Itaewon – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Itaewon (Hangul: 이태원, Hán-Việt: Lê Thái Viện, IPA: [itʰɛwʌn]) là một khu vực nằm ở xung quanh Itaewon-dong thuộc quận Yongsan, Seoul, Hàn Quốc. Du khách quốc tế và người dân có thể đến khu vực này bằng tàu điện ngầm Seoul tuyến 6 thông qua các ga Itaewon, ga Noksapyeong và ga Hangangjin. Theo các số liệu thống kê, có khoảng hơn 22.000 người cư trú ở đây, chủ yếu là cư dân thủ đô Seoul, khách du lịch, người nước ngoài và các quân nhân trực thuộc quân đội Hoa Kỳ.[1]

Từ nguyên học[sửa|sửa mã nguồn]

Từ “Itaewon” bắt nguồn từ tên của một tòa nhà thời phong kiến chuyên dành cho sứ bộ ngoại giao nước ngoài đến để ở trọ và làm việc khi thăm Triều Tiên do triều đình điều hành dưới thời kỳ của nhà Triều Tiên. Ngày nay, khu vực này vẫn được gọi là Itaewon (Lê Thái Viện) vì có rất nhiều cây lê (chữ Hán: 梨). Theo các ghi chép cổ xưa, khu vực này và cái tên Itaewon cũng được viết bằng các bản phiên âm Hanja khác, chẳng hạn như 李泰院 và 異胎院.

Sức mê hoặc ở địa phương[sửa|sửa mã nguồn]

Có rất nhiều nhà hàng ở Itaewon phục vụ các món ăn không phổ biến ở Hàn Quốc, văn hóa ẩm thực nơi đây chủ yếu đến từ các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Nam Á, Anh, Đức, Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, México, Mỹ hay Nga.[2] Về cơ bản, nơi đây được gọi với biệt danh “Thị trấn phương Tây”, gợi nhớ đến những khu phố của người Hoa ở các quốc gia phương Tây.

Itaewon cùng với Insa-dong và tháp N Seoul là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Seoul đối với du khách quốc tế.[3] Nơi đây có các khách sạn lớn như Grand Hyatt, cùng với biểu tượng của địa phương là khách sạn Hamilton cũng như hàng chục cửa hàng và dịch vụ khác nhắm đến phục vụ khách du lịch. Các mặt hàng mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da chất lượng cao và quần áo được bán với giá cả hợp lý, cũng như các món quà lưu niệm truyền thống của Hàn Quốc, châu Âu và các nước Hồi giáo được bày bán đa dạng, phong phú.

Các mẫu sản phẩm quần áo được phân phối, xuất hiện khắp nơi và có chất lượng khác nhau. Một số chỉ được sản xuất tại Nước Hàn để xuất khẩu cho thị trường quốc tế, tuy nhiên, một số ít hàng thật nhập khẩu khác cũng có sẵn ở đây. Itaewon còn được biết đến với những đơn vị sản xuất quần áo bằng tay thủ công truyền kiếp, chuyên sản xuất những bộ đồ may mặc tùy chỉnh .Ngoài những doanh nghiệp địa phương, Itaewon còn có một hội đồng dân cư hầu hết là những chủ doanh nghiệp giàu sang đang làm ăn sinh sống, ngoài những, còn có những chủ shop bánh Tartine đến từ Hoa Kỳ, chuyên bán bánh mì kẹp thịt mùi vị Mỹ chính gốc, rất nhiều quán nhậu theo phong thái Hồi giáo Ả Rập, nhiều shop nhà hàng của Áo bán một loạt những loại phô mai và thịt cũng xuất hiện ở đây và còn rất nhiều những tiệm tạp hóa bán đủ những loại đồ lưu niệm khác .

  • Một con đường ở Itaewon

  • Phố Bogwang và khách sạn Hamilton ở Itaewon

Lễ hội Halloween ở Itaewon

Ở Itaewon có con phố Gyeongnidan được gọi là “khu phố đa quốc gia”. Khu phố này tọa lạc ở giữa khu vực có các trường tiểu học của Itaewon. Có rất nhiều nhà hàng, quán ăn theo phong cách nước ngoài dọc theo Gyeongnidan mà những du khách yêu ẩm thực đường phố có thể ghé thăm.[4]

  • Lễ hội làng toàn cầu
  • Lễ hội Halloween

Nền văn hóa truyền thống phổ cập[sửa|sửa mã nguồn]

Ca sĩ, nhạc sĩ người Hàn Quốc J.Y.P (Park Jin-young) và bộ đôi hip hop UV của Yoo Se-yoon đã phát hành bài hát “Itaewon Freedom” vào tháng 4 năm 2011.[5] Tiêu đề ám chỉ (và lời bài hát ca ngợi) những nhận thức, cái nhìn mới của người dân Hàn Quốc về không khí ngoại quốc sôi động và cởi mở của Itaewon, trái ngược với văn hóa truyền thống vốn khép kín của người dân xứ Kim Chi.[6] Sự phổ biến của bài hát và video âm nhạc nói trên đã truyền cảm hứng cho một bài hát được hát lại từ nhóm nhạc nữ Crayon Pop vào năm 2013. Cả hai video đều được quay một phần tại địa điểm ở Itaewon.[7]

Phục hồi sau 11/9[sửa|sửa mã nguồn]

Itaewon là khu vực thương mại gần nhất với doanh trại đồn trú Yongsan của Lực lượng Liên quân Hoa Kỳ-Hàn Quốc (USFK). Trước năm 2001, Itaewon được biết đến nhiều nhất với các quán bar và các khu phố đèn đỏ phục vụ cho các binh sĩ và quân nhân nước ngoài ở Yongsan, chủ yếu là người Mỹ. Sau sự kiện 11/9, tất cả các căn cứ quân sự Mỹ đã bị tạm thời đóng cửa cùng với lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt. Kết quả là nhiều quán bar bị đóng cửa và các khu phố đèn đỏ ngừng hoạt động. Tuy nhiên sau khi thiết quân luật hết hiệu lực, các căn cứ quân sự Mỹ hoạt động trở lại, thì nhiều quán rượu, cà phê, bar, nhà hàng quốc tế đã được mở lại ngay tại địa điểm cũ của họ, biến Itaewon thành một khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành cho giới trẻ, người Hàn Quốc và cư dân nước ngoài. Hiện tại, đây là nơi tổ chức Lễ hội Làng Toàn cầu Itaewon hằng năm, nhằm củng cố danh tiếng của Itaewon như là một Gangnam nhưng đa dạng các nền văn hóa.[8]

  • Ga Itaewon – Tàu điện ngầm Seoul tuyến 6

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories