Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên với – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÊN CÔNG TRÌNH:

MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN PHI TÀI

CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO KẾ TOÁN,

GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT VIỆT NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự cố

vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa

học sinh viên, thuộc nhóm ngành kế toán. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là

trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 03 năm 2014

Tác giả

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Sự cần thiết của đề tài

I

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

I

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

II

4.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

II

5. Ý nghĩa của đề tài II

6.

Kết cấu của đề tài

III

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.

Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo phi

tài chính

1

1.1.1. Thước đo tài chính

2

1.1.1.1. Đặc điểm

2

1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm

3

1.1.2. Thước đo phi tài chính

5

1.1.2.1. Đặc điểm

5

1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm

7

1.1.3. Thông tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động

11

1.2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động

13

1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc công bố

thông tin phi tài chính

13

1.2.2. Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động

15

1.2.2.1. Trên thế giới

15

1.2.2.2. T

ại Việt Nam

19

1.

3.

Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và kết quả hoạt

động trên cơ sở kế toán.

19

1.4.

Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và giá thị trường

của doanh nghiệp

20

Tóm tắt chương 1 22

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

23

2.2. Tổng quan quy trình nghiên cứu

25

2.2.1.

Phân loại các thước đo phi tài chính

25

2.2.2.

Mô hình ước lượng

28

2.2.3.

Phương pháp hồi quy

29

2.3.

Thu thập dữ liệu và đo lường các biến số trong giả thuyết nghiên cứu

30

Tóm tắt chương 2 38

CHƯƠ

NG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU –

BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

3.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu 39

3.2. Kiểm định vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy 40

3.2.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 40

3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

41

3.2.3. Ki

ểm định hiện tượng tự tương quan.

43

3.3. Kết quả phân tích hồi quy 44

3.4. So sánh kết quả công bố thông tin phi tài chính giữa các phương diện quản lý

và giữa các ngành 50

Tóm tắt chương 3 53

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ

4.1. Kết luận

54

4.2. Hàm ý cho nhà quản trị

55

4.3. Hạn chế của đề tài

61

4.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

61

Tóm tắt chương 4 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC 1: v

PHỤ LỤC 2: vi

PHỤ LỤC 3: viii

PHỤ LỤC 4: xii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

BẢNG

Bảng 1.1: Yêu cầu công bố thông tin CSR tại một số quốc gia trên thế giới 18

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độc

lập và biến phụ thuộc

37

Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả các biến 39

Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 42

Bảng 3.3: Kiểm

định hiện tượng đa cộng tuyến 43

Bảng 3.4: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc: ROE, ROA 46

Bảng 3.5: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc P/E 48

Bảng 3.5: Mức độ công bố thông tin phi tài chính trung bình theo từng ngành

và theo từng phương diện quản lý

51

HÌNH:

Hình 1.1: Nguồn thông tin phi tài chính 7

Hình 1.2: Tỷ lệ doanh nghiệp công bố báo cáo CSR 18

Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát lý thuyết nghiên cứu 24

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

FEM Mô hình tác động cố định

GAAP Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi

HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HNX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

TTCK Thị trường chứng khoán

– I –

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư và huy động vốn quan trọng của

nền kinh tế. Trên lý thuyết, tại đây doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn

với chi phí thấp nếu như tính minh bạch và hiệu quả của thị trường được duy trì, mà

việc tuân thủ các điều kiện niêm yết và công bố thông tin đầy đủ là một trong những

nhân tố quyết định. Ngoài ra, đứng

ở góc độ nhà quản trị, việc công bố các thông tin

bao gồm các thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trị

duy trì hiệu quả công tác quản trị. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào khẳng

định được tầm quan trọng cũng như những tác động của thông tin phi tài chính đối

với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực trạng bất cân xứng

thông tin trên TTCK Việt Nam, yêu cầu thông tin ngày càng phong phú từ

nhà đầu

tư cũng như những hạn chế của thông tin tài chính, đề tài nghiên cứu khoa học của

tác giả mong muốn kiểm định giá trị thực tiễn của thông tin phi tài chính công bố

trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu này, tác giả tiếp

cận nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo

thường niên với kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm

yết Việt Nam”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung:

Công trình tập trung nghiên cứu tác động của công bố thông tin phi tài chính

đến các chỉ số tài chính của kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp

đồng thời kỳ vọng phát hiện được sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan

kể trên.

Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về vai

trò của thông tin phi tài chính và tính hữu dụng của công bố các thông tin này, từ đó hình

thành các cơ sở lý thuyết về tác động của công bố thông tin phi tài chính đánh giá hoạt

động đến kết quả hoạt động của kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp.

– Thống kê sơ bộ về tình trạng công bố thông tin phi tài chính trong phạm vi

nhữ

ng dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu này.

– II –

– Sử dụng các mô hình hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của công

bố thông tin phi tài chính, sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan, so sánh với

cơ sở lý thuyết nhằm phát hiện khác biệt. Tìm hiểu lý do cho những khác biệt này.

– Trình bày một số gợi ý đối với nhà quản trị các công ty niêm yết cho vấn đề

công bố thông tin phi tài chính và cho những đề tài sau này liên quan đến hướng nghiên

cứu về thông tin phi tài chính.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng phân tích là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao

gồm doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thông tin phi tài chính và tài chính được

công bố trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Các thông tin được thu

thập trong phạm vi ba năm, từ năm 2010 đến năm 2012.

4.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thống kê mô tả để trình bày về thực trạng

công bố thông tin phi tài chính của các công ty trong mẫu và phương pháp định

lượng dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy theo mô hình hồi quy tác động cố định

(FEM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để tìm hiểu mối tương

quan trọng tâm của nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Eview 7.0 và Stata 12 để

phân tích dữ liệu.

Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các

doanh nghiệp niêm yết trong mẫu, được công bố trên trang web chứng khoán. Dữ

liệu sau khi thu thập được trình bày dưới dạng bảng cân đối (Panel balanced) theo

hai chiều không gian và thời gian.

5. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài mang lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị trong

doanh nghiệp và sinh viên như sau:

Một là, kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về thông tin

phi tài chính. Bởi lẽ, vấn đề nghiên cứu trung tâm là mức độ công bố thông tin phi tài

chính, vẫn là một nội dung nghiên cứu còn chưa được phổ biến tại thị trường chứng

khoán Việt Nam hay Đông Nam Á.

– III –

Hai là, kết quả kiểm định trong đề tài sẽ khẳng định được vai trò của thông tin phi

tài chính ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, giá trị thị

trường của doanh nghiệp thông qua việc nhà đầu tư sử dụng thông tin này để ra quyết

định. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng

của thông tin phi tài chính trong quá trình kiể

m soát hoạt động và công bố ra bên ngoài.

Ba là, kết quả nghiên cứu gợi mở giải pháp quản lý cho nhà quản trị. Nhà quản trị

xem xét xây dựng thước đo phi tài chính như thế nào hợp lý để có được thông tin phi tài

chính phục vụ quá trình kiểm soát, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối cùng là, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng

viên, sinh viên về lý thuyết thông tin phi tài chính. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài

liệu tham khảo cho nh

ững dẫn chứng của các công trình nghiên cứu kế tiếp.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài được chia thành bốn

chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thông tin phi tài chính và tác động

của nó đến kết quả hoạt động theo kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Chương thứ hai tác giả trình bày phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, kiểm định và

lựa chọn mô hình. Chương thứ ba trình bày kết quả mô hình hồi quy và các ki

ểm

định khuyết tật của mô hình. Chương cuối cùng tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình

bày những đề xuất của tác giả đối với nhà quản trị và đề xuất các hướng nghiên cứu

tiếp theo. Tên của các chương như sau:

– Chương 1: Cơ sở lý thuyết

– Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

– Chương 3: Kết quả kiểm định – bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam

– Chương 4: Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị

– 1 –

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo

phi tài chính

Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần

đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày

càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý

và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

“Mục đích cơ bản đằng sau mọi phép đo lường đánh giá là để c

ải thiện kết quả và

nâng cao hiệu quả. Các phép đo lường đánh giá mà không trực tiếp cải thiện hiệu

quả thì cũng là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng đó” (Banker, 2000).

“Chỉ khi nào bạn đo lường được những điều bạn nói và thể hiện nó trên con

số, bạn mới hiểu đôi điều về nó.” (Bushman, 1996)

“Bạn chỉ có thể

quản lý được những gì bạn đo lường được.” (Amir, 1996)

Hai câu nói trên nêu lên được tầm quan trọng của đánh giá thành quả hoạt

động. Trong quá trình không ngừng hoàn thiện mình của một tổ chức, đánh giá thành

quả hoạt động đóng vai trò quan trọng giúp nhận diện và theo dõi tiến trình hiện

thực hóa mục tiêu của tổ chức, nhận diện những cơ hội để cải thiện kết quả, so sánh

kết quả

của tổ chức với các tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài. Từ đó, có thể thấy việc

đánh giá thành quả hoạt động nhằm phục vụ nhiều mục tiêu như:

– Chúng là một phần của chiến lược mỗi tổ chức, giúp nhận định mức độ hoàn

thành mục tiêu chiến lược.

– Chúng được sử dụng bởi nhà quản trị khi ra quyết định phân bổ nguồ

n lực và xác

định mức độ hoạt động phù hợp.

– Đánh giá thành quả hoạt động giúp tập trung các nỗ lực của tổ chức vào mục tiêu

được ưu tiên, giám sát các nỗ lực đó.

– Là một kênh thông tin giúp chiến lược của tổ chức thông suốt qua các cấp.

– 2 –

Công tác đánh giá thành quả hoạt động được thực hiện bằng cách xác định và

đo lường các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm hoạt động và mục tiêu của tổ chức. Các

chỉ tiêu này phản ánh nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và

có thể nằm dưới dạng các thước đo tài chính và phi tài chính.

1.1.1. Thước đo tài chính

1.1.1.1. Đặc điểm

Các thước đo tài chính là những chỉ tiêu đánh giá có thể trình bày bằng đơn vị

tiền tệ hoặc là những hệ số tài chính được tính toán từ những chỉ tiêu tiền tệ. Khi

nhắc đến các chỉ tiêu đo lường hoạt động bằng đơn vị tiền tệ của một doanh nghiệp,

chúng ta có thể thấy hầu hết những chỉ tiêu đó đều nằm trong báo cáo tài chính và

bắt buộc công bố trong GAAP trên toàn th

ế giới. Ở Việt Nam, những chỉ tiêu tiền tệ

về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ

đều được yêu cầu trình bày đầy đủ trong bộ báo cáo tài chính định kỳ của doanh

nghiệp. Có thể kể đến những chỉ tiêu mà người sử dụng thông tin thường quan tâm

như tổng tài sản, vốn luân chuyển, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, cổ tức và

lợi nhuận chưa phân phối

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các hệ số tài chính được phân thành

nhiều nhóm chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích

của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

– Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán: Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng

lực thanh toán của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm

như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật li

ệu,… bởi lẽ họ

luôn đặt ra câu hỏi là hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn

không. Nhóm chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu như: hệ số khả năng thanh toán hiện

hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn, hệ số

khoản phải thu trên khoản phải trả, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

– Nhóm chỉ tiêu v

ề cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư: Các doanh nghiệp

luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu tối ưu). Nhưng kết

cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ

cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu

dài của doanh nghiệp. Các hệ số tài chính trong nhóm này bao gồ

m: hệ số nợ, hệ số

– 3 –

vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ), tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn, tỷ suất tự tài trợ

tài sản cố định, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn

– Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động: Các chỉ số này dùng để đo lường

hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghi

ệp bằng cách so sánh doanh thu với

việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. Nằm trong nhóm này

gồm có các chỉ tiêu: số vòng quay hàng tồn kho, số ngày dự trữ hàng tồn kho, số

vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, số vòng quay tài sản ngắn hạn,

hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, số vòng quay tổng tài sản.

– Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của

doanh nghiệp. Khi phân tích, lợ

i nhuận được đặt trong tất cả mối quan hệ với doanh

thu, tài sản, vốn chủ sở hữu Mỗi góc độ phân tích đều cung cấp cho nhà phân tích

một ý nghĩa cụ thể trong việc ra quyết định. Tùy theo từng góc độ phân tích mà nhà

phân tích có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận

trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Ngoài bố

n nhóm chỉ tiêu trên, thông tin tài chính của doanh nghiệp còn được

sử dụng như các chỉ tiêu đánh giá khi so sánh theo chiều ngang (đánh giá tăng

trưởng, biến động qua thời kỳ) hay theo chiều dọc (so sánh cơ cấu từng bộ phận trên

tổng thể toàn công ty, công ty so với đối thủ hay toàn ngành). Hay các hệ số trong

nhóm chỉ tiêu sinh lời được tổng hợp trong mô hình phân tích Dupont giúp tiếp cận,

chỉ ra các nguyên nhân của hiện tượng đó thông qua phân tích một tỷ lệ sơ cấ

p (phản

ánh hiện tượng), thành tích của các tỷ lệ thứ cấp (phản ánh nguyên nhân). Doanh

nghiệp có thể chuyển hóa các thông tin này thành hệ số phục vụ cho từng mục tiêu

trong công tác đánh giá hoạt động của mình.

1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của thước đo tài chính:

Thước đo tiền tệ và các hệ số tài chính có lợi thế chính là có tính so sánh được

cao, không chỉ có khả năng đánh giá tính hiệu quả và năng lực của những bộ phận

khác nhau trong cùng một tổ chức (như marketing, sản xuất, kỹ thuật ) mà còn có

thể giúp so sánh các công ty hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, từ những

doanh nghiệp bán lẻ đến các công ty bưu chính viễn thông hay các hãng lữ hành

– 4 –

Cũng chính nhờ lợi thế đồng nhất này, thông tin tài chính có thể được biến tấu

thành nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng rất đa dạng để phục vụ công tác đánh giá

thành quả cũng như phân tích hoạt động của doanh nghiệp.

Nhược điểm của thước đo tài chính:

Thứ nhất, thước đo tài chính truyền thống không cung cấp đầy đủ các thông

tin để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp. Đánh giá thành quả

hoạt động của doanh nghiệp theo thước đo tài chính truyền thống được thể hiện qua

các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo tài chính được xây dựng

trên những chứng từ và dữ liệu của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Do đó, các

báo cáo tài chính chỉ thể hiệ

n được những thành quả trong quá khứ của doanh

nghiệp, không phản ánh được tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai để đánh

giá đúng tiềm năng và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó,

báo cáo tài chính chỉ đưa ra kết quả cuối cùng mà rất hạn chế để thấy được những

nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Từ đó, nhà quản trị gặp khó khăn khi h

ọ hoạch

định chiến lược trong tương lai.

Thứ hai, thước đo tài chính truyền thống thường dẫn đến xu hướng quá chú

trọng vào lợi ích ngắn hạn mà bỏ qua hoặc thậm chí đánh đổi lợi ích trong dài hạn.

Đôi khi, các thông tin kế toán có thể bị bóp méo để phục vụ những mục đích tài

chính ngắn hạn. Những thước đo tài chính truyền thống mà đa phần người sử dụng

thông tin – các nhà đầ

u tư ngoài doanh nghiệp – được lấy từ báo cáo tài chính do

doanh nghiệp đó cung cấp. Trong nhiều trường hợp, vì những mục tiêu ngắn hạn như

muốn thu hút nhà đầu tư bằng một EPS cao, hay chứng minh doanh nghiệp hoạt

động hiệu quả bằng cách cắt giảm chi phí để có ROE cao mà doanh nghiệp đã thực

hiện nhiều biện pháp vô tình gây tổn thương cho các mục tiêu dài hạn. Cụ thể, trong

một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong thị tr

ường cạnh tranh, muốn “làm

đẹp” báo cáo tài chính để có thể thu hút đầu tư, doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân

công hay các chi phí bán hàng (khuyến mãi, marketing,…), chi phí nghiên cứu phát

triển Với hành động trên, doanh nghiệp đã đẩy mức lợi nhuận lên cao nhằm thu

hút đầu tư. Tuy nhiên, về lâu dài nhân công chán nản với mức sống thấp, lượng tiêu

thụ hàng hóa giảm do không có chính sách kích thích tiêu thụ và bị thu hẹp thị phần

hay sản phẩm không có những cải tiến. Rõ ràng, những hành động này ảnh hưở

ng rất

lớn đến lợi ích doanh nghiệp lâu dài. Một trường hợp khác, khi doanh nghiệp muốn

– 5 –

vay ngân hàng, nhà quản trị có thể cố tình bóp méo số liệu bằng những thủ thuật của

kế toán để tạo ra báo cáo tài chính đủ sức thuyết phục. Cuối cùng, khi lợi nhuận

doanh nghiệp tạo nên không đủ để bù đắp chi phí lãi vay, giá trị nội tại của doanh

nghiệp sẽ suy giảm do những khoản thiệt hại ăn mòn vốn.

Thứ ba, giá trị thực đơn vị tiền tệ của thướ

c đo tài chính có thể biến động theo

thời gian do ảnh hưởng của các nhân tố như lạm phát, suy thoái và tỷ giá hối đoái.

Chính lý do này khiến việc so sánh giữa các tổ chức và so sánh thành quả hoạt động

qua thời gian có thể bị bóp méo. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán

cho ảnh hưởng của lạm phát. Trên thế giới, chuẩn mực kế toán số 29 về Báo cáo tài

chính trong những nền kinh tế có mức lạ

m phát cao đã được công bố từ tháng 1 năm

1990. Tuy nhiên, chuẩn mực chỉ yêu cầu báo cáo tài chính của công ty phài điều

chỉnh lại hoàn toàn khi tỷ lệ lạm phát trong 3 năm gần nhất vượt mức 100%. Trong

bài nghiên cứu “Exploring the effect of Inflation on Financial Statements through

Ratio Analysis”, Itner (2000) đã so sánh báo cáo tài chính được điều chỉnh theo lạm

phát với báo cáo không được điều chỉnh của một công ty giả định với các dòng sự

kiện liên quan đến tình hình tài chính của công ty trong 3 năm, với chỉ số l

ạm phát

2%/ tháng tương đương 26,82%/ năm. Itner (2000) nhận thấy những chỉ tiêu phi tiền

tệ và hệ số tính toán từ các chỉ tiêu phi tiền tệ trên báo cáo tài chính như doanh thu,

giá vốn hàng bán, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, hệ số vốn luân chuyển đều tăng.

Trong khi các chỉ tiêu như hệ số thanh toán nhanh, đòn bẩy tài chính, số vòng quay

tài sản giảm nhẹ do mẫu số có chứa các chỉ tiêu phi tiền tệ. Tất cả các ch

ỉ tiêu liên

quan đến lợi nhuận như lợi nhuận biên, ROE, ROA đều giảm mạnh do lạm phát đã

xóa đi gần hết lợi nhuận của công ty. Nghiên cứu cũng kết luận rằng lạm phát càng

cao thì các tài sản tiền tệ càng mất giá trị và chỉ tiêu tiền tệ càng suy yếu. Các công

ty dự trữ nguồn tiền càng dồi dào thì càng bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát. Kể cả

khi tiến hành áp dụng mô hình nghiên c

ứu tại nền kinh tế có chỉ số lạm phát thấp

như Canada (chỉ số lạm phát sau 3 năm là 6.2%), nghiên cứu cho thấy lạm phát cũng

làm suy giảm lợi nhuận của các công ty.

1.1.2. Thước đo phi tài chính

1.1.2.1. Đặc điểm

Thước đo phi tài chính là những thông tin không được trình bày bằng đơn vị

tiền tệ hay được tính toán từ các đơn vị tiền tệ. Với nguồn gốc và mối quan hệ mật

– 6 –

thiết tới các chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các thước đo phi tài

chính có khả năng phản ánh một chính xác, khách quan, trực tiếp mọi mặt của doanh

nghiệp, bao gồm cả giá trị các nguồn lực hay kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt

khác, các thước đo phi tài chính vô cùng đa dạng cả về phương pháp đo lường, tính

toán, đơn vị đo lường được sử dụng Mặc dù có lịch sử hình thành và phát triể

n lâu

dài, nhưng vấn đề công bố các thước đo phi tài chính còn nhiều hạn chế.

Theo yêu cầu công bố thông tin của Ủy ban Châu Âu đối với các doanh

nghiệp, thước đo phi tài chính mà nhà đầu tư quan tâm có thể chia làm ba loại chính:

(i) nhóm thước đo mô tả tình hình quản trị và chính sách hoạt động của công ty, (ii)

nhóm thước đo trình bày kết quả hoạt động và (iii) nhóm thước đo trình bày rủi ro và

các biện pháp quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này tập trung nghiên

cứu những thước đo phi tài chính trình bày và đánh giá kết quả hoạt động của doanh

nghiệp. Các thước đo phi tài chính trong đánh giá thành quả hoạt động thường nằm

trong một số phương diện đánh giá hoạt động nhất định. Tham khảo hai nghiên cứu

trước đây về các thước đo phi tài chính bao gồm Barcons (1999), Boesso (2004) có

thể thấy các tác giả đều đặt trọng tâm nghiên cứu vào các phương diện mà người sử

d

ụng thông tin quan tâm như thông tin về nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,

thông tin về học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, người lao động và trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp. Các mô hình nghiên cứu đa phần được phát triển từ lý

thuyết bảng điểm cân bằng – một công cụ đánh giá thành quả doanh nghiệp hữu

hiệu, được xây dựng bởi Kaplan và Norton (1996). Ngoài phương diện tài chính, mô

hình bảng điểm cân bằng bao gồm 3 phương diện phi tài chính: khách hàng, quy

trình nội bộ, học hỏi và phát triển.

Theo nghiên cứu về thị trường của Eurosif và Ủy ban hỗ trợ đầu tư bền vững

toàn cầu – Global Sustainable Investment Alliance, đến năm 2011, giá trị của các tài

sản được đánh giá bằng các thông tin phi tài chính trên phạm vi toàn cầu đã vượt

mức 10.5 nghìn tỷ. Trong cuộc khảo sát năm 2013 trên 94 nhà đầu tư đến từ 18 quốc

gia của Hiệp hội kế toán công chứng Anh, kết quả thố

ng kê cho thấy 89% nhà đầu tư

đánh giá trách nhiệm xã hội là thước đo phi tài chính quan trọng, 25% nhà đầu tư

thường xuyên quan tâm tới các thước đo phi tài chính, 92% nhà đầu tư cho rằng

những thông tin phi tài chính được công bố hiện nay không mang tính so sánh. Khảo

– 7 –

sát cũng cho thấy nguồn thông tin phi tài chính quan trọng nhất là từ báo cáo trách

nhiệm xã hội/ báo cáo phát triển bền vững và báo cáo thường niên.

Hình 1.1. Những nguồn thông tin phi tài chính

Nguồn: Nghiên cứu của ACCA (2013).

1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của thước đo phi tài chính

Ưu điểm đầu tiên của những thước đo đánh giá thành quả phi tài chính là khả

năng lý giải mối liên hệ hay các sự kiện không được trình bày rõ ràng trong báo cáo

tài chính. Ví dụ, báo cáo tài chính không cho thấy bức tranh về quan hệ của doanh

nghiệp với môi trường, với cộng đồng địa phương, hay sự phát triển công nghệ, mức

độ hài lòng của người lao động, vấn đề an toàn lao động và môi trường Đồng thời,

báo cáo tài chính cũng không cung cấ

p cho người sử dụng nhiều thông tin về lợi thế

cạnh tranh hay những điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với đối thủ, thị phần, sự

hài lòng của khách hàng, tốc độ phát triển các dòng sản phẩm mới hay công tác quản

lý chất lượng, phát triển thương hiệu và nhiều vấn đề quan trọng khác

Ưu điểm thứ hai của các thước đo phi tài chính là chúng chỉ ra và có thể giúp

gi

ải quyết những yếu kém của hệ thống kế toán truyền thống mà đa phần chỉ ghi

nhận và báo cáo các chỉ tiêu tài chính. Lịch sử kế toán từ thế kỷ thứ 14, trải qua hai

– 8 –

cuộc cách mạng công nghiệp, cho thấy kế toán truyền thống đóng vai trò quan trọng

trong suốt thời kỳ đầu cách mạng tư bản khi hai nguồn lực sản xuất quan trọng nhất

là nguyên vật liệu và sức lao động. Trong nghiên cứu “Performances measures for

Managerial Decision Making: Performance Measurement Sygnergies in Multi-

Attribute Performance Measurement Systems”, Robert (2010) đã kết luận sau khi

tổng kết các nghiên cứu trước đây về lịch sử phát triển của kế toán truyền thống:

“kết quả của việc các doanh nghiệp phụ thuộc vào hệ thống đánh giá hoạt động dựa

trên kế toán chi phí truyền thống chính là các nhà quản lý doanh nghiệp trở nên lệ

thuộc và đánh giá hoạt động dựa trên các con số kế toán thay vì quan tâm đến hoạt

động và chu trình đằng sau những con số đó”.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về tỷ trọng tài sản trí tuệ và tài sản vô

hình trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp, khiến cho khả năng đo lường giá trị của

những thước đo kế toán truyền thống đang suy giảm dần. Giá trị hiện tại của những

lợi ích kinh tế trong tương lai mà các tài sản này mang lại rất khó ghi nhận, và nếu

theo chuẩn mực kế toán quố

c tế hiện hành, đa phần những tài sản vô hình chỉ có thể

được ghi nhận trong báo cáo tài chính và sổ sách kế toán khi diễn ra quá trình

chuyển nhượng, sáp nhập và hợp nhất.

Đồng thời, cũng có nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề kế toán nguồn

nhân lực và liệu giá trị của chúng có nên được trình bày trên báo cáo tài chính của

doanh nghiệp hay không và trình bày như thế nào. Theo Barcons và cộng sự (1999),

kế toán nguồn nhân lực hiện nay chỉ được tiếp cận dưới hai góc

độ: kế toán tài chính

với đa phần các tài khoản liên quan là nợ phải trả và chi phí; và kế toán quản trị khi

nó được ghi nhận tương quan với giá trị gia tăng do nguồn nhân lực tạo ra. Trong

nghiên cứu “Kinh tế tri thức và sự cần thiết của kế toán nguồn nhân lực trong doanh

nghiệp” (2012), Phạm Đức Hiếu đã viết:

“Hệ thống kế toán hiện tại đã bỏ qua vai trò quan trọng của các giá trị nguồn nhân

lực, vì thế các nhà quản lý không có được những thông tin cần thiết để đánh giá tính

hiệu lực và hiệu quả trong đầu tư cho nguồn nhân lực. IASB đã ứng xử đối với hầu

hết các chi phí liên quan đến nguồn nhân lực như là các chi phí thời kỳ thay vì vốn

hóa các chi phí này như tài sản, vì thế công ty càng đầu tư nhiều cho ngu

ồn nhân

lực thì lợi nhuận kế toán lại càng giảm. Ở khía cạnh này, kế toán truyền thống đã

không khuyến khích các nhà quản lý đầu tư cho các nguồn nhân lực của họ”.

– 9 –

Ưu điểm thứ ba, thông tin phi tài chính mang tính khách quan và khó có thể bị

bóp méo so với thông tin tài chính. Thông tin tài chính bị điều chỉnh bởi những

nguyên tắc kế toán như cơ sở dồn tích, tính phù hợp và thận trọng. Những nguyên

tắc ghi nhận doanh thu và chi phí của kế toán tài chính dẫn tới sự chậm trễ trong

thông tin và khả năng phù phép thông tin trên báo cáo tài chính. Trong khi đó thông

tin phi tài chính có thể phản ánh trực tiếp và trung thực kết quả hoạt động qua các

thước đ

o phi tài chính mà không cần quá nhiều những qui định ghi nhận. Thông tin

phi tài chính có thể được cung cấp gần như ngay lập tức, thậm chí ngay khi quá trình

sản xuất đang diễn ra. Ưu điểm cập nhật và kịp thời này làm gia tăng tính hữu ích

của thông tin phi tài chính. Việc theo dõi đồng thời các thông tin phi tài chính bên

cạnh các chỉ tiêu tài chính giúp ngăn chặn những hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay

hành vi làm đẹp báo cáo tài của chính nhà quản trị.

Ngoài ra, khi thảo luận về các

ưu điểm của thước đo phi tài chính, các nghiên

cứu của Itner và cộng sự (1998), Banker (2000), Pangakar và Kirkwood (2006) đều

đồng ý rằng những thước đo phi tài chính tốt hơn, và thậm chí còn là những chỉ tiêu

dự báo kết quả tài chính tương lai tốt hơn so với những thước đo tài chính. Tuy

nhiên, vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng cụ thể hơn nữa về việc liệu những chỉ tiêu

đánh giá phi tài chính có phản ánh được giá trị

lợi ích kinh tế tương lai thuộc về

doanh nghiệp hay không. Hiện nay, đây vẫn là vấn đề gây nên nhiều tranh cãi đối

với những chuyên gia nghiên cứu kế toán.

Nhược điểm của thước đo phi tài chính

Việc thiết kế, phát triển và áp dụng một mô hình đánh giá hoạt động sử dụng

các thước đo phi tài chính trong doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn.

Bất lợi đầu tiên của các thước đo phi tài chính đã được nhắc đến trên đây:

chúng có thể không phản ánh được hiện giá của sản phẩm, dịch vụ trong tương lai

hay những lợi ích kinh tế công ty có thể nhận được dưới dạng s

ố tuyệt đối hoặc phản

ánh được các mối quan hệ trong tương lai qua các tỷ số. Thông tin phi tài chính là

những dữ liệu mang tính mô tả (ví dụ như sự hài lòng của khách hàng) hay những tỷ

số của những chỉ tiêu khác biệt về bản chất (ví dụ số lượng khiếu nại của khách hàng

tính trên 1.000 sản phẩm bán ra), do đó, tính hữu dụng của thông tin phi tài chính bị

giới hạn. Chúng được thiết kế nhằm gi

ải thích theo cách phi tài chính những mối

quan hệ đặc thù mà ta không thể trình bày rõ ràng bằng các thước đo tài chính của kế

– 10 –

toán truyền thống. Theo lý thuyết, các thước đo phi tài chính thậm chí có thể thay

thế cho những thước đo tài chính, tuy nhiên điều này chỉ thực tế khi mối quan hệ

giữa các sự kiện, các yếu tố, các lợi ích kinh tế trong tương lai được phản ánh trong

thước đo phi tài chính và giá trị của chúng có thể được trình bày rõ ràng.

Nhược điểm thứ hai của thước đo phi tài chính là chúng không có khả năng (ít

nhất là không trực tiếp) tác động

đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, mặc dù có những chỉ tiêu kết quả hoạt động bị ảnh hưởng

bởi các giá trị mà những thước đo phi tài chính đo lường (ví dụ như sự hài lòng của

khách hàng và nhà cung cấp, số lượng khiếu nại ). Về tổng thể, các thước đo phi tài

chính chỉ có thể giúp giải thích được biến động của những chỉ tiêu này. Ví dụ, kế

t

quả hoạt động của một công ty có thể phụ thuộc vào thị phần và mức độ hài lòng của

khách hàng. Tuy nhiên, khả năng phản ánh giá trị này còn bị ảnh hưởng nhiều hơn

bởi cách tiếp cận để đánh giá cho từng lợi ích kinh tế. Các thước đo phi tài chính

phản ánh sự thỏa mãn khách hàng chỉ có thể giải thích được biến động trong doanh

số nếu như được sử dụng phố

i hợp với doanh thu được đo lường bởi thước đo tài

chính.

Nhược điểm thứ ba là mức độ tin cậy của thông tin phi tài chính cho các đối

tượng bên ngoài doanh nghiệp nếu chúng được trình bày trong các báo cáo. Mỗi

công ty và mỗi ngành đều có những thang đo khác nhau và nội dung mà chúng phản

ánh rất khác biệt. Bởi vậy, các kiểm toán viên độc lập không thể đảm bảo tính đáng

tin cậy của số lượng lớn các thang đo này do những hạn ch

ế cả về hiểu biết chuyên

môn lẫn áp lực về khối lượng công việc. Itner và cộng sự (2000) đã trình bày về tính

đang tin cậy về mặt thống kê của thước đo phi tài chính. Các thước đo phi tài chính

tham gia vào hệ thống đánh giá có thể được tổng kết từ các cuộc khảo sát như sự hài

lòng của khách hàng hay mức độ nhận biết thương hiệu. Tuy nhiên, nếu mẫu lựa

chọn không đủ

lớn hay bảng câu hỏi khảo sát không đủ chi tiết, thì các thước đo phi

tài chính sẽ không có độ tin cậy về mặt thống kê cao, làm giảm khả năng nhận diện

được sự thành công của doanh nghiệp cũng như khả năng dự đoán kết quả kinh

doanh trong tương lai. Cuối cùng, một vấn đề cần quan tâm khi trình bày thước đo

phi tài chính chính là mối liên hệ mật thiết của chúng với hoạt động sản xuấ

t kinh

doanh. Điều này tạo nên nỗi lo lắng về việc thông tin phi tài chính khi trình bày ra

bên ngoài liệu các đối tượng bên ngoài có sử dụng những thông tin này với mục đích

– 11 –

không có lợi cho doanh nghiệp hay không. Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng

công bố những thông tin không cụ thể hoặc không cập nhật về hoạt động của mình.

Việc sử dụng không đúng đắn các thước đo phi tài chính và không hiểu rõ

mối liên hệ giữa các thước đo có thể làm chệch hướng quan tâm của nhà quản trị và

kết quả là các nỗ lực cải thiện không mang lại hiệu quả như mong muốn. Và cuối

cùng, Itner và c

ộng sự (2000) đánh giá rằng đo lường thành quả hoạt động sử dụng

những thước đo phi tài chính làm tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với các

thước đo tài chính hiện nay.

1.1.3. Thông tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động

Có nhiều nghiên cứu và tài liệu khẳng định sự hữu dụng và tính cấp thiết cần

phải sử dụng thước đo phi tài chính vào hệ thống đánh giá hoạ

t động của doanh

nghiệp. Trong hai nghiên cứu của Kaplan và Norton (1992), Bushman (1996), về

tổng quát, các nhà nghiên cứu trên đều phê bình việc đánh giá thành quả hoạt động

chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính lấy từ thông tin kế toán. Thông tin phi tài chính

đang trở thành một yếu tố ngày càng được quan tâm trong hoạt động đánh giá thành

quả. Vì vậy, trong mục 1.1.3, tác giả trình bày tóm tắt một số nghiên cứu chứng

minh cho tính hiệu quả khi sử dụng thông tin phi tài chính để đánh giá hoạt động.

Kaplan (1983) đã nghiên c

ứu các công ty sản suất tại Mỹ và so sánh năng suất

của họ so với các công ty sản xuất tại Nhật và Châu Âu. Khi tìm hiểu lý do năng

suất sản suất cao hơn tại Nhật và Châu Âu, Kaplan nhận thấy các công ty Mỹ cần

phải phát triển các chỉ tiêu đánh giá phi tài chính để có một cái nhìn rõ ràng hơn về

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu khuyến khích sự quan tâm

của nhà quản lý chuyển t

ừ những chỉ tiêu đánh giá ngắn hạn và là những con số tổng

cộng sang những chỉ tiêu đánh giá phi tài chính liên quan tới mục tiêu dài hạn, ví dụ

như năng suất, tiêu chuẩn chất lượng

Amir và Lev (1996) đã nghiên cứu về giá trị của những thông tin phi tài chính

trong đánh giá hoạt động của ngành công nghiệp mạng không dây. Amir và Lev chỉ

ra rằng những thông tin tài chính không quan trọng trong lĩnh vực này và cho rằng

những thông tin phi tài chính, chủ yếu về tài sản vô hình, l

ại quan trọng và phù hợp

hơn. Họ thừa nhận rằng trong ngành công nghiệp viễn thông di động, thay vì quan

tâm đến những thông tin tài chính, nhà đầu tư lại coi trọng chỉ số thuê bao tiềm

năng, hay còn gọi chỉ số thâm nhập. Họ xem đây là thước đo sự thành công của

– 12 –

doanh nghiệp về hoạt động và cạnh tranh. Một chỉ tiêu phi tài chính khác mà họ sử

dụng là số thuê bao trung bình tính trên một lao động của công ty. Mô hình hồi quy

biến động thị trường, biến động lợi nhuận và giá trị sổ sách cho thấy giá thị trường

không tương quan với các chỉ tiêu tài chính. Kết luận đưa ra là đối với các doanh

nghiệp viễn thông di động, phân tích thông tin tài chính sẽ có ý nghĩa hơn khi có

những chỉ tiêu phi tài chính đi kèm. Nghiên cứu cũng ghi nh

ận tương quan thuận

chiều giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Tháng 5 năm 2001, Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính của Hiệp hội kế toán

Hoa kỳ cũng đã nghiên cứu và khẳng định sự hữu dụng của các chỉ tiêu phi tài chính

khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo sau khuyến cáo

này, Itner và cộng sự (2000) cũng đã tổng kết các nghiên cứu về lĩnh vực kế toán

quản trị và thống kê theo thời gian các phươ

ng pháp đánh giá hoạt động trong thực

hành kế toán. Itner và cộng sự công bố rằng bắt đầu từ giữa những năm 1990, đối

tượng nghiên cứu kế toán quản trị là những nhân tố tài chính và phi tài chính tạo nên

giá trị cho nhà đầu tư, và do đó cho rằng bảng điểm cân bằng (BSC) là mô hình đánh

giá thành quả rất lý tưởng vì kết hợp cả thước đo tài chính và thước đo phi tài chính.

Tại Việt Nam, trong thời gian gầ

n đây, tuy chưa có nghiên cứu hay thống kê

chính thức nào về vấn đề sử dụng thước đo phi tài chính trong đánh giá hoạt động,

nhưng các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp niêm yết cũng đang hướng sự

quan tâm vào vấn đề thông tin phi tài chính. Trong hội thảo “Các vấn đề phi tài

chính của doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư” năm 2010 được tổ chức

bởi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với sự

tham gia của 40

doanh nghiệp niêm yết, đại diện Sở giao dịch chứng khoán Singapore, City Bank,

McKinsey & Co và hãng Morgan Stanley, các chuyên gia đã khẳng định nếu quản lý

tốt các vấn đề phi tài chính của doanh nghiệp, sẽ đóng vai trò “bệ đỡ” cho sự phát

triển bền vững bởi nó giúp các nhà đầu tư tiềm năng yên tâm hơn khi cân nhắc việc

đầu tư vào doanh nghiệp.

Khi tầm quan trọng của thước đo phi tài chính đã được khẳng định và được

khuy

ến khích đưa vào hệ thống đánh giá hoạt động, nhưng các thước đo phi tài

chính vẫn còn nhiều bất cập khi vận dụng trong thực tế, ngay tại những nước có hệ

thống kế toán và tài chính phát triển mạnh mẽ. Tính hữu dụng của các thước đo đánh

giá hoạt động phi tài chính được kiểm nghiệm trong nghiên cứu của Stivers (1998).

– 13 –

Stivers (1998) khảo sát 253 giám đốc điều hành của các công ty trong danh sách

Fortunes 500 tại Mỹ và Canada Post 300. Câu hỏi đặt ra cho những người tham gia

khảo sát là nhận định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong tập hợp 21 chỉ tiêu đánh

giá hoạt động phi tài chính trên năm phương diện: dịch vụ khách hàng, giá trị thị

trường, học hỏi và phát triển, hiện thực hóa mục tiêu và đóng góp của người lao

động. Kết quả cho thấy hai hạn chế

chủ yếu:

1) Khoảng cách về mức coi trọng trong đánh giá hoạt động: mặc dù những thước

đo phi tài chính được đánh giá là quan trọng, chúng có thể không được thực

hiện (ví dụ: 63.2% các công ty đánh giá phương diện học hỏi và phát triển là

quan trọng, nhưng chỉ có 21.8% công ty đánh giá phương diện này).

2) Khoảng cách về mức sử dụng thông tin phi tài chính: kể cả khi các thước đo

phi tài chính được thiết kế để

đánh giá hoạt động, nhưng chúng thậm chí

không được sử dụng để ra quyết định (ví dụ: có 83.8% công ty đánh giá chỉ

tiêu chất lượng giao hàng, nhưng chỉ 71.1% xác nhận có sử dụng chúng cho

mục đích lên kế hoạch).

Cuối cùng, theo một hướng nghiên cứu khác, Itner và cộng sự (1997) đã tìm

hiểu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu đánh giá thành quả

hoạt động tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Nghiên c

ứu phát hiện ra rằng, một công

ty chỉ thực sự coi trọng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính khi: (1) hoạt

động trong các ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng, nhất là về

vấn đề báo cáo; (2) sử dụng chiến lược tập trung vào phát minh, cải tiến, (3) áp dụng

chiến thuật lấy chất lượng là tôn chỉ hàng đầu.

1.2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động

1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc công bố

thông tin phi tài chính

Khái niệm về thông tin bất cân xứng:

Thông tin bất cân xứng là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế học

mô tả tình huống mà trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm

được những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một tài sản hay dịch

vụ đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó.

– 14 –

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn

một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua

hoặc ngược lại.

Thông tin bất cân xứng được đề cập trong một bài báo kinh điển xuất bản vào

năm 1970 của nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof: “The Market of Lemons:

Quality Uncertainty and the Market Mechanism”. Trong đó, có một ví dụ kinh điển,

George Akerlof đã áp dụng thị

trường xe hơi cũ tại Mỹ để minh họa cho vấn đề bất

đối xứng thông tin khi mà người bán xe biết rất rõ hiện trạng của chiếc xe mình

muốn bán còn người mua thì không. Giả thiết là hai bên không thể trao đổi thông tin

với nhau. Ban đầu người bán sẽ ra giá 8.000 USD cho một chiếc xe cũ. Nhưng vì

người mua không biết giá trị thật của nó là bao nhiêu nên chỉ chấp nhận với mức giá

trung bình là 4.000 USD. Với mức giá đó, tất cả nh

ững ai bán xe biết rằng giá trị của

chiếc xe mình cao hơn 4.000 USD sẽ rút ra khỏi thị trường, thị trường xe chỉ còn

những xe có giá dưới 4.000 USD. Đến lúc này, do thiếu thông tin, người mua lại chỉ

ước đoán giá trị thật của chiếc xe này phải dưới 4.000 USD, họ sẽ trả giá 2.000

USD. Và từ đó, những người bán xe biết rõ xe mình có giá trị cao hơn 2.000 USD sẽ

rút lui. Cứ như thế, thị trường sẽ còn lại những chiế

c xe rất xấu và tệ hại nhất mà

theo tiếng lóng của người Mỹ là những quả chanh. Qua nhiều năm, lý thuyết bất cân

xứng thông tin đã khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế, nhất

là trong các lĩnh vực hoạt động đầu tư.

Mối quan hệ giữa thông tin bất cân xứng và việc công bố thông tin phi

tài chính:

Tham khảo một số nghiên cứu về thông tin bất cân xứng tại Việt Nam và trên

thế giới, bao gồm “Bất cân xứng thông tin, công bố thông tin doanh nghiệp và thị

trường vốn: một quan sát thực tế về lý thuyết công bố” – Paul, Krishna và Palepu

(2010), “Thông tin trên thị trường chứng khoán” – Hồ Thái Khánh (2012), các tác

giả đều nhất trí rằng (1) bằng cách xây dựng kênh cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy,

chính xác và (2) phát triển các hình thức cũng như nội dung công bố thông tin, vấn

đề thông tin bấ

t cân xứng có thể được giải quyết. Thông tin phi tài chính nhờ những

ưu điểm kịp thời, khách quan và khả năng bù đắp những hạn chế của thông tin tài

chính, hoàn toàn có thể trở thành công cụ hiện thực hóa hai giải pháp nói trên. Như

đã đề cập, thông tin phi tài chính được cung cấp kịp thời, khó có thể bị phù phép và

– 15 –

cung cấp cho người sử dụng cái nhìn về nhiều khía cạnh mà thông tin tài chính

không thể phản ánh được. Ngoài những tính chất giúp hoàn thiện hệ thống cung cấp

thông tin kể trên, bản chất đa dạng của thông tin phi tài chính đủ để phát triển các

hình thức và nội dung công bố thông tin chuyên biệt theo từng ngành hoạt động hay

từng nhóm doanh nghiệp. Thông tin phi tài chính nếu được sử dụng đúng cách và

khai thác tối đa những lợi thế vốn có, sẽ trở thành nhân t

ố quan trọng đảm bảo lòng

tin và sự công bằng cho các nhà đầu tư trên TTCK. Tóm lại, sự tham gia của các

thông tin phi tài chính vào hệ thống công bố thông tin giúp nguyên tắc công khai

minh bạch trên thị trường, đó là một nguyên tắc quan trọng nhất của TTCK. Nếu

nguyên tắc này được đảm bảo ở mức độ cao hơn, sẽ gia tăng độ tín nhiệm của nhà

đầu tư và kết quả cuối cùng là một thị trường tài chính vận hành hiệu quả

.

Weil (2008) lại đề xuất một khuôn khổ cho việc đánh giá xem liệu các hệ

thống công bố thông tin cơ bản tại Mỹ có được cải tiến qua thời gian không – liệu có

sự cải thiện về độ chính xác và phạm vi công bố thông tin cho người sử dụng thông

tin hay không. Trong đó, Weil cũng đánh giá chi phí và lợi ích công bố thông tin và

sự gia tăng minh bạch từ quan điểm của cả doanh nghiệp công bố và người sử dụ

ng

thông tin. Weil (2008) cho rằng nếu chỉ công bố thông tin theo yêu cầu pháp luật sẽ

tạo nên bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý doanh nghiệp – người có quyền truy

cập vào những nguồn thông tin nội bộ và những người sử dụng thông tin bên ngoài

không thể tiếp cận được những nguồn thông tin đó.

1.2.2. Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động

1.2.2.1. Trên thế giới

Các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp có thể là những thông tin về quy

trình sả

n xuất, hoạt động đầu tư nghiên cứu, những nguồn lực doanh nghiệp sở hữu

và những thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đặc điểm

liên quan mật thiết tới hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin này đã được

đưa vào hệ thống đánh giá hoạt động và được công bố từ rất lâu. Theo bài viết

“Non-financial Company Reporting” trên trang thông tin cho người lao động tại EU

– worker-partcipation.eu, các thông tin về trách nhiệm xã hội

đã bắt đầu được quan

tâm và công bố từ những năm 1970. Tuy nhiên, yêu cầu công bố ngày càng cao hơn

trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các vấn đề về điều kiện lao động gia tăng do ảnh

– 16 –

hưởng của toàn cầu hóa và gia tăng cạnh tranh cùng với những thất bại trong quản

trị các doanh nghiệp.

Áp lực đòi hỏi đầu tư có đạo đức và trách nhiệm hơn cũng thúc đẩy nhu cầu

hiểu biết về các hoạt động của công ty và những rủi ro tiềm tàng mà nó và chuỗi

cung ứng đang phải đối mặt, bao gồm cả những rủi ro về danh tiếng. Vấn đề công bố

thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới đến thời điểm này

không mang tính chất tự nguyện nữa, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã đưa ra

những yêu cầu công bố bắt buộc đối với thông tin này. Bảng dưới đây trình bày một

thống kê nhỏ những yêu cầu công bố thông tin về CSR của chính phủ và các cơ quan

quản lý niêm yết tại một số quố

c gia:

Quốc gia Yêu cầu công bố CSR của Chính phủ

Yêu cầu công bố CSR của

Cơ quan quản lý niêm yết

Anh 2010: Các công ty sử dụng hơn 6.000

MWh mỗi năm phải báo cáo về tất cả

lượng khí thải liên quan đến sử dụng

năng lượng.

2006: Công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán London phải công bố thông

tin về các vấn đề môi trường, điều kiện

làm việc, những ảnh hưởng hoạt động

kinh doanh đến cộng đồng và xã hội.

2000: Nhà quản lý quỹ hưu trí phải cung

cấp một b

ản tuyên bố đưa ra phạm vi

những cân nhắc về xã hội, môi trường

hoặc đạo đức được xem xét trong quyết

định đầu tư.

2009: Đưa vào hoạt động sàn

giao dịch chứng khoán Xã hội

(SSE).

2001:

London Stock

Exchange cho ra mắt chỉ số

FTSE4Good Index

Hoa Kỳ 2010: Công bố thông tin bắt buộc theo

qui định trong luật khí thải nhà kính,

thường được gọi là 40 CFR Phần 9, yêu

cầu doanh nghiệp có lượng lớn khí thải

phải báo cáo dữ liệu liên quan đến phát

2013: Sàn NYSE Euronext

cam kết tham gia sáng kiến

xây dựng các sàn giao dịch

chứng khoán bền vững (SSE)

của Liên Hợp Quốc (SSE).

Tác giả xin cam kết đây là khu công trình nghiên cứu và điều tra của riêng tác giả dưới sự cốvấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài dự thi phần thưởng điều tra và nghiên cứu khoahọc sinh viên, thuộc nhóm ngành kế toán. Các số liệu và hiệu quả nêu trong đề tài làtrung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kể một khu công trình nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2014T ác giảMỤC LỤCTrangDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNHDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮTPHẦN MỞ ĐẦU1. Sự thiết yếu của đề tài2. Mục tiêu điều tra và nghiên cứu của đề tài3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra của đề tàiII4. Phương pháp điều tra và nghiên cứu của đề tàiII5. Ý nghĩa của đề tài II6. Kết cấu của đề tàiIIICHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT1. 1. Đo lường thành quả hoạt động giải trí bằng thước đo tài chính và thước đo phitài chính1. 1.1. Thước đo tài chính1. 1.1.1. Đặc điểm1. 1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm1. 1.2. Thước đo phi tài chính1. 1.2.1. Đặc điểm1. 1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm1. 1.3. Thông tin phi tài chính và yếu tố nhìn nhận hoạt động111. 2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động131. 2.1. Mối quan hệ giữa kim chỉ nan thông tin bất phù hợp và việc công bốthông tin phi tài chính131. 2.2. Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động151. 2.2.1. Trên thế giới151. 2.2.2. Tại Việt Nam191. 3. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và tác dụng hoạtđộng trên cơ sở kế toán. 191.4. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và giá thị trườngcủa doanh nghiệp20Tóm tắt chương 1 22CH ƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2. 1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu232. 2. Tổng quan tiến trình nghiên cứu252. 2.1. Phân loại những thước đo phi tài chính252. 2.2. Mô hình ước lượng282. 2.3. Phương pháp hồi quy292. 3. Thu thập dữ liệu và thống kê giám sát những biến số trong giả thuyết nghiên cứu30Tóm tắt chương 2 38CH ƯƠNG 3 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU – BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM3. 1. Kết quả thống kê diễn đạt đặc thù của mẫu điều tra và nghiên cứu 393.2. Kiểm định vi phạm những giả thuyết của quy mô hồi quy 403.2.1. Kiểm định hiện tượng kỳ lạ phương sai đổi khác 403.2.2. Kiểm định hiện tượng kỳ lạ đa cộng tuyến413. 2.3. Kiểm định hiện tượng kỳ lạ tự đối sánh tương quan. 433.3. Kết quả nghiên cứu và phân tích hồi quy 443.4. So sánh hiệu quả công bố thông tin phi tài chính giữa những phương diện quản lývà giữa những ngành 50T óm tắt chương 3 53CH ƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ4. 1. Kết luận544. 2. Hàm ý cho nhà quản trị554. 3. Hạn chế của đề tài614. 4. Các hướng nghiên cứu và điều tra tiếp theo61Tóm tắt chương 4 63DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iPHỤ LỤC 1 : vPHỤ LỤC 2 : viPHỤ LỤC 3 : viiiPHỤ LỤC 4 : xiiDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNHBẢNGBảng 1.1 : Yêu cầu công bố thông tin CSR tại 1 số ít vương quốc trên quốc tế 18B ảng 2.1 : Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về đối sánh tương quan giữa những biến độclập và biến phụ thuộc37Bảng 3.1 : Bảng thống kê miêu tả những biến 39B ảng 3.2 : Ma trận thông số đối sánh tương quan giữa những biến độc lập 42B ảng 3.3 : Kiểmđịnh hiện tượng kỳ lạ đa cộng tuyến 43B ảng 3.4 : Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc vào : ROE, ROA 46B ảng 3.5 : Kết quả hồi quy – Biến nhờ vào P / E 48B ảng 3.5 : Mức độ công bố thông tin phi tài chính trung bình theo từng ngànhvà theo từng phương diện quản lý51HÌNH : Hình 1.1 : Nguồn thông tin phi tài chính 7H ình 1.2 : Tỷ lệ doanh nghiệp công bố báo cáo giải trình CSR 18H ình 2.1 : Sơ đồ tổng quát triết lý nghiên cứu và điều tra 24DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮTCSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpFEM Mô hình ảnh hưởng tác động cố địnhGAAP Các nguyên tắc kế toán được gật đầu rộng rãiHOSE Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí MinhHNX Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán thành phố Hà NộiREM Mô hình tác động ảnh hưởng ngẫu nhiênTTCK Thị trường chứng khoán – I – PHẦN MỞ ĐẦU1. Sự thiết yếu của đề tàiThị trường chứng khoán là một kênh góp vốn đầu tư và kêu gọi vốn quan trọng củanền kinh tế tài chính. Trên triết lý, tại đây doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận được những nguồn vốnvới ngân sách thấp nếu như tính minh bạch và hiệu suất cao của thị trường được duy trì, màviệc tuân thủ những điều kiện kèm theo niêm yết và công bố thông tin khá đầy đủ là một trong nhữngnhân tố quyết định hành động. Ngoài ra, đứngở góc nhìn nhà quản trị, việc công bố những thông tinbao gồm những thông tin nhìn nhận hoạt động giải trí của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trịduy trì hiệu suất cao công tác làm việc quản trị. Tuy nhiên, chưa có đề tài điều tra và nghiên cứu nào khẳngđịnh được tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng tác động của thông tin phi tài chính đốivới hiệu quả hoạt động giải trí của doanh nghiệp Nước Ta. Trước tình hình bất cân xứngthông tin trên TTCK Nước Ta, nhu yếu thông tin ngày càng đa dạng và phong phú từnhà đầutư cũng như những hạn chế của thông tin tài chính, đề tài nghiên cứu và điều tra khoa học củatác giả mong ước kiểm định giá trị thực tiễn của thông tin phi tài chính công bốtrên kinh doanh thị trường chứng khoán tại Nước Ta. Xuất phát từ tiềm năng này, tác giả tiếpcận nghiên cứu và điều tra đề tài : “ Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáothường niên với hiệu quả hoạt động giải trí theo kế toán, giá thị trường của những công ty niêmyết Nước Ta ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu và điều tra của đề tàiMục tiêu chung : Công trình tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra tác động ảnh hưởng của công bố thông tin phi tài chínhđến những chỉ số tài chính của kế toán và dịch chuyển giá trị thị trường của doanh nghiệpđồng thời kỳ vọng phát hiện được sự đổi khác theo thời hạn của những mối tương quankể trên. Mục tiêu đơn cử : – Hệ thống hóa kim chỉ nan và những điều tra và nghiên cứu tại Nước Ta và trên quốc tế về vaitrò của thông tin phi tài chính và tính hữu dụng của công bố những thông tin này, từ đó hìnhthành những cơ sở triết lý về ảnh hưởng tác động của công bố thông tin phi tài chính nhìn nhận hoạtđộng đến tác dụng hoạt động giải trí của kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. – Thống kê sơ bộ về thực trạng công bố thông tin phi tài chính trong phạm vinhững tài liệu được tích lũy trong nghiên cứu và điều tra này. – II – – Sử dụng những quy mô hồi quy với tài liệu bảng để nhìn nhận tác động ảnh hưởng của côngbố thông tin phi tài chính, sự biến hóa theo thời hạn của những mối đối sánh tương quan, so sánh vớicơ sở kim chỉ nan nhằm mục đích phát hiện độc lạ. Tìm hiểu nguyên do cho những độc lạ này. – Trình bày một số ít gợi ý so với nhà quản trị những công ty niêm yết cho vấn đềcông bố thông tin phi tài chính và cho những đề tài sau này tương quan đến hướng nghiêncứu về thông tin phi tài chính. 3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu của đề tàiĐối tượng nghiên cứu và phân tích là những doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Nước Ta, baogồm doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX.Phạm vi nghiên cứu và điều tra của đề tài là những thông tin phi tài chính và tài chính đượccông bố trong báo cáo giải trình thường niên của những doanh nghiệp. Các thông tin được thuthập trong phạm vi ba năm, từ năm 2010 đến năm 2012.4. Phương pháp điều tra và nghiên cứu của đề tàiNghiên cứu này hầu hết sử dụng thống kê diễn đạt để trình diễn về thực trạngcông bố thông tin phi tài chính của những công ty trong mẫu và giải pháp địnhlượng dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy theo quy mô hồi quy tác động ảnh hưởng cố định và thắt chặt ( FEM ) và quy mô hồi quy ảnh hưởng tác động ngẫu nhiên ( REM ) để khám phá mối tươngquan trọng tâm của điều tra và nghiên cứu. Tác giả sử dụng ứng dụng Eview 7.0 và Stata 12 đểphân tích tài liệu. Dữ liệu được tích lũy từ báo cáo giải trình tài chính và báo cáo giải trình thường niên của cácdoanh nghiệp niêm yết trong mẫu, được công bố trên website sàn chứng khoán. Dữliệu sau khi tích lũy được trình diễn dưới dạng bảng cân đối ( Panel balanced ) theohai chiều khoảng trống và thời hạn. 5. Ý nghĩa của đề tàiĐề tài mang lại một số ít ý nghĩa cho những nhà nghiên cứu, những nhà quản trị trongdoanh nghiệp và sinh viên như sau : Một là, tác dụng điều tra và nghiên cứu này góp thêm phần bổ trợ vào cơ sở lý luận về thông tinphi tài chính. Bởi lẽ, yếu tố điều tra và nghiên cứu TT là mức độ công bố thông tin phi tàichính, vẫn là một nội dung nghiên cứu và điều tra còn chưa được phổ cập tại thị trường chứngkhoán Nước Ta hay Khu vực Đông Nam Á. – III – Hai là, tác dụng kiểm định trong đề tài sẽ chứng minh và khẳng định được vai trò của thông tin phitài chính tác động ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của đơn vị chức năng, giá trị thịtrường của doanh nghiệp trải qua việc nhà góp vốn đầu tư sử dụng thông tin này để ra quyếtđịnh. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp Nước Ta nhận thức được tầm quan trọngcủa thông tin phi tài chính trong quy trình trấn áp hoạt động giải trí và công bố ra bên ngoài. Ba là, tác dụng điều tra và nghiên cứu gợi mở giải pháp quản trị cho nhà quản trị. Nhà quản trịxem xét thiết kế xây dựng thước đo phi tài chính như thế nào hài hòa và hợp lý để có được thông tin phi tàichính ship hàng quy trình trấn áp, cải tổ hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Cuối cùng là, đề tài hoàn toàn có thể làm tài liệu tìm hiểu thêm cho những nhà nghiên cứu, giảngviên, sinh viên về triết lý thông tin phi tài chính. Kết quả điều tra và nghiên cứu sẽ là nguồn tàiliệu tìm hiểu thêm cho những dẫn chứng của những khu công trình nghiên cứu và điều tra tiếp nối. 6. Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở màn và phần Kết luận, cấu trúc của đề tài được chia thành bốnchương. Chương 1 trình diễn cơ sở triết lý về thông tin phi tài chính và tác độngcủa nó đến tác dụng hoạt động giải trí theo kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Chương thứ hai tác giả trình diễn chiêu thức tích lũy, giải quyết và xử lý tài liệu, kiểm định vàlựa chọn quy mô. Chương thứ ba trình diễn hiệu quả quy mô hồi quy và những kiểmđịnh khuyết tật của quy mô. Chương ở đầu cuối tóm tắt hiệu quả điều tra và nghiên cứu, trìnhbày những đề xuất kiến nghị của tác giả so với nhà quản trị và yêu cầu những hướng nghiên cứutiếp theo. Tên của những chương như sau : – Chương 1 : Cơ sở kim chỉ nan – Chương 2 : Phương pháp điều tra và nghiên cứu – Chương 3 : Kết quả kiểm định – dẫn chứng từ những công ty niêm yết trên thịtrường sàn chứng khoán Nước Ta – Chương 4 : Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị – 1 – CHƯƠNG 1C Ơ SỞ LÝ THUYẾT1. 1. Đo lường thành quả hoạt động giải trí bằng thước đo tài chính và thước đophi tài chínhMôi trường kinh doanh thương mại của Nước Ta luôn đổi khác trong suốt những năm gầnđây. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải đương đầu với một môi trường tự nhiên cạnh tranh đối đầu ngàycàng cao và phức tạp. Vì vậy, nhu yếu cần phải có những thay đổi trong việc quản lývà kinh doanh thương mại, đặc biệt quan trọng là việc làm nhìn nhận thành quả hoạt động giải trí của doanh nghiệp. “ Mục đích cơ bản đằng sau mọi phép đo lường nhìn nhận là để cải tổ tác dụng vànâng cao hiệu suất cao. Các phép đo lường nhìn nhận mà không trực tiếp cải tổ hiệuquả thì cũng là phương tiện đi lại để đạt được mục tiêu ở đầu cuối đó ” ( Banker, 2000 ). “ Chỉ khi nào bạn giám sát được những điều bạn nói và bộc lộ nó trên consố, bạn mới hiểu đôi điều về nó. ” ( Bushman, 1996 ) “ Bạn chỉ có thểquản lý được những gì bạn thống kê giám sát được. ” ( Amir, 1996 ) Hai câu nói trên nêu lên được tầm quan trọng của nhìn nhận thành quả hoạtđộng. Trong quy trình không ngừng triển khai xong mình của một tổ chức triển khai, nhìn nhận thànhquả hoạt động giải trí đóng vai trò quan trọng giúp nhận diện và theo dõi tiến trình hiệnthực hóa tiềm năng của tổ chức triển khai, nhận diện những thời cơ để cải tổ hiệu quả, so sánhkết quảcủa tổ chức triển khai với những tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài. Từ đó, hoàn toàn có thể thấy việcđánh giá thành quả hoạt động giải trí nhằm mục đích ship hàng nhiều tiềm năng như : – Chúng là một phần của kế hoạch mỗi tổ chức triển khai, giúp nhận định và đánh giá mức độ hoànthành tiềm năng kế hoạch. – Chúng được sử dụng bởi nhà quản trị khi ra quyết định hành động phân chia nguồn lực và xácđịnh mức độ hoạt động giải trí tương thích. – Đánh giá thành quả hoạt động giải trí giúp tập trung chuyên sâu những nỗ lực của tổ chức triển khai vào mục tiêuđược ưu tiên, giám sát những nỗ lực đó. – Là một kênh thông tin giúp kế hoạch của tổ chức triển khai thông suốt qua những cấp. – 2 – Công tác nhìn nhận thành quả hoạt động giải trí được thực thi bằng cách xác lập vàđo lường những chỉ tiêu tương thích với đặc thù hoạt động giải trí và tiềm năng của tổ chức triển khai. Cácchỉ tiêu này phản ánh tác nhân quyết định hành động đến tác dụng hoạt động giải trí của doanh nghiệp vàcó thể nằm dưới dạng những thước đo tài chính và phi tài chính. 1.1.1. Thước đo tài chính1. 1.1.1. Đặc điểmCác thước đo tài chính là những chỉ tiêu nhìn nhận hoàn toàn có thể trình diễn bằng đơn vịtiền tệ hoặc là những thông số tài chính được đo lường và thống kê từ những chỉ tiêu tiền tệ. Khinhắc đến những chỉ tiêu đo lường và thống kê hoạt động giải trí bằng đơn vị chức năng tiền tệ của một doanh nghiệp, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thấy hầu hết những chỉ tiêu đó đều nằm trong báo cáo giải trình tài chính vàbắt buộc công bố trong GAAP trên toàn quốc tế. Ở Nước Ta, những chỉ tiêu tiền tệvề tình hình tài chính, tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, tình hình lưu chuyển tiền tệđều được nhu yếu trình diễn vừa đủ trong bộ báo cáo giải trình tài chính định kỳ của doanhnghiệp. Có thể kể đến những chỉ tiêu mà người sử dụng thông tin thường quan tâmnhư tổng tài sản, vốn luân chuyển, vốn chủ sở hữu, lệch giá, doanh thu, cổ tức vàlợi nhuận chưa phân phốiTrong nghiên cứu và phân tích tài chính doanh nghiệp, những thông số tài chính được phân thànhnhiều nhóm chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo tiềm năng phân tíchcủa doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau : – Nhóm chỉ tiêu năng lực giao dịch thanh toán : Nhóm chỉ tiêu này biểu lộ được nănglực thanh toán giao dịch của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâmnhư : những nhà đầu tư, người cho vay, người phân phối nguyên vật liệu, … bởi lẽ họluôn đặt ra câu hỏi là hiện doanh nghiệp có đủ năng lực trả những món nợ tới hạnkhông. Nhóm chỉ số này gồm có những chỉ tiêu như : thông số năng lực giao dịch thanh toán hiệnhành, thông số năng lực thanh toán giao dịch nhanh, thông số năng lực giao dịch thanh toán nợ dài hạn, hệ sốkhoản phải thu trên khoản phải trả, thông số năng lực giao dịch thanh toán lãi vay. – Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tổ chức tài chính và tình hình góp vốn đầu tư : Các doanh nghiệpluôn đổi khác tỷ trọng những loại vốn theo khuynh hướng hài hòa và hợp lý ( cấu trúc tối ưu ). Nhưng kếtcấu này luôn bị phá vỡ do tình hình góp vốn đầu tư. Vì vậy nghiên cứu và điều tra cơ cấu tổ chức nguồn vốn, cơcấu gia tài, tỷ suất tự hỗ trợ vốn sẽ cung ứng một cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng lâudài của doanh nghiệp. Các thông số tài chính trong nhóm này gồm có : thông số nợ, thông số – 3 – vốn chủ sở hữu ( tỷ suất tự hỗ trợ vốn ), tỷ suất góp vốn đầu tư vào gia tài dài hạn, tỷ suất tự tài trợtài sản cố định và thắt chặt, tỷ suất góp vốn đầu tư vào gia tài thời gian ngắn – Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất cao hoạt động giải trí : Các chỉ số này dùng để đo lườnghiệu quả sử dụng vốn, gia tài của một doanh nghiệp bằng cách so sánh lệch giá vớiviệc bỏ vốn vào kinh doanh thương mại dưới những loại gia tài khác nhau. Nằm trong nhóm nàygồm có những chỉ tiêu : số vòng xoay hàng tồn dư, số ngày dự trữ hàng tồn dư, sốvòng quay những khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình, số vòng xoay gia tài thời gian ngắn, hiệu suất sử dụng gia tài dài hạn, số vòng xoay tổng tài sản. – Nhóm chỉ tiêu năng lực sinh lời : Lợi nhuận là tiềm năng sau cuối củadoanh nghiệp. Khi nghiên cứu và phân tích, doanh thu được đặt trong toàn bộ mối quan hệ với doanhthu, gia tài, vốn chủ sở hữu Mỗi góc nhìn nghiên cứu và phân tích đều cung ứng cho nhà phân tíchmột ý nghĩa đơn cử trong việc ra quyết định hành động. Tùy theo từng góc nhìn nghiên cứu và phân tích mà nhàphân tích hoàn toàn có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên lệch giá ( ROS ), tỷ suất lợi nhuậntrên tổng tài sản ( ROA ), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ). Ngoài bốn nhóm chỉ tiêu trên, thông tin tài chính của doanh nghiệp còn đượcsử dụng như những chỉ tiêu nhìn nhận khi so sánh theo chiều ngang ( nhìn nhận tăngtrưởng, dịch chuyển qua thời kỳ ) hay theo chiều dọc ( so sánh cơ cấu tổ chức từng bộ phận trêntổng thể toàn công ty, công ty so với đối thủ cạnh tranh hay toàn ngành ). Hay những thông số trongnhóm chỉ tiêu sinh lời được tổng hợp trong quy mô nghiên cứu và phân tích Dupont giúp tiếp cận, chỉ ra những nguyên do của hiện tượng kỳ lạ đó trải qua nghiên cứu và phân tích một tỷ suất sơ cấp ( phảnánh hiện tượng kỳ lạ ), thành tích của những tỷ suất thứ cấp ( phản ánh nguyên do ). Doanhnghiệp hoàn toàn có thể chuyển hóa những thông tin này thành thông số Giao hàng cho từng mục tiêutrong công tác làm việc nhìn nhận hoạt động giải trí của mình. 1.1.1. 2. Ưu điểm và nhược điểmƯu điểm của thước đo tài chính : Thước đo tiền tệ và những thông số tài chính có lợi thế chính là có tính so sánh đượccao, không riêng gì có năng lực nhìn nhận tính hiệu suất cao và năng lượng của những bộ phậnkhác nhau trong cùng một tổ chức triển khai ( như marketing, sản xuất, kỹ thuật ) mà còn cóthể giúp so sánh những công ty hoạt động giải trí trong những nghành nghề dịch vụ khác nhau, từ nhữngdoanh nghiệp kinh doanh bán lẻ đến những công ty bưu chính viễn thông hay những hãng lữ hành – 4 – Cũng chính nhờ lợi thế giống hệt này, thông tin tài chính hoàn toàn có thể được biến tấuthành nhiều chỉ tiêu nhìn nhận chất lượng rất phong phú để ship hàng công tác làm việc đánh giáthành quả cũng như nghiên cứu và phân tích hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Nhược điểm của thước đo tài chính : Thứ nhất, thước đo tài chính truyền thống cuội nguồn không cung ứng rất đầy đủ những thôngtin để giám sát, nhìn nhận thành quả hoạt động giải trí doanh nghiệp. Đánh giá thành quảhoạt động của doanh nghiệp theo thước đo tài chính truyền thống lịch sử được biểu lộ quacác báo cáo giải trình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo giải trình tài chính được xây dựngtrên những chứng từ và tài liệu của những nhiệm vụ kinh tế tài chính đã phát sinh. Do đó, cácbáo cáo tài chính chỉ biểu lộ được những thành quả trong quá khứ của doanhnghiệp, không phản ánh được tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai để đánhgiá đúng tiềm năng và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, báo cáo giải trình tài chính chỉ đưa ra hiệu quả ở đầu cuối mà rất hạn chế để thấy được nhữngnguyên nhân dẫn đến hiệu quả đó. Từ đó, nhà quản trị gặp khó khăn vất vả khi họ hoạchđịnh kế hoạch trong tương lai. Thứ hai, thước đo tài chính truyền thống lịch sử thường dẫn đến xu thế quá chútrọng vào quyền lợi thời gian ngắn mà bỏ lỡ hoặc thậm chí còn đánh đổi quyền lợi trong dài hạn. Đôi khi, những thông tin kế toán hoàn toàn có thể bị bóp méo để ship hàng những mục tiêu tàichính thời gian ngắn. Những thước đo tài chính truyền thống cuội nguồn mà phần lớn người sử dụngthông tin – những nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp – được lấy từ báo cáo giải trình tài chính dodoanh nghiệp đó cung ứng. Trong nhiều trường hợp, vì những tiềm năng thời gian ngắn nhưmuốn lôi cuốn nhà góp vốn đầu tư bằng một EPS cao, hay chứng tỏ doanh nghiệp hoạtđộng hiệu suất cao bằng cách cắt giảm ngân sách để có ROE cao mà doanh nghiệp đã thựchiện nhiều giải pháp vô tình gây tổn thương cho những tiềm năng dài hạn. Cụ thể, trongmột doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh đối đầu, muốn “ làmđẹp ” báo cáo giải trình tài chính để hoàn toàn có thể lôi cuốn góp vốn đầu tư, doanh nghiệp cắt giảm ngân sách nhâncông hay những ngân sách bán hàng ( khuyễn mãi thêm, marketing, … ), ngân sách điều tra và nghiên cứu pháttriển Với hành vi trên, doanh nghiệp đã đẩy mức doanh thu lên cao nhằm mục đích thuhút góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, về lâu dài hơn nhân công chán nản với mức sống thấp, lượng tiêuthụ sản phẩm & hàng hóa giảm do không có chủ trương kích thích tiêu thụ và bị thu hẹp thị phầnhay loại sản phẩm không có những nâng cấp cải tiến. Rõ ràng, những hành vi này tác động ảnh hưởng rấtlớn đến quyền lợi doanh nghiệp lâu bền hơn. Một trường hợp khác, khi doanh nghiệp muốn – 5 – vay ngân hàng nhà nước, nhà quản trị hoàn toàn có thể cố ý bóp méo số liệu bằng những thủ pháp củakế toán để tạo ra báo cáo giải trình tài chính đủ sức thuyết phục. Cuối cùng, khi lợi nhuậndoanh nghiệp tạo nên không đủ để bù đắp ngân sách lãi vay, giá trị nội tại của doanhnghiệp sẽ suy giảm do những khoản thiệt hại ăn mòn vốn. Thứ ba, giá trị thực đơn vị tiền tệ của thước đo tài chính hoàn toàn có thể dịch chuyển theothời gian do tác động ảnh hưởng của những tác nhân như lạm phát kinh tế, suy thoái và khủng hoảng và tỷ giá hối đoái. Chính lý do này khiến việc so sánh giữa những tổ chức triển khai và so sánh thành quả hoạt độngqua thời hạn hoàn toàn có thể bị bóp méo. Hiện nay, tại Nước Ta chưa có chuẩn mực kế toáncho tác động ảnh hưởng của lạm phát kinh tế. Trên quốc tế, chuẩn mực kế toán số 29 về Báo cáo tàichính trong những nền kinh tế tài chính có mức lạm phát kinh tế cao đã được công bố từ tháng 1 năm1990. Tuy nhiên, chuẩn mực chỉ nhu yếu báo cáo giải trình tài chính của công ty phài điềuchỉnh lại trọn vẹn khi tỷ suất lạm phát kinh tế trong 3 năm gần nhất vượt mức 100 %. Trongbài điều tra và nghiên cứu “ Exploring the effect of Inflation on Financial Statements throughRatio Analysis ”, Itner ( 2000 ) đã so sánh báo cáo giải trình tài chính được kiểm soát và điều chỉnh theo lạmphát với báo cáo giải trình không được kiểm soát và điều chỉnh của một công ty giả định với những dòng sựkiện tương quan đến tình hình tài chính của công ty trong 3 năm, với chỉ số lạm phát2 % / tháng tương tự 26,82 % / năm. Itner ( 2000 ) nhận thấy những chỉ tiêu phi tiềntệ và thông số đo lường và thống kê từ những chỉ tiêu phi tiền tệ trên báo cáo giải trình tài chính như lệch giá, giá vốn hàng bán, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, thông số vốn luân chuyển đều tăng. Trong khi những chỉ tiêu như thông số thanh toán giao dịch nhanh, đòn kích bẩy tài chính, số vòng quaytài sản giảm nhẹ do mẫu số có chứa những chỉ tiêu phi tiền tệ. Tất cả những chỉ tiêu liênquan đến doanh thu như doanh thu biên, ROE, ROA đều giảm mạnh do lạm phát kinh tế đãxóa đi gần hết doanh thu của công ty. Nghiên cứu cũng Tóm lại rằng lạm phát kinh tế càngcao thì những gia tài tiền tệ càng mất giá trị và chỉ tiêu tiền tệ càng suy yếu. Các côngty dự trữ nguồn tiền càng dồi dào thì càng bị tác động ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát kinh tế. Kể cảkhi thực thi vận dụng quy mô nghiên cứu và điều tra tại nền kinh tế tài chính có chỉ số lạm phát kinh tế thấpnhư Canada ( chỉ số lạm phát kinh tế sau 3 năm là 6.2 % ), điều tra và nghiên cứu cho thấy lạm phát kinh tế cũnglàm suy giảm doanh thu của những công ty. 1.1.2. Thước đo phi tài chính1. 1.2.1. Đặc điểmThước đo phi tài chính là những thông tin không được trình diễn bằng đơn vịtiền tệ hay được thống kê giám sát từ những đơn vị chức năng tiền tệ. Với nguồn gốc và mối quan hệ mật – 6 – thiết tới những quy trình sản xuất kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, những thước đo phi tàichính có năng lực phản ánh một đúng chuẩn, khách quan, trực tiếp mọi mặt của doanhnghiệp, gồm có cả giá trị những nguồn lực hay hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại. Mặtkhác, những thước đo phi tài chính vô cùng phong phú cả về giải pháp thống kê giám sát, tínhtoán, đơn vị chức năng thống kê giám sát được sử dụng Mặc dù có lịch sử dân tộc hình thành và tăng trưởng lâudài, nhưng yếu tố công bố những thước đo phi tài chính còn nhiều hạn chế. Theo nhu yếu công bố thông tin của Ủy ban Châu Âu so với những doanhnghiệp, thước đo phi tài chính mà nhà đầu tư chăm sóc hoàn toàn có thể chia làm ba loại chính : ( i ) nhóm thước đo diễn đạt tình hình quản trị và chủ trương hoạt động giải trí của công ty, ( ii ) nhóm thước đo trình diễn hiệu quả hoạt động giải trí và ( iii ) nhóm thước đo trình diễn rủi ro đáng tiếc vàcác giải pháp quản trị rủi ro đáng tiếc của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu và điều tra này tập trung chuyên sâu nghiêncứu những thước đo phi tài chính trình diễn và nhìn nhận tác dụng hoạt động giải trí của doanhnghiệp. Các thước đo phi tài chính trong nhìn nhận thành quả hoạt động giải trí thường nằmtrong một số ít phương diện nhìn nhận hoạt động giải trí nhất định. Tham khảo hai nghiên cứutrước đây về những thước đo phi tài chính gồm có Barcons ( 1999 ), Boesso ( 2004 ) cóthể thấy những tác giả đều đặt trọng tâm điều tra và nghiên cứu vào những phương diện mà người sửụng thông tin chăm sóc như thông tin về nhà đầu tư, người mua, nhà sản xuất, thông tin về học hỏi và tăng trưởng, quá trình nội bộ, người lao động và trách nhiệmxã hội của doanh nghiệp. Các quy mô điều tra và nghiên cứu phần lớn được tăng trưởng từ lýthuyết bảng điểm cân đối – một công cụ nhìn nhận thành quả doanh nghiệp hữuhiệu, được thiết kế xây dựng bởi Kaplan và Norton ( 1996 ). Ngoài phương diện tài chính, môhình bảng điểm cân đối gồm có 3 phương diện phi tài chính : người mua, quytrình nội bộ, học hỏi và tăng trưởng. Theo điều tra và nghiên cứu về thị trường của Eurosif và Ủy ban tương hỗ góp vốn đầu tư bền vữngtoàn cầu – Global Sustainable Investment Alliance, đến năm 2011, giá trị của những tàisản được nhìn nhận bằng những thông tin phi tài chính trên khoanh vùng phạm vi toàn thế giới đã vượtmức 10.5 nghìn tỷ. Trong cuộc khảo sát năm 2013 trên 94 nhà đầu tư đến từ 18 quốcgia của Thương Hội kế toán công chứng Anh, hiệu quả thống kê cho thấy 89 % nhà đầu tưđánh giá nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội là thước đo phi tài chính quan trọng, 25 % nhà đầu tưthường xuyên chăm sóc tới những thước đo phi tài chính, 92 % nhà góp vốn đầu tư cho rằngnhững thông tin phi tài chính được công bố lúc bấy giờ không mang tính so sánh. Khảo – 7 – sát cũng cho thấy nguồn thông tin phi tài chính quan trọng nhất là từ báo cáo giải trình tráchnhiệm xã hội / báo cáo giải trình tăng trưởng vững chắc và báo cáo giải trình thường niên. Hình 1.1. Những nguồn thông tin phi tài chínhNguồn : Nghiên cứu của ACCA ( 2013 ). 1.1.2. 2. Ưu điểm và nhược điểmƯu điểm của thước đo phi tài chínhƯu điểm tiên phong của những thước đo nhìn nhận thành quả phi tài chính là khảnăng lý giải mối liên hệ hay những sự kiện không được trình diễn rõ ràng trong báo cáotài chính. Ví dụ, báo cáo giải trình tài chính không cho thấy bức tranh về quan hệ của doanhnghiệp với môi trường tự nhiên, với hội đồng địa phương, hay sự tăng trưởng công nghệ tiên tiến, mứcđộ hài lòng của người lao động, yếu tố an toàn lao động và thiên nhiên và môi trường Đồng thời, báo cáo giải trình tài chính cũng không cung ứng cho người sử dụng nhiều thông tin về lợi thếcạnh tranh hay những điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh, thị trường, sựhài lòng của người mua, vận tốc tăng trưởng những dòng loại sản phẩm mới hay công tác làm việc quảnlý chất lượng, tăng trưởng tên thương hiệu và nhiều yếu tố quan trọng khácƯu điểm thứ hai của những thước đo phi tài chính là chúng chỉ ra và hoàn toàn có thể giúpgiải quyết những yếu kém của mạng lưới hệ thống kế toán truyền thống cuội nguồn mà đa số chỉ ghinhận và báo cáo giải trình những chỉ tiêu tài chính. Lịch sử kế toán từ thế kỷ thứ 14, trải qua hai – 8 – cuộc cách mạng công nghiệp, cho thấy kế toán truyền thống lịch sử đóng vai trò quan trọngtrong suốt thời kỳ đầu cách mạng tư bản khi hai nguồn lực sản xuất quan trọng nhấtlà nguyên vật liệu và sức lao động. Trong điều tra và nghiên cứu “ Performances measures forManagerial Decision Making : Performance Measurement Sygnergies in Multi-Attribute Performance Measurement Systems ”, Robert ( 2010 ) đã Tóm lại sau khitổng kết những nghiên cứu và điều tra trước đây về lịch sử dân tộc tăng trưởng của kế toán truyền thống cuội nguồn : “ hiệu quả của việc những doanh nghiệp nhờ vào vào mạng lưới hệ thống nhìn nhận hoạt động giải trí dựatrên kế toán ngân sách truyền thống cuội nguồn chính là những nhà quản trị doanh nghiệp trở nên lệthuộc và nhìn nhận hoạt động giải trí dựa trên những số lượng kế toán thay vì chăm sóc đến hoạtđộng và quy trình đằng sau những số lượng đó ”. Với vận tốc tăng trưởng nhanh gọn về tỷ trọng tài sản trí tuệ và gia tài vôhình trong cơ cấu tổ chức gia tài doanh nghiệp, khiến cho năng lực thống kê giám sát giá trị củanhững thước đo kế toán truyền thống lịch sử đang suy giảm dần. Giá trị hiện tại của nhữnglợi ích kinh tế tài chính trong tương lai mà những gia tài này mang lại rất khó ghi nhận, và nếutheo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, phần lớn những gia tài vô hình dung chỉ có thểđược ghi nhận trong báo cáo giải trình tài chính và sổ sách kế toán khi diễn ra quá trìnhchuyển nhượng, sáp nhập và hợp nhất. Đồng thời, cũng có nhiều điều tra và nghiên cứu chăm sóc đến yếu tố kế toán nguồnnhân lực và liệu giá trị của chúng có nên được trình diễn trên báo cáo giải trình tài chính củadoanh nghiệp hay không và trình diễn như thế nào. Theo Barcons và tập sự ( 1999 ), kế toán nguồn nhân lực lúc bấy giờ chỉ được tiếp cận dưới hai gócđộ : kế toán tài chínhvới đa số những thông tin tài khoản tương quan là nợ phải trả và ngân sách ; và kế toán quản trị khinó được ghi nhận đối sánh tương quan với giá trị ngày càng tăng do nguồn nhân lực tạo ra. Trongnghiên cứu “ Kinh tế tri thức và sự thiết yếu của kế toán nguồn nhân lực trong doanhnghiệp ” ( 2012 ), Phạm Đức Hiếu đã viết : “ Hệ thống kế toán hiện tại đã bỏ lỡ vai trò quan trọng của những giá trị nguồn nhânlực, cho nên vì thế những nhà quản trị không có được những thông tin thiết yếu để nhìn nhận tínhhiệu lực và hiệu suất cao trong góp vốn đầu tư cho nguồn nhân lực. IASB đã ứng xử so với hầuhết những ngân sách tương quan đến nguồn nhân lực như thể những ngân sách thời kỳ thay vì vốnhóa những ngân sách này như gia tài, cho nên vì thế công ty càng góp vốn đầu tư nhiều cho nguồn nhânlực thì doanh thu kế toán lại càng giảm. Ở góc nhìn này, kế toán truyền thống lịch sử đãkhông khuyến khích những nhà quản trị góp vốn đầu tư cho những nguồn nhân lực của họ ”. – 9 – Ưu điểm thứ ba, thông tin phi tài chính mang tính khách quan và khó hoàn toàn có thể bịbóp méo so với thông tin tài chính. Thông tin tài chính bị kiểm soát và điều chỉnh bởi nhữngnguyên tắc kế toán như cơ sở dồn tích, tính tương thích và thận trọng. Những nguyêntắc ghi nhận lệch giá và ngân sách của kế toán tài chính dẫn tới sự chậm trễ trongthông tin và năng lực phù phép thông tin trên báo cáo giải trình tài chính. Trong khi đó thôngtin phi tài chính hoàn toàn có thể phản ánh trực tiếp và trung thực tác dụng hoạt động giải trí qua cácthước đo phi tài chính mà không cần quá nhiều những qui định ghi nhận. Thông tinphi tài chính hoàn toàn có thể được phân phối gần như ngay lập tức, thậm chí còn ngay khi quá trìnhsản xuất đang diễn ra. Ưu điểm update và kịp thời này làm ngày càng tăng tính hữu íchcủa thông tin phi tài chính. Việc theo dõi đồng thời những thông tin phi tài chính bêncạnh những chỉ tiêu tài chính giúp ngăn ngừa những hành vi kiểm soát và điều chỉnh doanh thu hayhành vi làm đẹp báo cáo giải trình tài của chính nhà quản trị. Ngoài ra, khi tranh luận về cácưu điểm của thước đo phi tài chính, những nghiêncứu của Itner và tập sự ( 1998 ), Banker ( 2000 ), Pangakar và Kirkwood ( 2006 ) đềuđồng ý rằng những thước đo phi tài chính tốt hơn, và thậm chí còn còn là những chỉ tiêudự báo tác dụng tài chính tương lai tốt hơn so với những thước đo tài chính. Tuynhiên, vẫn cần có thêm nhiều vật chứng đơn cử hơn nữa về việc liệu những chỉ tiêuđánh giá phi tài chính có phản ánh được giá trịlợi ích kinh tế tài chính tương lai thuộc vềdoanh nghiệp hay không. Hiện nay, đây vẫn là yếu tố gây nên nhiều tranh cãi đốivới những chuyên viên điều tra và nghiên cứu kế toán. Nhược điểm của thước đo phi tài chínhViệc phong cách thiết kế, tăng trưởng và vận dụng một quy mô nhìn nhận hoạt động giải trí sử dụngcác thước đo phi tài chính trong doanh nghiệp hoàn toàn có thể gặp 1 số ít khó khăn vất vả. Bất lợi tiên phong của những thước đo phi tài chính đã được nhắc đến trên đây : chúng hoàn toàn có thể không phản ánh được hiện giá của loại sản phẩm, dịch vụ trong tương laihay những quyền lợi kinh tế tài chính công ty hoàn toàn có thể nhận được dưới dạng số tuyệt đối hoặc phảnánh được những mối quan hệ trong tương lai qua những tỷ số. Thông tin phi tài chính lànhững tài liệu mang tính miêu tả ( ví dụ như sự hài lòng của người mua ) hay những tỷsố của những chỉ tiêu độc lạ về thực chất ( ví dụ số lượng khiếu nại của khách hàngtính trên 1.000 loại sản phẩm bán ra ), do đó, tính hữu dụng của thông tin phi tài chính bịgiới hạn. Chúng được phong cách thiết kế nhằm mục đích lý giải theo cách phi tài chính những mốiquan hệ đặc trưng mà ta không hề trình diễn rõ ràng bằng những thước đo tài chính của kế – 10 – toán truyền thống lịch sử. Theo kim chỉ nan, những thước đo phi tài chính thậm chí còn hoàn toàn có thể thaythế cho những thước đo tài chính, tuy nhiên điều này chỉ trong thực tiễn khi mối quan hệgiữa những sự kiện, những yếu tố, những quyền lợi kinh tế tài chính trong tương lai được phản ánh trongthước đo phi tài chính và giá trị của chúng hoàn toàn có thể được trình diễn rõ ràng. Nhược điểm thứ hai của thước đo phi tài chính là chúng không có năng lực ( ítnhất là không trực tiếp ) tác độngđến tình hình tài chính và tác dụng hoạt động giải trí kinhdoanh của doanh nghiệp, mặc dầu có những chỉ tiêu tác dụng hoạt động giải trí bị ảnh hưởngbởi những giá trị mà những thước đo phi tài chính đo lường và thống kê ( ví dụ như sự hài lòng củakhách hàng và nhà sản xuất, số lượng khiếu nại ). Về toàn diện và tổng thể, những thước đo phi tàichính chỉ hoàn toàn có thể giúp lý giải được dịch chuyển của những chỉ tiêu này. Ví dụ, kếquả hoạt động giải trí của một công ty hoàn toàn có thể nhờ vào vào thị trường và mức độ hài lòng củakhách hàng. Tuy nhiên, năng lực phản ánh giá trị này còn bị tác động ảnh hưởng nhiều hơnbởi cách tiếp cận để nhìn nhận cho từng quyền lợi kinh tế tài chính. Các thước đo phi tài chínhphản ánh sự thỏa mãn nhu cầu người mua chỉ hoàn toàn có thể lý giải được dịch chuyển trong doanhsố nếu như được sử dụng phối hợp với lệch giá được giám sát bởi thước đo tàichính. Nhược điểm thứ ba là mức độ an toàn và đáng tin cậy của thông tin phi tài chính cho những đốitượng bên ngoài doanh nghiệp nếu chúng được trình diễn trong những báo cáo giải trình. Mỗicông ty và mỗi ngành đều có những thang đo khác nhau và nội dung mà chúng phảnánh rất độc lạ. Bởi vậy, những kiểm toán viên độc lập không hề bảo vệ tính đángtin cậy của số lượng lớn những thang đo này do những hạn chế cả về hiểu biết chuyênmôn lẫn áp lực đè nén về khối lượng việc làm. Itner và tập sự ( 2000 ) đã trình diễn về tínhđang an toàn và đáng tin cậy về mặt thống kê của thước đo phi tài chính. Các thước đo phi tài chínhtham gia vào mạng lưới hệ thống nhìn nhận hoàn toàn có thể được tổng kết từ những cuộc khảo sát như sự hàilòng của người mua hay mức độ phân biệt tên thương hiệu. Tuy nhiên, nếu mẫu lựachọn không đủlớn hay bảng câu hỏi khảo sát không đủ chi tiết cụ thể, thì những thước đo phitài chính sẽ không có độ an toàn và đáng tin cậy về mặt thống kê cao, làm giảm năng lực nhận diệnđược sự thành công xuất sắc của doanh nghiệp cũng như năng lực Dự kiến hiệu quả kinhdoanh trong tương lai. Cuối cùng, một yếu tố cần chăm sóc khi trình diễn thước đophi tài chính chính là mối liên hệ mật thiết của chúng với hoạt động giải trí sản xuất kinhdoanh. Điều này tạo nên nỗi lo ngại về việc thông tin phi tài chính khi trình diễn rabên ngoài liệu những đối tượng người dùng bên ngoài có sử dụng những thông tin này với mục tiêu – 11 – không có lợi cho doanh nghiệp hay không. Do đó, những doanh nghiệp có xu hướngcông bố những thông tin không đơn cử hoặc không update về hoạt động giải trí của mình. Việc sử dụng không đúng đắn những thước đo phi tài chính và không hiểu rõmối liên hệ giữa những thước đo hoàn toàn có thể làm chệch hướng chăm sóc của nhà quản trị vàkết quả là những nỗ lực cải tổ không mang lại hiệu suất cao như mong ước. Và cuốicùng, Itner và tập sự ( 2000 ) nhìn nhận rằng thống kê giám sát thành quả hoạt động giải trí sử dụngnhững thước đo phi tài chính làm tốn nhiều thời hạn và công sức của con người hơn so với cácthước đo tài chính lúc bấy giờ. 1.1.3. Thông tin phi tài chính và yếu tố nhìn nhận hoạt độngCó nhiều điều tra và nghiên cứu và tài liệu chứng minh và khẳng định sự hữu dụng và tính cấp thiết cầnphải sử dụng thước đo phi tài chính vào mạng lưới hệ thống nhìn nhận hoạt động giải trí của doanhnghiệp. Trong hai điều tra và nghiên cứu của Kaplan và Norton ( 1992 ), Bushman ( 1996 ), vềtổng quát, những nhà nghiên cứu trên đều phê bình việc nhìn nhận thành quả hoạt độngchỉ dựa trên những chỉ tiêu tài chính lấy từ thông tin kế toán. Thông tin phi tài chínhđang trở thành một yếu tố ngày càng được chăm sóc trong hoạt động giải trí nhìn nhận thànhquả. Vì vậy, trong mục 1.1.3, tác giả trình diễn tóm tắt một số ít điều tra và nghiên cứu chứngminh cho tính hiệu suất cao khi sử dụng thông tin phi tài chính để nhìn nhận hoạt động giải trí. Kaplan ( 1983 ) đã nghiên cứu và điều tra những công ty sản suất tại Mỹ và so sánh năng suấtcủa họ so với những công ty sản xuất tại Nhật và Châu Âu. Khi tìm hiểu và khám phá nguyên do năngsuất sản suất cao hơn tại Nhật và Châu Âu, Kaplan nhận thấy những công ty Mỹ cầnphải tăng trưởng những chỉ tiêu nhìn nhận phi tài chính để có một cái nhìn rõ ràng hơn vềhiệu quả hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu và điều tra khuyến khích sự quan tâmcủa nhà quản trị chuyển từ những chỉ tiêu nhìn nhận thời gian ngắn và là những số lượng tổngcộng sang những chỉ tiêu nhìn nhận phi tài chính tương quan tới tiềm năng dài hạn, ví dụnhư hiệu suất, tiêu chuẩn chất lượngAmir và Lev ( 1996 ) đã nghiên cứu và điều tra về giá trị của những thông tin phi tài chínhtrong nhìn nhận hoạt động giải trí của ngành công nghiệp mạng không dây. Amir và Lev chỉra rằng những thông tin tài chính không quan trọng trong nghành nghề dịch vụ này và cho rằngnhững thông tin phi tài chính, hầu hết về gia tài vô hình dung, lại quan trọng và phù hợphơn. Họ thừa nhận rằng trong ngành công nghiệp viễn thông di động, thay vì quantâm đến những thông tin tài chính, nhà đầu tư lại coi trọng chỉ số thuê bao tiềmnăng, hay còn gọi chỉ số xâm nhập. Họ xem đây là thước đo sự thành công xuất sắc của – 12 – doanh nghiệp về hoạt động giải trí và cạnh tranh đối đầu. Một chỉ tiêu phi tài chính khác mà họ sửdụng là số thuê bao trung bình tính trên một lao động của công ty. Mô hình hồi quybiến động thị trường, dịch chuyển doanh thu và giá trị sổ sách cho thấy giá thị trườngkhông đối sánh tương quan với những chỉ tiêu tài chính. Kết luận đưa ra là so với những doanhnghiệp viễn thông di động, nghiên cứu và phân tích thông tin tài chính sẽ có ý nghĩa hơn khi cónhững chỉ tiêu phi tài chính đi kèm. Nghiên cứu cũng ghi nhận đối sánh tương quan thuậnchiều giữa những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tháng 5 năm 2001, Ủy ban chuẩn mực báo cáo giải trình tài chính của Thương Hội kế toánHoa kỳ cũng đã nghiên cứu và điều tra và chứng minh và khẳng định sự hữu dụng của những chỉ tiêu phi tài chínhkhi báo cáo giải trình tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Theo sau khuyến cáonày, Itner và tập sự ( 2000 ) cũng đã tổng kết những nghiên cứu và điều tra về nghành kế toánquản trị và thống kê theo thời hạn những chiêu thức nhìn nhận hoạt động giải trí trong thựchành kế toán. Itner và tập sự công bố rằng mở màn từ giữa những năm 1990, đốitượng điều tra và nghiên cứu kế toán quản trị là những tác nhân tài chính và phi tài chính tạo nêngiá trị cho nhà đầu tư, và do đó cho rằng bảng điểm cân đối ( BSC ) là quy mô đánhgiá thành quả rất lý tưởng vì phối hợp cả thước đo tài chính và thước đo phi tài chính. Tại Nước Ta, trong thời hạn gần đây, tuy chưa có điều tra và nghiên cứu hay thống kêchính thức nào về yếu tố sử dụng thước đo phi tài chính trong nhìn nhận hoạt động giải trí, nhưng những doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp niêm yết cũng đang hướng sựquan tâm vào yếu tố thông tin phi tài chính. Trong hội thảo chiến lược “ Các yếu tố phi tàichính của doanh nghiệp lôi cuốn sự chăm sóc của nhà đầu tư ” năm 2010 được tổ chứcbởi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh thương mại vốn nhà nước ( SCIC ) với sựtham gia của 40 doanh nghiệp niêm yết, đại diện thay mặt Sở thanh toán giao dịch sàn chứng khoán Nước Singapore, City Bank, McKinsey và Co và hãng Morgan Stanley, những chuyên viên đã khẳng định chắc chắn nếu quản lýtốt những yếu tố phi tài chính của doanh nghiệp, sẽ đóng vai trò “ bệ đỡ ” cho sự pháttriển bền vững và kiên cố bởi nó giúp những nhà đầu tư tiềm năng yên tâm hơn khi xem xét việcđầu tư vào doanh nghiệp. Khi tầm quan trọng của thước đo phi tài chính đã được chứng minh và khẳng định và đượckhuyến khích đưa vào mạng lưới hệ thống nhìn nhận hoạt động giải trí, nhưng những thước đo phi tàichính vẫn còn nhiều chưa ổn khi vận dụng trong thực tiễn, ngay tại những nước có hệthống kế toán và tài chính tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ. Tính hữu dụng của những thước đo đánhgiá hoạt động giải trí phi tài chính được kiểm nghiệm trong nghiên cứu và điều tra của Stivers ( 1998 ). – 13 – Stivers ( 1998 ) khảo sát 253 giám đốc quản lý và điều hành của những công ty trong danh sáchFortunes 500 tại Mỹ và Canada Post 300. Câu hỏi đặt ra cho những người tham giakhảo sát là nhận định và đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong tập hợp 21 chỉ tiêu đánhgiá hoạt động giải trí phi tài chính trên năm phương diện : dịch vụ người mua, giá trị thịtrường, học hỏi và tăng trưởng, hiện thực hóa tiềm năng và góp phần của người laođộng. Kết quả cho thấy hai hạn chếchủ yếu : 1 ) Khoảng cách về mức coi trọng trong nhìn nhận hoạt động giải trí : mặc dầu những thướcđo phi tài chính được nhìn nhận là quan trọng, chúng hoàn toàn có thể không được thựchiện ( ví dụ : 63.2 % những công ty nhìn nhận phương diện học hỏi và tăng trưởng làquan trọng, nhưng chỉ có 21.8 % công ty nhìn nhận phương diện này ). 2 ) Khoảng cách về mức sử dụng thông tin phi tài chính : kể cả khi những thước đophi tài chính được phong cách thiết kế đểđánh giá hoạt động giải trí, nhưng chúng thậm chíkhông được sử dụng để ra quyết định hành động ( ví dụ : có 83.8 % công ty nhìn nhận chỉtiêu chất lượng giao hàng, nhưng chỉ 71.1 % xác nhận có sử dụng chúng chomục đích lên kế hoạch ). Cuối cùng, theo một hướng nghiên cứu và điều tra khác, Itner và tập sự ( 1997 ) đã tìmhiểu về những tác nhân tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa những chỉ tiêu đánh giá thành quảhoạt động tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, một côngty chỉ thực sự coi trọng những chỉ tiêu nhìn nhận hoạt động giải trí phi tài chính khi : ( 1 ) hoạtđộng trong những ngành chịu sự trấn áp ngặt nghèo của cơ quan chức năng, nhất là vềvấn đề báo cáo giải trình ; ( 2 ) sử dụng kế hoạch tập trung chuyên sâu vào ý tưởng, nâng cấp cải tiến, ( 3 ) áp dụngchiến thuật lấy chất lượng là tôn chỉ số 1. 1.2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động1. 2.1. Mối quan hệ giữa triết lý thông tin bất phù hợp và việc công bốthông tin phi tài chínhKhái niệm về thông tin bất phù hợp : Thông tin bất phù hợp là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế tài chính họcmô tả tình huống mà trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắmđược những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một gia tài hay dịchvụ đang được thanh toán giao dịch ( trao đổi ) trên thị trường đó. – 14 – Thông tin bất phù hợp xảy ra khi một bên thanh toán giao dịch có nhiều thông tin hơnmột bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về loại sản phẩm hơn so với người muahoặc ngược lại. Thông tin bất phù hợp được đề cập trong một bài báo tầm cỡ xuất bản vàonăm 1970 của nhà kinh tế tài chính học người Mỹ George Akerlof : “ The Market of Lemons : Quality Uncertainty and the Market Mechanism ”. Trong đó, có một ví dụ tầm cỡ, George Akerlof đã vận dụng thịtrường xe hơi cũ tại Mỹ để minh họa cho yếu tố bấtđối xứng thông tin khi mà người bán xe biết rất rõ thực trạng của chiếc xe mìnhmuốn bán còn người mua thì không. Giả thiết là hai bên không hề trao đổi thông tinvới nhau. Ban đầu người bán sẽ ra giá 8.000 USD cho một chiếc xe cũ. Nhưng vìngười mua không biết giá trị thật của nó là bao nhiêu nên chỉ gật đầu với mức giátrung bình là 4.000 USD. Với mức giá đó, toàn bộ những ai bán xe biết rằng giá trị củachiếc xe mình cao hơn 4.000 USD sẽ rút ra khỏi thị trường, thị trường xe chỉ cònnhững xe có giá dưới 4.000 USD. Đến lúc này, do thiếu thông tin, người mua lại chỉước đoán giá trị thật của chiếc xe này phải dưới 4.000 USD, họ sẽ trả giá 2.000 USD. Và từ đó, những người bán xe biết rõ xe mình có giá trị cao hơn 2.000 USD sẽrút lui. Cứ như thế, thị trường sẽ còn lại những chiếc xe rất xấu và tệ hại nhất màtheo tiếng lóng của người Mỹ là những quả chanh. Qua nhiều năm, kim chỉ nan bất cânxứng thông tin đã chứng minh và khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế tài chính, nhấtlà trong những nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí góp vốn đầu tư. Mối quan hệ giữa thông tin bất phù hợp và việc công bố thông tin phitài chính : Tham khảo một số ít nghiên cứu và điều tra về thông tin bất phù hợp tại Nước Ta và trênthế giới, gồm có “ Bất cân xứng thông tin, công bố thông tin doanh nghiệp và thịtrường vốn : một quan sát thực tiễn về kim chỉ nan công bố ” – Paul, Krishna và Palepu ( 2010 ), “ Thông tin trên kinh doanh thị trường chứng khoán ” – Hồ Thái Khánh ( 2012 ), những tácgiả đều nhất trí rằng ( 1 ) bằng cách kiến thiết xây dựng kênh phân phối thông tin vừa đủ, đáng tin cậy, đúng chuẩn và ( 2 ) tăng trưởng những hình thức cũng như nội dung công bố thông tin, vấnđề thông tin bất phù hợp hoàn toàn có thể được xử lý. Thông tin phi tài chính nhờ nhữngưu điểm kịp thời, khách quan và năng lực bù đắp những hạn chế của thông tin tàichính, trọn vẹn hoàn toàn có thể trở thành công cụ hiện thực hóa hai giải pháp nói trên. Nhưđã đề cập, thông tin phi tài chính được phân phối kịp thời, khó hoàn toàn có thể bị phù phép và – 15 – phân phối cho người sử dụng cái nhìn về nhiều góc nhìn mà thông tin tài chínhkhông thể phản ánh được. Ngoài những đặc thù giúp triển khai xong mạng lưới hệ thống cung cấpthông tin kể trên, thực chất phong phú của thông tin phi tài chính đủ để tăng trưởng cáchình thức và nội dung công bố thông tin chuyên biệt theo từng ngành hoạt động giải trí haytừng nhóm doanh nghiệp. Thông tin phi tài chính nếu được sử dụng đúng cách vàkhai thác tối đa những lợi thế vốn có, sẽ trở thành tác nhân quan trọng bảo vệ lòngtin và sự công minh cho những nhà đầu tư trên TTCK. Tóm lại, sự tham gia của cácthông tin phi tài chính vào mạng lưới hệ thống công bố thông tin giúp nguyên tắc công khaiminh bạch trên thị trường, đó là một nguyên tắc quan trọng nhất của TTCK. Nếunguyên tắc này được bảo vệ ở mức độ cao hơn, sẽ ngày càng tăng độ tin tưởng của nhàđầu tư và tác dụng sau cuối là một thị trường tài chính quản lý và vận hành hiệu quảWeil ( 2008 ) lại đề xuất kiến nghị một khuôn khổ cho việc nhìn nhận xem liệu những hệthống công bố thông tin cơ bản tại Mỹ có được nâng cấp cải tiến qua thời hạn không – liệu cósự cải tổ về độ đúng chuẩn và khoanh vùng phạm vi công bố thông tin cho người sử dụng thôngtin hay không. Trong đó, Weil cũng nhìn nhận ngân sách và quyền lợi công bố thông tin vàsự ngày càng tăng minh bạch từ quan điểm của cả doanh nghiệp công bố và người sử dụngthông tin. Weil ( 2008 ) cho rằng nếu chỉ công bố thông tin theo nhu yếu pháp lý sẽtạo nên bất phù hợp thông tin giữa nhà quản trị doanh nghiệp – người có quyền truycập vào những nguồn thông tin nội bộ và những người sử dụng thông tin bên ngoàikhông thể tiếp cận được những nguồn thông tin đó. 1.2.2. Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động1. 2.2.1. Trên thế giớiCác thông tin phi tài chính của doanh nghiệp hoàn toàn có thể là những thông tin về quytrình sản xuất, hoạt động giải trí góp vốn đầu tư điều tra và nghiên cứu, những nguồn lực doanh nghiệp sở hữuvà những thông tin tương quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đặc điểmliên quan mật thiết tới hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại, những thông tin này đã đượcđưa vào mạng lưới hệ thống nhìn nhận hoạt động giải trí và được công bố từ rất lâu. Theo bài viết “ Non-financial Company Reporting ” trên trang thông tin cho người lao động tại EU – worker-partcipation.eu, những thông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm xã hộiđã khởi đầu được quantâm và công bố từ những năm 1970. Tuy nhiên, nhu yếu công bố ngày càng cao hơntrong toàn cảnh đổi khác khí hậu, những yếu tố về điều kiện kèm theo lao động ngày càng tăng do ảnh – 16 – hưởng của toàn thế giới hóa và ngày càng tăng cạnh tranh đối đầu cùng với những thất bại trong quảntrị những doanh nghiệp. Áp lực yên cầu góp vốn đầu tư có đạo đức và nghĩa vụ và trách nhiệm hơn cũng thôi thúc nhu cầuhiểu biết về những hoạt động giải trí của công ty và những rủi ro đáng tiếc tiềm tàng mà nó và chuỗicung ứng đang phải đương đầu, gồm có cả những rủi ro đáng tiếc về khét tiếng. Vấn đề công bốthông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên quốc tế đến thời gian nàykhông mang đặc thù tự nguyện nữa, nhiều vương quốc trên quốc tế đều đã đưa ranhững nhu yếu công bố bắt buộc so với thông tin này. Bảng dưới đây trình diễn mộtthống kê nhỏ những nhu yếu công bố thông tin về CSR của cơ quan chính phủ và những cơ quanquản lý niêm yết tại 1 số ít vương quốc : Quốc gia Yêu cầu công bố CSR của Chính phủYêu cầu công bố CSR củaCơ quan quản trị niêm yếtAnh 2010 : Các công ty sử dụng hơn 6.000 MWh mỗi năm phải báo cáo giải trình về tất cảlượng khí thải tương quan đến sử dụngnăng lượng. 2006 : Công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán London phải công bố thôngtin về những yếu tố thiên nhiên và môi trường, điều kiệnlàm việc, những ảnh hưởng tác động hoạt độngkinh doanh đến hội đồng và xã hội. 2000 : Nhà quản trị quỹ hưu trí phải cungcấp một bản công bố đưa ra phạm vinhững xem xét về xã hội, môi trườnghoặc đạo đức được xem xét trong quyếtđịnh góp vốn đầu tư. 2009 : Đưa vào hoạt động giải trí sàngiao dịch sàn chứng khoán Xã hội ( SSE ). 2001 : London StockExchange cho ra đời chỉ sốFTSE4Good IndexHoa Kỳ 2010 : Công bố thông tin bắt buộc theoqui định trong luật khí thải nhà kính, thường được gọi là 40 CFR Phần 9, yêucầu doanh nghiệp có lượng lớn khí thảiphải báo cáo giải trình tài liệu tương quan đến phát2013 : Sàn NYSE Euronextcam kết tham gia sáng kiếnxây dựng những sàn giao dịchchứng khoán vững chắc ( SSE ) của Liên Hiệp Quốc ( SSE ) .

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories