âm ba và âm đôi và cả nguyên âm dài là rất khó khăn,

cần phải tập luyện cẩn thận. Ví dụ: các âm trong các từ dưới đây là

thường gặp:

ei – player, layer – lower, mower

ai fire, liar a – power, hour

i – royal, loyal

ở phạm vi các nguyên âm chúng ta cần chú ý 2 điểm này, chỉ có ở

tiếng Việt mà không có ở tiếng Anh và ngược lại. Đó là âm đệm của tiếng

Việt và âm ba (triphthong) của tiếng Anh.

Nét riêng của tiếngViệt là sự hiện diện /u/. Âm đệm này khác với

yếu tố cấu thành âm đôi và cũng khác với âm dài (trường độ).

Ví dụ: âm đệm /u/ trong “quả” khác với yếu tố /u/ của /uo/ trong

“buồng, muống, vuông”. Âm đệm /u/ vốn không mang âm sắc chủ yếu

của âm tiết nên phát âm nó như âm lướt, một nguyên âm không ở đỉnh âm

tiết. Trái lại các yếu tố trong âm đôi: ie, uo,, là i,, u bao giờ cũng được

nhấn mạnh hơn yếu tố sau (e,, ). Sự nhấn mạnh này quyết định âm sắc

chủ yếu âm tiết. Do giả thuyết âm đệm như vậy mà trong âm tiết “tuyên,

khuyên” thì “u” là âm đệm chứ không phải “y”. ở đây cũng không cho

“uye” là ba âm mà chỉ có “ie” là âm chính, đỉnh âm tiết và “u” là đệm

thôi.

Nét đặc trưng riêng của tiếng Anh so với tiếng Việt là ở tiếng Anh

nguyên âm ba (triphthong). Nguyên âm ba thường khó phát âm và cũng

khó nghe. Một âm ba là một sự trượt từ một nguyên âm này qua nguyên

âm khác và đến cả âm thứ ba, tất cả diễn ra nhanh mà không líu lặp.

Ví dụ: nếu ta phát âm cẩn thận từ “hour” /a



/ thì bắt đầu với một

nguyên âm phẩm chất như âm /a/ rồi lướt qua âm / / và cuối cùng dừng

lại ở âm / /. Vì vậy ta dùng ký hiệu /a



/ là để đại diện cho cái chúngta

phát âm từ “hour” nhưng điều này không thường xuyên diễn đạt chính

xác cách phát âm.

Những âm ba của tiếng Anh có thể hình dung như một tổ hợp 5 âm

đôi đóng đã được miêu tả ở mục trên với âm /a/ đó là:

ei +



> ei



(player)

u + >



u

ai +



> ai



(fire) au +



> au

כi +



> כi



(loyal)

Lý do có tính nguyên tắc gây khó khăn (theo Peter Roach) cho

người học tiếng Anh thường quy mô chuyển động nguyên âm là rất nhỏ,

24

trừ khi chúng ta phát âm cẩn thận. Vì vậy trong thực tế phân biệt được

âm ba (triphthongs) với âm đôi (diphthongs) và cả với nguyên âm dài là

rất khó. Ta hãy luyện các âm ba cẩn thận để phân biệt với âm đôi và âm

dài.

Ví dụ: các âm trong các từ dưới đây là thường gặp:

ei – player, layer



u



lower, mower

ai – fire, liar au



power, hour

כi – royal, loyal

Câu hỏi: Anh/chị hãy tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ

thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh sau khi thực hiện phân tích đối

chiếu.

Bài 2: đối chiếu phụ âm Việt – Anh

I.Khái quát chung về phụ âm

1. Định nghĩa phụ âm (consonant)

Phụ âm là những âm cơ bản chỉ có sự tham gia của tiếng động, được

cấu tạo do sự cản trở trên lối thoát của không khí đi ra từ phổi.

Phụ âm (consonant) là những âm được phát ra bị một cản trở nào

đó, như qua khe hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, sự

khép chặt của môi làm cho tiếng phát ra không dễ nghe, không êm tai,

có tiếng động, tần số không ổn định. Ví dụ như phụ âm “b”, “v”, “k”

Giữa nguyên âm và phụ âm còn có loại mang tính trung gian. Nó vừa có

tính chất nguyên âm vừa có tính chất phụ âm gọi là bán nguyên âm

(semi-vowel) và bán phụ âm (semi-consonant).

2. Đặc điểm chung của phụ âm

Bản chất âm học: phụ âm là những âm được cấu tạo bởi sự có mặt

của tiếng động. Một tỉ lệ lớn các phụ âm có sự tham gia của tiếng thanh.

Đặc điểm âm thanh chính của phụ âm là có tiếng động. Song khi

phát âm một số phụ âm dây thanh cũng hoạt động đồng thời cung cấp

thêm tiếng thanh. Căn cứ vào tỷ lệ tiếng động và tiếng thanh mà đặt tên

những phụ âm khác nhau. Ví dụ: phụ âm vô thanh như “p,t,k” phụ âm

có tiếng thanh như “b, đ, g” trong tiếng Việt. Còn có một loại thứ ba nữa

gọi là phụ âm vang như “m, ng, l” trong tiếng Việt; phân biệt với hai loại

trên này người ta gọi bằng tên chung là phụ âm ồn.

Phương thức cấu âm: phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí

25

vốn cần thiết để gây ra tiếng động. Khi cấu âm các phụ âm, bộ máy phát

âm căng thẳng cục bộ, gây nên trở ngại cho luồng không khí mạnh/tương

đối mạnh từ phổi đi ra.

Căn cứ vào phương thức cấu tạo âm, tức là sử dụng cách phát âm

để phát âm đúng một âm nào đó, người ta phân phụ âm ra một số loại:

phụ âm xát như: “v,s,g” trong tiếng Việt, phụ âm tắc như “p, t,b,d”. Nói

là tắc vì khi phát âm luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn,

phải phá vỡ sự cản trở ấy để phát ra tạo thành tiếng nổ. Còn loại xát là

tiếng cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở không hoàn

toàn, phải lách qua khe nhỏ phát ra có sự cọ xát vào thành của bộ máy

phát âm. Như vậy, về phương thức phát âm phụ âm người ta căn cứ vào

các cách cấu âm sau: tắc bật hơi (plosive), xát (fricative), tắc xát

(affricate), mũi (nasal), bên (lateral), gần đúng (approximant).

Vậy là khi phân tích phân loại đối chiếu phụ âm chúng ta vừa phải

dựa vào phương thức cấu âm vừa phải dựa vào sự định vị để xác định.

Việc luyện tập phát âm, sửa lỗi phát âm cũng căn cứ vào các cơ sở cụ thể

nêu trên. Cũng cần chú ý rằng mỗi ngôn ngữ và cụ thể hơn mỗi âm cụ thể

hơn mỗi âm cụ thể cũng có những đặc điểm riêng.

Phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh: căn cứ vào tỉ lệ tiếng động

và tiếng thanh mà người ta phân loại phụ âm hữu thành và phụ âm vô

thanh. Khi phát âm phụ âm hữu thanh dây thanh chấn động còn khi

phatsaam phụ âm vô thanh thì dây thanh không chấn động. Phụ âm hữu

thanh gồm cả tiếng thanh và tiếng động còn phụ âm vô thanh thì chỉ có

tiếng động.

3. Phân loại phụ âm

Trong phân tích đối chiếu chúng ta cần xác định cơ sở miêu tả ngữ

âm. Đặc điểm cơ bản của phụ âm là khi phát âm chúng được cấu tạo bằng

luồng không khí bị cản trở. Sự cản trở này xảy ra ở những mức độ khác

nhau. Nói chính xác hơn là sự cản trở diễn ra bằng những cách khác nhau

và ở những bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm.

3.1. Phân loại theo phương thức cấu âm

Có ba phương thức cấu âm chính là : phương thức tắc, phương thức

xát và phương thức rung.

– Phương thức tắc: là các phụ âm được tạo thành khi luồng không

khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở đó

để thoát ra, tạo thành tiếng nổ, ví dụ như: /p,t,b,d/

– Phương thức xát: là các phụ âm được tạo thành khi luồng không

khi từ phổi đi ra không bị cản trở hoàn toàn mà vẫn thoát ra

được qua một khe hẹp và bị cọ xát vào thành bộ máy phát âm,

ví dụ như: /v,s,g/

– Phương thức rung: là những phụ âm được tạo thành do luồng

không khí từ phổi đi ra bị chặn lại thành từng đợt ở vị trí noà đó

cho đến kết thúc quá trình tạo âm, ví dụ: /r/

Ngoài ra, sự hoạt động của dây thanh, sự tham gia của yết hầu,

ngữ “ đối chiếu, đối sánh tương quan ” thường được dùng để chỉ giải pháp hoặcphân ngành nghiên cứu và điều tra lấy đối tượng người dùng đa phần là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của điều tra và nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống và khác nhauhoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc đa phần lànguyên tắc đồng đại. 2. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì ? Như tất cả chúng ta đã biết, Ngôn ngữ học là ngành khoa học điều tra và nghiên cứu vềngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ đơn cử nói riêng. Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân môn của ngôn ngữ học ưu tiên sửdụng chiêu thức đối chiếu những ngôn ngữ với nhau để tìm ra sự giống vàkhác nhau giữa chúng nhằm mục đích Giao hàng cho những mục tiêu lý luận và thựctiễn. 3. Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong mạng lưới hệ thống những bộ môn ngônngữ họcNgôn ngữ họcNNH diễn đạt NNH so sánh NNH đại cươngNNHSSLS NNHKV LHH PN NNHĐCNgôn ngữ học Nghiên cứu so sánh Ngôn ngữ học4. Mục đích ý nghĩa của việc nghiên cứu và điều tra ngôn ngữ học đối chiếu4. 1. Đối với ngôn ngữ học đại cươngNhờ tác dụng của ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học đại cươngtrong nhiều trường hợp hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh, bổ trợ và kiểm chứng cáckhái niệm, phạm trùVD : phạm trù loại trong lịch sử dân tộc nghiên cứu và điều tra của ngôn ngữ học đốichiếu cho rằng phạm trù này như nhau với phạm trù logic ví như danh từđồng nhất với phạm trù sự vật, động từ giống hệt với phạm trù hànhđộng Có thời kỳ, như nhau phạm trù này với phạm trù hình thái Cósự nhầm lẫn như vậy là vì tại từng thời kỳ những cứ liệu của ngôn ngữ họcđối chiếu chỉ khái quát hoá nên được những Tóm lại như vậy. 4.2. Đối với ngôn ngữ học mô tảNgôn ngữ học miêu tả có trách nhiệm là nghiên cứu và điều tra cấu trúc hệ thốngcủa ngôn ngữ ( ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ). Ngôn ngữ học đối chiếu cótác dụng nhất định so với ngôn ngữ học miêu tả : – Cung cấp cứ liệu thiết yếu cho ngôn ngữ học diễn đạt. – Kiểm định xem sự diễn đạt có đúng chuẩn hay không ? Ví dụ những cứliệu đối chiếu cho thấy trong những ngôn ngữ đơn lập, nhiều ngôn ngữ cóthanh điệu nên khi ta được nghe một ngôn ngữ nào đó mới lạ, ta có thểpháp đoán ngôn ngữ đó có thanh điệu hay không ? 4.3. Đối với mô hình họcNhiệm vụ của loại hình học là so sánh đối chiếu ngôn ngữ để phânloại về mặt mô hình còn ngôn ngữ học đối chiếu không có trách nhiệm nhưvậy, nhưng trong nhiều trường hợp, những cứ liệu của ngôn ngữ học đốichiếu được cho phép kiểm chứng, bổ trợ, làm sáng tỏ hơn những đặc điểmcủa loại hình học. Ví dụ điều tra và nghiên cứu mô hình âm tiết của TV trong đốichiếu với ngôn ngữ châu Âu. Dù mục tiêu phải là phân loại mô hình họcnhưng vẫn phải so sánh TV với ngôn ngữ châu Âu để nghiên cứu và điều tra và đưara Tóm lại. 4.4. Đối với dịch thuậtNgôn ngữ học đối chiếu phân phối những cơ sở tài liệu về đối chiếu, những hiểu biết về mối quan hệ giữa tương đương và dị biệt giữa những ngônngữ, những giải pháp, thủ pháp để chuyển đơn vị chức năng của ngôn ngữ nàythành dạng thức tương tự trong ngôn ngữ khác. Mỗi quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu là mối quanhệ tự nhiên. Dịch thuật tìm kiếm và xác lập mối quan hệ chuyển dời đơnvị văn bản ở ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác. Dịch thuật và ngôn ngữhọc đối chiếu cùng thao tác với hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ học đối chiếucũng dựa vào những cứ liệu dịch thuật để đối chiếu. 4.5. Đối với dạy học ngoại ngữNgôn ngữ học đối chiếu có công dụng giúp người dạy và học ngoạingữ thuận tiện hơn trong việc khuynh hướng giáo trình, giáo án, SGK, từ đógiúp cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu suất cao cao. Ngoài ra, NNHĐCcòn giúp cho việc biên soạn từ điển đặc biệt quan trọng là từ điển song ngữ. Nhờ có kỹ năng và kiến thức của ngôn ngữ học đối chiếu, hoàn toàn có thể nghiên cứu và phân tích, nhậndiện và đề ra cách sửa chữa thay thế những lỗi mà người học ngoại ngữ thườnggặp. Có hai loại lỗi : – Lỗi giao thoa ( liên ngôn ) : interlingual error : người học ngoại ngữđối chiếu tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ và vận dụng nó vào ngoại ngữ hai, tạonhiều lỗi liên ngôn. – Lỗi nội ngôn ( intralingual error ) do chưa nắm vững cấu trúc hay từvựng của ngoại ngữ. II. Sự sinh ra và tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếu1. Khái quát về sự sinh ra của ngôn ngữ học đối chiếuNhững nghiên cứu và điều tra đối chiếu tiên phong trong ngôn ngữ học đã xuấthiện từ rất lâu, đặc biệt quan trọng là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ tăng trưởng mạnh về khoa học kỹ thuật và đặc biệt quan trọng là từ những năm70 trở lại đây. Có hàng loạt nguyên do thôi thúc sự sinh ra và tăng trưởng của ngônngữ học đối chiếu, trong đó hoàn toàn có thể kể đến những nguyên do đa phần sau : 1.1. Nguyên nhân xã hội ( nguyên do bên ngoài ) : Sự phát hiện ra những vùng đất mới, hội đồng người mới, nhiều quốcgia độc lập được hình thành và đi kèm theo là nhiều ngôn ngữ mới đượcphát hiện. Lượng thông tin văn hoá và sự giao lưu của những nền văn minh, vănhoá thành văn tăng lên với vận tốc đáng kể. Điều này đưa đến yên cầu tolớn của việc dạy và học ngoại ngữ, của việc xử lý thực trạng songngữ, việc thiết kế xây dựng cơ sở lý luận và xử lý việc làm dịch thuật vàhàng loạt việc làm thực tiễn ngôn ngữ khác. 1.2. Nguyên nhân thuộc về nội bộ ngôn ngữ học ( nguyên do bêntrong ) Khả năng to lớn của con người nói chung và những nhà ngôn ngữ họcnói riêng đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau, tìmhiểu, xử lý nó theo những mục tiêu, khuynh hướng xác lập. Các nghiên cứu và phân tích, lý giải “ đơn ngữ luận ”, dù đạt nhiều thành tựu to lớn, vẫn không hề tiến xa hơn nếu không tăng trưởng những điều tra và nghiên cứu lý luận “ đa ngữ luận ”, một hướng điều tra và nghiên cứu lý giải có sức bao quát sâu rộnghơn nhiều. Nhu cầu tích hợp của những điều tra và nghiên cứu lý luận và xử lý nhữngnhiệm vụ đơn cử, trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ học. Chính những nguyên do và cũng là những yên cầu chính yếu chỉ ratrên đây đã tạo ra những tiền đề trong thực tiễn cho sự sinh ra và tăng trưởng củangôn ngữ học đối chiếu. 2. Các thời kỳ tăng trưởng của ngôn ngữ học đối chiếuCho đến nay, nhìn một cách tổng quát, điều tra và nghiên cứu đối chiếu cácngôn ngữ hoàn toàn có thể chia thành ba thời kỳ tăng trưởng với những đặc thù sau : 2.1. Thời kỳ đầuNgôn ngữ học so sánh-lịch sử sinh ra và tăng trưởng tập trung chuyên sâu vào thếkỷ XIX nhưng thời kỳ đầu của ngôn ngữ học đối chiêú được coi là bắtđầu từ khoảng chừng thế kỷ XIV và kết thúc vào khoảng chừng thế kỷ XIX khi ngônngữ học so sánh-lịch sử sinh ra. Thời kỳ này nghiên cứu và điều tra hầu hết : từ điển, những bộ sưu tập ngôn ngữvà 1 số ít khu công trình có khuynh hướng so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Về từ điển đối chiếu : từ điển tuy nhiên, đa ngữ khởi đầu được biên soạn. Ví dụ : năm 1520, cuốn từ điển đối chiếu 7 ngữ của Capelimo ( người ý ), năm 138 Giextne ( Thuỵ Sĩ ) soạn từ điển 12 ngữ. Ngoài ra những bộ sưu tập đối chiếu ngôn ngữ : có một số ít bộ sưu tậpngữ liệu, có một số ít bộ còn so sánh giữa một số ít ngôn ngữ. Ví dụ : năm1554, Caninurse : so sánh ngôn ngữ chính của họ Smith, năm 1564, HenryII tăng trưởng khu công trình : “ Sự độc lạ giữa tiếng Pháp và tiếng Hy Lạp ” Trong nghành nghề dịch vụ ngữ pháp, có nhiều khu công trình đề cập đến so sánh đốichiếu ngôn ngữ như ngữ pháp phổ quát và duy lý của Port-Royal ( 1660 ) đề cập đến xác lập và thiết kế xây dựng những quy tắc phổ quát của ngôn ngữ dựatrên tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin2. 2. Thời kỳ thứ hai ( cuối thế kỷ VXIII đến cuối thế kỷ XIX ) Đây là thời kỳ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngônngữ thế kỷ XIX. Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu và điều tra đối chiếu bịcuốn hút và hoà vào dòng thác nghiên cưú so sánh-lịch sử. Những nghiêncứu lý luận và những vận dụng thực tiễn to lớn của nó vẫn được tiếnhành tuy nhiên chỉ đóng vai trò tương hỗ. Trong quy trình tiến độ này, ranh giới giữa cácloại nghiên cứu và điều tra so sánh-lịch sử, mô hình, đối chiếu chưa thực sự đượcphân biệt rạch ròi. Dần dần về sau người ta mới xác lập được một sựphân giới có ý thức. Chính những tri thức về phân kỳ lịch sử dân tộc ngôn ngữhọc nói chung và ngôn ngữ học so sánh-lịch sử, loại hình học nói riêng đãcho thấy điều đó. Chẳng hạn như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ rằng đếnnửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới được tách thành một ngành khoahọc độc lập nhờ sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử. Song ngôn ngữ học so sánh-lịch sử cũng biểu lộ sự khác nhau ở ba thờikỳ tăng trưởng : thời kỳ đầu khoảng chừng từ những năm 1816 – 1870, thời kỳ thứhai khoảng chừng từ những năm 1871 – 1916, và thời kỳ thứ ba từ năm 1917 đếnnay. Như vậy là đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sửmới xác lập được khoanh vùng phạm vi đối tượng người tiêu dùng, giải pháp điều tra và nghiên cứu riêng đểtrở thành một phân ngành độc lập theo như lời nhận xét của Enghen : “ Ngôn ngữ học nghiên cứu và điều tra so sánh-lịch sử có được cái nền tảng lịch sửcủa nó ”. Nghiên cứu đối chiếu trong quan hệ với nghiên cứu và điều tra so sánh-lịchsử và mô hình ở tiến trình đầu của sự tăng trưởng ngôn ngữ học đã gópphần vào những nghiên cưú so sánh chung nhiều ngôn ngữ mà không phânbiệt đó là so sánh phổ hệ, mô hình hay đối chiếu. 2.3. Thời kỳ thứ ba ( thế kỷ XX đến nay ) Thế kỷ XX, ngôn ngữ học tăng trưởng rực rỡ tỏa nắng với nhiều khuynh hướngkhác nhau không chỉ ở ngôn ngữ học diễn đạt mà cả ở ngôn ngữ học lýthuyết. Sau kim chỉ nan FDS, ngôn ngữ học truyền thống lịch sử trở thành mộtngành khoa học riêng, trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu. FDS là ngườiđã nghiên cứu và điều tra sự phân giới ngôn ngữ và lời nói, lịch đại và đồng đại, hệthống và cấu trúc Đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng tác động của tư tưởngSaussure, người ta nhận thấy cần phải tách biệt điều tra và nghiên cứu đồng đại vàlịch đại, cần tách ngôn ngữ học đối chiếu ra khỏi ngôn ngữ học. Sau cuộc chiến tranh quốc tế thứ 1 và 2, nhiều vương quốc mới sinh ra, nhucầu giao lưu về kinh tế tài chính văn hoá tăng trưởng mạnh và ngôn ngữ học đốichiếu yên cầu phải tách ra và trở thành một bộ môn lý luận riêng và cónhững nghiên cứu và điều tra riêng của nó. Cùng với ngôn ngữ học đối chiếu, loạihình học cũng được tách ra từ ngôn ngữ học so sánh lịch sử vẻ vang. Đặc điểm của quá trình này : ngôn ngữ học đối chiếu tăng trưởng đadạng và theo nhiều hướng : – Tách ra khỏi ngôn ngữ học so sánh lịch sử dân tộc và loại hình học. – Phát triển theo nhiều hướng, nhiều mục tiêu khác nhau. 5. Một số khu công trình tiêu biểu3. 1. Các khu công trình tiêu biểuĐối chiếu để miêu tả làm rõ hơn đặc thù của một ngôn ngữ này sovới ngôn ngữ khác mà không nhằm mục đích mục tiêu so sánh : Ngôn ngữ học đốichiếu và một số ít yếu tố tiếng Pháp của S.Bally ; Ngữ pháp tiếng Nga đốichiếu với tiếng uzơbếch của Polivanov. Đối chiếu nhằm mục đích xử lý những yếu tố về loại hình học, phân loạiloại hình học : khu công trình của những nhà loại hình học, tích hợp đối chiếu đểphân loại theo những đặc thù nhất định : tác phẩm của Sapir, Skalitka, Greenberg. 3.2. Các khu công trình trong những năm gần đâyNhững năm 80 trở đi ngôn ngữ học đối chiếu tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ, đềcập tới những nghành của ngôn ngữ từ những yếu tố chung nhất ( tu từ, phong thái, văn hóa truyền thống ngôn ngữ ). Các khu công trình : – Jacek Fisiak : Constractive Linguistics 1984 – Carl James : Constractive Analysis 1986 – Karezowsleij : Constracting Languagé4. Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt NamNgôn ngữ học đối chiếu tăng trưởng từ những năm 1960, đặc biệt quan trọng làtrong mấy chục năm trở lại đây. Các cơ sở điều tra và nghiên cứu và giảng dạy nhưcác trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Ngoại ngữ, Phân viện Puskin ở TP.HN đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng. Về lí luậngắn với hai giáo trình : – Lê Quang Thiêm : Nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ – 1989 ; Nghiên cứu đối chiếu những ngôn ngữ – 2004. – Nguyễn Văn Chiến – Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu cácngôn ngữ Đông Nam á. Hiện nay, Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Namtập trung vào đối chiếu : – Tiếng Việt và những ngôn ngữ Châu Âu. + Những năm 80 : tiếng Việt và tiếng Đông Âu. + Những năm 90 : tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp – Tiếng Việt và những ngôn ngữ khu vực ( Nhật, Hàn ) – Tiếng Việt và những ngôn ngữ dân tộc bản địa. Câu hỏi bàn luận bài 11. Hãy nêu ( nghiên cứu và phân tích ) những đặc thù của NNHĐC ? – NNHĐC là gì ? – Mục đích của NHĐC – Phạm vi, đối tượngTất cả những điểm trên khác điều tra và nghiên cứu khác như thế nào ? 2. Phân tích những ứng dụng thiết thực của NCĐC vào ngôn ngữ. – tìm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ được đối chiếu – ứng dụng3. Hãy nêu một ví dụ NCĐC về một hiện tượng kỳ lạ từ đó nêu ích lợi củaNCĐC ( ĐC từ vựng, ĐC ngữ âm, ĐC ngữ pháp ) PHẦN II : ĐỐI CHIẾU NGỮ ÂM – ÂM VỊBài 1 : Đối chiếu nguyên âm Việt-AnhI. Khái quát chung về nguyên âm1. Định nghĩa nguyên âm ( vowel ) Về mặt ngữ âm học ( phonetics ) nguyên âm ( vowel ) là âm được phát ratiếng thanh, nghĩa là âm mà khi phát âm luồng hơi phát ra ngoài một cáchtự do, có âm hưởng dễ nghe, êm ái. Nguyên âm có đặc trưng âm học vớitần số xác lập, ví dụ như âm [ a ] phân biệt với âm [ e ], âm [ i ]. Về mặt âm vị học ( phonology ) thì nguyên âm là đơn vị chức năng của hệ thốngâm vị của ngôn ngữ. Nguyên âm có vai trò làm hạt nhân của âm tiết ( syllable ), ví dụ như trong từ một âm tiết “ cat, but ”. Cả hai âm bình diệnngữ âm học và âm vị học nguyên âm phân biệt với phụ âm ( consonant ). 2. Phân loại nguyên âmNguyên âm có nhiều loại : – Nguyên âm đơn như : [ a ], [ e ], [ e ], [ o ], [ u ] – Nguyên âm đôi ( dipthong ) [ ie ], [ uo ] – Nguyên âm ba ( triphthong ) [ ei  ], [ ai  ] Trong mạng lưới hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ vừa có bán nguyên âmvừa có phụ âm thì cũng có âm phối hợp giữa hai loại ấy. Đó là bán nguyênâm ( semi-vowel ) hay bán phụ âm ( semi-consonant ) – ( Bán nguyên âm làcác nguyên âm không làm đỉnh âm tiết, còn gọi là “ phi âm tiết tính ” dođó được phát âm lướt đi và thành một âm nửa xát ) Nguyên âm và nói chung mạng lưới hệ thống nguyên âm của một ngôn ngữ cóđặc điểm gì là do nhờ vào vào đặc thù cách phát âm và mạng lưới hệ thống ngữâm-âm vị của ngôn ngữ đó pháp luật. Dưới đây ta sẽ xác lập cơ sở đốichiếu và thực thi đối chiếu mạng lưới hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt với hệthống nguyên âm trong tiếng Anh để thấy rõ những đặc thù của chúng. 3. Cơ sở đối chiếu ngữ âm âm vị, cơ quan cấu âm ( vocal apparatus ) 3.1. Cơ quan cấu âm : Các âm của lời nói được phát ra nhờ cơ quan cấu âm bao gồmnhững bộ phận như hình dưới đây. Môi ( lip ) Yết hầu ( pharynx ) – môi trên ( upper lip ) Thanh quản ( larynx ) – môi dưới ( lower lip ) Ngạc cứng ( hard palate ) Răng ( teeth ) Ngạc mềm ( soft palate ) – răng trên ( upper teeth ) Lợi ( alveolar ridge ) – răng dưới ( lower teeth ) Lưỡi ( tongue ) – đầu lưỡi – mặt lưỡi – gốc lưỡi3. 2. Các bộ phận chính1. Răng ( teeth ) gồm răng trên ( upper teeth ), răng dưới ( lower teeth ) chúngnằm ở mặt trước miệng. Khi phát âm lưỡi tiếp xúc với răng tạo ra nhiềuâm, những âm này thường gọi là âm răng. 2. Lợi ( alveolar ridge ) đây là bộ phận giữa đỉnh răng và ngạc cứng. Cónhững âm phát được do lưỡi tiếp xúc với điểm này ( đỉnh răng hoặc lợi ) như [ t ] và [ d ] thường được gọi là phụ âm bật hơi. 3. Môi ( lip ) gồm môi trên ( upper lip ) và môi dưới ( lower lip ). Các bộphận này giúp phát âm những âm như [ b ], [ m ], [ f ] thường gọi là âm môi. 4. Lưỡi ( tongue ) là cơ quan có nhiều bộ phận tham gia phát âm như đầulưỡi ( tip ), mặt lưỡi ( blade ), lưỡi trước ( front ), lưỡi sau ( back ), gốc lưỡi ( root ), tiểu thiệt, nắp đóng ở thanh quản ( epiglottis ). Những bộ phận nàycũng tham gia cấu trúc nhiều âm mà hoàn toàn có thể tưởng tượng như sơ đồ sau : 5. Ngạc mềm ( soft palace hoặc velum ) là vị trí hoàn toàn có thể cho không khí quamũi và qua miệng. Bình thường nó ở vị trí thông thoáng, nhưng khi nóinó hoàn toàn có thể nâng cao lên làm cho không khí thoát qua mũi. Nó cũng làm bộphận hoàn toàn có thể tiếp xúc với lưỡi. Chẳng hạn khi ta phát những âm [ k ], [ g ] là phụâm ngạc. Ngạc mềm ( soft palace ) phân biệt với ngạc cứng ( hard palace ). Ngạc cứng là bộ phận cao trong khoang miệng. Đây là bộ phận đối diệnmặt trên của lưỡi. 6. Yết hầu ( pharynx ) là một ống phía trên thanh quản. Đối với người Anh : nữ dài khoảng chừng 7 cm, nam 8 cm ; người Nước Ta hoàn toàn có thể ngắn hơn. Đỉnhcủa nó chia ra hai phần, một phần ra sau lên khoang mũi ( nasal cavity ) phần khác dẫn vào khoang miệng ( mouth cavity ). Sáu bộ phận chính miêu tả trên là cơ quan hầu hết tạo ra âm thanhlời nói của con người. Người thông thường, người Việt hay người Anhcũng dùng những bộ phận này để cấu âm ( articulation ) để phát ra những âmlời nói. Trong những bộ phận đó có 3 khoang quan trọng cần chú ý quan tâm : – Khoang mũi dùng tạo ra âm mũi – Khoang miệng cũng có vai trò tạo ra âm thanh khi lan rộng ra, hẹpnhưng bản thân nó không làm thành một bộ phận tự tiếp xúc với bộ phậnkhác, tức bộ phận cấu âm. – Khoang thanh hầu ( pharyngeal cavity ) được xem như một bộ phậncấu âm độc lập hay tổng hợp tạo ra nhiều âm lời nói. 6. Cơ sở xác lập nguyên âm về mặt ngữ âm học4. 1. Cơ sở của sự phân loạiĐể miêu tả nguyên âm cần xác lập hộp cộng hưởng miệng ( khoangmiệng ), cũng đồng thời xác lập hộp cộng hưởng yết hầu ( khoang yếthầu ). Đây là nguồn gốc biến hóa âm sắc ( timbre ) của tiếng thanh ( voice ) do dây thanh tạo nên. Sự khác nhau giữa nguyên âm này với nguyên âmkhác là sự độc lạ về âm sắc của cùng một tiếng thanh. Khái niệm âm sắc : âm thanh ngôn ngữ cũng như hầu hết những âmthanh tự nhiên đều là phức tạp của một âm trầm nhất ( có tần số thấpnhất ) – âm cơ bản và một loạt âm cao hơn ( có tần số bằng bội số lần âmcơ bản ) – hoạ âm. Âm sắc được tạo nên do mối tương phản giữa âm cơbản và những hoạ âm về cao độ và cường độ. Tập hợp những âm này khi đi qua10các khoang ở phía trên thanh hầu sẽ chịu sự cộng hưởng. Như đã thấy trong hình 1, những khoang miệng và khoang yết hầu lànơi do sự hoạt động giải trí của lưỡi, của môi nên luôn có năng lực đổi khác hìnhdáng, thể tích, lối thoát của không khí ; và vì thế có năng lực cộng hưởngkhác nhau. Mỗi lần biến hóa mối đối sánh tương quan giữa âm cơ bản với những hoạâm về cao độ và cường độ là một lần biến hóa âm sắc, là một lần ta cómột nguyên âm khác. Sự khác nhau của những nguyên âm như vậy rốt cuộc là bị phụ thuộcvào những nhóm hoạ âm khác nhau do nhận được sự cộng hưởng khác nhaucủa những khoang trên thanh hầu. Mỗi nguyên âm có những đặc thù riêngvề mối đối sánh tương quan giữa âm cơ bản với những hoạ âm tức là âm cơ bản vớiâm sắc. Khi nghiên cứu và phân tích những âm cần tìm cách xác lập hộp cộng hưởng ( khoang ) miệng và cộng hưởng ( khoang ) yết hầu. Cụ thể hơn, người tadựa vào độ mở của miệng, vị trí của lưỡi và hình dáng của môi để miêu tảnguyên âm. 4.2. Các tiêu chuẩn để phân loại nguyên âmTiêu chuẩn 1 : Độ nâng của lưỡi ( độ mở của miêng ) – lưỡi nâng caohay thấp / miệng mở hay khép quyết định hành động quan trọng đến thể tích hộp cộnghưởng. Căn cứ vào độ mở ( độ nâng ) khác nhau mà ta có những nguyên âmkhác nhau. Nguyên âm rộng ( hoặc cao ) như [ a ], [ e ], nguyên âm hẹp ( hoặcthấp ) như [ i ], [ u ]. Tiêu chuẩn 2 : Vị trí của lưỡi – lưỡi đặt trước, giữa hoặc sau cho ta biếthình dáng hộp cộng hưởng như thế nào. Tuỳ theo sự xê dịch, tức là phầntrước lưỡi đưa lên ra phía trước hoặc phần sau lưỡi nâng lên lùi về phíasau, mà ta có nguyên âm khác nhau. Đó là phân biệt giữa nguyên âmtrước như [ i ], [ ê ], [ e ] ; nguyên âm sau như [ u ], [ ô ] hay [ o ] ; nguyên âmgiữa như [ ư ] trong “ từ ” hay [ ] trong “ bird ” tiếng Anh, “ tơ ” trong tiếngViệt. Tiêu chuẩn 3 : Hình dáng của môi – môi tròn hay không tròn quyếtđịnh đến lối thoát của không khí của hộp cộng hưởng. Khi hai môi chúmtròn và nhô ra phía trước ta có nguyên âm với âm sắc trầm. Đó là nhữngâm tròn môi như [ u ], [ o ] ; ngược lại hai môi ở thế thông thường hoặcnhành ra khi phát âm thì ta có những nguyên âm không tròn môi như [ a ], [ i ], [ e ] Cách miêu tả và tên gọi như trên là nêu những đặc trưng nguyên âmvề mặt cấu âm, tức là về mặt sinh lý học. Khi so sánh những nguyên âmngười ta cũng nêu lên những đặc trưng âm thanh của chúng, ví dụ nhưnguyên âm bổng, nguyên âm trầm, nguyên âm trung hoà. Đây là cách nêuđặc trưng nguyên âm xét về mặt âm học. Cách này không chú ý quan tâm đến cáchcấu âm mà chỉ tập trung chuyên sâu vào hiệu suất cao của âm học để phân loại. Cách quan tâm mặt đặc trưng âm học cũng có nhiều cái lợi. Có khi haiâm có cách cấu âm khác nhau mà đem lại hiệu suất cao âm học như nhau. Trong ngôn ngữ nào có sự phân biệt 3 loại âm sắc : bổng, trầm, và trunghoà thì chỉ cần nêu lên những đặc trưng ngữ âm là đủ. Trường hợp nếu11cần đi sâu tìm nguồn gốc âm sắc trung hoà thì mới tìm. Đó là nguyên âmsau nhưng không tròn môi, đó là nguyên âm trước nhưng tròn hay đó lànguyên âm giữa. Người ta nhận thấy nguyên âm sau khi nào cũng có âmsắc trầm, nguyên âm trước khi nào cũng có âm sắc bổng. Tính chất trònmôi làm cho nguyên âm kém trầm so với tròn môi, còn nguyên âm giữabao giờ cũng kém bổng so với nguyên âm trước và kém trầm so vớinguyên âm sau. Cũng như vậy hiệu suất cao của âm học là âm lượng lớn dođộ mở của hàm rộng, độ nâng của lưỡi thấp, ngược lại là nguyên âm cóâm lượng nhỏ. Trở lên ta mới nói về 1 số ít đặc trưng âm sắc để miêu tả nguyênâm. Sự phân biệt nguyên âm còn ở đặc thù thời hạn phát âm gọi làtrường độ. Tiêu chí này dùng để phân biệt nguyên âm dài và nguyên âmngắn. Sự phân biệt về âm sắc là về chất, sự phân biệt trường độ là vềlượng. Nó cũng rất quan trọng giúp ta miêu tả mạng lưới hệ thống ngữ âm, chẳnghạ “ bit ” ( i ngắn ), “ beat ” ( i dài ) trong tiếng Anh. Đây cũng là cơ sởkhông thể bỏ lỡ khi nghiên cứu và phân tích miêu tả, đối chiếu. 6.3. Sự phân loại những nguyên âmTheo tiêu chuẩn 1 những nguyên âm được chia thành 4 nhóm : Nhóm 1 : nhóm nguyên âm thấp / mở khi miệng lan rộng ra, lưỡi hạthấp như : / a / trong “ ma, ba ” / ε / trong “ me, be ” trong tiếng Việt / ổ / trong “ bat, man ” / / trong “ hot, gone ” trong tiếng AnhNhóm 2-3 : nhóm nguyên âm thấp vừa ( cao vừa ) hay mở vừa ( khép vừa ) khi miệng lan rộng ra vừa, lưỡi hạ thấp vừa như : / e / trong “ bê, mê ” / o / trong “ bô, mô ” trong tiếng Việt / e / trong “ bet, yes ” / 3 : / trong “ bird, purse ” trong tiếng AnhNhóm 3 : Nhóm nguyên âm cao / hay khép khi miệng khép, lưỡinâng cao như : / i / trong “ mi, bi ” / u / trong “ bu, mu ” / / trong “ sư tử ” / i : / trong ” “ beat, mean ” / u : / trong “ food, soon ” – Theo tiêu chuẩn 2 những nguyên âm được chia thành 3 nhóm : Nhóm 1 : lưỡi đặt phía trước cho ta nhóm nguyên âm hàng trướcnhư : / i, e, ε / trong tiếng Việt và / i, e, ổ / trong tiếng AnhNhóm 2 : lưỡi đặt ở giữa cho ta nhóm nguyên âm hàng giữa như : “ ы ” trong tiếng Nga / Λ / / 3 : / trong tiếng Anh /, , / trong tiếng Việt. Nhóm 3 : lưỡi đặt ở phía sau cho ta nhóm nguyên âm hàng sau như : / u, o, כ / trong tiếng Việt hay / υ :, כ :, / trong tiếng Anh. – Theo tiêu chuẩn 3 những nguyên âm được chia thành 2 nhóm : Nhóm 1 : nhóm nguyên âm tròn môi ( khi phát âm phải tròn môi ) / u, o, כ / trong tiếng Việt / υ :, o, כ :, / trong tiếng AnhNhóm 2 : nhóm nguyên âm không tròn môi ( khi phát âm không trònmôi ) 12 / i, e, ε, ,, / trong tiếng Việt / i, e, ổ, Λ / trong tiếng Anh. Trên trong thực tiễn, việc phân loại những nguyên âm phải dựa đồng thời vàocả ba tiêu chuẩn trên và nếu cần phải dùng đến cả những tiêu chuẩn phụ. 7. Cơ sở xác lập những âm về mặt âm vị họcÂm vị là đơn vị chức năng có công dụng khu biệt nhỏ nhất của mặt miêu tả củangôn ngữ. Nó là đơn vị chức năng trừu tượng được ghi thành chữ viết. Phần trên tất cả chúng ta đã nêu một số ít đặc thù cấu âm-âm học như vôthanh, hữu thanh, âm sắc, hoạ âm, tròn môi, không tròn môi, dài, ngắnNhững đặc trưng này ngôn ngữ nào cũng có. Song trong mỗi ngôn ngữ, mỗi hội đồng xã hội thì đặc trưng đó được dùng như thế nào để biểuhiện nghĩa, để khu biệt nghĩa. Chẳng hạn hai từ “ ta ” và “ to ” đều có nghĩathì chúng khác nhau là do [ a ] và [ o ] vì [ t ] chỉ là một. Cái đặc thù khácnhau giữa [ a ] và [ o ] để cho từ “ ta ” khác với từ “ to ” trong tiếng Việt là cógiá trị ngôn ngữ học, tức là có tính năng khu biệt xã hội ; cũng như vậynét phân biệt âm dài / ngắn của [ i ] trong “ bit ” và [ i : ] trong “ beat ” và có giátrị phân biệt nghĩa trong tiếng Anh. Cái đặc trưng có giá trị khu biệt ( ta / to ; bit / beat ) ở trên gọi là sự khubiệt âm vị học. Sự khu biệt đó gồm có một nét ( dài / ngắn ) hoặc nhiều nét ( hơi khép, hàng sau so với [ o ] so sánh với [ a ] Việt ) gọi là nét khu biệtâm vị, và nét có giá trị khu biệt đó được gọi là nét đặc trưng thoả đáng âmvị học. 5.1. Nói đến sự khu biệt âm vị học, nét khu biệt âm vị học là nói về mặtxã hội do từng hội đồng ngôn ngữ lao lý. Mặt cấu âm-âm học ( mặt tựnhiên ) của ngữ âm do con người phát ra ngôn ngữ nào cũng có, còn cáinào trong mặt tự nhiên đó được dùng vào để biểu nghĩa, để phân biệt đơnvị có nghĩa ( từ, hình vị ) là mặt xã hội lại do từng ngôn ngữ lao lý vàcó tính quy luật. Cái đặc trưng ngữ âm nào đó được coi là nét khu biệt làcó tính quy ước, tính xã hội. Cho nên việc xuất hiện hay vắng mặt một sốnét nào đó trong cấu trúc âm thanh sẽ quyết định hành động sự khu biệt hình thứcbiểu đạt đơn vị chức năng có nghĩa khác nhau. Ví dụ như sự phân biệt âm [ a ] và [ o ] trong tiếng Việt và [ i ] và [ i : ] trong tiếng Anh dẫn trên cho thấy mỗi âm cóthể khác nhau một nét hoặc vài nét khu biệt. Vậy cũng có nghĩa là : âm vịlà đơn vị chức năng được tổng hợp từ 1 số ít nét khu biệt. Như vậy hoàn toàn có thể hiểu hìnhthức miêu tả bằng âm thanh của từ hay hình vị được phân biệt nhờ âm vị, còn bản thân âm vị lại được nhận diện nhờ những nét khu biệt. Nghiêncứu, nghiên cứu và phân tích mạng lưới hệ thống âm vị của một ngôn ngữ chính là phát hiện cho ranhững nét khu biệt đã được sử dụng trong ngôn ngữ đó. Tổng hợp nhữngnét đó ở từng âm vị để xác lập âm vị, rồi mạng lưới hệ thống âm vị của những ngônngữ là việc làm của âm vị học miêu tả. 5.2. Âm vị có đặc thù trừu tượng còn âm tố ( sound ) có đặc thù cụ thểvì nó gồm có cả những nét khu biệt lẫn nét không khu biệt. Âm vị là đơnvị của mạng lưới hệ thống ngôn ngữ còn âm tố là đơn vị chức năng âm thanh nhỏ nhất của lờinói. Âm tố hoàn toàn có thể tách ra về mặt cấu âm và thường tương ứng với âm vị. Nói đến âm vị là nói đến công dụng khu biệt có tính xã hội. Trong phân13tích nguyên âm nhiều trường hợp 2 hoặc 3 âm tốđi liền nhau có chứcnăng phân biệt như một âm vị. Đó là những nguyên âm đôi ( dipthongs ), nguyên âm ba ( triphthongs ), đây là trường hợp hai, hoặc ba âm tố mớiứng với một âm vị. Nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba cũng cần phânbiệt mặt âm vị học và mặt ngữ âm học, tức là có nguyên âm đôi, ba ngữâm học. Nói đến âm vị là nói đến đặc thù ngữ âm của ngôn ngữ đơn cử. Chẳng hạn như hiện tượng kỳ lạ nguyên âm đôi, chỉ có trong tiếng Việt, tiếngAnh mà lại không có trong tiếng Pháp, hoặc là nguyên âm ba chỉ có ởtiếng Anh mà tiếng Việt, theo những giả t huyết âm vị hoặc hiện thời, lạikhông có loại nguyên âm này. 5.3. Âm vị khi nào cũng hiện thực hoá bằng âm tố đơn cử. Âm tố là nhữngâm phát ra và được cảm thụ bằng thính giác. Bất kì âm nào được dùngtrong lời nói đều là âm tố. Có 1 số ít âm tố bộc lộ âm vị này, lại có mộtsố âm tố biểu lộ âm vị khác. Nói cách khác, khi nghe một số ít âm nào đóngười ta tri nhận chúng là sự biểu lộ của một âm vị này, khi nghe một sốâm khác người ta tri nhận chúng là sự biểu lộ của âm vị khác. Tất cảnhững âm tố cùng biểu lộ một âm vị là biến thể âm vị. Khi đối chiếuphân tích, ta chú ý quan tâm trước hết ở âm vị ( bất biến thể ) rồi mới đến biến thể. 6. Hình thang nguyên âm chuẩn ( cardinal vowel ) Các nguyên âm chuẩn hoàn toàn có thể được tưởng tượng khái quát trên hìnhthang nguyên âm sau : – ba vạch đứng biểu lộ ba hàng nguyên âm : trước, giữa, sau – bên trái mỗi vạch đứng ghi kí hiệu những nguyên âm không trònmôi ; bên phải mỗi vạch đứng ghi kí hiệu những nguyên âm trònmôi. – Theo độ cao của vạch thẳng đứng từ trên xuống người tathường chia ra làm 4 bậc, 4 bậc ấy tương ứng với 4 khả năngthay đổi độ nâng của lưỡi và những nguyên âm được ghi tuỳ thuộcvào những mức độ nâng lên của lưỡi mà vị trí của nó được thểhiện trên 4 vạch ngang đó. Trước / đóng Giữa Sau ( front / close ) ( central ) ( back ) i 8 uHalf close e ( Nửa đóng ) 2 7 oHalf open ε 3 6 ( nửa mở ) 4 5 aMở ( open ) aHình 3 Đi vào chi tiết cụ thể 1 số ít nguyên âm trên hình thang ta thấy : 14 – nguyên âm chuẩn ( 1 ) ký hiệu / i / là nguyên âm hàng trước, đóng ( close ) đến mức cao nhất chỉ đủ mức cho không khí vừa phát raâm thanh – nguyên âm chuẩn ( 5 ) / a / hàng sau lại mở ( open ) cao nhất khiphát âm. – nguyên âm chuẩn ( 8 ) / u / dòng sau lại đóng cao nhất – nguyên âm ( 4 ) / a / là hàng trước và mở cao nhất. Từ 4 nguyên âm ở 4 cực ( đỉnh ) ( 1 ), ( 4 ), ( 5 ), ( 8 ) ta thuận tiện xác địnhđược những nguyên âm chuẩn, những điểm còn lại như nguyên âm chuẩn, những điểm còn lại như nguyên âm chuẩn số ( 2 ), ( 3 ), ( 6 ), ( 7 ) ; đồng thờivới những nguyên âm chuẩn này khi được lấy làm địa thế căn cứ, ta hoàn toàn có thể dễ dàngxác định, diễn đạt, phân loại nguyên âm trong ngôn ngữ đơn cử. Ví dụ vớinguyên âm chuẩn ( 1 ) / i / ta biết âm / i : / trong “ see ” hoặc với âm / a / số ( 4 ) ta xác lập được nguyên âm / ổ / trong “ cat ” tiếng Anh và / i : /, / ổ / đượcxem là những nguyên âm thứ cấp. Việc miêu tả phân loại nguyên âm cũng còn địa thế căn cứ vào vị trí củalưỡi, hình dáng của môi khi nó tương ứng với hàng trước hay hàng sau. Chẳng hạn như phẩm chất tròn môi hàng sau của âm hoặc dẹt môi hàngtrước của nguyên âm. Có thể nói hình dáng của môi, vị trí của lưỡi là cónhiều nét khác nhau ở những vị trí khác nhau. Chúng ta cần chú ý quan tâm chỉ ở 3 năng lực sau để dễ miêu tả : – Nguyên âm tròn môi, hai môi chụm tròn đưa ra, trước rồi lùi lạisau, điển hình như âm chuẩn ( 8 ) / u /. – Nguyên âm dẹt, xoè môi ra, hai môi di động giống như khi cười, điển hình như âm chuẩn ( 1 ) / i /. – Nguyên âm trung hoà, âm này môi không hẳn tròn cũng không hẳndẹt. Từ những cơ sở, tiêu chuẩn, nguyên tắc trên ta sẽ triển khai đối chiếunguyên âm Việt-Anh tiếp sau. II. Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh1. Đối chiếu nguyên âm Việt-Anh về số lượng1. 1. Nguyên âm tiếng ViệtKhi điều tra và nghiên cứu mạng lưới hệ thống nguyên âm Việt hầu hết những tác giả chorằng nguyên âm trong tiếng Việt có vai trò quan trọng trong cấu trúc âmtiết-cáiđơn vị phát âm được xem là nhỏ nhất. Nói cách khác tiếng Việt âmtiết ( syllable ) chỉ xảy ra ở âm đoạn nguyên âm mà thôi. Vì vậy trong tiếngViệt nguyên âm được coi là âm chính, tức là âm tiếp đón thành phầnchính của âm tiết tiếng Việt. Theo giáo trình “ Ngữ âm tiếng Việt ” của G.S. Đoàn Thiện Thuật, tiếng Việt có 16 nguyên âm gồm 13 nguyên âm đơn ( trong đó có 9 nguyên âm dài và 4 nguyên âm ngắn ), 3 nguyên âm đôi : – 9 nguyên âm dài / i / – “ i, y ” / e / – “ ê ” / ε / – “ e ” / / – “ ư ” / / – “ ơ ” 15 / a / – “ a ” / u / – “ u ” / o / – “ ô, ôô ” / כ / – “ o, oo ” – 4 nguyên âm ngắn – 3 nguyên âm đôi : / ie / – “ ie, ia, yee, ya ” / uo / – “ uơ, ua ” / ∂ / – “ ươ, ưa ” Trong mạng lưới hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ vừa có bán nguyên âmvừa có phụ âm thì cũng có âm phối hợp giữa hai loại ấy. Trong tiếng Việtcó 2 mạng lưới hệ thống bán nguyên âm khác nhau về công dụng trong cấu trúc âmtiết : bán nguyên âm làm âm đệm ( có vị trí sau âm đầu và trước âm chính ) và bán nguyên âm cuối làm âm cuối ( có vị trí cuối âm tiết có chức năngkết thúc âm tiết ) Hai bán nguyên âm làm âm đệm : / – u – / : [ trầm, vang, môi ] và [ – Ф – ] > ei ( player ) u + > ai + > ai ( fire ) au + > auכi + > כi ( loyal ) Theo Peter Roach, nguyên do có tính nguyên tắc gây khó khăn vất vả cho ngườihọc tiếng Anh là ở chỗ trong tiếng Anh thường thì qui mô chuyển độngnguyên âm rất nhỏ, trừ khi tất cả chúng ta phát âm cẩn trọng. Vì vậy trong thựctế, phân biệt được âm ba và âm đôi và cả nguyên âm dài là rất khó khăn vất vả, cần phải tập luyện cẩn trọng. Ví dụ : những âm trong những từ dưới đây làthường gặp : ei – player, layer – lower, mowerai fire, liar a – power, houri – royal, loyalở khoanh vùng phạm vi những nguyên âm tất cả chúng ta cần quan tâm 2 điểm này, chỉ có ởtiếng Việt mà không có ở tiếng Anh và ngược lại. Đó là âm đệm của tiếngViệt và âm ba ( triphthong ) của tiếng Anh. Nét riêng của tiếngViệt là sự hiện hữu / u /. Âm đệm này khác vớiyếu tố cấu thành âm đôi và cũng khác với âm dài ( trường độ ). Ví dụ : âm đệm / u / trong “ quả ” khác với yếu tố / u / của / uo / trong “ buồng, muống, vuông ”. Âm đệm / u / vốn không mang âm sắc chủ yếucủa âm tiết nên phát âm nó như âm lướt, một nguyên âm không ở đỉnh âmtiết. Trái lại những yếu tố trong âm đôi : ie, uo, , là i, , u khi nào cũng đượcnhấn mạnh hơn yếu tố sau ( e, , ). Sự nhấn mạnh vấn đề này quyết định âm sắcchủ yếu âm tiết. Do giả thuyết âm đệm như vậy mà trong âm tiết “ tuyên, khuyên ” thì “ u ” là âm đệm chứ không phải “ y ”. ở đây cũng không cho “ uye ” là ba âm mà chỉ có “ ie ” là âm chính, đỉnh âm tiết và “ u ” là đệmthôi. Nét đặc trưng riêng của tiếng Anh so với tiếng Việt là ở tiếng Anhnguyên âm ba ( triphthong ). Nguyên âm ba thường khó phát âm và cũngkhó nghe. Một âm ba là một sự trượt từ một nguyên âm này qua nguyênâm khác và đến cả âm thứ ba, toàn bộ diễn ra nhanh mà không líu lặp. Ví dụ : nếu ta phát âm cẩn trọng từ “ hour ” / a / thì mở màn với mộtnguyên âm phẩm chất như âm / a / rồi lướt qua âm / / và sau cuối dừnglại ở âm / /. Vì vậy ta dùng ký hiệu / a / là để đại diện thay mặt cho cái chúngtaphát âm từ “ hour ” nhưng điều này không tiếp tục diễn đạt chínhxác cách phát âm. Những âm ba của tiếng Anh hoàn toàn có thể tưởng tượng như một tổng hợp 5 âmđôi đóng đã được miêu tả ở mục trên với âm / a / đó là : ei + > ei ( player ) u + > ai + > ai ( fire ) au + > auכi + > כi ( loyal ) Lý do có tính nguyên tắc gây khó khăn vất vả ( theo Peter Roach ) chongười học tiếng Anh thường quy mô hoạt động nguyên âm là rất nhỏ, 24 trừ khi tất cả chúng ta phát âm cẩn trọng. Vì vậy trong trong thực tiễn phân biệt đượcâm ba ( triphthongs ) với âm đôi ( diphthongs ) và cả với nguyên âm dài làrất khó. Ta hãy luyện những âm ba cẩn trọng để phân biệt với âm đôi và âmdài. Ví dụ : những âm trong những từ dưới đây là thường gặp : ei – player, layerlower, mowerai – fire, liar aupower, hourכi – royal, loyalCâu hỏi : Anh / chị hãy tìm những điểm tương đương và dị biệt giữa hệthống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh sau khi thực thi nghiên cứu và phân tích đốichiếu. Bài 2 : đối chiếu phụ âm Việt – AnhI. Khái quát chung về phụ âm1. Định nghĩa phụ âm ( consonant ) Phụ âm là những âm cơ bản chỉ có sự tham gia của tiếng động, đượccấu tạo do sự cản trở trên lối thoát của không khí đi ra từ phổi. Phụ âm ( consonant ) là những âm được phát ra bị một cản trở nàođó, như qua khe hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, sựkhép chặt của môi làm cho tiếng phát ra không dễ nghe, không êm tai, có tiếng động, tần số không không thay đổi. Ví dụ như phụ âm “ b ”, “ v ”, “ k ” Giữa nguyên âm và phụ âm còn có loại mang tính trung gian. Nó vừa cótính chất nguyên âm vừa có đặc thù phụ âm gọi là bán nguyên âm ( semi-vowel ) và bán phụ âm ( semi-consonant ). 2. Đặc điểm chung của phụ âmBản chất âm học : phụ âm là những âm được cấu trúc bởi sự có mặtcủa tiếng động. Một tỉ lệ lớn những phụ âm có sự tham gia của tiếng thanh. Đặc điểm âm thanh chính của phụ âm là có tiếng động. Song khiphát âm một số ít phụ âm dây thanh cũng hoạt động giải trí đồng thời cung cấpthêm tiếng thanh. Căn cứ vào tỷ suất tiếng động và tiếng thanh mà đặt tênnhững phụ âm khác nhau. Ví dụ : phụ âm vô thanh như “ p, t, k ” phụ âmcó tiếng thanh như “ b, đ, g ” trong tiếng Việt. Còn có một loại thứ ba nữagọi là phụ âm vang như “ m, ng, l ” trong tiếng Việt ; phân biệt với hai loạitrên này người ta gọi bằng tên chung là phụ âm ồn. Phương thức cấu âm : phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí25vốn thiết yếu để gây ra tiếng động. Khi cấu âm những phụ âm, cỗ máy phátâm stress cục bộ, gây nên trở ngại cho luồng không khí mạnh / tươngđối mạnh từ phổi đi ra. Căn cứ vào phương pháp cấu trúc âm, tức là sử dụng cách phát âmđể phát âm đúng một âm nào đó, người ta phân phụ âm ra một số ít loại : phụ âm xát như : “ v, s, g ” trong tiếng Việt, phụ âm tắc như “ p, t, b, d ”. Nóilà tắc vì khi phát âm luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở trọn vẹn, phải phá vỡ sự cản trở ấy để phát ra tạo thành tiếng nổ. Còn loại xát làtiếng cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở không hoàntoàn, phải lách qua khe nhỏ phát ra có sự cọ xát vào thành của bộ máyphát âm. Như vậy, về phương pháp phát âm phụ âm người ta địa thế căn cứ vàocác cách cấu âm sau : tắc bật hơi ( plosive ), xát ( fricative ), tắc xát ( affricate ), mũi ( nasal ), bên ( lateral ), gần đúng ( approximant ). Vậy là khi nghiên cứu và phân tích phân loại đối chiếu phụ âm tất cả chúng ta vừa phảidựa vào phương pháp cấu âm vừa phải dựa vào sự xác định để xác lập. Việc rèn luyện phát âm, sửa lỗi phát âm cũng địa thế căn cứ vào những cơ sở cụ thểnêu trên. Cũng cần quan tâm rằng mỗi ngôn ngữ và đơn cử hơn mỗi âm cụ thểhơn mỗi âm đơn cử cũng có những đặc thù riêng. Phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh : địa thế căn cứ vào tỉ lệ tiếng độngvà tiếng thanh mà người ta phân loại phụ âm hữu thành và phụ âm vôthanh. Khi phát âm phụ âm hữu thanh dây thanh chấn động còn khiphatsaam phụ âm vô thanh thì dây thanh không chấn động. Phụ âm hữuthanh gồm cả tiếng thanh và tiếng động còn phụ âm vô thanh thì chỉ cótiếng động. 3. Phân loại phụ âmTrong nghiên cứu và phân tích đối chiếu tất cả chúng ta cần xác lập cơ sở miêu tả ngữâm. Đặc điểm cơ bản của phụ âm là khi phát âm chúng được cấu trúc bằngluồng không khí bị cản trở. Sự cản trở này xảy ra ở những mức độ khácnhau. Nói đúng mực hơn là sự cản trở diễn ra bằng những cách khác nhauvà ở những bộ phận khác nhau của cơ quan phát âm. 3.1. Phân loại theo phương pháp cấu âmCó ba phương pháp cấu âm chính là : phương pháp tắc, phương thứcxát và phương pháp rung. – Phương thức tắc : là những phụ âm được tạo thành khi luồng khôngkhí từ phổi đi ra bị cản trở trọn vẹn, phải phá vỡ sự cản trở đóđể thoát ra, tạo thành tiếng nổ, ví dụ như : / p, t, b, d / – Phương thức xát : là những phụ âm được tạo thành khi luồng khôngkhi từ phổi đi ra không bị cản trở trọn vẹn mà vẫn thoát rađược qua một khe hẹp và bị cọ xát vào thành cỗ máy phát âm, ví dụ như : / v, s, g / – Phương thức rung : là những phụ âm được tạo thành do luồngkhông khí từ phổi đi ra bị chặn lại thành từng đợt ở vị trí noà đócho đến kết thúc quy trình tạo âm, ví dụ : / r / Ngoài ra, sự hoạt động giải trí của dây thanh, sự tham gia của yết hầu ,

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories