HOẠT CHẤT TRỪ NẤM GỐC LƯU HUỲNH – AGRIBUSINESS VIETNAMESE

Related Articles

1. Lưu huỳnh vô cơ

Các thuốc lưu huỳnh vô cơ dễ gây hại thực vật và khi sử dụng không hỗn hợp với những thuốc gốc đồng .

a Lưu huỳnh đơn chất

  • Tác động tiếp xúc, lưu tồn, có

    khả năng “tái phân bố” trên bề mặt phun nhờ tính tính thăng hoa. Trừ

    được bệnh đốm phấn và nhiều bệnh khác trên lá và quả.
  • Có hai dạng chế phẫm: bột phun

    khô và bột thấm nước. Dạng bột phun khô được nghiền từ lưu huỳnh thô, kích

    thước 47-74µ, có thêm một ít chất phụ gia chống vón cục. Lưu huỳnh BTN gồm lưu huỳnh

    thô được nghiền chung với các tác nhân chống thấm ướt như kiềm sulfit, casein,

    bentonite… hoặc nghiền lưu huỳnh đến kích thước rất nhỏ (vài µ), khi đó lưu huỳnh sẽ có tính keo và khuếch tán rất tốt trong nước.

    Dạng bột thấm nước thường được dùng ở liều lượng 2-5 kg chế phẩm 80BHN/ha. Phun

    ngừa, áp dụng khi bệnh vừa xuất hiện hoặn phun định kỳ với khoảng cách 7-10

    ngày.
  • Cơ chế tác động chưa rõ, lưu huỳnh có thể bị oxy hóa thành SO2, hoặc bị khử thành H2S, hoặc bị thấp thu dưới dạng nguyên chất do tế bào nấm bệnh “nhầm” lưu huỳnh với oxy, hoặc có thể lưu huỳnh ở dạng vòng bát giác tạo thành nối ngang bền với các Protein và các cấu tử khác. Tính độc đối với thực vật: có thể cản trở sự nảy mầm của phấn hoa, làm giảm sự đồng hóa SO2 ở một số cây mẫn cảm với lưu huỳnh. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, thuốc xông hơi mạnh nhưng dễ gây cháy lá.
  • Thuốc trừ nấm chứa lưu huỳnh đơn chất
  • Tên gọi

    khác: Elosal, Kumulus, Thiovit, Microthiol supper
  • Tên hóa

    học: Sulphur (Sulfur, Sunfua)
  • Công thức

    hóa học:  Sx
  • Phân tử

    lượng:   (32,06)x
  • Đặc tính: Ở dạng tinh thể hoặc không định hình, màu vàng xám, tan trong cacbondisunfua (CS2), ít tan trong các dung môi khác, phản ứng với sắt và một số kim loại. Lưu huỳnh bốc hơi mạnh ở nhiệt độ cao, khi đốt nóng thì bay hơi và để nguội thì thăng hoa; thuộc nhóm dộc IV, rất ít độc đối với người và vật nuôi; MRL: đối với rau, quả 25-50mg/kg; PHI: rau ăn quả 3 ngày, dưa chuột, cây lấy dầu, hành, tỏi 4 ngày, rau ăn lá 7 ngày, nho 10 ngày, cây làm thuốc 14 ngày. Thuốc không độc đối với ong mật và cá.

Sử dụng: Lưu huỳnh nguyên chất được gia công thành nhiều dạng. Lưu huỳnh phun bột chứa 99,8% lưu huỳnh, có độ mịn 3-4 micron, dùng với lượng 15-27kg/ha để trừ bệnh phấn trắng cho rau, lúa mì, mạch, ngô. Thuốc được trộn với vôi theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1 (vôi): 3 (lưu huỳnh) rắc cho cây hoặc xử lý đất trừ bệnh ghẻ khoai tây, bệnh muội đen hành, bệnh Strepmocyces và Synchytrichum. Ở liều sử dụng 10-12kg/ha, lưu huỳnh trừ được nhện đỏ, nhện trắng hại cam, quít. Lưu huỳnh keo có độ mịn 0,01 -0,1micron, chứa 50- 80% lưu huỳnh (ở dạng bột nhão hay bột thấm nước) được dùng pha nước ở nồng độ 0,4-0,8% để phun trừ bệnh phấn trắng cho cây trồng. Lưu huỳnh bột thấm nước có độ mịn >1 micron, chứa 65 -90% lưu huỳnh nguyên tố, dùng pha nước ở nồng độ 0,2-0,75% và lưu huỳnh huyền phù, chứa 30% lưu huỳnh, dùng pha nước ở nồng độ 1,5-2% phun trừ bệnh cho cây.

b. Lưu huỳnh vôi: CaS2

  • Được pha chế bằng cách đun nấu hỗn hợp gồm: lưu huỳnh, vôi sống và nước theo tỉ lệ: 2,3 : 1: 10.
  • Cách nấu: sau khi tôi vôi, cho lưu huỳnh vào, khuấy đều và đun sôi trong một giờ, sau đó hạ nhiệt xuống, đun lửa nhỏ cho đến khi dung dịch có màu mận chín, đạt tỷ trọng 32 độ Baume (d=1,283) trở lên và chứa trên 20% Canxi Polysulphite.
  • Công dụng: tác động diệt trừ, dùng để trừ các bệnh đốm phấn, thối nâu và nhiều bệnh khác trên táo, đậu, nho, mận… Phun đều khắp thân lá khi bệnh xuất hiện ở nồng độ 0,3-0,5% độ Bomé (hỗn hợp pha chế xong được pha loãng thêm 40-100 lần để phun). Ngoài nấm bệnh, thuốc này còn trị được một số loài nhện đỏ, nhện bạc, rệp sáp, rêu, địa y…

2. Lưu huỳnh hữu cơ: (Các hợp chất Dithiocacbamat kim loại)

Là những dẫn xuất của acide dithiocarbamic ; được dùng để :

  • Phun lá:

    Ziram, Ferbam, Zineb, Maneb, Nabam.
  • Xử lý

    giống: Thiuram.
  • Xử lý

    đất: Vapam.

Các thuốc này điều khá bền ở điều kiện kèm theo thông thường và bị phân hủy trong môi trường tự nhiên kiềm. Ít độc với người và động vật hoang dã máu nóng, tuy nhiên hoàn toàn có thể gây kích thích da, họng, mũi, tương đối bảo đảm an toàn cho cây cối .

a. Ziram:

  • Công thức hóa học: (CH3)2 N-CS-S-Zn-S-CS-N(CH3)2
  • Bền nhất trong số các thuốc nhóm dithiocarbamate, chỉ phân hủy trong môi trường kiềm và acid đặc, ở nhiệt độ cao. Ít tan trong nước (65ppm), tan nhiều trong các dung môi hữu cơ ít gây hại cho cây trồng, trừ một số cây mẫn cãm với kẽm. Tương hợp với hầu hết các thuốc trừ dịch hại khác, trừ những thuốc chứa các kim loại nặng (Cu, Hg, Fe) và vôi. Công dụng: Tác động lưu tồn, trừ nhiều loại nấm bệnh trên lá của rau, cây ăn quả, cây cảnh. Nồng độ dùng 0,15-0,25% các chế phẫm 70-90%, có thể phun ngừa định kỳ với khoãng cách 7-10 ngày.

b. Ferbam

  • Tên gọi

    khác: Fermate.
  • Tên hóa

    học: Sắt – tri (dimetyl dithiocacbamat).
  • Công thức hóa học: C9H18FeN3S6.
  • Công thức cấu trúc hóa học:

thong tin thuoc bvtv

  • Phân tử

    lượng: 416,5.
  • Đặc tính: Ferbam là loại bột màu đen, tan ít trong nước (120-130mg/lít), tan trong nhiều dung môi hữu cơ, không ăn mòn kim loại. Không được hỗn hợp Ferbam với thuốc chứa đồng và chất kiềm. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 per os: 4000-17000mg/kg, ADI: 0,02mg/kg; MRL: rau, quả 2mg/kg, dưa chuột, cà chua 1mg/kg, nông sản khác 0,2mg/kg (tính theo cacbondisunfua); thời gian cách ly không qui định, phun trước khi hoa nở. Thuốc không độc đối với ong mật, ít độc đối với cá.

c. Thiuram (thiram, TMTD, TMTDS): (CH3)2N-CS-S-S-CS-N(CH3)2

  • Công thức cấu trúc hóa học:

thong tin thuoc bvtv

  • Tương hợp với hầu hết các thuốc trừ dịch hại, ngoại trừ các thuốc chứa Cu, Ca. Phổ tác dụng rộng, có thể áp dụng bằng nhiều cách:
  • Xử lý giống: Hiệu quả rất cao,

    ngang với các thuốc nhóm thủy ngân. Có thể xử lý khô với tỹ lệ 0,25% để phòng

    các bệnh thối hạt héo rũ, chết cây con trên rau, cải, bầu bí…
  • Xử lý đất: Liều lượng 15-25 kg/ha

    để phòng trị nhiều nấm bệnh ở vùng rễ (Pythlum

    sp. Rhizoctonia solani, botritis…)
  • Phun lá:

    trừ nhiều nấm bệnh trên lá, nồng độ dùng 0,2-0,3% trên cây ăn quả, rau cải.

d. Zineb

  • Tên

    thương mãi: Dithane 72 WP, Tigineb 80 WP, Zin 80 WP.
  • Tên hóa học: Zinc-etylenbis (dithiocacbamat )
  • Công thức

    hóa học: (C4H6N2S4Zn)X .
  • Công thức cấu trúc hóa học:

thong tin thuoc bvtv

  • Phân tử

    lượng:  (275,8)X .
  • Đặc tính: Thuốc ở dạng bột không màu, tan ít trong nước (10mg/lít), tan trong CS2 , không tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Khi bảo quản lâu dưới tác động của không khí, độ ẩm và nhiệt độ thuốc bị phân giải. Ở trạng thái khô thuốc không ăn mòn kim loại. Khi bị ẩm thuốc ăn mòn đồng và sắt. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 per os: >5200mg/kg, LD50 dermal: >2500mg/kg, ADI: 0,05mg/kg, MRL như Mancozeb; PHI: cây làm thức ăn cho trẻ em 42 ngày; dâu tây 35 ngày, bắp cải, rau ăn lá 28 ngày, rau ăn củ, hành, cây dược liệu 21 ngày, khoai tây, hoa bia, cây thức ăn gia súc 10 ngày. Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong mật.

Sử dụng: Zineb được sử dụng để phòng trừ nhiều bệnh hại thực vật. Thuốc Zineb bột thấm nước 80%; được dùng với lượng 2,8kg/ha để trừ bệnh mốc sương khoai tây, 3kg/ha để trừ bệnh mốc sươ ng cà chua. Thuốc được pha với nước ở nồng độ 0,2% trừ bệnh mốc xanh thuốc lá (Peronospora tabaci), bệnh Peronospora hại hành, tỏi, bệnh thối quả và bệnh ghẻ cam, quýt, ở nồng độ 0,25% thuốc trừ được bệnh gỉ sắt hại cây cả nh, cây dược liệu. Thuốc được hỗn hợp với lưu huỳnh để kết hợp trừ bệnh phấn trắng. Zineb còn được gia công hỗn hợp hoặc dùng hỗn hợp với đồng oxiclorua .

e. Mancozeb

  • Tên

    thương mại: Dithane M-45  80WP, ,

    Penncozeb 80 WP, Man 80 WP…
  • Tên hóa

    học: Mangan-etylenbis (dithiocacbamat) phức hợp với muối kẽm.
  • Công thức cấu trúc hóa học:

thong tin thuoc bvtv

  • Đặc tính: Mancozeb là loại phức chất của kẽm và Manzeb gồm 20% muối mangan và 2,55% muối kẽm. Là loại bột màu vàng hung, không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, bền trong môi trường khô nhưng thủy phân trong môi trường nóng, ẩm và acid. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 per os: 8000-11200mg/kg, LD50 dermal: >15000mg/kg, ADI: 0,05mg/kg, MRL: rau, quả 2mg/kg, dưa chuột, cà chua 1mg/kg, nông sản khác 0,2mg/kg (tính theo cacbondisunfua); PHI: dưa chuột, cà chua 4 ngày, thuốc lá, khoai tây 7 ngày, cây ăn quả 21 ngày. Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong mật.

Sử dụng: Mancozeb được sử dụng trừ bệnh sương mai cà chua và khoai tây, bệnh đốm lá cà chua, bệnh thối khô quả cây ăn quả, bệnh gỉ sắt hại cây cảnh, bệnh mốc xanh thuốc lá… Lượng dùng từ 1,4-1,9kg a.i/ha. Mancozeb hỗn hợp vơi metalaxyl dạng bột thấm nước có tên là Ridomil Mz WP (8% Metalaxyl + 64% Mancozeb) còn được gọi là Ridomil – Mancozeb dùng để trừ nhiều loại nấm bệnh như bệnh phấn trắng nho và hoa bia (250g/100 lít nước), bệnh thối nõn và thối gốc dứa (Phytopthora spp.) theo phương pháp nhúng hom (750g/100 lít nước) hay phun đẫm lá (6 kg/ha), bệnh mốc sương cà chua, khoai tây (2,5kg/ha), bệnh Peronospora hại đỗ tương (2,5kg/ha), bệnh mốc xanh thuốc lá (300g/100 lít nước), bệnh thối nhũn bắp cải, xu hào, xà lách, bầu bí, mướp… (250g/100lít nước). Mancozeb hỗn hợp với Oxadixyl dạng bột thấm nước (10% Oxadixyl + 56% Mancozeb) có tên là Sandofan – M dùng từ 2-4kg chế phẩm/ha để trừ bệnh như Ridomil MZ WP.

f. Maneb

  • Tên gọi

    khác: Dithane-M.
  • Tên hóa học: Mangan-etylenbisdithiocacbamat.
  • Công thức

    hóa học: (C4H6Mn2S4)X
  • Phân tử

    lượng:  (256,3)X
  • Đặc tính: Thuốc ở dạng tinh thể màu vàng, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ. Dưới tác động của không khí, nhiệt độ và ẩm độ thuốc mất hiệu lực trừ nấm. Thuốc thuộc nhóm độc IV. LD50 per os: 7990mg/kg, thuốc gây tiêu chảy và đẻ trứng lỏng đối với gia cầm, ADI: 0,05mg/kg, MRL như Mancozeb; PHI: khoai tây, thuốc lá 7 ngày, cà chua 14 ngày, cây làm thuốc 28 ngày. Thuốc không độc đối với ong mật, độc đối với cá.

Sử dụng: Maneb được sử dụng rộng rãi để trừ bệnh mốc sương cà chua, khoai tây, và trong nhiều trường hợp thấy hiệu quả cao hơ n Zineb. Ngoài ra, Maneb còn được dùng để trừ bệnh thối nhũn rau, bệnh thối quả cây ăn quả. Nồng độ sử dụng là 0,2-0,3% đối với loại Maneb bột thấm nước 80%.

g. Nabam

  • Tên gọi

    khác: Dithane D-14.
  • Tên hóa

    học: Disodium etylenbis ( dithio- cacbamat ).
  • Công thức

    hóa học: C4H6N2Na2S4 .
  • Công thức cấu trúc hóa học:

thong tin thuoc bvtv

  • Phân tử

    lượng:  256,3.
  • Đặc tính: Thuốc ở dạng tinh thể không màu, độ tan trong nước 20%, không tan trong nhiều loại dung môi hữu cơ; bền trong dung dịch nước, nhưng dưới tác động của ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thuốc bị phân hủy. Thuốc thuộc nhóm độc II, LD 50 per os: 395mg/kg, MRL và PHI như Mancozeb. Thuốc không độc đối với ong, ít độc đối với cá.

Sử dụng: Nabam là loại thuốc trừ bệnh có phổ tác động rất rộng nhưng có độ độc đối với cây trồng cao, do đó ngày nay chỉ còn được dùng để xử lý đất, xử lý hạt giống và trừ rêu, địa y cho lúa.

h. Propineb

  • Tên gọi

    khác: Mezineb, Antracol.
  • Tên hóa

    học: Polymeric-kẽm-propylenebis (dithiocacbamat).
  • Công thức

    hóa học: (C5H8N2S4Zn)X .
  • Công thức cấu trúc hóa học:

thong tin thuoc bvtv

  • Phân tử

    lượng:  (289,8)X .
  • Đặc tính: là loại bột màu trắng vàng, hầu như không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ; phân giải trong môi trường ẩm, chua và kiềm mạnh; ở môi trường khô không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 per os: >5000mg/kg, LD50 dermal: >5000mg/kg, MRL như Mancozeb, PHI: cà chua 4 ngày, khoai tây, thuốc lá 7 ngày, cây ăn quả 14-21 ngày, nho 42 ngày. Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong mật.

Sử dụng: Propineb được sử dụng để trừ bệnhPeronosporahại nho, bệnh mốc sươngkhoai tây, cà chua, bệnh nấm mốc xanh thuốc lá. Thuốc được hỗn hợp với lưu huỳnh để trừ bệnh phấn trắ ng. Loại thuốc bột thấm nước 80% được dùng pha với nước ở nồng độ 0,2-0,4% để phun lên cây.

Continue Reading

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories