KTCB Cam hoa Dao Cam chuong – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198 KB, 15 trang )

(1)GIÁO ÁN LÝ THUYẾT MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ I. LỚP 11 Số tiết:. – Buổi:. Tên bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIỚI THIỆU NGHỀ LÀM HOA VÀ CẮM HOA A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa của nghề làm hoa và cắm hoa đối với đời sống xã hội. – Học sinh nắm được đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề B. Đồ dùng dạy học: – Sản phẩm mẫu – Tranh ảnh C. Nội dung thực hiện: 1. Ổn định lớp: – Kiểm tra sĩ số, làm công tác tổ chức lớp – Làm quen với học sinh; hướng nghiệp nghề cho học sinh. 2. Nội dung bài mới:. TG. Nội dung I/ Vị trí và nhiệm vụ của nghề: – Làm hoa là một nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền, một ngành nghệ thuật trang trí tạo hình truyền thống – Hoa tiêu biểu cho cái đẹp trong thiên nhiên, luôn luôn gắn liền với cuộc sống con người – Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về mọi mặt của con người càng được nâng cao. Vì vậy nghề làm hoa và nghệ thuật cắm hoa cần luôn sáng tạo để có nhiều sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu xã hội. II/ Đặc điểm hoạt động của nghề: 1/ Đối tượng lao động: a) Làm hoa: – Các loại giấy, vải màu – Các loại dây thép, sợi len, chỉ khâu – Các loại bút vẽ, phẩm mầu, hồ dán b) Cắm hoa: – Các loại hoa tươi, hoa khô – Dụng cụ để cắm hoa: bình cắm hoa, lẵng… – Bàn chông, mút xốp… 2/ Mục đích lao động: – Tạo ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, thể loại; chất lượng tốt. – Các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao III/ Yêu cầu của nghề: 1/ Yêu cầu về tri thức: – Tri thức phổ thông: Có trình độ văn hóa phổ thông (ít nhất là phổ thông trung học cơ sở).. Phương pháp Thuyết trình, đàm thoại và minh họa GV: Đưa những ví dụ cụ thể GV: phát vấn học sinh. GV: nêu rõ khái niệm đối tượng lao động. GV: phát vấn học sinh.

(2) – Tri thức chuyên môn: Có kiến thức về hội họa, thẩm mỹ. 2/ Yêu cầu về kỹ năng, kỹ xảo: – Thành thạo các thao tác cắt, vẽ – Có năng lực sáng tạo 3/ Yêu cầu về phẩm chất: – Có lòng yêu nghề, tính kiên trì, khéo léo – Có óc thẩm mỹ IV/ Triển vọng của nghề: – Làm hoa là một trong các nghề truyền thống đang GV: Phân tích kỹ được đầu tư phát triển HS: thấy rõ tầm quan trọng của – Nhu cầu xã hội về sản phẩm của nghề ngày càng nghề và triển vọng của nghề cao – Cơ sở đào tạo: tại các Trung tâm KTTH, Trung tâm dạy nghề, Trường Cao đẳng, Đại học mỹ thuật… 3. Củng cố bài: Tầm quan trọng của hoa đối với đời sống xã hội 4. Nhận xét. _____________________________________.

(3) GIÁO ÁN LÝ THUYẾT MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ: I. LỚP 11 Số tiết:. – Buổi:. Tên bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KỸ THUẬT CƠ BẢN LÀM HOA A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh nắm được các vật liệu và dụng cụ thường được sử dụng trong môn làm hoa. – Học sinh nắm chắc các thao tác, kỹ năng của từng kỹ thuật cơ bản trong môn làm hoa. B. Đồ dùng dạy học: – Tranh ảnh – Mẫu vật C. Nội dung thực hiện: 1. Ổn định lớp: GV điểm danh sĩ số qua lớp trưởng, nhắc nhở nề nếp với học sinh 2. Bài mới:. TG. Nội dung I/ Nguyên liệu và dụng cụ: 1/ Nguyên liệu: – Vải: Vải phin, lụa, sa tanh… Chú ý: làm bằng phương pháp thủ công thì vải phải được hồ cứng – Các loại giấy: + Giấy pơ luya: làm các loại hoa cúc, đào + Giấy học sinh (phô tô), giấy can: làm cúc đại đóa + Giấy dầu: làm các loại lá + Giấy nhiễu: dùng quấn cành – Các loại cành khô: cành mai, đào… – Các loại lá khô: lá dương xỉ… – Các loại bột để hồ và dán: bột nếp, bột tẻ, bột mỳ – Các loại dây sợi: + Chỉ khâu: làm nhị hoa, buộc cánh hoa, buộc nhị + Len, cước: làm nhị hoa + Dây thép (dây đồng) các cỡ: làm cành, xương lá, xương cánh hoa – Ống giang: chẻ nhỏ làm cành hoặc độn cành – Phẩm nhuộm, thuốc vẽ, bút vẽ – Sơn 2/ Dụng cụ: – Kéo – Dùi – Kim móc tai – Dao bài – Keo dán – Đệm xốp. Phương pháp Thuyết trình, làm mẫu Phát tài liệu GV: Giải thích vì sao phải hồ vải, công dụng của vải hồ GV: Hướng dẫn học sinh cách lựa chọn giấy. GV: Nêu rõ công dụng từng loại. GV: Nêu công dụng từng loại.

(4) II/ Kỹ thuật cơ bản làm hoa: 1/ Kỹ thuật nhuộm giấy, vải: a) Màu sắc tự nhiên của lá và hoa: – Lá: lá non -> trưởng thành -> già Màu xanh non -> xanh đậm -> vàng – Hoa: + Nụ: nụ non -> nụ bộp + Hoa: hoa sơ khai (hé nở) -> hoa hàm tiếu -> hoa thịnh khai -> hoa mãn khai -> hoa tạ khai Màu sắc của hoa qua mỗi thời kỳ thường nhạt dần b) Nguyên tắc pha màu cơ bản: – 3 màu chính: đỏ, xanh dương, vàng – 3 màu phụ: tím, cam, lục Khi pha màu dùng cảm nhận nghệ thuật để xác định sắc độ màu cần pha. c) Kỹ thuật nhuộm lá: * Dùng sơn: pha 1 thể tích sơn xanh + 4 thể tích xăng. Tùy theo sắc độ pha thêm sơn vàng hay sơn đen. * Dùng bột goát: pha bột xanh + bột vàng + nước * Cách nhuộm: – Trải vải hoặc giấy lên mảnh tôn nhẵn hoặc mảnh mi ca – Quét đều dung dịch trên lên mặt vải hoặc giấy rồi đem phơi khô Chú ý: với giấy làm lá phải quét 2 mặt d) Kỹ thuật nhuộm giấy quấn cành: – Pha dung dịch giống như nhuộm lá nhưng loãng hơn – Chao giấy qua dung dịch hoặc dùng chổi quét đều lên mặt giấy e) Kỹ thuật nhuộm cánh hoa: – Cánh hoa 1 màu: nhuộm như lá – Cánh hoa có nhiều màu: nhuộm màu nhạt trước, để khô rồi quét tiếp màu đậm lên – Cánh hoa có nhiều màu xen kẽ (tia): nhuộm màu nền, để khô rôi dùng bút màu vẽ các màu còn lại 2/ Kỹ thuật chế biến và sử dụng hồ: – Bột: bột nếp, bột tẻ, bột mỳ… đun chín – Keo (được chế biến sẵn): keo sữa, keo trong… 3/ Kỹ thuật hồ, là: a) Chế biến dung dịch hồ: – Bột: đun chín, đặc hay loãng tùy yêu cầu loại vải – Keo sữa: hòa loãng keo với nước b) Cách hồ: – Vải phin: thấm đều bột hoặc dung dịch keo vào vải, phơi gần khô (ẩm), dùng bàn là nóng là cho vải khô và phẳng – Vải sa tanh: quét đều bột hoặc dung dịch keo vào mặt trái của vải, phơi gần khô (ẩm), là khô. GV: phát vấn học sinh HS: trả lời. GV: chốt lại GV: hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu GV: hướng dẫn học sinh cách làm HS: tự thực hành. GV: hướng dẫn học sinh qua các mẫu vật. GV: phân tích, hướng dẫn HS: ghi chép.

(5) – Vải nhung: làm tương tự như sa tanh nhưng không là (để không mất độ bóng) c) Công dụng của hồ là: HS: thấy rõ công dụng của vải hồ Làm cho các sợi vải dính vào nhau, mặt vải phẳng, bóng và cứng để khi cắt mép cánh hoa và lá không bị sổ sợi và giúp định hình được cánh hoa, lá 4/ Kỹ thuật quấn cành, độn cành, ghép cành (lên cành). a) Quấn cành: – Cắt giấy thành băng rộng từ 0,2 đến 1cm – Dính đầu băng giấy vào đầu cành chếch từ 30 0 đến 450 – Tay phải xoay cành về phía băng giấy. Tay trái kéo căng nhẹ băng giấy sao cho vòng quấn sau kín chân vòng quấn trước. Cứ như vậy quấn kín hết cành. b) Độn cành: – Với các loại cành nhỏ: dùng giấy mềm quấn vài ba lượt xung quanh cành – Với các loại cành to: dùng 2 hoặc 3 mảnh giang chập cùng với thép rồi quấn giấy cho cành tròn c) Ghép cành (lên cành): Dùng giấy quấn cành quấn từ đầu cành xuống, ghép lần lượt cuống lá nhỏ, nhỡ, to, cành nhỏ… rồi quấn kín hết cành 5/ Kỹ thuật làm xương lá, xương cánh hoa: Cắt thép dài bằng chiều dài lá hoặc cánh hoa cộng 2 đến 3 cm (cuống) Quấn kín thép bằng giấy cùng màu lá hoặc màu cánh hoa. Cách quấn tương tự kỹ thuật quấn cành. 6/ Kỹ thuật làm nhị: Có 2 loại nhị: nhị dạng tua và nhị dạng hạt a) Nhị dạng tua: * Bằng giấy: – Cắt giấy thành băng rộng 2cm, độ dài tùy vào đường kính chùm nhị – Bấm tua nhỏ, đều, sâu từ 1/2 đến 2/3 bề rộng – Quấn băng tua vào đầu cành thành hình chùm nhị * Bằng len, chỉ: – Chập nhiều sợi len hoặc chỉ (tùy chùm nhị) – Cắt thành đoạn dài 4 -> 5cm – Vòng thép cuống nhị qua giữa xoắn lại thật chặt – Sửa thành hình chùm nhị (theo mẫu) b) Nhị dạng hạt: – Dùng hạt nhựa, hạt cườm có hình dáng, màu sắc, kích thước phù hợp – Nặn từ bột thạch cao – Dùng giấy mềm làm lõi: kẹp vào đầu dây thép một chút giấy mềm vê chặt lại làm lõi rồi bọc giấy cùng màu nhị hoặc bôi keo xung quanh lõi rồi lăn qua bột. GV: phát vấn hs HS: nêu các ý kiến GV: làm mẫu HS: quan sát, lĩnh hội VD: cành hoa cúc nhỏ VD: cành hoa cúc đại đóa GV: phát vấn hs GV: phân tích, làm mẫu GV: phân tích, làm mẫu. GV: hướng dẫn qua hình vẽ. GV: minh họa qua mẫu vật. GV: làm mẫu HS: quan sát.

(6) màu. Nếu nhị mọc thành chùm thì chập nhiều nhánh lại 7/ Kỹ thuật làm lá: – In mẫu lá hoặc vẽ lá – Cắt lá – Vạch gân lá – Quấn xương lá – Dán xương lá 8/ Kỹ thuật làm cánh hoa: – Cắt cánh: + In mẫu: áp dụng với các loại hoa cánh hoa có hình dáng đặc biệt và không đều như hoa râm bụt, hoa păng xê… + Gấp cắt: áp dụng với các loại hoa có cánh hoa giống nhau và đều nhau, liền tâm như hoa đào, hoa cúc… – Đánh cánh (đối với các hoa nhìn thấy có đường gân nổi lên như hoa cúc đại đóa…): đặt cánh hoa lên đệm, dùng kim móc tai vạch các đường từ đầu cánh hoa vào tâm -> cánh hoa cong lên – Làm quăn cánh (đối với cánh hoa có mép cánh quăn ra ngoài như hoa hồng): cuốn chặt mép cánh hoa vào bút chì hoặc kim móc tai rồi thả nhẹ hoặc dùng lưỡi dao (kéo) vuốt mạnh cánh hoa – Làm khum cánh: xẻ đôi chân cánh dài từ 1,5 -> 2cm rồi dán chồng lên nhau hoặc gấp chữ V cuống cánh – Làm xương cánh: tương tự xương lá, giấy quấn cùng màu cánh Chú ý: Cắt cánh hoa trên vải cần cắt chéo vải để cánh hoa mềm mại. 9/ Kỹ thuật bảo quản: – Để hoa nơi sạch sẽ, tránh gió, bụi – Vệ sinh hoa bằng chổi mềm 3. Củng cố bài: – Kỹ thuật quấn cành – Kỹ thuật làm nhị – Kỹ thuật làm lá – Kỹ thuật làm cánh hoa 4. Nhận xét. _____________________________________. GV: làm mẫu HS: quan sát, ghi chép. GV: hướng dẫn qua tranh vẽ. GV: làm mẫu.

(7) GIÁO ÁN THỰC HÀNH MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ: I. LỚP 11 Số tiết:. – Buổi:. Tên bài: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KỸ THUẬT CƠ BẢN LÀM HOA A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh nắm chắc quy trình thực hiện của từng kỹ thuật – Thực hiện thành thạo các thao tác, kỹ năng của kỹ thuật quấn cành, làm lá, làm nhị, làm cánh hoa B. Đồ dùng dạy học: – Mẫu vật – Sản phẩm mẫu C. Nội dung thực hiện: 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số qua lớp trưởng. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: GV: nêu nội dung thực hành – Thực hành kỹ thuật quấn cành, làm nhị – Thực hành kỹ thuật làm lá, làm cánh hoa 3.1. Chuẩn bị: – Phát nguyên liệu thực hành cho học sinh – Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp các dụng cụ thực hành và ý thức giữ vệ sinh công cộng 3.2. Hướng dẫn ban đầu: – Ôn lại kiến thức lý thuyết GV: phát vấn HS: trả lời GV: chốt lại – Hướng dẫn mẫu GV: làm mẫu lần 1 chậm HS: Quan sát -> làm thử GV: làm mẫu lần 2 nhanh hơn HS: Tiến hành luyện tập 3.3. Hướng dẫn thường xuyên: GV: quan sát, uốn nắn các sai sót cho hs, rèn các kỹ năng cho hs 3.4. Hướng dẫn kết thúc: GV: nhắc học sinh ngừng luyện tập HS: nộp bài, thu dọn đồ dùng, vệ sinh tại chỗ thực hành GV: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của hs Trả lời các câu hỏi của hs (nếu có)..

(8) GIÁO ÁN LÝ THUYẾT MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ:I. LỚP 11 Số tiết:. – Buổi:. Tên bài:. HOA ĐÀO A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh nắm được quy trình, kỹ thuật làm hoa đào – Học sinh hiểu ý nghĩa, biểu tượng của hoa, đặc điểm riêng trong kỹ thuật làm hoa. Biết cách trình bày hoa đào. B. Đồ dùng dạy học: – Tranh vẽ – Sản phẩm mẫu – Các mẫu vật C. Nội dung thực hiện: 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số qua lớp trưởng 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra xen trong quá trình dạy bài mới 3. Bài mới: TG. Nội dung. Phương pháp. * Đặc điểm của hoa đào: Hoa nở xòe tròn, có các màu đỏ, hồng, trắng … I. Chuẩn bị: 1. Vật liệu: – Giấy pơ luya hoặc giấy can các màu đỏ, hồng: làm cánh hoa – Giấy dầu xanh: làm lá – Giấy dầu nâu: làm đài hoa, quấn cành – Chỉ trắng, sợi đay: làm nhị hoa – Bột vàng, cành đào khô hoặc thép cành 2. Dụng cụ: – Kéo – Kim móc tai II. Cách làm: 1. Cánh hoa: – Mỗi bông có 2 -> 3 lớp cánh. Đường kính bông khoảng 3,5cm. Mỗi lớp chia 6 hoặc 8 cánh. – Cắt cánh hoa: theo hình vẽ ở dưới. GV; Giới thiệu tên bài, vấn đáp hs đặc điểm của hoa GV: dùng mẫu vật minh họa HS: nhận biết, tự nhận xét qua mẫu vật GV: chốt lại. GV: hướng dẫn qua hình vẽ HS: vẽ hình vào vở.

(9) – Đánh cánh: đặt cánh lên đệm, dùng kim móc tai vạch mỗi cánh 1 đường từ đầu cánh vào tâm 2. Nhị hoa: có 2 cách làm nhị Cách 1: Dùng sợi đay hoặc chỉ – Chập 15 -> 20 sợi đay hoặc 7 -> 10 sợi chỉ hồ – Cắt đoạn dài 4cm – Quấn cuống 3cm – Tách các tua nhị xòe ra – Chấm phấn Cách 2: Dùng giấy can – Cắt băng giấy có bản rộng 3,5 x 4cm chiều dài – Bấm nhị có chiều sâu từ 1 -> 1,2cm (sợi nhị nhỏ nhất có thể) – Uốn cong đầu sợi nhị, cuốn vào tăm nhọn – Nhúng đầu sợi nhị vào hồ dán và chấm vào bột phấn – Quấn giấy màu nâu quanh cuống nhị 3. Đài hoa: Đài hoa có 5 cánh, đường kính khoảng 1,5cm, màu nâu. Cắt đài theo mẫu 4. Lá hoa: cắt theo mẫu Gấp đôi theo chiều dài, vuốt mạnh dọc theo nếp gấp 5. Lên hoa: – Lồng cuống nhị vào tâm lớp cánh thứ nhất. Dính tâm cánh với các tua nhị phía dưới – Lồng tiếp lớp thứ hai vào lớp thứ nhất sao cho cánh hoa so le nhau – Lớp thứ ba tương tự như lớp thứ hai – Dán đài ôm lấy đáy hoa * Yêu cầu kỹ thuật: – Nhị xòe tròn – Các cánh hoa nở xòe tự nhiên 6. Nụ hoa: – Vê tròn giấy mềm đường kính 0,3 -> 0,7cm – Bọc giấy cùng màu cánh hoa tạo quả nụ và cuống – Dán đài ôm lấy quả nụ 7. Lên cành: – Đầu cành ghép 1 -> 4 lá, tiếp xuống lần lượt là các nụ và hoa mọc so le nhau xung quanh cành * Yêu cầu kỹ thuật: Nụ và hoa quay về nhiều hướng tự nhiên Cành hoa mang tính nghệ thuật III. Trình bày sản phẩm: Hoa đào thường được trồng vào chậu hoặc cắm vào bình, lọ … 4. Củng cố bài: – Nhị hoa xòe tròn – Lên cành hài hòa, tự nhiên 5. Nhận xét. GV: hướng dẫn hs vận dụng kỹ thuật bài Hoa cúc thúy GV: hướng dẫn qua hình vẽ và mẫu vật (sp mẫu). GV: làm mẫu, giảng giải. Nhấn mạnh đặc điểm hoa đào khi nở các cánh xòe rộng HS: lĩnh hội, ghi chép. GV: dùng sản phẩm minh họa. GV: hướng dẫn qua sp mẫu; nhấn mạnh đặc điểm mọc của hoa đào GV: phát vấn hs; minh họa qua tranh ảnh, sp mẫu.

(10) ___________________________________.

(11) GIÁO ÁN THỰC HÀNH MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ:I. LỚP 11 Số tiết: 02. – Buổi:. Tên bài:. HOA ĐÀO A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh nắm vững, quy trình, kỹ thuật làm hoa đào – Thành thạo các kỹ năng và hình thành kỹ xảo làm hoa đào – Làm hoàn thiện một cành hoa đào gồm 3 -> 4 nụ hoa và 4 -> 5 bông hoa (Hs làm các phần: Cánh hoa, nhị hoa, đài, lá, nụ hoa) B. Đồ dùng dạy học: – Các mẫu vật – Sản phẩm mẫu – Tranh ảnh C. Nội dung thực hiện: I. Ổn định lớp: (đã làm ở tiết lý thuyết) II. Kiểm tra bài cũ: (đã làm ở tiết lý thuyết) III. Bài mới: Thực hành hoa đào Làm hoàn thiện một cành hoa gồm 3 -> 4 nụ hoa, 4 -> 5 bông hoa GV: Nêu nội dung cụ thể của buổi thực hành. Yêu cầu hs làm các phần: cánh hoa, nhị hoa, đài, lá, nụ hoa 1. Chuẩn bị: GV: – Phát nguyên vật liệu thực hành cho hs – Nhắc nhở hs cách sắp xếp nguyên liệu và dụng cụ khoa học, gọn gàng và ý thức vệ sinh công nghiệp 2. Hướng dẫn ban đầu: GV: – Gọi hs làm từng phần như: cắt cánh, làm nhị… – Phân tích rõ điểm đạt và chưa đạt của hs, nêu các lỗi thường gặp HS: Tiến hành thực hành 3. Hướng dẫn thường xuyên: GV: – Quan sát, uốn nắn các sai sót cho hs – Hướng dẫn lại cho các hs yếu – Khích lệ, động viên hs sáng tạo – Rèn kỹ xảo cho hs khá giỏi HS: Luyện tập từng phần 4. Hướng dẫn kết thúc: GV: – Nhắc hs ngừng thực hành, thu dọn dụng cụ và nguyên liệu – Gọi hs tự đánh giá sp thực hành – Nhận xét, rút kinh nghiệm, nhấn mạnh các lỗi hs thường mắc như: các tua nhị không xòe tròn, cánh hoa để tâm quá rộng -> đánh cánh khó cong – Hướng dẫn hs chuẩn bị cho bài sau như: + Cành đào khô hoặc thép để lên cành + Hoàn thiện nốt các phần đang làm dở + Trả lời các câu hỏi của hs nếu có _________________________________.

(12) GIÁO ÁN LÝ THUYẾT MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ:I. LỚP 11 Số tiết:. – Buổi:. Tên bài:. HOA CẨM CHƯỚNG A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh nắm được quy trình, kỹ thuật làm hoa cẩm chướng – Học sinh hiểu ý nghĩa, biểu tượng của hoa cẩm chướng và biết cách trình bày hoa cẩm chướng.. B. Đồ dùng dạy học: – Tranh vẽ – Sản phẩm mẫu C. Nội dung thực hiện: 1. Ổn định lớp: – Kiểm tra sĩ số; – Nhắc nhở động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra xen trong quá trình dạy bài mới 3. Bài mới: TG. Nội dung. Phương pháp. * Đặc điểm của hoa: Một bông có nhiều lớp cánh, mép cánh hình răng cưa nhỏ, không đều. Hoa có các màu đỏ, vàng, cam… I. Chuẩn bị: 1. Vật liệu: – Giấy pơ luya hoặc giấy nhúng các màu vàng, đỏ, hồng: làm cánh hoa – Giấy dầu xanh: làm lá, đài hoa – Giấy mềm xanh: quấn cành – Giấy pơ luya trắng hoặc chỉ (vuốt sáp): làm nhị (nếu cần) – Dây thép làm cành 2. Dụng cụ: – Kéo – Kìm – Kim móc tai – Đệm xốp II. Cách làm: 1. Cánh hoa: – Mỗi bông có 3 – 5 lớp cánh. Đường kính mỗi lớp từ 6 – 8 cm. Chia làm 8 – 12 cánh. – Cắt cánh hoa: các bước theo hình vẽ ở dưới. GV: Kết hợp nhiều phương pháp (thuyết trình, trực quan…) Giới thiệu về hoa cẩm chướng. Phát vấn: biểu tượng của hoa GV: dùng mẫu vật minh họa HS: nhận biết, tự nhận xét qua mẫu vật GV: chốt lại. Phát vấn: Một cành hoa cẩm chướng được cấu thành từ những bộ phận nào? GV: hướng dẫn qua hình vẽ HS: vẽ hình vào vở.

(13) Pha giấy vuông có cạnh bằng đường kính + 0,5 cm Gấp thành các phần = số cánh (8) Cắt thành hình cánh và bấm răng cưa mép cánh – Đánh gân cánh hoa: có 2 cách Cách 1: đặt cánh lên đệm, dùng kim móc tai vạch mỗi cánh 1 đường từ đầu cánh vào tâm cho cánh hoa cong lên và mềm mại Cách 2: Dùng tay bóp dọc cánh hoa tạo các nếp nhăn nhỏ cho cánh hoa cong lên, mềm mại tự nhiên 2. Đài hoa: Đài hoa có 5 cánh Cắt đài có kích thước như hình vẽ. GV: làm mẫu HS: quan sát GV: làm mẫu HS: quan sát. GV: Hướng dẫn cách cắt qua hình vẽ.. 4 – 5 cm 1 – 1,5 cm. Chú ý: kích thước của đài thay đổi (to hay nhỏ) tuỳ theo từng bông hoa. Vạch cong các cánh đài 4 cm 3. Lá hoa: Hoa cẩm chướng có lá nhỏ, thon dài, mọc đối nhau từng đôi một – Cắt lá theo hình vẽ (hoặc mẫu) – Vạch gân lá: vạch các đường dọc theo mép lá. – Dán xương lá 5 – 8 cm. GV: phát vấn: – Hãy nhận xét đặc điểm, hình dáng lá hoa HS: trả lời GV: hướng dẫn HS cắt bằng cách tự vẽ hoặc in từ mẫu. 1 – 1,5 cm. 4. Nhị hoa: – Cắt băng giấy có bản rộng 3cm – Bấm nhị có chiều sâu từ 1,2 bề rộng – Quấn vào đầu cành 2 – 3 vòng sao cho chùm nhị có khoảng 5 – 7 tua nhị Chú ý: Nếu làm cẩm chướng loại đã lai tạo có bông to và cánh dày thì không cần làm nhị 5. Lên hoa: – Xuyên cuống nhị vào tâm lớp cánh thứ nhất, kéo cánh hoa lên. Túm đều các cánh hoa ôm lấy chùm nhị sao cho mép cánh hoa thấp hơn mép tua nhị khoảng. GV: hướng dẫn HS làm như KT làm nhị cơ bản. GV:Vừa làm mẫu vừa giảng giải. Nhấn mạnh các kỹ xảo cần chú ý như: Lớp cánh 1 phải túm cho.

(14) 0,2 cm (nếu có nhị) – Lồng tiếp lớp cánh thứ hai. Các cánh hoa ôm lấy lớp trước, cánh so le nhau. – Tương tự lồng tiếp các lớp cánh sau – Độn bầu đài – Dán đài ôm lấy đáy hoa * Yêu cầu kỹ thuật: Bông hoa nở tròn, tự nhiên. các cánh ôm sát nhau. Khi dừng lên hoa, bông hoa nở tròn, tự nhiên HS: lĩnh hội, ghi chép. 6. Nụ hoa: – Cách làm giống như hoa nhưng chỉ lồng 1- 2 lớp GV: dùng sản phẩm minh họa cánh – Nụ non: kéo đài ôm kín cánh hoa 7. Lên cành: – Ghép 2 lá nhỏ sát chân đài GV: làm mẫu – Ghép 2 lá nhỡ cách 3 – 4 cm, đối nhau. Các lá sau khác phía với lá trước – Nụ hoa: có thể ghép vào cành hoa, có thể để đứng riêng cành. III. Trình bày sản phẩm: GV: phát vấn hs; minh họa qua Hoa cẩm chướng thường được cắm vào lọ pha lê, bát, tranh ảnh, sp mẫu lẵng … cùng lá măng, hoa baby… 4. Củng cố bài: – Cắt cánh hoa và đánh cánh – Lên hoa – Lên cành 5. Nhận xét __________________________________.

(15) GIÁO ÁN THỰC HÀNH MÔN: LÀM HOA HỌC KỲ:I. LỚP 11 Số tiết:. – Buổi:. Tên bài:. HOA CẨM CHƯỚNG A. Mục đích, yêu cầu: – Học sinh nắm vững, quy trình, kỹ thuật làm hoa cẩm chướng – Thành thạo các kỹ năng và hình thành kỹ xảo làm hoa cẩm chướng – Hoàn thành sản phẩm hoa cẩm chướng gồm 2 bông hoa và 1 nụ hoa. (Hs làm các phần: Cánh hoa, nhị hoa, đài, lá, nụ hoa) B. Đồ dùng dạy học: – Các mẫu vật – Sản phẩm mẫu – Tranh ảnh C. Nội dung thực hiện: I. Ổn định lớp: (đã làm ở tiết lý thuyết) II. Kiểm tra bài cũ: gọi hs trả lời các câu hỏi như: – Một cành cẩm chướng gồm các bộ phận nào? – Trình bày kỹ thuật cắt cánh hoa? III. Bài mới: Nêu nội dung thực hành/ buổi hoặc tiết 1. Chuẩn bị: GV: – Phát nguyên vật liệu thực hành cho hs – Nêu nội dung bài/ buổi – Nhắc nhở hs cách sắp xếp nguyên liệu và dụng cụ một cách khoa học và thuận tiện. 2. Hướng dẫn ban đầu: GV: – Nhắc lại kiến thức lý thuyết – Phát vấn hs, nhắc lại chính xác sau khi hs trả lời – Tiến hành hướng dẫn qua hình vẽ, mẫu vật… nêu các yêu cầu – Gọi hs làm thử – Phân tích rõ điểm đạt và chưa đạt của hs, nêu các lỗi thường gặp HS: Tiến hành thực hành 3. Hướng dẫn thường xuyên: GV: – Quan sát, uốn nắn các thao tác, kỹ năng cho hs – Hướng dẫn hs cách sáng tạo và hình thành kỹ xảo – Nhắc nhở hs ý thức vệ sinh công nghiệp, tính nghiêm túc trong lao động HS: Luyện tập từng phần 4. Hướng dẫn kết thúc: GV: – Nhắc hs ngừng thực hành, thu dọn dụng cụ và nguyên liệu – Gọi hs tự đánh giá sp thực hành – Nhận xét, rút kinh nghiệm, nhấn mạnh các lỗi hs thường mắc … – Trả lời các câu hỏi của hs nếu có _______________________________.

(16)

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories