Khảo sát tình hình học tiếng Anh của sinh viên

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 303.96 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………..1

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………….4

2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………………………..4

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu …………………………………………………………..4

4. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………………5

5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………..5

6. Bố cục đề tài……………………………………………………………………………………………5

Chương I…………………………………………………………………………………………………….6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH

VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA…………………………………………………………………………6

1.1. Cơ sở lý luận về nhu cầu học tiếng anh của sinh viên Đại học Văn Hóa……..6

1.1.1. Tầm quan trọng của tiếng anh với sinh viên trong thời đại hiện nay…………6

1.1.2. Vị trí của môn tiếng anh trong hệ thống giáo dục Việt Nam……………………6

1.1.3. Vai trò của việc học tiếng anh đối với sinh viên đại học văn hóa……………..7

1.1.3.1. Học tiếng anh là điều kiện quan trọng giúp sinh viên đại học văn hóa tiếp

cận, cập nhật tri thức…………………………………………………………………………………….7

1.1.3.2. Học tiếng anh là điều kiện thúc đẩy sự ngiệp của sinh viên Đại học Văn

Hóa…………………………………………………………………………………………………………….8

1.2. Khái quát về việc học tiếng anh của sinh viên Đại Học Văn Hóa………………9

1.2.1. Bộ phận sinh viên cố gắng trong môn tiếng anh…………………………………….9

1.2.2. Một bộ phận sinh viên còn ngại giao tiếp, trao đổi bằng tiếng anh với

giáo viên……………………………………………………………………………………………………..9

1.2.3. Bộ phận sinh viên không có đam mê và sở thích với môn tiếng anh……….10

2.1. Thực trạng giảng dạy môn tiếng của giảng viên Đại học Văn Hóa……………11

2.1.1. Hình thức tiếp cận và phương pháp giảng dạy của giảng viên Đại Học Văn

Hóa…………………………………………………………………………………………………………..11

2.1.1.1 Việc học trên lớp còn nặng về lý thuyết…………………………………………….11

2.1.1.2. Không có đủ thời gian để rèn luyện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho

sinh viên……………………………………………………………………………………………………12

2.1.2. Thực trạng học môn tiếng anh của sinh viên trường Đại Học Văn Hóa…..13

2.1.2.1. Chỉ có số ít sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng anh…………13

1

2.1.2.2. Một bộ phận sinh viên học tiếng anh trong trường để đối phó ……………13

2.1.2.3. Có sự phân hóa giữa trình độ ngoại ngữ giữa sinh viên thành phố và sinh

viên miền núi…………………………………………………………………………………………….13

2.2. Thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy và học tập môn tiếng anh của

giảng viên và sinh viên Đại học Văn Hóa……………………………………………………..14

2.2.1. Điều kiện thuận lợi……………………………………………………………………………14

2.2.1.1. Giảng viên dạy tiếng anh có chuyên môn và trình độ cao, nhiệt huyết với

nghề………………………………………………………………………………………………………….14

2.2.1.2. Nhiều sinh viên đã dần nhận thức tầm quan trọng của việc học tiếng anh

…………………………………………………………………………………………………………………14

2.2.2. Khó khăn………………………………………………………………………………………….15

2.2.2.1. Một bộ phận sinh viên còn lười học………………………………………………….15

2.2.2.2.Giảng viên chưa tạo cho sinh viên hứng thú với môn học……………………16

2.3. Đánh giá tình hình học tiếng anh của sinh viên Đại Học Văn Hóa…………….16

2.3.1. Mặt tích cực……………………………………………………………………………………..16

2.3.2. Mặt tiêu cực……………………………………………………………………………………..16

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI VIỆC HỌC TIẾNG ANH KÉM HIỆU QUẢ VÀ

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH

VIÊN………………………………………………………………………………………………………..17

3.1. Nguyên nhân……………………………………………………………………………………….17

3.1.1. Nguyên nhân chủ quan………………………………………………………………………17

3.1.1.1. Ý thức học của sinh viên…………………………………………………………………17

3.1.2. Nguyên nhân khách quan…………………………………………………………………..18

3.1.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ môn học còn thiếu………………………………………..18

3.1.2.2. Chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa đạt hiệu quả cao…………………19

3.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng học tiếng anh của sinh viên………………….19

3.3.1. Đối với giảng viên…………………………………………………………………………….19

3.3.1.1. Nâng cao chất lương giảng dạy của giáo viên……………………………………19

3.3.2. Đối với sinh viên………………………………………………………………………………21

3.3.2.1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng……………………………….21

3.3.2.2. Học có phương pháp học hiệu quả……………………………………………………22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………25

2

3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc học Ngoại ngữ nói chung hay Tiếng Anh nói riêng là vấn đề ngày

càng được nhắc nhiều tới, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hướng tới

Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước.Khi tiếng anh được coi như ngôn

ngữ phổ thông của cả thế giới thì việc nắm bắt ngôn ngữ này sẽ trở thành

chiếc cầu nối kinh tế và văn hóa Việt Nam với thế giới bên ngoài.

Nhận rõ được xu thế ấy, nền giáo dục của nước ta ngày càng chú trọng

tới việc dạy và học ngoại ngữ, từ bậc tiểu học, trung học hay phổ thông, đại

học coi đây là một trong những môn học chính. Trong đề tài nghiên cứu này,

chúng tôi đề cập đến vấn đề học tiếng anh ở bậc đại học, cụ thể là Đại học

Văn Hóa- ngôi trường chúng tôi đang theo học. Qua nghiên cứu này chúng tôi

mong thấy được thực trạng việc học tiếng anh của sinh viên và bước đầu đưa

ra một số giải pháp để việc dạy và học môn tiếng anh có hiệu quả hơn, đáp

ứng yêu cầu nghề ngiệp sau này của các bạn sinh viên và quá trình hội nhập

của đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng việc học

tiếng anh của sinh viên và phương pháp dạy học của giáo viên trường Đại học

Văn hóa. Từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng

anh. Làm cho các bạn sinh viên hiểu hơn được tầm quan trọng của ngoại ngữ

đối với chính cuộc sống và nghề nghiệp sau này để các bạn có định hướng và

phương pháp học phù hợp nhất.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng học tiếng anh

3.2. Khách thể nghiên cứu:

_ Sinh viên Đại học văn hóa (khách thể chính)

_ Giảng viên môn tiếng anh, phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên

(khách thể phụ)

4

4. Phạm vi nghiên cứu

_ Về không gian: Sinh viên và giảng viên đang học tập và làm việc tại Đại

học Văn Hóa.

_ Về thời gian: Lấy mốc năm 2013 (đánh dấu bước chuyển sang mô hình đào

tạo tín chỉ) đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi tận dụng nguồn thông tin thứ cấp từ các bài báo, thông tin trên

internet. Ngoài ra chúng tôi thu được thông tin sơ cấp từ phương pháp quan

sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp bảng hỏi. Trên cơ sở hai nguồn

thông tin này, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra nhận định về

thực trạng học tiếng anh của sinh viên Đại học Văn Hóa.

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo bố cục của đề tài gồm

3 chương

Chương I: Cơ sở lý luận và khái quát về việc học tiếng anh của sinh

viên Đại học Văn Hóa.

Chương II: Thực trạng và đánh giá tình hình học tiếng anh của sinh

viên Đại học Văn Hóa.

Chương III: Nguyên nhân việc học tiếng anh chưa hiệu quả và một số

giải pháp để nâng cao chất lượng học tiếng anh của sinh viên.

5

Nội dung

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA

1.1. Cơ sở lý luận về nhu cầu học tiếng anh của sinh viên Đại học Văn Hóa

1.1.1. Tầm quan trọng của tiếng anh với sinh viên trong thời đại hiện nay

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng tốt tiếng anh

có rất nhiều cơ hội và khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu cũng

như thăng tiến nghề nghiệp sau này. Lý do đơn giản vì tiếng anh đã trở thành

ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu. Thông tin theo WikiPedia:

– Có hơn 400 triệu người dùng tiếng anh là tiếng mẹ đẻ. Hơn 1 tỷ

người dùng tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai.

– Tiếng anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000

từ trong quyển Oxford Dictionary.

– Những quốc gia có thu hập đầu người cao trên thế giới đều thành

thạo tiếng anh.

Đối với sinh viên thì việc học tiếng anh còn quan trọng hơn cả. Đầu

tiên đây là môn học bắt buộc trong chương trình học của sinh viên. Thậm chí

sau 4 năm đại học phải có chứng chỉ tiếng anh mới đạt yêu cầu ra trường. Thứ

hai, việc thành thạo tiếng anh sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong cơ hội

để tìm học bổng hay đi du học ở những đất nước tiên tiến.

1.1.2. Vị trí của môn tiếng anh trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Càng ngày môn tiếng anh càng có vị trí quan trọng trong nền giáo dục

Việt Nam để phục vụ cho công cuộc hội nhập và hợp tác quốc tế trên nhiều

lĩnh vực.

Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ Việt Nam là

một trong những nước đặt nặng vai trò của ngoại ngữ trong đào tạo và sử

dụng nguồn nhân lực.

6

Trong tuyển dụng thì trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu

quan trong bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo, đa số các nước chỉ

thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là môn

học bắt buộc ở bậc đại học. Đó là chưa kể Bộ giáo dục- Đào tạo còn có những

yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên; có thể kể

đến như: là điều kiện bắt buộc để công nhận tốt nghiệp, là một trong những

yêu cầu để thi tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học,

còn là điều kiện bắt buộc để tham gia chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng

ngân sách nhà nước.

Tiếng anh kể từ tiểu học là tương đối dài (khoảng từ ba đến mười năm).

Thế nhưng có thể thấy là việc áp dụng giảng dạy bộ môn tiếng anh

chưa đồng đều. Hầu như các tỉnh, thành phố lớn mới dạy tiếng anh từ cấp tiểu

học, còn vùng sâu vùng xa thì dạy cho học sinh muộn hơn, hoặc có vùng thì

không có giáo viên dạy nên học sinh cũng chưa được học môn học này.

Và một thực tế đáng buồn là ngay cả lên cấp đại học, không phải sinh

viên nào cũng thành thạo trong việc giao tiếp tiếng anh. Thậm chí ngay cả

những sinh viên được tiếp xúc với bộ môn này sớm, khi gặp người nước

ngoài cũng lúng túng không biết chào hỏi đơn giản.

1.1.3. Vai trò của việc học tiếng anh đối với sinh viên đại học văn hóa

1.1.3.1. Học tiếng anh là điều kiện quan trọng giúp sinh viên đại học văn hóa

tiếp cận, cập nhật tri thức

Có thể dễ thấy được cách tiếp cận thông tin giữa sinh viên có khả

năng tiếng anh khá và sinh viên có khả năng tiếng anh trung bình. Vì phần lớn

những những công trình nghiên cứu vĩ đại đều được viết bằng tiếng anh. Vậy

nên sinh viên nào thành thạo tiếng anh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm tài liệu

học tập cũng như nghiên cứu của mình.

Ngoài ra biết thêm ngoại ngữ thì những kênh thông tin của sinh viên

dường như được mở rộng ra, sinh viên có thể nghe những chương trình giảng

dạy của người nước ngoài trên tivi, internet, đọc và tìm hiểu kiến thức chuyên

7

ngành bằng nhiều hình thức giúp phục vụ môn học và có định hướng riêng

cho bản thân.

1.1.3.2. Học tiếng anh là điều kiện thúc đẩy sự ngiệp của sinh viên Đại học

Văn Hóa.

Trong bài phỏng vấn cô Nguyễn Lan Anh (giảng viên môn tiếng anh

Đại học Văn Hóa) chúng tôi đã đề cập đến mối quan hệ giữa việc học tiếng

anh với cơ hội nghề nghiệp của sinh viên:

A:Thưa cô,theo cá nhân cô là một giảng đã và đang công tác ,trực tiếp

giảng dạy bộ môn tiếng anh tại trường Đại học Văn hóa thì xin cô hãy cho

biết việc học Tiếng anh đối với sinh viên nói chung và đối với sinh viên Đại

học Văn hóa nói riêng có quan trọng không? Vì sao?

B: Theo cô tiếng anh rất quan trọng đối với sinh viên hiện nay và đối

với sinh viên Đại học Văn hóa thì nó lại càng quan trọng .

Vì Trường ta là trường văn hóa ,cần tiếp xúc nhiều với các nền văn

hóa,tiếp xúc nhiều với các đối tác trong ngành và ngoài ngành nên Tiếng anh

tốt thì sẽ giúp sinh viên truyền đạt được nhiều thông tin đến với mọi người.

Đại học văn hóa là trường có rất nhiều khoa mang xu hướng hướng

ngoại như khoa ngôn ngữ và văn hóa quốc tế, khoa văn hóa du lịch, khoa

quản lý văn hóa nghệ thuật, khoa văn hóa học,. Đó là những khoa phải đi

nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, khi đó rất cần tới môn tiếng anh để gặp

gỡ, giao tiếp hay trao đổi công việc. Vì đối tượng sau này các bạn sinh viên

tiếp xúc hầu như là người nước ngoài. Chỉ có sử dụng tiếng anh mới giúp sinh

viên chiếm được lòng tin của khách hàng, đối tác cũng như đạt hiệu quả cao

trong công việc. Vì đối với người nước ngoài họ sẽ đánh giá bằng cấp và giá

trị của bạn đối với họ bằng cách bạn sử dụng tiếng anh. Nếu bạn chỉ nói ở

mức trung bình, họ sẽ nghĩ năng lực bạn trung bình và ngược lại.

Việc học tiếng anh ở những khoa chuyên về nghiên cứu trong Đại học

Văn Hóa thì cũng không thể phủ nhận vai trò của tiếng anh. Vì càng học tốt

tiếng anh thì đồng nghĩa sinh viên càng có cơ hội hơn trong việc mở rộng mối

8

quan hệ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học

nước ngoài bằng cách đọc tài liệu và nghiên cứu của họ.

1.2. Khái quát về việc học tiếng anh của sinh viên Đại Học Văn Hóa

1.2.1. Bộ phận sinh viên cố gắng trong môn tiếng anh

Trong số các bạn sinh viên mà nhóm tiến hành phỏng vấn thì cứ 3 bạn

lại có một bạn trả lời rằng có đi học thêm tiếng anh ở ngoài như các trung

tâm, các câu lạc bộ hay đơn giản là lập nhóm tự trao đổi và giúp đỡ nhau học

môn này. Hay trong quá trình quan sát lớp tiếng anh học phần 2 tại phòng 402

vào sáng thứ hai; nhóm chúng tôi thấy đa số sinh viên trong lớp chú ý vào bài

giảng của giáo viên ( khoảng 2/3 sinh viên) và làm theo sự điều hành học tập

của giảng viên.

Như vậy có thể thấy một bộ phận sinh viên có cố gắng, nỗ lực học tiếng

anh vì các bạn hiểu tầm quan trọng của môn học này.

1.2.2. Một bộ phận sinh viên còn ngại giao tiếp, trao đổi bằng tiếng anh

với giáo viên

Sinh viên Việt Nam thường hay ngại ngùng khi nói trước đám đông.

Họ không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dù đúng

hay sai, nhất là khi có mặt thầy cô giáo. Tập thể lớp cũng không có thái độ

ủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên

hoặc sửa lại một cách châm biếm. Hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia

bài học của sinh viên.

Trong quá trình quan sát chúng tôi thấy rằng nhiều sinh viên trong lớp

hiểu câu hỏi của giảng viên nhưng cũng không xung phong phát biểu vì sợ

sai, sợ mình phát âm không chuẩn cả lớp cườiCàng ngày tạo ra tâm lý

ngại trong việc giao tiếp; không biết cũng không hỏi hay biết cũng không

trả lời. Mà đặc thù môn tiếng anh là phải nghe nhiều, nói nhiều, sai thì giảng

viên sửa rút kinh nghiệm lần sau. Dù cho trong lớp giảng viên rất nhiệt tình và

khuyến khích sinh viên phát biểu nhưng những đối tượng này vẫn im thin

9

thít. Điều này dẫn đến sự thiếu tự tin và gặp khó khăn trong việc trò chuyện

trao đổi với người nước ngoài.

1.2.3. Bộ phận sinh viên không có đam mê và sở thích với môn tiếng anh

Bộ phận cuối cùng mà nhóm chúng tôi đề cập đến là những sinh

viên không yêu thích, không đam mê với môn tiếng anh. Họ không đi học

thêm tiếng anh ở ngoài và trên lớp cũng không chú ý học mà làm việc

riêng, đến học chỉ để điểm danh. Khi được phỏng vấn hỏi lý do thì các

sinh viên này đều trả lời vì cảm thấy tiếng anh quá khó, học không tiếp

thu được vì mất gốc quá nhiều

10

Chương II

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA

2.1. Thực trạng giảng dạy môn tiếng của giảng viên Đại học Văn Hóa

2.1.1. Hình thức tiếp cận và phương pháp giảng dạy của giảng viên Đại

Học Văn Hóa

2.1.1.1 Việc học trên lớp còn nặng về lý thuyết.

Cách giảng của giảng viên thường nặng về lý thuyết như cách chia

động từ, các thì, cách dùngmà ít quan tâm đến việc bồi dưỡng kĩ năng xử

lý, kĩ năng giao tiếp cho sinh viên làm cho môi trường học tập nhàm chán,

không gây được hứng thú với đông đảo sinh viên.

Cho dù giảng viên giảng dạy rất nhiều về lý thuyết ngữ pháp cho sinh

viên nhưng trong câu hỏi  Nguyên nhân dẫn đến việc học tiếng anh chưa

hiệu quả thì các bạn sinh viên đã trả lời như sau:

Từ biểu đồ trên có thể thấy đến 35% sinh viên trả lời nguyên nhân học

tiếng anh chưa hiệu quả là vì chưa nắm được kiến thức cơ bản. Đó là một

mâu thuẫn trong khi giảng viên trên lớp hầu như giảng về kiến thức cơ bản về

11

ngữ pháp, cấu trúc câu nhưng sinh viên lại không nắm được những cái đó.

Từ đó đặt ra vấn đề về cách dạy, cách truyền đạt kiến thức trong môn tiếng

anh của giảng viên tới sinh viên Đại học Văn Hóa.

2.1.1.2. Không có đủ thời gian để rèn luyện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết

cho sinh viên

Theo như chúng tôi quan sát thì thời lượng 3 tiết trên lớp giảng viên

hầu như dạy cấu trúc ngữ pháp và cho nghe hội thoại trên đài. Như vậy là mới

đáp ứng được phần ngữ pháp và nghe; còn theo ý kiến của sinh viên ở phần

bảng hỏi chúng tôi lại thu được chỉ tiêu đánh giá về các phần trong môn tiếng

anh của sinh viên như sau:

Câu trả lời của sinh viên khi được hỏi về:  Phần khó nhất của môn

tiếng anh

Từ số liệu trên ta thấy phần khó nhất đối với sinh viên là phần từ vựng

và ngữ pháp, hai phần này chênh nhau không nhiều. Từ đó có thể thấy được

sinh viên phần lớn hổng ngữ pháp và quá ít vốn từ vựng. Điều này gây khó

khăn trong việc tiếp thu bài trên lớp. Và thời gian học trên lớp không đủ để

sinh viên rèn luyện hết kĩ năng và bổ sung vốn từ vựng.Vì vậy, mỗi sinh viên

cũng nên tự lập kế hoạch học tập ở nhà.

12

2.1.2. Thực trạng học môn tiếng anh của sinh viên trường Đại Học Văn Hóa

2.1.2.1. Chỉ có số ít sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng anh

Hầu như những sinh viên sử dựng thành thạo tiếng anh là sinh viên ở

ngành ngôn ngữ và văn hóa quốc tế hay ngành du lịch. Còn lại sinh viên

trường Đại học Văn Hóa hầu như ở mức trung bình khá

( giảng viên

Nguyễn Lan Anh- Đại học Văn Hóa Hà Nội cho biết trong bài phỏng vấn)

2.1.2.2. Một bộ phận sinh viên học tiếng anh trong trường để đối phó

Sau khi tổng kết bảng hỏi thì nhóm chúng tôi thu được kết quả sau:

Có tận 40% sinh viên học tiếng anh mục đích chỉ để có chứng chỉ ra trường.

Việc này đồng nghĩa với thái độ học tập trên lớp rất hời hợt, không

chăm chú nghe giảng mà làm việc riêng. Thậm chí trong 1 tiết mà bị giảng

viên nhắc tới 3 lần về việc sử dụng điện thoại trong giờ học.

2.1.2.3. Có sự phân hóa giữa trình độ ngoại ngữ giữa sinh viên thành phố và

sinh viên miền núi

Nhìn chung thì sinh viên ở thành phố tiếp thu môn tiếng anh nhanh hơn

vì được tiếp cận sớm với môn học này từ tiểu học, còn sinh viên vùng sâu

13

vùng xa tiếp xúc với ngoại ngữ muộn hơn nên còn nhiều hạn chế trong cách

phát âm và nghe người bản xứ nói. Đa phần học sinh ở nông thôn không có

điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng anh hay

Internet để học online. Chương trình học thì nặng và khô khan nên phần nào

gây sự chán nản và bỏ mặc.

2.2. Thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy và học tập môn tiếng anh

của giảng viên và sinh viên Đại học Văn Hóa

2.2.1. Điều kiện thuận lợi

2.2.1.1. Giảng viên dạy tiếng anh có chuyên môn và trình độ cao, nhiệt huyết

với nghề

Qua quá trình quan sát thực tiễn nhóm chúng tôi thấy thái độ giảng dạy

và cách truyền đạt kiến thức của các giảng viên tiếng anh trong trường Đại

học Văn Hóa rất nhiệt tình trong các tiết học, buổi học trên lớp. Họ luôn sẵn

sàng lắng nghe mong muốn và giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên trong môn

học. Thậm chí hết buổi học mà sinh viên vẫn có vấn đề chưa hiểu, chưa rõ thì

các cô các thầy sẵn sang ở lại để hướng dẫn. Đó là điều rất đáng ghi nhận.

Ngoài các bài học trên lớp thì trong giờ nghỉ giảng viên cũng kể nhiều

về đất nước, con người nước ngoài, không chỉ có người Anh mà cả các quốc

gia khác để sinh viên mở rộng tầm hiểu biết của mình.

2.2.1.2. Nhiều sinh viên đã dần nhận thức tầm quan trọng của việc học tiếng anh

Theo kết quả thu thập từ bảng hỏi, nhóm chúng tôi thấy được số liệu rất

khả quan về nhận thức tầm quan trọng của việc học tiếng anh.

14

Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy được hầu hết sinh viên Đại học Văn

hóa khi được hỏi về mức độ quan trọng của tiếng anh đều trả lời rằng  Rất

quan trọng và sau đó là quan trọng. Như vậy vì các bạn hiểu tầm quan

trọng của môn học này nên có động lực cố gắng, nỗ lực trong môn tiếng anh.

2.2.2. Khó khăn

2.2.2.1. Một bộ phận sinh viên còn lười học

Truyền thống dạy học của giảng viên mang xu hướng truyền bá thông

tin một chiều: thầy giảng, học sinh ghi chép. Học sinh thường phụ thuộc nặng

nề vào giáo viên: đến lớp chờ thầy nói, ghi lại lời giảng đó, về học thuộc lòng.

Thói quen đã ăn sâu này làm cho người thầy thường phát huy hết khả năng

của mình để chiếm lĩnh thời gian trên lớp, còn học sinh thì thu mình lại một

cách quá khiêm tốn. Cách học như vậy chỉ có thể chấp nhận được đối với

nhiều môn học lý thuyết, nhưng học ngoại ngữ lại là một qui trình thực hành

thuần tuý, thực hành tới mức nhuần nhuyễn, biến những điều mình hiểu được

thành những điều mình sử dụng được.

15

2.2.2.2.Giảng viên chưa tạo cho sinh viên hứng thú với môn học

Có thể nói việc học trên lớp khá thụ động và nhàm chán vì nó diễn ra

liên tục 3 đến 4 tiếng chỉ có các mẫu câu, cấu trúc khô khan. Có quá nhiều thứ

cần phải nhớ làm cho tâm lý của sinh viên nặng nề và căng thẳng. Giảng viên

cũng mệt mỏi khi phải giảng liên tục để theo kịp tiến độ giáo trình mà không

chú ý tâm lý, mong muốn của sinh viên. Để tăng hiệu quả giảng dạy thì nhiều

nước áp dụng mô hình Học mà chơi, chơi mà học để kiến thức sẽ đến với

sinh viên một cách nhẹ nhàng nhất, như việc đang chơi trò chơi.

2.3. Đánh giá tình hình học tiếng anh của sinh viên Đại Học Văn Hóa

2.3.1. Mặt tích cực

– Nhìn chung cả giảng viên và sinh viên đều cố gắng hoàn thiện về cách

dạy và cách học để truyền đạt và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất cho sinh viên

– Sinh viên có nhận thức và định hướng cho môn tiếng anh của mình,

đồng thời cũng chăm chỉ hơn trên lớp, về nhà có ý thức làm bài tập.

2.3.2. Mặt tiêu cực

– Vẫn còn khá nhiều sinh viên chưa chủ động học tập.

– Trình độ tiếng anh của sinh viên nói chung chưa đáp ứng nhu cầu của

công việc trong thời hội nhập.

– Cần phải có các biện pháp để nâng cao trình độ tiếng anh, để sinh viên

ra trường có nhiều cơ hội hơn trong công việc.

16

Chương III

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI VIỆC HỌC TIẾNG ANH KÉM HIỆU QUẢ

VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG

ANH CỦA SINH VIÊN

3.1. Nguyên nhân

3.1.1. Nguyên nhân chủ quan

3.1.1.1. Ý thức học của sinh viên

Ý thức của mỗi sinh viên là nhân tố quan trọng để kéo học lực xuống hay

nâng học lực lên. Và điều này phụ thuộc vào định hướng của mỗi sinh viên.

Bên cạnh sinh viên chăm chỉ và có định hướng rõ ràng với môn tiếng

anh thì một số không nhỏ sinh viên vẫn chưa có ý thức học tốt. Trong câu hỏi

số 5 phần bảng hỏi về thời gian học tiếng anh trong một tuần thì chúng tôi thu

được kết quả như sau:

Tỉ lệ sinh viên học dưới 30 phút/tuần chiếm 33%, khoảng 1/3 trên tổng

số sinh viên được hỏi. Con số này cho thấy tỉ lệ sinh viên bỏ ra dưới 30 phút

cho việc học tiếng anh trong 1 tuần còn khá cao. Nếu đầu tư quá ít thời gian

thì sẽ không đảm bảo lượng kiến thức để đi thi vì môi trường đại học đòi hỏi

17

sinh viên phải có tính tự giác học, thời lượng trên lớp không đủ để giải quyết

tất cả vấn đề của bài học.

3.1.1.2. Tâm lý  ngại trong vệc giao tiếp trao đổi bằng tiếng anh

Ngoài những sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học

tiếng anh và có cố gắng trong môn học này thì lại còn bộ phận sinh viên thiếu

tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân. Đây chính là hòn đá tảng

trong nhận thức của mỗi sinh viên. Ngại nói vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần

trở nên im thin thít trong các giờ học anh văn.

Trong kết quả bảng hỏi câu 12 về phương pháp để nâng cao trình độ

tiếng anh của sinh viên chỉ có 10% sinh viên tìm cách giao tiếp với người bản

xứ. Điều đó chứng tỏ sinh viên còn e ngại, chưa tự tin để nói chuyện, trao đổi

với người nước ngoài.

Môi trường học tập cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng.

Hiện nay sinh viên chỉ sử dụng tiếng anh trong giờ học anh văn, còn hầu như

bị bỏ quên trong các hoạt động khác. Mà đối với việc học ngoại ngữ thì chỉ

cần một thời gian không sử dụng là có thể bị rơi vào quên lãng.

3.1.2. Nguyên nhân khách quan

3.1.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ môn học còn thiếu

Ngoài đài để nghe các bài hội thoại thì nhìn chung cơ sở vật chất phục

vụ cho môn tiếng anh còn khá thiếu thốn. Chưa có phòng học tiếng anh riêng,

phương tiện để sinh viên có thể luyện nói hay kiểm tra trình độ của mình trên

máy tính.

Cần phát huy tới mức tối đa các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ cho học

tập. Nên xây dựng những bộ tranh luyện nghe-nói, tiếp đến là trang bị máy

ghi âm và nếu có điều kiện thì trang bị thêm máy ghi hình để đạt hiệu quả cao

nhất trong môn học.

18

3.1.2.2. Chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa đạt hiệu quả cao

Giảng viên chưa có những hoạt động khuyến khích sinh viên xử lý

thông tin mà chủ yếu trên lớp  cô nói trò nghe và không đưa ra những câu

hỏi liên quan đến bài học để sinh viên phát huy khả năng suy xét, thảo luận và

đưa ra ý tưởng riêng của bản thân.

Ngoài ra có một vấn đề mà bất cứ lớp học tiếng anh trong trường Đại

học Văn hóa đều mắc phải là việc sử dụng tiếng mẹ đẻ quá nhiều trong lớp

học tiếng anh. Học sinh hỏi bằng tiếng việt và thầy cô cũng trả lời bằng tiếng

việt luôn. Trong khi mục đích cao nhất của việc học tiếng anh là để nói

chuyện, trao đổi với người nước ngoài bằng vốn tiếng anh của mình. Vì vậy

giảng viên nên sử dụng cử chỉ, điệu bộ cơ thể của mình để giúp người học

hiểu bài. Mọi hoạt động trên lớp cần thể hiện được quy trình giao tiếp. Ai giao

tiếp? Trò chứ không phải thầy. Người thầy sẽ trở thành nhân tố tạo điều kiện

cho người học giao tiếp mà thôi.

3.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng học tiếng anh của sinh viên

3.3.1. Đối với giảng viên

3.3.1.1. Nâng cao chất lương giảng dạy của giáo viên

Mỗi giáo viên phải ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy liên tục,

đồng thời dám mạnh dạn loại bỏ những yếu tố không phù hợp trong phong

cách giảng dạy. Đổi mới không cần bắt đầu từ giáo trình hay chương trình

khung mà bắt đầu từ giáo viên. Bản thân kinh nghiệm ở một số nước, đôi khi

người ta không cần giáo trình tiên tiến nhưng giáo viên luôn tự tìm hiểu 1

cách tiếp cận mới, 1 cách học mới và đem vào áp dụng cho học sinh, điều đó

cũng đủ tạo ra sự hấp dẫn cho môn học.

19

Câu hỏi Sinh viên mong muốn về phương pháp dạy tiếng anh đối với

giảng viên

Có thể thấy được sinh viên rất ủng hộ việc giao tiếp bằng tiếng anh

trong các giờ học trên lớp. Ngoài ra cũng cần tổ chức các buổi ngoại khoá,

các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh – sinh viên tham gia.

Trong giờ học, giảng viên phải là người quản lý, phải chịu trách nhiệm

hình thành tình huống để phát huy hoạt động giao tiếp. Ví dụ dạy chủ đề mua

bán, thì giảng viên phải gợi ra tình huống cụ thể như hỏi giá, bình phẩm hàng

hoá rồi lùi vào một góc lớp học để quan sát sinh viên tiến hành mua bán.

Trong khi sinh viên giao tiếp, người thầy lại đóng vai trò cố vấn, giúp người

học vượt qua khó khăn khi sử dụng từ, hướng dẫn cho họ phối hợp lời nói và

hành vi giao tiếp. Sau mỗi tình huống, giảng viên lại đóng vai trò người đánh

giá, không phải phát hiện lỗi sai của người học để trừng phạt, mà phát hiện lỗi

sai của chính mình trước. Người thầy sẽ nhìn thấy nhược điểm giảng dạy, kể

20

cả lỗ hổng kiến thức của chính mình qua mức độ thành công hay thất bại

trong giao tiếp của người học.

Ngoài ra cũng cần thường xuyên tổ chức hội thảo, các lớp tập huấn, bồi

dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên

có cơ hội thực hành tiếng trong môi trường bản ngữ. Tìm phương hướng cấu

tạo một khoá học mang tính đổi mới nhưng phù hợp với điều kiện của Tỉnh

nhà và phản ánh được hình ảnh của thế giới. Tiến đến xu hướng kiểm tra,

đánh giá hiện đại.

3.3.2. Đối với sinh viên

3.3.2.1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng

Cho dù thời gian bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu

tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào

học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập

đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó

động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài.

Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các

bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi

như: Học tập để làm gì? Học tập cho ai?. Học tập để phát triển toàn diện

nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả

cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc

xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể

nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

– Học tập lạc quan tích cực:

Đây là yếu tố then chốt. Sinh viên có thể áp dụng ngay bây giờ cho

mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều

con người thànhđạt.

– Học tập có mục đích:

Mỗi sinh viên đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng không nên

học tập vì điểm, học tập vì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc

21

học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp

cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế.

3.3.2.2. Học có phương pháp học hiệu quả

Tinh thần học tập rất quan trọng nhưng cách học, phương pháp học

cũng là yếu tố quyết định đến thành công. Nhất là trong môn tiếng anh thì

càng cần có cách học nhanh và ghi nhớ lâu.

-Học ở trên lớp

Kiến thức ở trường chính là hành trang cơ bản cho công việc của sinh

viên sau này, là gốc để sinh viên tiếp thu những kiến thức cao hơn. Vì vậy, để

tiếp thu tốt nhất trên lớp sinh viên phải chăm chú nghe giảng và ghi chép.

Đồng thời cần xung phong phát biểu dù đúng hay sai thì cũng sẽ giúp ghi nhớ

bài học nhanh hơn. Hay gặp vấn đề gì trong môn học sinh viên cũng nên trao

đổi với giáo viên để cùng tìm ra vấn đề, để hiểu bài sâu hơn.

-Tự học

Có thể nói tự học là yếu tố quan trọng nhất để bứt phá trong môn tiếng

anh. Một nhà bác học đã từng nói:  Thiên tài 99% là do chăm chỉ mà có

được, chỉ có 1% do sự thông minh mà thành. Câu nói này thể hiện tầm quan

trọng của việc tự học, tự nghiên cứu và tìm tòi. Tiếng anh là môn rất khác so

với tiếng việt về mặt phát âm, cấu tạo từ và cấu tạo câu. Vì vậy vệc chủ động

tự học tự tìm môi trường để thực hành, giao tiếp sinh viên sẽ hiểu hơn về văn

hóa, đất nước, con người họ trên thực tế- một điều mà không trường lớp nào

có thể dạy được. Từ đó sinh viên sẽ tự hình thành nhận sinh quan và thế giới

quan cho riêng mình.

-Đọc nhiều sách báo, xem phim, nghe nhạc nước ngoài

Kết hợp việc học với giải trí sẽ giúp sinh viên thấy rằng môn tiếng anh

không khô khan và khó hiểu. Nó sẽ đi vào trí nhớ một cách nhanh nhất, nhẹ

nhàng nhất và tự nhiên nhất. Có thể hôm nay bạn thích một câu hát, mai bạn

hứng thú với một bài báo. Bạn cứ nhẩm đi nhẩm lại để ghi nhớ. Đó cũng là

một cách học.

22

– Thời gian học tập

Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ

ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có

cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để

cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì

hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí

óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau

bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học

tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.

Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như

có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau

đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc

dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học,

có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định

mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào

tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

– Tham gia các hoạt động tình nguyện của các tổ chức nước ngoài để

nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh. Cuối tuần khi có thời gian rảnh có thể

trải nghiệm thực tế lên phố cổ, khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống

để trò chuyện, kết bạn để hiểu thêm về đất nước, con người họ.

23

KẾT LUẬN

Từ những kết quả mà nhóm chúng tôi nghiên cứu cho thấy thực trạng

học tiếng anh của sinh viên Đại học văn hóa còn chưa đạt hiệu quả cao, số

sinh viên ra trường có khả năng sử dụng thành thạo tiếng anh còn thấp. Trong

khi Anh ngữ là tiêu chuẩn để đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi

sinh viên khi vào môi trường việc làm của các công ty, tổ chức nước ngoài.

Vấn đề tiếng anh đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Từ

đó nhà trường cần phải đặc biệt quan tâm tới môn học này để có chương trình

giảng dạy phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khắt khe của công việc sau này

khi sinh viên ra trường. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức học tập của mỗi

sinh viên, cần phải tự giác tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp học hiệu

quả với bản thân. Chỉ có như vậy sinh viên với thực sự tự tin, bản lĩnh trong

con đường sự nghiệp sau này.

24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của PGS-TS Phương

Kỳ Sơn (giảng viên trường đại học Thương Mại)

2. Nguồn tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh viên

3. Giáo trình tiếng anh của trường đại học Thương Mại, trường đại học

ngoại ngữ, đại học ngoại thương……

25

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories