Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 6, bài số 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Related Articles

Bùi Thị Trang

2017 – 04-02 T05 : 06 : 32-04 : 00

2017-04-02T05:06:32-04:00

Hướng dẫn vấn đáp thắc mắc GDCD 6, bài số 13 : Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cô gái vàng của thể thao Nước Ta

/themes/cafe/images/no_image.gif

Bài Kiểm Tra

https://blogchiase247.net/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

Câu hỏi: Qua nội dung tình huống, theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

 

Bạn A-li-a nói như vậy là đúng, vì Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc huyết thống), vì thế A-li-a là công dân Việt Nam.

 

Câu hỏi: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ là công dân Việt Nam?

 

–  Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.

 

–  Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài.

 

– Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai.

 

Trong các trường hợp trên thì tất cả trẻ đều là công dân Việt Nam.

 

Câu hỏi: Tấm gương phấn đấu của Thúy Hiền qua câu chuyện “Cô gái vàng của thể thao Việt Nam” gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?

 

Em phải xác định đúng mục tiêu học tập của mình, phải cố gắng phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước.

 

Câu hỏi: Công dân là gì?

 

Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó.

 

Câu hỏi: Quốc tịch là gì?

 

– Tư cách là công dân của một nước nhất định, được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ đã quy định: Được công nhận quốc tịch Việt Nam.

 

– Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

 

– Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

 

Câu hỏi: Công dân Việt Nam là ai?

 

Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.

 

Câu hỏi: Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, người nước ngoài làm ăn sinh sống ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không?

 

Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, người nước ngoài làm ăn sinh sống ở Việt Nam không phải là công dân Việt Nam nếu họ không nhập quốc tịch Việt Nam.

 

Câu hỏi: Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam là gì?

 

– Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.

 

– Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch thì:

 

+ Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.

 

+ Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

 

+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.

 

– Đối với trẻ em:

 

+ Có cha mẹ là người Việt Nam.

 

+ Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài

 

+ Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là người nước ngoài

 

+ Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ.

Câu hỏi: Hiện nay trên đất nước ta, ngoài công dân Việt Nam còn có những người nào?

 

Còn có những người sau:

 

– Người nước ngoài: Người có quốc tịch nước ngoài.

 

– Người không có quốc tịch: người không có quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài.

 

Câu hỏi: Nếu người Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam có phải là công dân Việt Nam không?

 

Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì người đó là công dân Việt Nam.

 

Câu hỏi: Nếu người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, gia nhập quốc tịch nước ngoài thì người đó có còn là công dân Việt Nam không?

 

Nếu người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam thì người đó không còn là công dân Việt Nam mà chỉ được coi là người gốc Việt Nam.

 

Câu hỏi: Nguyên tắc một quốc tịch ở Việt Nam là gì?

 

Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch. Công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

 

Câu hỏi: Quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện qua vấn đề gì?

 

– Quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện qua các quyền, nghĩa vụ công dân do Nhà nước quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.

 

– Nhà nước bảo đảm và bảo vệ các quyền công dân.

 

Câu hỏi: Công dân có các quyền gì?

 

– Quyền học tập;

 

– Quyền nghiên cứu Khoa học – Kĩ thuật;

 

– Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe;

 

– Quyền tự do đi lại, cư trú;

 

– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể;

– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

 

Câu hỏi: Công dân có nghĩa vụ gì đối với Nhà nước?

 

– Nghĩa vụ học tập;

 

– Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;

 

– Làm nghĩa vụ quân sự;

 

– Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng;

 

– Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật;

 

– Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích.

 

Câu hỏi: Trẻ em có các quyền gì?

 

– Quyền sống còn;

 

– Quyền bảo vệ;

 

– Quyền phát triển;

 

– Quyền tham gia.

 

Câu hỏi: Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?

 

Bởi vì, mỗi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền công dân mà pháp luật Việt Nam quy định. Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước, có như vậy quyền công dân mới được bảo đảm.

 

Câu hỏi: Nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm như thế nào đối với công dân?

 

Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?

 

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài và tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, giúp đỡ xây dựng quê hương, đất nước.

 

Câu hỏi: Theo em, công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ công dân đối với nước Việt Nam không?

 

Công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam không có quyền và nghĩa vụ công dân đối với nước Việt Nam. Chỉ có công dân Việt Nam mới có các quyền, nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước Việt Nam.

 

Những người nước ngoài (cả những người có quốc tịch và không có quốc tịch) đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam nhưng không có quyền, nghĩa vụ công dân (Họ chỉ có các quyền, nghĩa vụ quy định riêng trong các văn bản riêng cho từng đối tượng (Điều 75 Hiến pháp 1992).

 

Câu hỏi: Công dân và quyền công dân có gì khác nhau?

 

– Công dân: người dân của một nước có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật của nước đó quy định.

 

– Quyền công dân là quyền của công dân do pháp luật quy định theo các lĩnh vực khác nhau như quyền về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…

 

Tùy từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền, mà công dân chỉ có thể có được khi đủ điều kiện pháp luật quy định. Ví dụ: Quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi, quyền ứng cử vào Quốc hội chỉ có khi công dân từ 21 tuổi trở lên…

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories