Họ Cúc – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Họ Cúc (tên khoa học: Asteraceae hoặc Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây) và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao-hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc. Họ Asteraceae là họ lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong lan (Orchidaceae) là có thể có sự đa dạng lớn hơn, với khoảng 25.000 loài[4] đã được miêu tả. Họ này theo các định nghĩa khác nhau chứa khoảng 900-1.650 chi và từ 13.000-24.000 loài. Theo dữ liệu của Vườn thực vật hoàng gia Kew mà APG II trích dẫn, họ này chứa 1.620 chi và 23.600 loài[5] và như thế thì nó lại là họ đa dạng nhất, do cũng theo dữ liệu của Kew thì họ Lan chỉ có khoảng gần 22.000 loài. Các chi lớn nhất là Senecio (1.500 loài), Vernonia (1.000 loài), Cousinia (600 loài), Centaurea (600 loài). Định nghĩa các chi thường có vấn đề và một số chi thường xuyên bị chia nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn[6]

Các loài thuộc về họ Cúc phải chia sẻ MỌI đặc trưng sau (Judd và những tác giả khác, 1999). Không có đặc điểm nào trong số này, được trích ra riêng rẽ, có thể coi là được chia sẻ bởi hai hay nhiều nhóm thuộc cùng nhánh (synapomorphy).

  • Cụm hoa: Cụm hoa dạng đầu
  • Bao phấn hữu tính, tức là với các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi các bao phấn, tạo thành ống
  • Bầu nhụy với sự phân bổ cơ bản của các noãn hoa
  • Các noãn hoa trên một bầu nhụy
  • Mào lông (chùm lông trên quả)
  • Quả là loại quả bế (tạo thành từ một lá noãn và không nẻ ra khi chín).
  • Các sesquiterpen có mặt trong tinh dầu, nhưng không có các iriđôit.

Bidens torta) chỉ ra các hoa riêng rẽ.Một cụm hoa dạng đầu nổi bật trong họ Cúc ( ở đây là ) chỉ ra những hoa riêng rẽ .

Đặc trưng phổ biến và chung nhất của các loài này là trong cách nói thông thường gọi là “hoa”, là cụm hoa hay cụm hoa hình đầu (đúng ra là hoa hình giỏ (lam trạng hoa tự); là một cụm dày dặc của nhiều hoa nhỏ, thông thường gọi là các chiếc hoa (nghĩa là “các hoa nhỏ”).

Các loài trong họ Cúc thông thường có một hoặc cả hai loại hoa con. Vòng ngoài của cụm hoa hình đầu tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ; chúng là hoa tia. Phần bên trong của đầu cụm hoa (hay đĩa) được hợp thành từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống; chúng là các hoa đĩa hay hoa phễu hoặc hoa ống. Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các loài bồ công anh, chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các loài cỏ dứa).

Bản chất hỗn hợp của các cụm hoa của các loài thực vật này đã làm cho các nhà phân loại học thời kỳ đầu gọi họ này là họ Compositae (từ chữ composit – nghĩa là kép, hợp, phức). Mặc dù các quy tắc quản lý cách đặt tên gọi cho các họ thực vật thông báo rằng tên gọi phải xuất phát từ chi điển hình, trong trường hợp này là Aster, và vì thế sẽ là Asteraceae. Tuy nhiên, tên gọi đã thịnh hành trước đây Compositae vẫn được chấp nhận như là tên gọi khác cho họ này (ICBN Điều. 18.6).

Các chi trong họ này được chia thành 13 tông. Chỉ có một trong số 13 tông này là Lactuceae, có thể là có đủ khác biệt để có thể coi là một phân họ (phân họ Cichorioideae); các tông còn lại, phần lớn là chồng ghép lẫn nhau, được đưa vào phân họ Asteroideae (Wagner, Herbst và Sohmer, 1990).

Họ Cúc được công nhận rộng khắp và đặt trong bộ Asterales .

Theo truyền thống người ta công nhận hai phân họ là Asteroideae (hay ‘Tubuliflorae’) và Cichorioideae (hay ‘Liguliflorae’). Phân họ thứ hai này là cận ngành và được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ trong phần lớn các hệ thống phân loại mới. Cây phát sinh loài tại đây dựa theo Panero & Funk (2002), cũng được thể hiện trong hệ thống APG.

Họ Asteraceae
  • Phân họ Asteroideae
    • Tông Anthemideae
    • Tông Athroismeae
    • Tông Astereae
    • Tông Bahieae
    • Tông Calenduleae
    • Tông Chaenactideae
    • Tông Coreopsideae
    • Tông Doroniceae
    • Tông Eupatorieae
    • Tông Gnaphalieae
    • Tông Helenieae
    • Tông Heliantheae
    • Tông Inuleae
    • Tông Madieae
    • Tông Millerieae
    • Tông Neurolaeneae
    • Tông Perityleae
    • Tông Plucheae
    • Tông Polymnieae
    • Tông Senecioneae
    • Tông Tageteae
  • Phân họ Barnadesioideae
      • Chi Arnaldoa – Barnadesia – Chuquiraga – Dasyphyllum – Doniophyton – Duseniella – Fulcaldea – Schlechtendalia
  • Phân họ Carduoideae
    • Tông Cardueae
  • Phân họ Cichorioideae
    • Tông Arctotideae
    • Tông Cichorieae
    • Tông Eremothamneae
    • Tông Gundelieae
    • Tông Liabeae
    • Tông Mutisieae
    • Tông Tarchonantheae
    • Tông Vernonieae

Cây phát sinh loài[sửa|sửa mã nguồn]

Biểu đồ không chắc như đinh được vẽ dưới đây. Hình hoa rô bộc lộ nhánh được tương hỗ rất kém ( A = bầu nhụy; B = mào lông; C = bao nhụy; D = lưỡi bẹ; E = vòi và đầu nhụyHoa tia : A = bầu nhụy; B = ống của tràng hoa với các răng tràng hoa; C = bao nhụy; D = vòi và đầu nhụy

Hoa đĩa:

Các loài thực vật có giá trị thương mại quan trọng trong họ này bao gồm các loại cây cho rau như rau diếp, rau diếp xoăn, atisô, hướng dương và atisô Jerusalem. Guayule (Parthenium argentatum) là nguồn nhựa mủ ít gây dị ứng.

Nhiều thành viên trong họ Asteracae là các nguồn sản xuất mật hoa dồi dào và có ích cho việc lượng giá các quần thể động vật thụ phấn trong thời kỳ nở hoa của chúng. Centaurea (xa cúc), Helianthus annuus (hướng dương trồng), và một số loài Solidago (goldenrod) là các nguồn cung cấp mật và phấn hoa chủ yếu cho ong mật. Solidago sản xuất ra phấn hoa tương đối giàu protein, điều này giúp cho ong mật sống tốt qua được mùa đông.

Nhiều loài trong họ này còn được trồng làm cây cảnh để lấy hoa, ví dụ các loài thuộc chi Chrysanthemum. Một số loài cây còn được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền như bồ công anh, cúc hoa (cúc hoa vàng – Chrysanthemum indicum – và cúc hoa trắng). Hoa cúc thường được dùng trong đám tang, vì vậy người châu Âu và châu Mỹ vô cùng tối kị và ghét những ai tặng hoa cúc cho họ, vì chẳng khác nào bạn đang nguyền rủa họ chết.

  • Website của International Code of Botanical Nomenclature (ICBN, St. Louis Code). 1999. (Phát hành dưới dạng Regnum Vegetabile 138. Koeltz Scientific Books, Königstein. ISBN 3-904144-22-7)
  • Walters Dirk R. và David J. Keil (1996). Vascular plant taxonomy. Ấn bản lần thứ 4. Kendall/Hunt Publishing Company. Dubuque, Iowa.
  • Wagner W.L., D.R. Herbst và S.H. Sohmer. 1990. Manual of the Flowering Plants of Hawai‘i, Vol. I. University of Hawaii Press, Honolulu. 988 pp.
  • Judd W.S., C.S. Campbell, E.A. Kellogg và P.F. Stevens. 1999. Plant Systematics: A Phylogenetic Approach. Sinauer Associates, Sunderland, MA.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories