GIAO TIẾP SƯ PHẠM DÀNH CHO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.71 KB, 39 trang )

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM

I. Khái niệm giao tiếp, giao tiếp sư phạm trong tâm lí học.

1. Khái niệm giao tiếp và giao tiếp sư phạm

a. Giao tiếp`

– Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người

trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn

nhau.

– Hiểu theo cách khác: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ

người – người, hiện thực hóa mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

b. Giao tiếp sư phạm

Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao

tiếp sư phạm.

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là sự giao

tiếp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, có chức năng

sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lí, xây dựng không khí tâm lí thuận lợi,

cùng các quá trình tâm lí khác (chú ý, tư duy v.v…). Có thể tạo ra kết quả tối ưu

của quan hệ thầy trò, trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng

như hoạt động học.

2. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp và giao tiếp sư phạm

a. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp

– Khi giao tiếp con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương

tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác.

– Giao tiếp luôn diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm thế giới quan,

nhân sinh quan, nhu cầu… của những người tham gia vào quá trình giao tiếp.

– Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Giao tiếp có nội dung

xã hội cụ thể được thực hiện trong hoàn cảnh xã hội nhất định.

– Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện. Dù ở loại giao tiếp nào, nội

dung giao tiếp gì? cũng đều do cá nhân thực hiện. Trong giao tiếp cá nhân vừa là

chủ thể vừa là khách thể.

– Giao tiếp của con người không chỉ xảy ra trong hiện tại, mà bao hàm, chứa

đựng cả quá khứ, tương lai.

– Giao tiếp luôn có sự kế thừa, chọn lựa những gì quá khứ trải qua. Thông qua

các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, các phương tiện kĩ thuật nhằm ghi chép,

giữ gìn những di sản văn hóa tinh thần vật chất, các công cụ sản xuất.

– Giao tiếp luôn được phát triển nhưng không phải chỉ đối với cá nhân mà còn

đối với xã hội, cộng đồng, dân tộc, tập thể, nhóm, v.v… hòa quyện vào nền văn

minh nhân loại.

b. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm.

– Đặc trưng thứ nhất: trong giao tiếp sư phạm, giáo viên (chủ thể giáo tiếp)

không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học, mà còn

là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo (thầy luôn có sự

thống nhất giữa lời nói và việc làm trong cuộc sống và công việc).

1

– Đặc trưng thứ hai của giao tiếp sư phạm là thầy giáo dùng các biện pháp giáo

dục tình cảm, thuyết phục vận động với học sinh, gần gũi học sinh, chân thành tôn

trọng học sinh biết đi vào tâm hồn của các em; đoán trước được những phản ứng

có thể xảy ra ở học sinh …biết đề ra những yêu cầu đúng đắn và phù hợp với từng

học sinh để trẻ dễ dàng cởi mở tâm hồn với người lớn.

– Đặc trưng thứ ba của giao tiếp sư phạm là sự tôn trọng của nhà nước và xã

hội đối với giáo viên.

Điều 14 – Dự thảo luật giáo dục có ghi:

Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để xã hội quý trọng nhà giáo, tôn

trọng nghề dạy học; đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần để nhà giáo thực

hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 76 – Dự thảo luật giáo dục có ghi:

Cấm người học có các hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm

phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, công nhân viên nhà trường.

Kết luận sư phạm:

– Để giao tiếp sư phạm đạt được hiệu quả phải tạo được bầu không khí tâm lý

thuận lợi trong giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.

– Giáo viên phải thực sự là chủ thể có ý thức tổ chức xây dựng mối quan hệ

thân thiện, bình đẳng giữa giáo viên và học sinh, không nên tạo ra ở học sinh

những rào cản tâm lý trong quá trình tiếp xúc với giáo viên.

3. Giao tiếp sư phạm và sự phát triển nhân cách học sinh

– Cuộc sống tâm lý của mỗi con người đều bắt đầu từ giao tiếp. Giao tiếp nói

chung, giao tiếp sư phạm nói riêng là điều kiện tất yếu hình thành và phát triển

nhân cách cá nhân.

– Trong giao tiếp sư phạm, nét riêng biệt của sự khéo léo đối xử sư phạm là ở

chỗ: giáo viên có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển những hành vi, thái

độ của những con người (học sinh) mà họ quan hệ.

– Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên đã xây dựng, phát triển ở học sinh đức

tính tự đánh giá mình, qua đó giúp các em tự giải quyết nhiệm vụ có kết quả trong

học tập, tổ chức sinh hoạt đời sống:

+ Giáo dục học sinh lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm trước tập thể và tổ

quốc.

+ Phát triển tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội các cơ sở khoa

học trong giờ lên lớp, tính tích cực trong hoạt động lao động, trong công tác xã hội

công ích trong vui chơi giải trí.

+ Xây dựng và kích thích sự phát triển ở học sinh những tri thức, kĩ năng, đối

xử khéo léo với mọi người trong gia đình, với mọi người xung quanh, với người

lớn, bạn bè và những em bé…

– Để việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh có kết quả thì giáo

viên phải đi sâu vào thế giới tâm hồn của học sinh, phải biết cư xử một cách khéo

léo với các em để khêu gợi ở các em lòng mong muốn trở thành những con người

có ích cho xã hội. Tổ chức đúng đắn tính quá trình sư phạm trong giờ lên lớp, giáo

viên sẽ kích thích học sinh tích cực lắng nghe, suy nghĩ tìm hiểu sâu tài liệu học

2

tập. Khuyến khích các em ra sức khắc phục khó khăn tự mình hoàn thành những

nhiệm vụ học tập.

– Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên thiết lập được quan hệ mật thiết với học

sinh, gạt bỏ hàng rào tâm lí giữa giáo viên và học sinh thì sẽ giúp giáo viên loại bỏ

tính chủ nghĩa hình thức trong công tác giáo dục học học sinh.

Kết luận: Giao tiếp sư phạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi, là điều kiện tất yếu để

hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Để việc hình thành nhân cách của

học sinh có kết quả thì giáo viên phải đi sâu vào thế giới tâm hồn của học sinh, biết

được cái gì đã kích thích các em, cái gì làm các em xúc cảm, phải đối xử các em

như thế nào để khêu gợi ở các em lòng mong muốn trở thành con người có ích cho

xã hội.

4 Các hình thức giao tiếp sư phạm

4.1 Giao tiếp sư phạm trong nhà trường

– Mục đích chủ yếu của giao tiếp sư phạm

+ Mục đích chủ yếu của giao tiếp sư phạm trong nhà trường là truyền thụ tri

thức khoa học có tính chất bài bản theo chương trình nội dung sách giáo khoa giáo

trình quy định lượng tri thức tối thiểu của tiết học. Học sinh phải lĩnh hội, hiểu nội

dung tri thức đó, làm các bài tập thực hành tương ứng.

+ Kích thích sự phát triển trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh, từng

bước cung cấp phương pháp học và tự học ở trên lớp và ở nhà.

– Đối tượng của giao tiếp sư phạm:

+ Đối tượng của giao tiếp sư là học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi rất hồn

nhiên, ngây thơ, trong sáng, bản tính của trẻ luôn thể hiện ra bên ngoài không hề

che giấu, không hề “ đóng kịck”. Trong mỗi trẻ em luôn tiềm tàng khả năng phát

triển.

+ Trẻ ở tuổi tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và phát triển rất nhanh về thể

chất, tâm lý, nhưng nó chưa đạt tới độ chín muồi như người trưởng thành. Trẻ tiểu

học chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã

hội, các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, gia đình và

xã hội.

Kết luận: Từ phân tích trên, việc tiếp xúc của thầy, cô giáo đối với học sinh

cần tế nhị, tôn trọng nhân cách của các em, nhẹ nhàng nhưng vẫn đòi hỏi cao,

nghiêm khắc nhưng lại phải khoan dung, nhân ái.

*Nội dung giao tiếp sư phạm

Nội dung giao tiếp sư phạm chủ yếu là tri thức khoa học về lĩnh vực tự nhiên,

xã hội và con người. Do đó trong giảng dạy và giao tiếp với học sinh giáo viên cần

trình bày nội dung bài dạy và những vấn đề cần trao đổi với học sinh khi tiếp xúc

một cách rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu … làm sao để kích thích được sự phát triển

trí tuệ, tư duy sáng tạo, và hình thành ở học sinh những phẩm chất tâm lý tốt.

*Phương tiện giao tiếp sư phạm

Các phương tiện chủ yếu sử dụng trong giao tiếp sư phạm là: Phương tiện ngôn

ngữ và phi ngôn ngữ.

* Giao tiếp sư phạm được tiến hành trong điều kiện đặc biệt có trường lớp,

bàn, ghế, bảng đen theo những quy cách phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh

3

lí trẻ, lớp học sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không

gian và quan hệ thấy trò đảm bảo cho học sinh có cảm giác an toàn, tự tịn, thoải

mái…

4.2 Giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường.

– Mục đích giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường: truyền đạt và lĩnh hội những

vốn sống kinh nghiệm xã hội, cung cách hành vi ứng xử trong các quan hệ xã hội

mà nhà trường chưa đề cập đến hoặc ít chú ý đến.

– Đối tượng giao tiếp: Các thành viên trong các nhóm xã hội (gia đình, xóm,

làng, phố phường, các đoàn thể mà giáo viên sinh hoạt ở đó).

– Nội dung giao tiếp: Là hệ thống các thao tác hành vi ứng xử, các tư thế,

phong cách, nhận thức, biểu cảm, tổ chức đời sống cá nhân, cộng đồng với môi

trường tự nhiên, môi trường xã hội.

– Phương tiện giao tiếp: Phương tiện giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường chủ

yếu là ngôn ngữ nói và hành vi cử chỉ, điệu bộ tư thế, phong cách. Tất cả các

phương tiện giao tiếp khác được sử dụng tùy theo hoàn cảnh, đối tượng và điều

kiện nội dung và mục đích giao tiếp.

– Giao tiếp sư phạm nhà trường được tiến hành trong điều kiện bình thường, rất

linh hoạt và phức tạo hơn nhiều, bởi lẽ, nội dung, mục đích và đối tượng giao tiếp

khác nhau. Ngay cả đối với học sinh, việc tiếp xúc thầy – trò ngoài nhà trường cũng

sinh động, phong phú, có khi những nghi thức giao tiếp cũng đơn giản hơn, tự

nhiên hơn …

5. Đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học:

– Việc đi học ở trường phổ thông là một bước ngoặt trong đời sống của các em.

Những mối quan hệ mới với người lớn, với bạn được hình thành. Trẻ được tham

gia vào các tập thể (trường, lớp, tổ, sao, đội…). Tham gia vào hoạt động học tập

(hoạt động chủ đạo) buộc trẻ phải làm cho cuộc sống của mình phục tùng tổ

chức, quy tắc và chế độ sinh hoạt chặt chẽ. tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng rất

lớn đến sự hình thành và củng cố các mối quan hệ với hiện thực xung quanh, với

tập thể, với mọi người.

– Ở lứa tuổi tiểu học thông qua các hoạt động và giao tiếp với thầy, cô giáo với

bạn….học sinh tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và quy tắc đạo đức xã hội, tạo nên

ý thức đạo đức, ý thức tập thể, tình cảm đạo đức ….

– Thông qua giao tiếp trẻ hình thành ý thức tự khẳng định mình tạo nên những

chuyển biến mạnh mẽ về hứng thú, tình cảm, tính cách…

– Phạm vi giao tiếp của học sinh tiểu học hẹp, chủ yếu trẻ quan hệ với những

người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn cùng lớp, một số bạn gần nhà, hoạt

động trong nhà trường…Nội dung giao tiếp của trẻ chủ yếu xung quanh vấn đề học

tập và cuộc sống trong nhà trường và những vấn đề gần gũi liên quan đến cuộc

sống hàng ngày của trẻ.

II. Các giai đoạn trong quá trình giao tiếp sư phạm.

1. Mở đầu quá trình giao tiếp sư phạm (giai đoạn định hướng quá trình giao

tiếp).

Chức năng cơ bản của giai đoạn này là nhận thức.

4

– Khi chưa quen biết, những thông tin về nhận thức cảm tính như dáng người,

nét mặt, đôi mắt y phục … Những thông tin về nhận thức cảm tính thường mang

tính áp đặt nhưng nó giúp ta có được những thông tin về đối tượng. Giai đoạn này

còn gọi là giai đoạn định hướng.

– Mở đầu quá trình giao tiếp có sự tham gia của trực giác (gọi là trực cảm giác),

nghĩa là sau khi nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi một vật gì đó hoặc tiếp xúc với người

lạ…là cơ sở giúp cho chủ thể giao tiếp biết được sự tốt, xấu, lành, dữ hoặc có một

dự báo quan trọng để cuộc giao tiếp diễn biến theo chiều hướng nào.

– Trực giác được hình thành bằng vốn sống kinh nghiệm nghề nghiệp của giáo

viên khi tiếp xúc với học sinh.

– Trong giao tiếp sư phạm mục đích của giai đoạn này phải tạo ra được sự

thiện cảm và tin yêu của học sinh đối với giáo viên. Muốn vậy từ y phục đến ánh

mắt, nụ cười, cách đi đứng, tư thế, phong cách cần đĩnh đạc đàng hoàng; tự tin để

tạo cảm giác an toàn cho học sinh, tạo ở các em một sự gần gũi, nhưng kính trọng

thầy cô.

– Mở đầu quá trình giao tiếp thường diễn ra khi thầy cô giáo tiếp nhận lớp mới,

học trò mới, lần tiếp xúc đầu tiên, cũng có thể xảy ra những sự kiện mới như giảng

viên mới, tiết học mới, nhận nhiệm vụ mới, vai trò vị trí mới…

– Mở đầu quá trình giao tiếp sư phạm, được chuẩn bị chu đáo nên nói những

gì? thông thường cần giới thiệu vài nét về thầy cô để làm quen với các em, sau đó

đến những nội dung cần nói, cố gắng nói gọn, rõ ràng, mạch lạc. Nếu là giới thiệu

môn học mới, chương trình mới, cần định hướng rõ với học sinh môn học bao

nhiêu tiết, mỗi tuần học bao nhiêu tiết, có mấy lần kiểm tra, thi vào thời gian nào ?

Nếu là các giáo viên chủ nhiệm thì nội dung giao tiếp lần đầu phong phú hơn, phức

tạp hơn. Mọi thói quen ứng xử với thầy cô, ở học sinh được hình thành ngay từ

buổi ban đầu.

– Mở đầu quá trình giao tiếp nếu:

+ Thầy cô dễ dãi quá mức – các em sẽ xem thường khinh nhờn.

+ Thầy cô cứng rắn quá – Các em sẽ sợ hãi

+ Thầy cô lúng túng – Các em coi thường v.v…

– Ấn tượng ban đầu là cửa ngõ quan trọng của quá trình giao tiếp, nó chỉ đạo,

định hướng suốt quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.Tuy nhiên những ấn

tượng ban đầu cũng không quyết định sự thành công của quá trình giao tiếp sư

phạm. Sự thành công của quá trình giao tiếp sư phạm còn tùy thuộc vào nhiều yếu

tố và cả một quá trình tiếp xúc lâu dài.

2. Diễn biến quá trình giao tiếp sư phạm.

– Mọi mục đích giao tiếp được thực hiện ở giai đoạn này. Sự thành công hay

thất bại của quá trình giao tiếp do giai đoạn này quyết định.

– Bản chất giai đoạn này là sự bộc lộ bản chất của chủ thể giao tiếp với đối

tượng giao tiếp một cách sinh động và chân thực nhất.

– Phương pháp giao tiếp, ứng xử tùy thuộc vào đối tượng, tùy thuộc vào hoàn

cảnh, tùy nhiệm vụ và nội dung giao tiếp…

– Nội dung giao tiếp tiếp sư phạm trong nhà trường chủ yếu là những tri thức

khoa học của bộ môn: bao gồm những phạm trù, khái niệm, công thức, tiên đề, sự

5

kiện, quy luật … là điểm tựa, là cái khung. Còn ngôn ngữ nói của thầy cô là

phương tiện chủ yếu chuyển tải những nội dung bài giảng, sao cho các em dễ hiểu,

dễ nhớ, ghi chép được, có thể vận dụng sáng tạo, để làm bài tập, thực hành được

trong đời sống sinh hoạt một cách tự giác.

– Để thu hút sự chú ý của học sinh giọng nói của giáo viên cần được thay đổi

lên bổng, xuống trầm, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, tư thế đứng, ngồi sao cho hợp lí

với thói quen cá nhân, phù hợp với khung cảnh không gian, thời gian,lời giảng cấn

súc tích, chứa đựng nhiều thông tin kích thích được sự động não của học sinh.

Việc lên lớp và kết thúc tiết giảng, cần đúng giờ. Các bước lên lớp ở mỗi loại tiết

học, nên theo một trình tự khoa học nghiệp vụ sư phạm, các phương tiện nghe

nhìn, giáo cụ trực quan cần được đưa ra trình bày đúng chỗ, những thắc mắc, câu

hỏi học sinh lien quan đến bài giảng cần được giải đáp rõ rang, dễ hiểu.

3.Kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm

– Mục đích kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm phải được cả giáo viên và học

sinh đều nhận thức được: đã thực hiện được nội dung, nhiệm vụ giao tiếp và đều

hiểu được điểm dừng tại đó.

– Mỗi thầy cô thường có tín hiệu riêng để kết thúc bài giảng, buổi giao tiếp.

Kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm không phải là không gạp lại mà còn là hẹn

gặp lại tiếp theo, do vậy cần thiết nên có các tín hiệu (bằng lời nói, cử chỉ, điệu

bộ, tư thế, hoặc hành vi như xóa bảng, cho sách vở, giáo án vào cặp, hoặc xem

đồng hồ…) chuẩn bị kết thúc quá trình giao tiếp. Không nên tạo ra một sự hụt hẫng

đột ngột, khi nội dung bài giảng còn đang dở dang, hoặc dừng mà mục đích yêu

cầu giao tiếp chưa đạt được.

– Có thể dừng giao tiếp nhưng để lại sự lưu luyến cho đối tượng giao tiếp, biết

tạo cho các em tâm thế chờ đợi quá trình giao tiếp (giờ học) tiếp theo.

– Nên kết thúc quá trình giao tiếp làm sao để học sinh luôn có mong muốn gặp

lại thầy cô cả về sự mẫu mực nhân cách, chiều sâu về năng lực chuyên môn, sự bản

lĩnh về trí tuệ.

4. Sự thống nhất các giai đoạn trong tình huống giao tiếp sư phạm.

Ba giai đoạn này bao giờ cũng thống nhất tác động qua lại lẫn nhau trong một

tình huống giao tiếp cụ thể. Không ít những trường hợp chính khi diễn biến quá

trình giao tiếp thầy cô mới hiểu rõ học sinh, thay đổi quan điểm, đánh giá, nhận xét

học sinh. Khi kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm mới có đủ thông tin về học sinh.

Điều chỉnh, định hướng, đánh giá học sinh xảy ra liên tục ở các giai đoạn giao tiếp

sư phạm… Mỗi tình huống giao tiếp sư phạm, học sinh lại bộc lộ một phần bản

chất của mình. Sẽ là ngộ nhận chủ quan nếu chỉ qua một vài tình huống sư phạm

mà đánh giá nhân cách các em. Nhưng nếu không có mô hình định hướng nhân

cách của học sinh giáo viên sẽ sử dụng các phương pháp giao tiếp không phù hợp

dẫn đến hiệu quả và giáo dục sẽ thấp.

III. Các phương tiện giao tiếp sư phạm.

1. Ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm

a. Đặc điểm của ngôn ngữ:

– Ngôn ngữ là sản phẩm văn hóa, xã hội của loài người, được phát triển trên

nền tảng sinh học qua hàng nghìn năm tiến hóa.

6

– Ngôn ngữ mang tính chất tổng hợp tượng trưng, có thể truyền đi bất cứ một

loại thông tin nào, đặc biệt để diễn tả các trạng thái tâm lí, đời sống tinh thần… của

con người. Nhờ có đặc điểm này mà con người mới hợp tác với nhau để tổ chức xã

hội ngày càng phát triển, tiến bộ và văn minh.

– Ngôn ngữ mang tính chất lịch sử phát triển xã hội, bao giờ nó cũng mang tính

kế thừa và phát triển liên tục, cùng với sự phát triển văn hóa, văn minh của xã hội.

– Trong các loại ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp sư phạm thì ngôn ngữ nói

giữ một vị trí hàng đầu trong quá trình dạy học và giáo dục.

a.1.Đặc điểm ngôn ngữ nói trong giao tiếp sư phạm

– Ngôn ngữ nói bao giờ cũng có các thành phần ngữ pháp, ngữ âm.

– Ngôn ngữ nói chứa đựng nghĩa xã hội.

– Ngôn ngữ nói được xã hội và cá nhân sử dụng trong giao tiếp với những

người xung quanh, do vậy, khi cá nhân sử dụng ngôn ngữ nó hàm chứa ý cá nhân ở

đó.

– Ngôn ngữ nói được sử dụng trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể, do

vậy ít nhiều mang tính chất tình huống cụ thể.

a.2. Đặc điểm cá nhân về ngôn ngữ nói.

– Đặc điểm rõ nhất về ngôn ngữ nói của cá nhân là phát âm, giọng điệu lời nói,

tốc độ nói đã tự nó phản ánh chân thật tình cảm của thầy cô, nó thực hiện chức

năng trong giao tiếp sư phạm như: khuyến khích, động viên, răn đe, ngăn cấm…

Giọng nói, nhịp điệu tác động trực tiếp vào nhận thức, chú ý, cảm xúc ở các em,

kích thích sự phát triển trí tuệ ở học sinh.

– Ngôn ngữ của thầy cô trên lớp mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng, gọn, dễ hiểu,

đúng chuẩn tiếng việt, bởi lẽ học trò không chỉ học cốt hiểu bài, mà còn học cách

diễn đạt chuẩn tiếng Việt để cho giáo viên và người khác hiểu được. Lời giảng của

giáo viên thực hiện chức năng nhận thức đối với học sinh, chức năng định chuẩn

mẫu lời nói để học sinh bắt chước.

– Trong giao tiếp sư phạm mỗi giáo viên có phong cách lời nói khác nhau tùy

thuộc vào sự rèn luyện cá nhân, vào bộ môn mình giảng dạy, nhưng phải luyện tập

mới có được.

– Để giao tiếp sư phạm thành công mỗi giáo viên cần phát huy thế mạnh, những

đặc điểm cá nhân về ngôn ngữ nói của mình, để tạo ra những ấn tượng cần thiết,

giúp học sinh hiểu được những nội dung tri thức khoa học và dễ dàng bắt chước

những hành vi ngôn ngữ nói, mang tính chuẩn mực xã hội đương thời.

b.Ngôn ngữ viết

– Chữ viết của giáo viên dễ đọc, dễ hiểu, đúng ngữ pháp và chuẩn tiếng việt, lời

văn trong sáng, mạch lạc, chính xác, rõ ý và nghĩa để học sinh phát huy ưu điểm,

khắc phục nhược điểm bài viết của mình lần sau viết tốt hơn.

– Khi sửa câu, lời văn đường nét hoặc kiểu chữ, cần viết mực đỏ để học sinh dễ

nhận ra những sai sót của mình. Giáo viên luôn thường trực trong ý thức là viết

mẫu cho học sinh noi theo.

2. Hành vi, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp sư phạm.

a. Giao tiếp sư phạm qua nét mặt

7

– Nhờ có năng lực biểu cảm qua nét mặt, làm cho tiến trình giao tiếp sư phạm

của giáo viên với học sinh càng nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc hơn.

– Giao tiếp bằng đôi mắt: khi giao tiếp sư phạm trên lớp và đặc biệt nghe học

sinh trả lời, phảm ứng đôi mắt của thầy cô và của các em thể hiện rất linh hoạt,

nhạy cảm. Thường khi học sinh thuộc bài các em nhìn thầy cô tự tin hơn khi không

thuộc bài. Ánh mắt dịu hiền, trìu mến, tự tin của thầy cô càng đem lại nhiều thành

công trong giao tiếp…

– Ánh mắt thực hiện các chức năng giao tiếp và giao tiếp sư phạm sau:

+ Tín hiệu về sự đồng ý hay không đồng ý

+ Tín hiệu về tình cảm ( yêu, quý, ghét, giận…)

+ Tín hiệu về mức độ nhận thức ( hiểu bài hay không hiểu bài, hứng thú

nghe….)

+ Tín hiệu về nhu cầu, lòng mong muốn

+ Tín hiệu điều chỉnh hành vi thái độ của hai bên.

b. Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đứng, đi…

– Điệu bộ, cử chỉ tay chân, tư thế, dáng đứng… vô cùng phong phú nhưng

cũng vô cùng quan trọng. Mỗi cử chỉ, điệu bộ, tư thế, dáng đứng… là một trạng

thái xúc cảm, một tín hiệu của giao tiếp sư phạm của thầy giáo đối với học trò.

– Đối với giáo viên các cử chỉ điệu bộ cần mang ý nghĩa giáo dục (thậm chí cả

thói quen tốt) đối với học sinh, ý nghĩa giáo dục thường thể hiện qua nhịp điệu hài

hòa hợp lí, cường độ và tốc độ của cử chỉ điệu bộ phù hợp với đối tượng hoàn cảnh

cụ thể.

– Tư thế của con người tác động trực tiếp vào nhận thức cảm tính, vì thế tư thế

của giáo viên cần được rèn luyện đĩnh đạc, đường hoàng, ung dung, thư thái, tự

tin…để xây dựng cho học sinh những phản ứng, hành vi, tư thế đáp ứng lại tương

tự, để rèn cho học sinh những hành vi và thói quen tốt.

c. Hành vi

– Hành vi được hiểu là sự phối hợp vận động của toàn bộ các bộ phận, giác

quan, tư thế của cơ thể hướng vào một đối tượng nhất định.

– Hành vi giao tiếp sư phạm trước hết thể hiện thái độ của thầy cô đối với học

sinh và ngược lại. Vì vậy thái độ nhân hậu, khoan dung, hết lòng thương yêu học

sinh là nguồn gốc tâm lí của hành vi giao tiếp sư phạm của giáo viên. Học sinh có

thái độ tôn trọng thầy cô, tôn sư trọng đạo, lễ phép, cung kính đối với giáo viên là

nội dung tâm lí chủ đạo, thường trực ở các em khi tiếp xúc với giáo viên.

– Hành vi giao tiếp sư phạm còn thể hiện ở nội dung nhận thức về các vấn đề:

làm thế nào để các em hiểu bài trên lớp, nắm vững được các tri thức khoa học, tập

được những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng nhân cách con người mới…

Những nội dung này thường chỉ đạo hành vi của giáo viên.

– Hành vi giao tiếp sư phạm của giáo viên hướng vào mục tiêu giáo dục của

bậc tiểu học xây dựng đạo đức, phát triển trí tuệ, thể lực và năng lực thẩm mĩ của

các em, phù hợp với sự đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

– Hành vi của giáo viên và học sinh phụ thuộc vào đối tượng giao tiếp cụ thể,

hoàn cảnh cụ thể….Hành vi của giáo viên trong giao tiếp với học sinh phải linh

hoạt, mềm dẻo, tinh tế.

8

d. Trang phục trong giao tiếp sư phạm

– Trang phục trong giao tiếp thường được thể hiện qua các đặc trưng: kiểu, sắc

mầu, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc…

– Trong giao tiếp sư phạm, trang phục của thầy cô giáo cần: đúng kiểu cách, sắc

màu trang nhã, hài hòa lịch sự, văn minh, chu đáo, cẩn thận, gọn gàng… để học

sinh noi theo và học tập.

IV. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm

1. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm

Nguyên tắc giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống những quan điểm nhận

thức chỉ đạo, định hướng hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên đối với

học sinh và ngược lại.

2. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm

a. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm (Tính mô phạm trong giao

tiếp).

– Nhân cách của giáo viên phải là nhân cách mẫu mực cho các em noi theo.

– Những biểu hiện của nhân cách mẫu mực:

+ Sự mẫu mực về trang phục, hành vi cử chỉ, hành vi ngôn ngữ nói… tất cả

những biểu hiện này phải thống nhất.

+ Thái độ và những biểu hiện của thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi.

+ Đặc biệt khi sử dụng hành vi ngôn ngữ, cách dùng từ, chọn từ… có phong

cách ngôn ngữ phong phù hợp với tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp.

– Nhân cách mẫu mực phải thường xuyên rèn luyện mới có được. Nhân cách

mẫu mực của giáo viên, tạo ra uy tín, đảm bảo thành công trong giao tiếp sư phạm.

b. Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp.

– Trong giao tiếp với các em, coi các em là con người với đầy đủ các quyền

được vui chơi, học tập, lao động, nhận thức… với những đặc trưng tâm lý riêng,

bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội. Giáo viên không nên áp đặt, ép

buộc thái quá bắt các em phải theo ý thầy cô một cách máy móc, duy ý chí.

– Tôn trọng nhân cách học sinh được biểu hiện:

+ Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình bày diễn đạt ý muốn, nhu cầu

nguyện vọng của mình…

+ Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trung

thực, khi tiếp xúc với các em với mục đích khích lệ hoặc ngăn cấm các em một

cách rõ ràng.

+ Tôn trọng nhân cách các em, thể hiện rõ nét nhất qua hành vi, ngôn ngữ. Bất

luận trong trường hợp nào cũng không được dùng những từ, những câu xúc phạm

đến nhân cách của các em.

+ Hành vi, cử chỉ điệu bộ… phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ luôn giữ ở

trạng thái cân bằng có nhịp điệu khoan hòa, cần tránh những cử chỉ bột phát, ngẫu

nhiên, nóng giận… khi tiếp xúc với các em.

+ Tôn trọng các em còn thể hiện ở trang phục gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu

cách.

c. Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm.

9

– Bản chất cái thiện trong giao tiếp sư phạm là dành những điều kiện thuận lợi,

dành những tình cảm tốt đẹp cho học sinh, khuyến khích các em học tập tốt, lao

động tốt, chăm học chăm làm, đem lại niềm vui cho các em.

– Thiện ý của giáo viên thể hiện rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét, sự công

bằng trong đối sử, luôn cố gắng, phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, khích lệ

học sinh cố gắng vươn lên…

– Thiện ý trong khi giao các công việc của lớp. Tuỳ từng hoàn cảnh, tình

huống, thiện ý phải đặt đúng chỗ thì mới đảm bảo giao tiếp sư phạm thành công:

ngược lại thì rất có hại.

d. Đồng cảm trong giao tiếp

– Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí mình vào vị trí của

học sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm. Nhờ có sự đồng cảm, thầy cô mới có

hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của các em.

– Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn cho học sinh.

Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan

dung…

– Để thực hiện hành vi ứng xử với học sinh theo nguyên tắc này, giáo viên phải

quan tâm, tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh gia đình các em.

3. Một số thủ thuật khéo léo đối xử sư phạm:

– Thành thật, quan tâm chú ý đến học sinh trong sinh hoạt hàng ngày.

– Biết mỉm cười chân thật khi tiếp xúc với các em.

– Giọng nói thể hiện thái độ thiện cảm, dịu hiền, ôn tồn,ngay cả lúc bực dọc

nhất.

– Biết chăm chú lắng nghe, khuyến khích mọi người quan tâm đến học sinh.

– Biết gợi lên những suy nghĩ, nói ra được những điều học sinh mong muốn

hoặc khó nói, giúp các em biết tự đánh giá, vượt qua những khó khăn trong cuộc

sống để có được những thành công.

– Tạo ra cảm giác an toàn, vui vẻ cho học sinh khi tiếp xúc.

– Cần có những lời khen thành thật khi bắt đầu nói chuyện với học sinh đặc đặc

biệt là học sinh cá biệt.

V. Phong cách giao tiếp sư phạm

1. Bản chất phong cách và phong cách giao tiếp sư phạm:

a. Khái niệm phong cách giao tiếp sư phạm

Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp thủ

thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động tương đối ổn định, bền vững của học sinh và

giáo viên trong quá trình tiếp xúc nhằm truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốn

sống kinh nghiệm kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng tòan diện nhân cách ở học

sinh.

b. Bản chất phong cách.

* Phong cách bao gồm ba dấu hiệu cơ bản đó là:

– Hệ thống những phương pháp thủ thuật, tiếp nhận, phản ứng hành động tương

đối ổn định, bền vững của cá nhân. Nghĩa là cá nhân hoạt động, ứng xử… tương

đối như nhau trong tình huống khác nhau.

10

– Hệ thống những phương pháp thủ thuật… quy định những đặc điểm khác

biệt giữa các cá nhân.

– Hệ thống những phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với những

thay đổi của môi trường (nhất là môi trưỡng xã hội). Dấu hiệu này nói lên sự linh

hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật… ứng xử của cá nhân.

* Phong cách cá nhân gồm có hai phần:

– Phần ổn định: quy định sự khác biệt cá nhân, chính cấu tạo và chức năng hoạt

động của các giác quan, hệ thần kinh, biểu hiện thói quen phản ứng trả lời kích

thích tác động.

– Phần linh hoạt cơ động của phong cách, giúp cá nhân thích ứng với môi

trường sống thay đổi.

+ Con người sống trong hiện thực khách quan rất sinh động, sự thay đổi của tự

nhiên xã hội thường xảy ra hàng ngày hàng giờ. Sự thay đổi của môi trường sống

là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi phong cách của con người.

+ Phong cách thay đổi theo lứa tuổi, sự phát triển cơ thể ở giai đoạn khác nhau

của lứa tuổi và đồng thời với các quan hệ xã hội làm cho phong cách con người

thay đổi theo.Ngay một giai đoạn phát triển của một lứa tuổi. Phong cách cũng

thay đổi trong quan hệ con người.

+ Sự thay đổi nghề nghiệp, cách làm ăn sinh sống…làm thay đổi phong cách

ứng xử con người.

+ Tình trạng sức khỏe, đặc biệt những xúc động mạnh của đời sống tinh thần

như mất niềm tin, mất người thân…) đã phản ánh vào sắc thái, phong cách của con

người.

+ Phần linh hoạt, cơ động của phong cách do mỗi cá nhân tự tạo lập, tập nhiễm

được trong cu ôcj sống và hoạt động của mỗi con người cụ thể, trong các mối quan

hệ người, quan hệ xã hội mà họ tham gia. Nhờ có đặc điểm này, công tác giáo dục

mới phát huy được thế mạnh của mình bằng cách xây dựng cho học sinh những

thói quen hành vi ứng xử có văn hóa trong giao tiếp với con người. Dưới tác động

của giáo dục và dạy học phong cách của học sinh được hình thành và phát triển

đúng hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội.

2. Các loại phong cách giao tiếp sư phạm

a. Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm.

– Thực chất phong cách dân chủ trong tiếp xúc với học sinh là giáo viên biết

coi trọng những đặc điểm tâm lí cá nhân, vốn kinh nghiệm sống, nhu cầu nhận

thức, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức của học sinh.Giáo viên

ý thức được điều đó và hành động, ứng xử cũng theo nội dung trên. Nhờ đó mà dự

đoán chính xác các mức độ phản ứng hành động của học sinh trong và sau quá

trình giao tiếp.

– Phong cách dân chủ còn thể hiện biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình

bày, diễn đạt ý muốn, nhu cầu nguyện vọng, tôn trọng nhân cách các em, những đề

nghị chính đáng của học sinh, được giáo viên đáp ứng kịp thời về hành động hoặc

có lời giải thích rõ ràng.

– Phong cách dân chủ còn tạo ra ở học sinh tính sáng tạo, sự ham mê khám phá

thế giới xung quanh, kích thích hoạt động nhận thức, giúp các em thấy rõ vị trí, vai

11

trò của mình trong học tập, trong nhóm bạn bè, ý thức rõ bổn phận và trách nhiệm

của mình trong việc tu dưỡng và rèn luyện bản thân để hoàn thiện nhân cách, luôn

đáp ứng với yêu cầu của xã hội .

– Tuy nhiên, phong cách dân chủ trong tiếp xúc với học sinh không có nghĩa là

giáo viên “nuông chiều, thả mặc học sinh’’ không tính đến yêu cầu ngày càng cao

đối với các em trong mọi hoạt động. Dân chủ phải tuân theo mục tiêu giáo dục nói

chung và mục tiêu giáo giục ở các bậc học nói riêng để đào tạo và rèn luyện thế hệ

trẻ trở thành những công dân đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

– Dân chủ cũng không có nghĩa là quá đề cao cá nhân hoặc theo đuôi những đòi

hỏi không xuất phát từ lợi ích chung. Dân chủ không phải là xóa đi danh giới giữa

thầy và trò, dân chủ lại càng phải “tôn sư, trọng đạo”.

– Đối với thầy cô phong cách dân chủ càng thể hiện tấm gương sống động, một

hình mẫu nhân cách mẫu mực để học sinh học tập.

b. Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm.

– Nội dung phong cách này xuất phát từ nội dung hoạt động học tập sinh hoạt

tập thể hoặc hoạt động xã hội. Giáo viên có phong cách này thường hay xem nhẹ

những đặc điểm riêng về nhận thức, cá tính, nhu cầu, động cơ, hứng thú của học

sinh, do đặt mục đích giao tiếp thường xuyên xuất phát từ công việc và giới hạn

thời gian thực hiện một cách “cứng nhắc’’. Chính vì thế khi tiếp xúc với học sinh

và nhất là giao việc cho các em thường có những đòi hỏi “xa lạ’’, những đòi hỏi

học sinh khó đạt được trong hoạt động.

– Khía cạnh khác của phong cách này thường thể hiện cách đánh giá hành vi

ứng xử đơn phương, một chiều, xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản thân. Đáp lại

thái độ ứng xử và hành vi độc đoán của giáo viên, học sinh có thể hình thành tâm

thế trước mặt giáo viên tỏ ra “ngoan, lễ phép”, thực hiện hành vi chỉ là miễn

cưỡng, không hứng thú, không say mê, chống đối ngầm.

– Tuy nhiên, phong cách độc đoán cũng có tác dụng nhất định. Đặc biệt, đối với

công việc cấp bách, phải kiên quyết hoàn thành dứt điểm trong một thời gian ngắn,

nếu không có những giải pháp dứt khoát, kiên quyết, cứng rắn…thì không thể hoàn

thành công việc. Phong cách này cũng phù hợp với các em có khí chất linh hoạt,

nóng nảy thường có thói quen “dứt điểm” nhanh chóng khi thực hiện công việc các

em mong muốn nhìn thấy có kết quả công việc ngay.

– Giáo viên có phong cách giao tiếp này thường trung thực, thẳng thắn, nhiều

khi vụng về thiếu tế nhị trong tiếp xúc với người khác.

c. Phong cách tự do.

– Bản chất của phong cách này là thái độ, hành vi cử chỉ, điệu bộ ứng xử của

giáo viên đối với học sinh dễ thay đổi trong những hoàn cảnh giao tiếp thay đổi.

Phong cách này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi xen lẫn “khéo léo đối xử

sư phạm’’. Cũng có những trường hợp biểu hiện như là giao tiếp ngẫu nhiên.

– Phong cách tự do, có ưu thế là phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức ở

học sinh, kích thích được tư duy độc lập sáng tạo ở các em vì nó được xây dựng

trên nền tảng tôn trọng nhân cách học sinh. Giáo viên có phong cách này khi giao

việc thường chỉ kiểm tra sản phẩm mà ít quan tâm đến việc kiểm tra quá trình tạo

ra sản phẩm. Phong cách tự do kích thích được tính tự giác của học sinh trong học

12

tậpnhaats là đối với những học sinh ngoan, học giỏinhuwng ngược lại với một số

học sinh lười học, chưa ngoan nhiều khi giáo viên có phong cách này không bám

sát học sinh liên tục rất dễ tạo ra ở các em tính lười nhác và nhiều khi các em bị

hổng kiến thức…

– Phong cách tự do có những đặc trưng sau:

+ Dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung, đối tượng giao tiếp

+ Trong nhiều trường hợp giáo viên không làm chủ được xúc cảm của mình,

trong tâm trí của giáo viên những quy định pháp lý về quan hệ thày – trò thường bị

coi nhẹ, trong tiếp xúc với học sinh thường tỏ ra dễ dãi có lúc, có nơi có những em

tỏ ra thiếu đứng đắn bình đẳng với thầy cô mà họ cũng không hề quan tâm.

+ Phạm vi giao tiếp của phong cách tự do rộng, mức độ nông cạn, hời hợt, ấn

tượng không sâu sắc, thường để lại ấn tượng trong học sinh sự coi thường nhân

cách thầy cô.

– Phương tiện giao tiếp được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần điệu bộ, cách nói năng,

xã giao đơn điệu nhàm chán.

Kết luận: Tất cả các phong cách giao tiếp sư phạm nêu trên đều có những ưu

điểm và hạn chế nhất định. Trong giao tiếp với học sinh và giáo viên thường thể

hiện sự pha trộn cả ba phong cách mới đem lại hiệu quả giáo dục cao.

VII. kỹ năng giao tiếp sư phạm.

1. Khái niệm.

Kỹ năng giao tiếp sư phạm là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi

ngôn ngữ phối hợp hài hòa hợp lí của giáo viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với

học sinh đạt kết quả cao trong hoạt động giáo dục và dạy học, với sự tiêu hao năng

lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất, trong những điều kiện thay đổi.

2. Các nhóm kĩ năng trong giao tiếp sư phạm.

1. Nhóm các kĩ năng định hướng giao tiếp

– Thực chất kĩ năng định hướng là phác thảo chân dung tâm lí của học sinh, tập

thể học sinh hoặc phụ huynh học sinh mà người giáo viên tiếp xúc để thực hiện

mục đích giáo dục. Việc phác thảo chân dung tâm lí đối tượng giao tiếp, càng

đúng, càng chính xác thì việc giao tiếp đạt hiệu quả cao.

– Kĩ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào biểu lộ bên ngoài của ngôn

ngữ, cử chỉ, điệu bộ v.v.. mà phán đoán chính xác trạng thái bên trong cuả chủ thể

và đối tượng giao tiếp.

– Nhóm kĩ năng định hướng có thể chia thành:

a. Định hướng trước khi tiếp xúc với đối tượng .

Trước khi tiếp xúc với một đối tượng nào, chủ thể cần có những thông tin cần

thiết về đối tượng đó. Ví dụ: Tên đối tượng đó là gì ? Ở đâu ? Có những cá tính gì?

Bố mẹ làm nghề gì? Sinh sống ở đâu…Dựa vào những thông tin này mà chủ thể

giao tiếp “phác thảo chân dung tâm lí’’(xây dựng mô hình tâm lí) về đối tượng mà

mình tiếp xúc, từ đó mà dự kiến các “phương án” ứng xử với đối tượng và “ dự

đoán, lường trước” những phản ứng của đối tượng sẽ xảy ra trong quá trình giao

tiếp, có lối ứng xử phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

b. Định hướng bắt đầu tiếp xúc:

13

Định hướng trước khi giao tiếp mới chỉ là thao tác trí tuệ thuần túy diễn ra

trong đầu óc chủ thể giao tiếp. Sự “phác thảo chân dung tâm lí” về đối tượng đó

mới chỉ là mô hình giả định. Khi tiếp xúc với đối tượng, chủ thể gặp mặt trực tiếp

với đối tượng đó, qua tri giác hình dáng, màu da, đặc biệt là các chi tiết trên nét

mặt, ngôn ngữ nói, quần áo, cử chỉ điệu bộ… mà làm chính xác hóa những ý muốn

nhu cầu của cá nhân trong giao tiếp. Sự gặp gỡ trực tiếp là thực tiễn kiểm nghiệm

sự đúng, sai của mô hình giả định trước khi tiếp xúc với con người thật, từ đó ta

nhanh chóng điều chỉnh những chi tiết sai (nếu có) trong mô hình giả định để có

“chân dung tâm lý” chính xác hơn về đối tượng, có phương án ứng xử hợp lý hơn.

Định hướng trong quá trình giao tiếp:

Thực chất của kỹ năng định hướng trong quá trình giao tiếp là sự thành lập các

thao tác trí tuệ cơ động, linh hoạt của chủ thể giao tiếp… đồng thời biểu lộ ra bên

ngoài bằng phản ứng, hành vi,điệu bộ, cách nói năng…. phù hợp với những thay

đổi liên tục của thái độ, hành vi cử chỉ, nội dung ngôn ngữ … mà đối tượng giao

tiếp phản ứng trong quá trình giao tiếp.

Tóm lại: Kĩ năng định hướng giao tiếp giúp giáo viên có được “mô hình nhân

cách của học sinh”, nó quyết định thái độ, hành vi của giáo viên khi tiếp xúc với

học sinh

2. Nhóm các kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng

giao tiếp .

– Nhóm các kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng giao

tiếp thực hiện chức năng xác định hướng giao tiếp sư phạm.

– Nhóm các kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng giao

tiếp có thể được khái quát thành hai nhóm dấu hiệu:

+ Nhóm dấu hiệu bên ngoài được nhận biết bằng nhận thức cảm tính: chiều

cao, dáng người, đầu tóc, quần áo, giới tính…

+ Nhóm các dấu hiệu về nhân cách: tính tình, trí tuệ, xúc cảm, tình cảm, đạo

đức…

– Kết quả cuối cùng của các kĩ năng nhận biết là xây dựng được “mô hình tâm

lý, nhân cách” một cách chính xác về đối tượng giao tiếp.

3. Kỹ năng định vị.

– Kỹ năng định vị thực chất là kỹ năng xây dựng “phác thảo chân dung tâm lý”

về đối tượng giao tiếp ở giai đoạn đúng, chính xác, tương đối ổn định.

– Kỹ năng này là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của

chủ thể giao tiếp vào vị trí của đối tượng giao tiếp, để có thể vui buồn với niềm

vui, nỗi buồn của đối tượng giao tiếp, tạo ra sự đồng cảm trong giao tiếp, tạo điều

kiện để họ chủ động giao tiếp với mình.

– Kỹ năng định vị còn thể hiện ở chỗ chủ thể giao tiếp biết xác định đúng thời

gian và không gian giao tiếp.

– Để có được kĩ năng định vị trong giao tiếp giáo viên phải thường xuyên tiếp

xúc với học sinh, để có chân dung tâm lý đúng về họ, phải có vốn hiểu biết sâu

rộng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, phải hiểu học sinh, thông cảm, đồng cảm

với học sinh.

4. Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp.

14

– Để điều khiển điều chỉnh mình và đối tượng giao tiếp trước hết chủ thể giao

tiếp phải có khẳ năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành vi và phản ứng của mình,

phải có khả năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng giao tiếp.

– Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp gồm có các thành phần sau:

a. Kỹ năng quan sát phát hiện bằng mắt:

Nhận ra những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, sự vận động

của toàn cơ thể của đối tượng giao tiếp. Cần quan tâm những cử chỉ, ánh mắt

ngượng ngùng, lúng túng không ăn nhập, không hợp lý của đối tượng đều chứa

đựng một ý muốn thầm kín trong sâu thẳm của đối tượng hoặc chủ thể giao tiếp.

Những cử chỉ ẩn dấu một thái độ khác thường mà những ai tinh ý mới thấy.

b. Kỹ năng nghe và lắng nghe:

Biết tập trung chú ý, hướng hoạt động ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng nghe

đối tượng giao tiếp nói, để hiểu nội dung những điều họ nói.

Những biểu hiện của kĩ năng nghe là sự nghe, hiểu được điều đối tượng giao

tiếp nói, qua đó phân biệt được sự thay đổi của âm tiết, ngữ điệu, cách dùng từ,

nhịp điệu âm thanh, cách diễn đạt, ngữ pháp…biết nghe không chỉ là nghe được

điều người ta nói ra mà cả những điều không nói lên được, những gì bộc lộ qua

ngôn ngữ không lời. Thông thường, những biểu hiện bên ngoài của sự lắng nghe là

nhìn vào mặt người nói, im lặng, chăm chú, đôi khi có những cử chỉ khích lệ người

nói như gật đầu hoặc bật thành tiếng “vâng”, nhưng cũng có lúc có biểu hiện trái

ngược với phản ứng hành vi người nói mong đợi. Lắng nghe không chỉ là im lặng

nghe người ta nói mà còn phải có thái độ khuyến khích và khơi dậy sự tự cởi mở

của người nói.….

c. Kỹ năng xử lí thông tin:

Việc xử lí thông tin xảy ra rất nhanh, đan xen trong quá trình tiếp nhận thông

tin. Thông thường, ngay trong khi nhìn, nghe tiếp nhận các thông tin từ phía đối

tượng giao tiếp, ở người chủ thể giao tiếp luôn có quá trình thu nhận, sàng lọc, đối

chiếu, so sánh các loại thông tin vốn có trong kinh nghiệm cá nhân, trong đầu óc.

Xử lí thông tin phụ thuộc vào vốn tri thức khoa học, vào sự rèn luyện phản ứng

hành động đặc điểm tâm lý của cá nhân, vốn sống, kinh nghiệm của chủ thể giao

tiếp.

d. Kỹ năng biết điều khiển, điều chỉnh:

– Biết thu hút đối tượng giao tiếp, tìm ra đề tài giao tiếp. Biết thúc đẩy, kìm

hãm tốc độ giao tiếp khi cần thiết, tạo ra những xúc cảm tích cực cho đối tượng

giao tiếp, có hành vi ứng xử phù hợp, khoa học, đúng, chính xác với những nhu

cầu, mong muốn của đối tượng giao tiếp. Biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bản

thân, biết tạo ra hứng thú xúc cảm tích cực cho bản thân mình, biết điều chỉnh, điều

khiển những diến biến tâm lí của mình và phương pháp tiến hành giao tiếp sao cho

phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà vẫn đạt mục đích giao tiếp.

-Kết luận: Điều khiển người khác phải hiểu được những đặc điểm tâm, sinh lý

, hoàn cảnh sống….Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh là kết quả tổng hợp, hài hòa

những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp cá nhân, sự rèn

luyện kiên trì tỉ mỉ với thái độ thiện cảm, yêu thương học sinh.

5. Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp.

15

– Trong giao tiếp, thường sử dụng hai loại phương tiện đó là ngôn ngữ và phi

ngôn ngữ. Hai loại phương tiện này được sử dụng thường xuyên, đan xen, hỗ trợ

lẫn nhau.

– Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp thể hiện ở sự lựa chọn sử dụng các

phương tiện giao tiếp, ở sự kết hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp.

– Đứng trên bục giảng giáo viên phải làm chủ được các phương tiện giao tiếp

của mình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt khái niệm, đặc trưng của giao tiếp và giao tiếp sư phạm.

2. Phân tích các giai đoạn của quá trình giao tiếp sư phạm.

3. Phân tích các nguyên tắc của quá trình giao tiếp sư phạm.

4. Phân tích các phong cách giao tiếp sư phạm.

5. Phân tích các kĩ năng giao tiếp sư phạm.

CHƯƠNG II: THỰC HÀNH VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM

I. Tự đánh giá khả năng giao tiếp

Một số trắc nghiệm để tìm hiểu mức độ, nhu cầu giao tiếp, khả năng giao tiếp,

khả năng ứng xử sư phạm của bản thân.

1.Trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp ( P. O )

a. Mục đích : thử tìm hiểu mức độ nhu cầu giao tiếp

b. Dụng cụ: giấy, bút

c. Cách tiến hành:

Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau, nếu thấy phù hợp với ý kiến của mình thì

ghi chữ “đúng”, nếu không tán thành thì ghi “ không”, không cần bổ sung gì hết.

Sau khi nghe (đọc) câu hỏi xuất hiện trong đầu ý nghĩ đầu tiên là “đúng” hay

“không” thì ghi ngay không cần phải suy nghĩ lâu. Hãy trả lời từng câu hỏi theo

đúng thứ tự đã cho. Có thể gặp một số câu hỏi khó nhưng vẫn cứ trả lời dứt khoát

là “đúng” hay “không”. Hãy thể hiện ý kiến tự do của mình bởi vì đây không có

câu trả lời tốt hay không tốt.

Test nhu cầu giao tiếp

1. Tôi lấy làm hài lòng khi được tham gia các ngày lễ ngày hội.

2. Tôi có thể nén lại những ý muốn nếu chúng đối lập với những mong muốn

của các bạn tôi.

3. Tôi thích nói cho người khác biết cảm tình của mình với họ.

4. Trong khi giao lưu với bạn bè, tôi tập trung nhiều vào việc gây ảnh hưởng

hơn là tình bạn.

5. Tôi cảm thấy rằng: trong quan hệ với bạn tôi có quyền hơn là trách nhiệm.

16

6. Khi tôi được biết về thành tích của bạn tôi không hiểu vì sao tôi cảm thấy

kém vui.

7. Phải giúp đỡ ai đó một điều gì thì tôi mới thấy thỏa mãn với mình.

8. Những băn khoăn, lo lắng của tôi sẽ mất đi khi tôi ở giữa các bạn của mình.

9. Các bạn tôi làm tôi chán ngán lắm rồi.

10. Khi tôi làm một công việc quan trọng, sự có mặt của mọi người làm tôi bực

mình.

11. Khi bị dồn vào thế bí tôi cũng chỉ nói một phần thật mà theo tôi không có

hại gì cho các bạn tôi và những người quen biết.

12. Trong hoàn cảnh khó khăn tôi không chỉ nghĩ nhiều về bản thân mà còn có

những người thân của mình.

13. Sự thay đổi vừa ý của bạn tôi làm tôi thay đổi đến nỗi có thể phát ốm.

14. Tôi thích giúp đỡ người khác ngay cả khi điều đó, gây cho tôi những khó

khăn đáng kể.

15. Vì tôn trọng với bạn, tôi có thể tán thành ý kiến của anh tan ngay cả khi bạn

đó không đúng.

16. Tôi thích những câu chuyện thám hiểm hơn những câu chuyện về tình cảm

con người.

17. Những cảnh bạo lực trong phim làm tôi kinh tởm.

18. Khi có một mình, tôi thường lo lắng, căng thẳng hơn khi ở giữa mọi người.

19. Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong cuộc sống là giao lưu với người khác.

20. Tôi rất thương những con chó và những con mèo hoang.

21. Tôi thích có ít bạn thôi nhưng mà thân thiết.

22. Tôi thích thường xuyên sống giữa mọi người.

23. Chắc chắn là tôi có nhiều người thân hơn những người khác.

24. Tôi muốn thành tích thuộc về tôi nhiều hơn là thuộc về các bạn tôi.

25. Tôi tin vào nhận xét của tôi về một người nào đó hơn là vào những ý kiến

của người khác.

26. Tôi cho rằng sự giàu có về vật chất và địa vị có ý nghĩa hơn là so với niềm

vui được giao lưu với những người mà mình yêu thích.

27. Tôi thông cảm với những ai không có người thân.

28. Trong quan hệ với tôi, người ta thường vô ơn.

29. Tôi thích những câu chuyện về tình bạn, tình yêu không vụ lợi.

30. Vì bạn bè, tôi có thể hi sinh hứng thú của mình.

31. Thuở nhỏ, tôi đã tham gia những nhóm trẻ con mà ở đó chúng tôi luôn

được gắn bó bên nhau.

32. Nếu là nhà báo tôi thích viết về sức mạnh của tình bạn, tình yêu.

Cách đánh giá:

– Cho một điểm cho mỗi câu trả lời “đúng” ở những câu sau: 1, 2, 7, 8, 11, 12,

13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33.

– Cho một điểm cho mỗi câu trả lời “không” ở những câu sau: 3, 4, 5, 6, 9, 10,

15, 16, 25, 27, 29.

– Sau đó tính tổng số điểm và phân loại theo bảng chuẩn dưới đây:

17

Mức

độ

Giới

Nam

Nữ

Các mức độ nhu cầu giao tiếp

Thấp

3 – 21

9 – 23

Dưới TB Trung bình Trên TB Cao

22 – 23

24 – 25

26 – 28 29 – 33

25 – 26

27 – 28

29 – 30 31 – 33

– Dựa vào kết quả của mình, đối chiếu với bảng chuẩn anh (chị) có thể so sánh

mức độ nhu cầu giao tiếp của bản thân với những người khác cùng tham gia trắc

nghiêm.

2. Trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp của Marlau-Crauna

Mục đích, dụng cụ, cách tiến hành cũng tương tự trắc nghiệm nhu cầu giao tiếp

(P.O) trên.

1. Tôi rất chú ý đọc những giấy tờ có đóng dấu.

2. Tôi không băn khoăn khi giúp người bị nạn.

3. Tôi luôn chú ý đến cách ăn mặc của mình.

4. Tôi ăn nóng cả ở nhà lẫn ở cửa hàng.

5. Tôi chẳng bao giờ căm ghét ai.

6. Có khi tôi bỏ dở công việc đang làm vì cho rằng mình không đủ sức hoàn

thành.

7. Đôi khi tôi cũng thích dèm pha về những người vắng mặt.

8. Tôi lắng nghe người nói chuyện với mình dù họ là ai đi nữa.

9. Cũng có khi tôi cố tìm một lí do “xác đáng” để tự bào chữa.

10. Cũng có lúc tôi lợi dụng thời cơ để làm ẩu.

11. Tôi luôn ý thức được khuyết điểm của mình.

12. Đôi khi tôi cố ý trả ơn ai đó về một điều gì để thay cho việc xin lỗi họ.

13. Có khi tôi đòi làm cho kì được theo ý mình.

14. Trong thâm tâm, tôi không hề chống đối khi người khác từ chối giúp đỡ tôi.

15. Khi có những ý kiến chống đối mình tôi không bao giờ bực tức cả.

16. Trước khi đi xa, tôi luôn cân nhắc tỉ mỉ xem cần mang theo cái gì.

17. Có lúc tôi bực mình khi có người nhờ tôi giúp đỡ họ.

18. Đôi khi tôi thèm muốn sự thành công của người khác.

19. Khi có người phải đau khổ, buồn phiền thì có lúc tôi cho rằng đó là một sự

trừng phạt thích đáng.

20. Tôi không hề có ý định nói xấu cho ai.

Cách đánh giá:

– Cho một điểm mỗi câu trả lời “đúng” ở những câu sau: 1, 3, 5, 11, 14, 15, 16,

20.

– Cho một điểm mỗi câu trả lời “không” ở những câu sau: 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13,

17, 18, 19.

– Tính tổng số điểm và phân loại theo tiêu chuẩn sau :

+ Nhu cầu giao tiếp trung bình của nam là :

M = 10,66 ± 3,29

+ Nhu cầu giao tiếp trung bình của nữ là :

M = 11,46 ± 3,21

18

Cả hai nhóm trắc nghiệm trên đều có thể tiến hành với từng cá nhân hay với cả

nhóm.

3. Trắc nghiệm khả năng của V.P.Dakharov

a. Mục đích

Thử tìm hiểu những khả năng tiềm tàng trong giao tiếp của mỗi cá nhân. Qua

trắc nghiệm mỗi con người thấy được cái mạnh, cái hạn chế của mình trong quan

hệ giao tiếp.

b. Dụng cụ : giấy, bút.

c. Cách tiến hành

– Sau khi đọc kĩ lần lượt từng câu hỏi và câu trả lời tương ứng a, b, c nếu câu

trả lời phù hợp với bạn sẽ được đánh dấu “+” trên bảng ghi kết quả tương ứng.

– Không mất nhiều thời gian suy nghĩ khi trả lời. Thời gian dùng để trả lời tất

cả các câu hỏi là 30 phút.

– Không gạch, xóa và ghi gì trên các câu hỏi, chú ý kiểm tra số thứ tự câu hỏi

và trả lời trên bảng ghi kết quả phù hợp tránh nhầm lẫn bỏ sót.

Mong các bạn trả lời đầy đủ, chính xác, trung thực để nghiệm thu kết quả tốt.

1. Tôi tiếp xúc quan hệ với mọi người dễ dàng và tự nhiên.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không đúng

2. Khi giao tiếp tôi biết kết hợp hài hòa nhu cầu sở thích của mình và mọi

người.

a. Đúng

b. Không an toàn

c. Không

3. Tôi hay suy nghĩ việc riêng và ít chú ý nghe khi tiếp xúc nói chuyện với

người khác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

4. Không dễ dàng tự kiềm chế mình khi người khác trêu chọc, khích bác, nói

xấu tôi.

5. Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào câu chuyện của người khác

a. Đúng

b. Còn tùy người

c. Không

6. Mọi người cho rằng tôi nói hấp dẫn, có duyên.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

7. Tôi gặp khó khăn khi phải tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác.

a. Đúng

b. Gần như thế

c. Không

19

8. Trong tiếp xúc tôi không cố tình dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình ủng

hộ của người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

9. Tôi không thể tự mình duy trì được nề nếp trong cơ quan, trong tổ của mình.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

10. Tôi rất áy náy khi làm phiền người khác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

11. Tôi thường cúi đầu hoặc quay mặt hướng khác khi tiếp xúc với người lạ.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

12. Nói chuyện với bạn bè không cần phải chú ý đến nhu cầu, sở thích của họ.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

13. Tôi cảm thấy có thể nhắc lại bằng lời của mình những gì mà người tiếp xúc

đã nói.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

14. Tôi khó mà giữ được bình tĩnh khi tiếp xúc với người định kiến, chụp mũ

cho tôi.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

15. Không phải ai cũng biết rõ ngay là mình phải làm gì, khi nào và làm như

thế nào vì thế cần phải chỉ dẫn, khuyên bảo họ ngay.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

16. Tôi thường diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

17. Thậm chí khi người nói chuyện đưa ra lí lẽ mời tôi cũng không chú ý và

thường bỏ ngoài tai.

a. Đúng

b. Đôi khi

20

c. Không

18. Tôi thường “nói có sách, mách có chứng” khi có tranh luận.

a. Đúng

b. Còn tùy lúc

c. Không

19. Khi tôi tin điều gì đó 100% tôi cũng không nói như đinh đóng cột.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

20. Không phải lúc nào tôi cũng biết được thái độ đối xử của người khác với

tôi.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

21. Tôi không đồng tình với những người niềm nở ngay lập tức khi tiếp chuyện

với những người chưa quen lắm.

a. Đúng

b. Khó trả lời

c. Không

22. Không thú vị khi quan tâm đến việc riêng của người khác.

a. Đúng

b. Còn tùy lúc

c. Không

23. Tôi có thể diễn đạt chính xác ý đồ của người nói chuyện khi họ tiếp xúc với

tôi.

a. Đúng

b. Còn tùy lúc

c. Không

24. Tôi thường không bình tĩnh lắm khi tranh cãi.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

25. Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách an ủi người đang có điều gì lo

lắng, buồn phiền.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

26. Tôi không thích nói nhiều vì rằng đằng sau lời lẽ ấy chẳng có gì đáng chý ý

cả.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

27. Nhiều vấn đề không giải quyết được vì mọi người không chịu nhường nhịn

nhau khi tranh luận.

21

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

28. Tôi chưa học được cách thuyết phục có hiệu quả người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

29. Tôi biết cách xây dựng bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau trong cơ

quan.

a. Đúng

b. Không tin tưởng lắm

c. Không

30. Ngay lập tức tôi có thể thờ ơ, lãnh đạm khi thấy đứa trẻ khóc.

a. Đúng

b.Hiếm khi

c. Không

31. Trong giao tiếp, mở đầu câu chuyện đối với tôi rất khó khăn.

a. Đúng

b.Còn tùy lúc

c. Không

32. Tôi ít khi có ý định tìm hiểu ý đồ của người khác khi họ tiếp xúc với tôi.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

33. Tôi hay để ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói của người nói chuyện

vì những chỗ đó cho tôi nhiều thông tin quan trọng về họ hơn cả những gì họ nói

ra.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

34. Mọi người cho rằng tôi không có khả năng tự chủ cảm xúc khi tranh luận.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

35. Tôi có cách ngăn cản người hay nói.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

36. Tôi luôn sẵn sàng học cách nói gọn gàng, sáng sủa, dễ hiểu.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

37. Không nên giữ khư khư ý kiến nếu biết rằng nó sai lầm trong khi tranh

luận.

22

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

38. Nếu người khác có ý kiến trái ngược tôi không phí thời gian thuyết phục

họ.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

39. Tôi thường tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của

bạn bè.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

40. Tôi rất nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè, người than.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

41. Tôi cần nhiều thời gian để thích nghi với đơn vị mới.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

42. Nhiều việc mà người khác quan tâm tôi cũng để ý đến.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

43. Trong thực tế, thường xảy ra là người nói chuyện nói một đằng còn tôi biết

rằng họ ngụ ý về vấn đề khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

44. Mọi người đã làm cho tôi mất cân bằng cảm giác.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

45. Tôi không biết làm cách nào ngăn cản người hung hăng trong khi tranh

luận.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

46. Tôi chưa có kĩ năng diễn đạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

23

47. Nhiều khi tôi nhận thấy đại đa số người ta giữ nguyên ý kiến của mình đến

cùng khi tranh luận.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

48. Thực tế cho thấy tôi thuyết phục lại người nói chuyện với mình không khó

khăn lắm.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

49. Trong nói chuyện tôi thường giữ vai trò tích cực, sôi nổi.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

50. Điều khó chịu của người thân làm tôi áy náy, băn khoăn khá lâu.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

51. Tôi không bao giờ từ chối tiếp xúc với người lạ.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

52. Nếu quan tâm, để ý tới tất cả những gì mà người khác làm chỉ tốn thời gian

vô ích mà thôi.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

53. Đôi khi mọi người nói rằng tôi không quan tâm đến bạn bè lắm.

a. Đúng

b. Khó trả lời

c. Không

54. Tôi biết tự kiềm chế mình.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

55. Khi người ta càng lung túng bối rối tôi càng ít tác động vào họ.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

56. Không phải lúc nào tôi cũng diễn đạt suy nghĩ của mình dễ hiểu, ngắn gọn.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

24

57. Tiếc rằng nhiều người hay thay đổi quan điểm khi nghe ý kiến của người

khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

58. Người ta cho rằng tôi hơn hẳn họ trong việc thuyết phục người khác.

a. Đúng

b. Không hẳn thế

c. Không

59. Khi giải quyết việc gì trong tập thể tôi cố gắng hướng mọi người tập trung

dứt điểm vào việc đó.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

60. Nhiều lần người ta nói rằng tôi không nhạy cảm với thái độ tiếp xúc của

người khác.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

c. Không

61. Tôi không gặp khó khăn khi tiếp xúc với (đại đa số mọi người) đám đông.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

62. Khi không hiểu người khác muốn gì thì không thể nói chuyện với người đó

có kết quả được.

a. Đúng

b. Không hẳn thế

c. Không

63. Tôi khó tập trung theo dõi lời người khác nói chuyện.

a. Đúng

b. Đôi khi

c. Không

64. Mọi người khó lòng làm tôi mất bình tĩnh.

a. Đúng

b. Còn tùy lúc

c. Không

65. Khi người nói chuyện bị xúc động chi phối tôi không làm họ ngưng lời.

a. Đúng

b. Còn tùy lúc

c. Không

66. Tôi cảm thấy nhiều người nói chuyện rời rạc, không chính xác cần phải uốn

nắn họ ngay.

a. Đúng

b. Không hoàn toàn

25

đựng cả quá khứ, tương lai. – Giao tiếp luôn có sự thừa kế, lựa chọn những gì quá khứ trải qua. Thông quacác phương tiện đi lại giao tiếp như ngôn từ, những phương tiện kĩ thuật nhằm mục đích ghi chép, giữ gìn những di sản văn hóa truyền thống ý thức vật chất, những công cụ sản xuất. – Giao tiếp luôn được tăng trưởng nhưng không phải chỉ so với cá thể mà cònđối với xã hội, hội đồng, dân tộc bản địa, tập thể, nhóm, v.v … hòa quyện vào nền vănminh quả đât. b. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm. – Đặc trưng thứ nhất : trong giao tiếp sư phạm, giáo viên ( chủ thể giáo tiếp ) không chỉ giao tiếp với học viên qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học, mà cònlà tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách cho học viên noi theo ( thầy luôn có sựthống nhất giữa lời nói và việc làm trong đời sống và việc làm ). – Đặc trưng thứ hai của giao tiếp sư phạm là thầy giáo dùng những giải pháp giáodục tình cảm, thuyết phục hoạt động với học viên, thân thiện học viên, chân thành tôntrọng học viên biết đi vào tâm hồn của những em ; đoán trước được những phản ứngcó thể xảy ra ở học viên … biết đề ra những nhu yếu đúng đắn và tương thích với từnghọc sinh để trẻ thuận tiện cởi mở tâm hồn với người lớn. – Đặc trưng thứ ba của giao tiếp sư phạm là sự tôn trọng của nhà nước và xãhội so với giáo viên. Điều 14 – Dự thảo luật giáo dục có ghi : Nhà nước có chủ trương và tạo điều kiện kèm theo để xã hội quý trọng nhà giáo, tôntrọng nghề dạy học ; bảo vệ những điều kiện kèm theo vật chất và ý thức để nhà giáo thựchiện trách nhiệm của mình. Điều 76 – Dự thảo luật giáo dục có ghi : Cấm người học có những hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâmphạm thân thể nhà giáo, cán bộ, công nhân viên nhà trường. Kết luận sư phạm : – Để giao tiếp sư phạm đạt được hiệu suất cao phải tạo được bầu không khí tâm lýthuận lợi trong giao tiếp giữa giáo viên và học viên. – Giáo viên phải thực sự là chủ thể có ý thức tổ chức triển khai thiết kế xây dựng mối quan hệthân thiện, bình đẳng giữa giáo viên và học viên, không nên tạo ra ở học sinhnhững rào cản tâm ý trong quy trình tiếp xúc với giáo viên. 3. Giao tiếp sư phạm và sự tăng trưởng nhân cách học viên – Cuộc sống tâm ý của mỗi con người đều khởi đầu từ giao tiếp. Giao tiếp nóichung, giao tiếp sư phạm nói riêng là điều kiện kèm theo tất yếu hình thành và phát triểnnhân cách cá thể. – Trong giao tiếp sư phạm, nét riêng không liên quan gì đến nhau của sự khôn khéo đối xử sư phạm là ởchỗ : giáo viên có tác động ảnh hưởng tới việc hình thành và tăng trưởng những hành vi, tháiđộ của những con người ( học viên ) mà họ quan hệ. – Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên đã thiết kế xây dựng, tăng trưởng ở học viên đứctính tự nhìn nhận mình, qua đó giúp những em tự xử lý trách nhiệm có hiệu quả tronghọc tập, tổ chức triển khai hoạt động và sinh hoạt đời sống : + Giáo dục đào tạo học viên lòng tự trọng, ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm trước tập thể và tổquốc. + Phát triển tính tích cực của học viên trong quy trình lĩnh hội những cơ sở khoahọc trong giờ lên lớp, tính tích cực trong hoạt động giải trí lao động, trong công tác làm việc xã hộicông ích trong đi dạo vui chơi. + Xây dựng và kích thích sự tăng trưởng ở học viên những tri thức, kĩ năng, đốixử khôn khéo với mọi người trong mái ấm gia đình, với mọi người xung quanh, với ngườilớn, bè bạn và những em bé … – Để việc hình thành và tăng trưởng nhân cách của học viên có tác dụng thì giáoviên phải đi sâu vào quốc tế tâm hồn của học viên, phải biết cư xử một cách khéoléo với những em để khêu gợi ở những em lòng mong ước trở thành những con ngườicó ích cho xã hội. Tổ chức đúng đắn tính quy trình sư phạm trong giờ lên lớp, giáoviên sẽ kích thích học viên tích cực lắng nghe, tâm lý khám phá sâu tài liệu họctập. Khuyến khích những em ra sức khắc phục khó khăn vất vả tự mình triển khai xong nhữngnhiệm vụ học tập. – Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên thiết lập được quan hệ mật thiết với họcsinh, gạt bỏ hàng rào tâm lí giữa giáo viên và học viên thì sẽ giúp giáo viên loại bỏtính chủ nghĩa hình thức trong công tác làm việc giáo dục học học viên. Kết luận : Giao tiếp sư phạm sẽ tạo điều kiện kèm theo thuận tiện, là điều kiện kèm theo tất yếu đểhình thành và tăng trưởng nhân cách của học viên. Để việc hình thành nhân cách củahọc sinh có tác dụng thì giáo viên phải đi sâu vào quốc tế tâm hồn của học viên, biếtđược cái gì đã kích thích những em, cái gì làm những em xúc cảm, phải đối xử những emnhư thế nào để khêu gợi ở những em lòng mong ước trở thành con người có ích choxã hội. 4 Các hình thức giao tiếp sư phạm4. 1 Giao tiếp sư phạm trong nhà trường – Mục đích hầu hết của giao tiếp sư phạm + Mục đích hầu hết của giao tiếp sư phạm trong nhà trường là truyền thụ trithức khoa học có đặc thù chuyên nghiệp theo chương trình nội dung sách giáo khoa giáotrình quy định lượng tri thức tối thiểu của tiết học. Học sinh phải lĩnh hội, hiểu nộidung tri thức đó, làm những bài tập thực hành thực tế tương ứng. + Kích thích sự tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng tư duy phát minh sáng tạo ở học viên, từngbước cung ứng phương pháp học và tự học ở trên lớp và ở nhà. – Đối tượng của giao tiếp sư phạm : + Đối tượng của giao tiếp sư là học viên tiểu học. Đây là lứa tuổi rất hồnnhiên, ngây thơ, trong sáng, bản tính của trẻ luôn bộc lộ ra bên ngoài không hềche giấu, không hề “ đóng kịck ”. Trong mỗi trẻ nhỏ luôn tiềm tàng năng lực pháttriển. + Trẻ ở tuổi tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và tăng trưởng rất nhanh về thểchất, tâm ý, nhưng nó chưa đạt tới độ chín muồi như người trưởng thành. Trẻ tiểuhọc chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lượng để sống sót như một công dân trong xãhội, những em luôn cần sự bảo trợ, trợ giúp của người lớn, của nhà trường, mái ấm gia đình vàxã hội. Kết luận : Từ nghiên cứu và phân tích trên, việc tiếp xúc của thầy, cô giáo so với học sinhcần tế nhị, tôn trọng nhân cách của những em, nhẹ nhàng nhưng vẫn yên cầu cao, nghiêm khắc nhưng lại phải khoan dung, nhân ái. * Nội dung giao tiếp sư phạmNội dung giao tiếp sư phạm đa phần là tri thức khoa học về nghành tự nhiên, xã hội và con người. Do đó trong giảng dạy và giao tiếp với học viên giáo viên cầntrình bày nội dung bài dạy và những yếu tố cần trao đổi với học viên khi tiếp xúcmột cách rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu … làm thế nào để kích thích được sự phát triểntrí tuệ, tư duy phát minh sáng tạo, và hình thành ở học viên những phẩm chất tâm ý tốt. * Phương tiện giao tiếp sư phạmCác phương tiện đi lại hầu hết sử dụng trong giao tiếp sư phạm là : Phương tiện ngônngữ và phi ngôn từ. * Giao tiếp sư phạm được triển khai trong điều kiện kèm theo đặc biệt quan trọng có trường học, bàn, ghế, bảng đen theo những quy cách tương thích với đặc thù tăng trưởng tâm sinhlí trẻ, lớp học thật sạch, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, khônggian và quan hệ thấy trò bảo vệ cho học viên có cảm xúc bảo đảm an toàn, tự tịn, thoảimái … 4.2 Giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường. – Mục đích giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường : truyền đạt và lĩnh hội nhữngvốn sống kinh nghiệm tay nghề xã hội, cung cách hành vi ứng xử trong những quan hệ xã hộimà nhà trường chưa đề cập đến hoặc ít chú ý quan tâm đến. – Đối tượng giao tiếp : Các thành viên trong những nhóm xã hội ( mái ấm gia đình, xóm, làng, phố phường, những đoàn thể mà giáo viên hoạt động và sinh hoạt ở đó ). – Nội dung giao tiếp : Là mạng lưới hệ thống những thao tác hành vi ứng xử, những tư thế, phong thái, nhận thức, biểu cảm, tổ chức triển khai đời sống cá thể, hội đồng với môitrường tự nhiên, môi trường tự nhiên xã hội. – Phương tiện giao tiếp : Phương tiện giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường chủyếu là ngôn từ nói và hành vi cử chỉ, điệu bộ tư thế, phong thái. Tất cả cácphương tiện giao tiếp khác được sử dụng tùy theo thực trạng, đối tượng người tiêu dùng và điềukiện nội dung và mục tiêu giao tiếp. – Giao tiếp sư phạm nhà trường được thực thi trong điều kiện kèm theo thông thường, rấtlinh hoạt và phức tạo hơn nhiều, bởi lẽ, nội dung, mục tiêu và đối tượng người dùng giao tiếpkhác nhau. Ngay cả so với học viên, việc tiếp xúc thầy – trò ngoài nhà trường cũngsinh động, đa dạng chủng loại, có khi những nghi thức giao tiếp cũng đơn thuần hơn, tựnhiên hơn … 5. Đặc điểm giao tiếp của học viên tiểu học : – Việc đi học ở trường đại trà phổ thông là một bước ngoặt trong đời sống của những em. Những mối quan hệ mới với người lớn, với bạn được hình thành. Trẻ được thamgia vào những tập thể ( trường, lớp, tổ, sao, đội … ). Tham gia vào hoạt động giải trí học tập ( hoạt động giải trí chủ yếu ) buộc trẻ phải làm cho đời sống của mình phục tùng tổchức, quy tắc và chế độ sinh hoạt ngặt nghèo. toàn bộ những yếu tố trên ảnh hưởng tác động rấtlớn đến sự hình thành và củng cố những mối quan hệ với hiện thực xung quanh, vớitập thể, với mọi người. – Ở lứa tuổi tiểu học trải qua những hoạt động giải trí và giao tiếp với thầy, cô giáo vớibạn …. học viên tiếp thu những chuẩn mực đạo đức và quy tắc đạo đức xã hội, tạo nêný thức đạo đức, ý thức tập thể, tình cảm đạo đức …. – Thông qua giao tiếp trẻ hình thành ý thức tự chứng minh và khẳng định mình tạo nên nhữngchuyển biến can đảm và mạnh mẽ về hứng thú, tình cảm, tính cách … – Phạm vi giao tiếp của học viên tiểu học hẹp, đa phần trẻ quan hệ với nhữngngười thân trong mái ấm gia đình, với thầy cô giáo, bạn cùng lớp, 1 số ít bạn gần nhà, hoạtđộng trong nhà trường … Nội dung giao tiếp của trẻ đa phần xung quanh yếu tố họctập và đời sống trong nhà trường và những yếu tố thân mật tương quan đến cuộcsống hàng ngày của trẻ. II. Các tiến trình trong quy trình giao tiếp sư phạm. 1. Mở đầu quy trình giao tiếp sư phạm ( quá trình xu thế quy trình giaotiếp ). Chức năng cơ bản của quá trình này là nhận thức. – Khi chưa quen biết, những thông tin về nhận thức cảm tính như dáng người, nét mặt, đôi mắt y phục … Những thông tin về nhận thức cảm tính thường mangtính áp đặt nhưng nó giúp ta có được những thông tin về đối tượng người dùng. Giai đoạn nàycòn gọi là quy trình tiến độ khuynh hướng. – Mở đầu quy trình giao tiếp có sự tham gia của trực giác ( gọi là trực cảm giác ), nghĩa là sau khi nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi một vật gì đó hoặc tiếp xúc với ngườilạ … là cơ sở giúp cho chủ thể giao tiếp biết được sự tốt, xấu, lành, dữ hoặc có mộtdự báo quan trọng để cuộc giao tiếp diễn biến theo khunh hướng nào. – Trực giác được hình thành bằng vốn sống kinh nghiệm tay nghề nghề nghiệp của giáoviên khi tiếp xúc với học viên. – Trong giao tiếp sư phạm mục tiêu của tiến trình này phải tạo ra được sựthiện cảm và tin yêu của học viên so với giáo viên. Muốn vậy từ y phục đến ánhmắt, nụ cười, cách đi đứng, tư thế, phong thái cần đĩnh đạc đàng hoàng ; tự tin đểtạo cảm xúc bảo đảm an toàn cho học viên, tạo ở những em một sự thân mật, nhưng kính trọngthầy cô. – Mở đầu quy trình giao tiếp thường diễn ra khi thầy cô giáo đảm nhiệm lớp mới, học trò mới, lần tiếp xúc tiên phong, cũng hoàn toàn có thể xảy ra những sự kiện mới như giảngviên mới, tiết học mới, nhận trách nhiệm mới, vai trò vị trí mới … – Mở đầu quy trình giao tiếp sư phạm, được chuẩn bị sẵn sàng chu đáo nên nói nhữnggì ? thường thì cần ra mắt vài nét về thầy cô để làm quen với những em, sau đóđến những nội dung cần nói, nỗ lực nói gọn, rõ ràng, mạch lạc. Nếu là giới thiệumôn học mới, chương trình mới, cần khuynh hướng rõ với học viên môn học baonhiêu tiết, mỗi tuần học bao nhiêu tiết, có mấy lần kiểm tra, thi vào thời hạn nào ? Nếu là những giáo viên chủ nhiệm thì nội dung giao tiếp lần đầu nhiều mẫu mã hơn, phứctạp hơn. Mọi thói quen ứng xử với thầy cô, ở học viên được hình thành ngay từbuổi bắt đầu. – Mở đầu quy trình giao tiếp nếu : + Thầy cô dễ dãi quá mức cần thiết – những em sẽ xem thường khinh nhờn. + Thầy cô cứng rắn quá – Các em sẽ sợ hãi + Thầy cô lúng túng – Các em coi thường v.v … – Ấn tượng khởi đầu là cửa ngõ quan trọng của quy trình giao tiếp, nó chỉ huy, xu thế suốt quy trình giao tiếp giữa giáo viên và học viên. Tuy nhiên những ấntượng khởi đầu cũng không quyết định hành động sự thành công xuất sắc của quy trình giao tiếp sưphạm. Sự thành công xuất sắc của quy trình giao tiếp sư phạm còn tùy thuộc vào nhiều yếutố và cả một quy trình tiếp xúc vĩnh viễn. 2. Diễn biến quy trình giao tiếp sư phạm. – Mọi mục tiêu giao tiếp được triển khai ở tiến trình này. Sự thành công xuất sắc haythất bại của quy trình giao tiếp do quy trình tiến độ này quyết định hành động. – Bản chất quá trình này là sự thể hiện thực chất của chủ thể giao tiếp với đốitượng giao tiếp một cách sinh động và chân thực nhất. – Phương pháp giao tiếp, ứng xử tùy thuộc vào đối tượng người dùng, tùy thuộc vào hoàncảnh, tùy trách nhiệm và nội dung giao tiếp … – Nội dung giao tiếp tiếp sư phạm trong nhà trường hầu hết là những tri thứckhoa học của bộ môn : gồm có những phạm trù, khái niệm, công thức, tiên đề, sựkiện, quy luật … là điểm tựa, là cái khung. Còn ngôn từ nói của thầy cô làphương tiện hầu hết chuyển tải những nội dung bài giảng, sao cho những em dễ hiểu, dễ nhớ, ghi chép được, hoàn toàn có thể vận dụng phát minh sáng tạo, để làm bài tập, thực hành thực tế đượctrong đời sống hoạt động và sinh hoạt một cách tự giác. – Để lôi cuốn sự chú ý quan tâm của học viên giọng nói của giáo viên cần được thay đổilên bổng, xuống trầm, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, tư thế đứng, ngồi sao cho hợp lívới thói quen cá thể, tương thích với khung cảnh khoảng trống, thời hạn, lời giảng cấnsúc tích, tiềm ẩn nhiều thông tin kích thích được sự động não của học viên. Việc lên lớp và kết thúc tiết giảng, cần đúng giờ. Các bước lên lớp ở mỗi loại tiếthọc, nên theo một trình tự khoa học nghiệp vụ sư phạm, những phương tiện đi lại nghenhìn, giáo cụ trực quan cần được đưa ra trình diễn đúng chỗ, những vướng mắc, câuhỏi học viên lien quan đến bài giảng cần được giải đáp rõ rang, dễ hiểu. 3. Kết thúc quy trình giao tiếp sư phạm – Mục đích kết thúc quy trình giao tiếp sư phạm phải được cả giáo viên và họcsinh đều nhận thức được : đã thực thi được nội dung, trách nhiệm giao tiếp và đềuhiểu được điểm dừng tại đó. – Mỗi thầy cô thường có tín hiệu riêng để kết thúc bài giảng, buổi giao tiếp. Kết thúc quy trình giao tiếp sư phạm không phải là không gạp lại mà còn là hẹngặp lại tiếp theo, do vậy thiết yếu nên có những tín hiệu ( bằng lời nói, cử chỉ, điệubộ, tư thế, hoặc hành vi như xóa bảng, cho sách vở, giáo án vào cặp, hoặc xemđồng hồ … ) chuẩn bị sẵn sàng kết thúc quy trình giao tiếp. Không nên tạo ra một sự hụt hẫngđột ngột, khi nội dung bài giảng còn đang dở dang, hoặc dừng mà mục tiêu yêucầu giao tiếp chưa đạt được. – Có thể dừng giao tiếp nhưng để lại sự lưu luyến cho đối tượng người dùng giao tiếp, biếttạo cho những em tâm thế chờ đón quy trình giao tiếp ( giờ học ) tiếp theo. – Nên kết thúc quy trình giao tiếp làm thế nào để học viên luôn có mong ước gặplại thầy cô cả về sự mẫu mực nhân cách, chiều sâu về năng lượng trình độ, sự bảnlĩnh về trí tuệ. 4. Sự thống nhất những tiến trình trong trường hợp giao tiếp sư phạm. Ba quy trình tiến độ này khi nào cũng thống nhất tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong mộttình huống giao tiếp đơn cử. Không ít những trường hợp chính khi diễn biến quátrình giao tiếp thầy cô mới hiểu rõ học viên, đổi khác quan điểm, nhìn nhận, nhận xéthọc sinh. Khi kết thúc quy trình giao tiếp sư phạm mới có đủ thông tin về học viên. Điều chỉnh, xu thế, nhìn nhận học viên xảy ra liên tục ở những giai đoạn giao tiếpsư phạm … Mỗi trường hợp giao tiếp sư phạm, học viên lại thể hiện một phần bảnchất của mình. Sẽ là ngộ nhận chủ quan nếu chỉ qua một vài trường hợp sư phạmmà nhìn nhận nhân cách những em. Nhưng nếu không có quy mô khuynh hướng nhâncách của học viên giáo viên sẽ sử dụng những chiêu thức giao tiếp không phù hợpdẫn đến hiệu suất cao và giáo dục sẽ thấp. III. Các phương tiện đi lại giao tiếp sư phạm. 1. Ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạma. Đặc điểm của ngôn từ : – Ngôn ngữ là loại sản phẩm văn hóa truyền thống, xã hội của loài người, được tăng trưởng trênnền tảng sinh học qua hàng nghìn năm tiến hóa. – Ngôn ngữ mang đặc thù tổng hợp tượng trưng, hoàn toàn có thể truyền đi bất kỳ mộtloại thông tin nào, đặc biệt quan trọng để miêu tả những trạng thái tâm lí, đời sống niềm tin … củacon người. Nhờ có đặc thù này mà con người mới hợp tác với nhau để tổ chức triển khai xãhội ngày càng tăng trưởng, tân tiến và văn minh. – Ngôn ngữ mang đặc thù lịch sử dân tộc tăng trưởng xã hội, khi nào nó cũng mang tínhkế thừa và tăng trưởng liên tục, cùng với sự tăng trưởng văn hóa truyền thống, văn minh của xã hội. – Trong những loại ngôn từ sử dụng trong giao tiếp sư phạm thì ngôn từ nóigiữ một vị trí số 1 trong quy trình dạy học và giáo dục. a. 1. Đặc điểm ngôn từ nói trong giao tiếp sư phạm – Ngôn ngữ nói khi nào cũng có những thành phần ngữ pháp, ngữ âm. – Ngôn ngữ nói tiềm ẩn nghĩa xã hội. – Ngôn ngữ nói được xã hội và cá thể sử dụng trong giao tiếp với nhữngngười xung quanh, do vậy, khi cá thể sử dụng ngôn từ nó hàm chứa ý cá thể ởđó. – Ngôn ngữ nói được sử dụng trong những trường hợp, thực trạng đơn cử, dovậy không ít mang đặc thù trường hợp đơn cử. a. 2. Đặc điểm cá thể về ngôn từ nói. – Đặc điểm rõ nhất về ngôn từ nói của cá thể là phát âm, giọng điệu lời nói, vận tốc nói đã tự nó phản ánh chân thực tình cảm của thầy cô, nó thực thi chứcnăng trong giao tiếp sư phạm như : khuyến khích, động viên, răn đe, ngăn cấm … Giọng nói, nhịp điệu tác động ảnh hưởng trực tiếp vào nhận thức, quan tâm, cảm hứng ở những em, kích thích sự tăng trưởng trí tuệ ở học viên. – Ngôn ngữ của thầy cô trên lớp mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng, gọn, dễ hiểu, đúng chuẩn tiếng việt, bởi lẽ học trò không chỉ học cốt hiểu bài, mà còn học cáchdiễn đạt chuẩn tiếng Việt để cho giáo viên và người khác hiểu được. Lời giảng củagiáo viên triển khai công dụng nhận thức so với học viên, công dụng định chuẩnmẫu lời nói để học viên bắt chước. – Trong giao tiếp sư phạm mỗi giáo viên có phong thái lời nói khác nhau tùythuộc vào sự rèn luyện cá thể, vào bộ môn mình giảng dạy, nhưng phải luyện tậpmới có được. – Để giao tiếp sư phạm thành công xuất sắc mỗi giáo viên cần phát huy thế mạnh, nhữngđặc điểm cá thể về ngôn từ nói của mình, để tạo ra những ấn tượng thiết yếu, giúp học viên hiểu được những nội dung tri thức khoa học và thuận tiện bắt chướcnhững hành vi ngôn từ nói, mang tính chuẩn mực xã hội đương thời. b. Ngôn ngữ viết – Chữ viết của giáo viên dễ đọc, dễ hiểu, đúng ngữ pháp và chuẩn tiếng việt, lờivăn trong sáng, mạch lạc, đúng mực, rõ ý và nghĩa để học viên phát huy ưu điểm, khắc phục điểm yếu kém bài viết của mình lần sau viết tốt hơn. – Khi sửa câu, lời văn đường nét hoặc kiểu chữ, cần viết mực đỏ để học viên dễnhận ra những sai sót của mình. Giáo viên luôn thường trực trong ý thức là viếtmẫu cho học viên noi theo. 2. Hành vi, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp sư phạm. a. Giao tiếp sư phạm qua nét mặt – Nhờ có năng lượng biểu cảm qua nét mặt, làm cho tiến trình giao tiếp sư phạmcủa giáo viên với học viên càng nhạy cảm, tinh xảo, thâm thúy hơn. – Giao tiếp bằng đôi mắt : khi giao tiếp sư phạm trên lớp và đặc biệt quan trọng nghe họcsinh vấn đáp, phảm ứng đôi mắt của thầy cô và của những em bộc lộ rất linh động, nhạy cảm. Thường khi học viên thuộc bài những em nhìn thầy cô tự tin hơn khi khôngthuộc bài. Ánh mắt dịu hiền, trìu mến, tự tin của thầy cô càng đem lại nhiều thànhcông trong giao tiếp … – Ánh mắt thực thi những công dụng giao tiếp và giao tiếp sư phạm sau : + Tín hiệu về sự đồng ý chấp thuận hay không đồng ý chấp thuận + Tín hiệu về tình cảm ( yêu, quý, ghét, giận … ) + Tín hiệu về mức độ nhận thức ( hiểu bài hay không hiểu bài, hứng thúnghe …. ) + Tín hiệu về nhu yếu, lòng mong ước + Tín hiệu kiểm soát và điều chỉnh hành vi thái độ của hai bên. b. Điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đứng, đi … – Điệu bộ, cử chỉ tay chân, tư thế, dáng đứng … vô cùng đa dạng và phong phú nhưngcũng vô cùng quan trọng. Mỗi cử chỉ, điệu bộ, tư thế, dáng đứng … là một trạngthái xúc cảm, một tín hiệu của giao tiếp sư phạm của thầy giáo so với học trò. – Đối với giáo viên những cử chỉ điệu bộ cần mang ý nghĩa giáo dục ( thậm chí còn cảthói quen tốt ) so với học viên, ý nghĩa giáo dục thường biểu lộ qua nhịp điệu hàihòa phải chăng, cường độ và vận tốc của cử chỉ điệu bộ tương thích với đối tượng người tiêu dùng hoàn cảnhcụ thể. – Tư thế của con người tác động ảnh hưởng trực tiếp vào nhận thức cảm tính, vì vậy tư thếcủa giáo viên cần được rèn luyện đĩnh đạc, đường hoàng, từ tốn, thư thái, tựtin … để kiến thiết xây dựng cho học viên những phản ứng, hành vi, tư thế cung ứng lại tươngtự, để rèn cho học viên những hành vi và thói quen tốt. c. Hành vi – Hành vi được hiểu là sự phối hợp hoạt động của hàng loạt những bộ phận, giácquan, tư thế của khung hình hướng vào một đối tượng người tiêu dùng nhất định. – Hành vi giao tiếp sư phạm trước hết biểu lộ thái độ của thầy cô so với họcsinh và ngược lại. Vì vậy thái độ nhân hậu, khoan dung, hết lòng thương mến họcsinh là nguồn gốc tâm lí của hành vi giao tiếp sư phạm của giáo viên. Học sinh cóthái độ tôn trọng thầy cô, tôn sư trọng đạo, lễ phép, cung kính so với giáo viên lànội dung tâm lí chủ yếu, thường trực ở những em khi tiếp xúc với giáo viên. – Hành vi giao tiếp sư phạm còn bộc lộ ở nội dung nhận thức về những yếu tố : làm thế nào để những em hiểu bài trên lớp, nắm vững được những tri thức khoa học, tậpđược những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, thiết kế xây dựng nhân cách con người mới … Những nội dung này thường chỉ huy hành vi của giáo viên. – Hành vi giao tiếp sư phạm của giáo viên hướng vào tiềm năng giáo dục củabậc tiểu học kiến thiết xây dựng đạo đức, tăng trưởng trí tuệ, thể lực và năng lượng thẩm mĩ củacác em, tương thích với sự yên cầu của quốc gia trong quy trình tiến độ lúc bấy giờ. – Hành vi của giáo viên và học viên nhờ vào vào đối tượng người tiêu dùng giao tiếp đơn cử, thực trạng đơn cử …. Hành vi của giáo viên trong giao tiếp với học viên phải linhhoạt, mềm dẻo, tinh xảo. d. Trang phục trong giao tiếp sư phạm – Trang phục trong giao tiếp thường được biểu lộ qua những đặc trưng : kiểu, sắcmầu, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc bản địa … – Trong giao tiếp sư phạm, phục trang của thầy cô giáo cần : đúng phong thái, sắcmàu lịch sự và trang nhã, hài hòa nhã nhặn, văn minh, chu đáo, cẩn trọng, ngăn nắp … để họcsinh noi theo và học tập. IV. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm1. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạmNguyên tắc giao tiếp sư phạm được hiểu là mạng lưới hệ thống những quan điểm nhậnthức chỉ huy, xu thế mạng lưới hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên đối vớihọc sinh và ngược lại. 2. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạma. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm ( Tính mô phạm trong giaotiếp ). – Nhân cách của giáo viên phải là nhân cách mẫu mực cho những em noi theo. – Những biểu lộ của nhân cách mẫu mực : + Sự mẫu mực về phục trang, hành vi cử chỉ, hành vi ngôn từ nói … tất cảnhững bộc lộ này phải thống nhất. + Thái độ và những bộc lộ của thái độ tương thích với những phản ứng hành vi. + Đặc biệt khi sử dụng hành vi ngôn từ, cách dùng từ, chọn từ … có phongcách ngôn từ phong tương thích với trường hợp, nội dung và đối tượng người dùng giao tiếp. – Nhân cách mẫu mực phải tiếp tục rèn luyện mới có được. Nhân cáchmẫu mực của giáo viên, tạo ra uy tín, bảo vệ thành công xuất sắc trong giao tiếp sư phạm. b. Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp. – Trong giao tiếp với những em, coi những em là con người với rất đầy đủ những quyềnđược đi dạo, học tập, lao động, nhận thức … với những đặc trưng tâm ý riêng, bình đẳng với mọi người trong những quan hệ xã hội. Giáo viên không nên áp đặt, épbuộc thái quá bắt những em phải theo ý thầy cô một cách máy móc, duy ý chí. – Tôn trọng nhân cách học viên được bộc lộ : + Biết lắng nghe học viên trò chuyện, trình diễn diễn đạt ý muốn, nhu cầunguyện vọng của mình … + Biết bộc lộ những phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trungthực, khi tiếp xúc với những em với mục tiêu khuyến khích hoặc ngăn cấm những em mộtcách rõ ràng. + Tôn trọng nhân cách những em, biểu lộ rõ nét nhất qua hành vi, ngôn từ. Bấtluận trong trường hợp nào cũng không được dùng những từ, những câu xúc phạmđến nhân cách của những em. + Hành vi, cử chỉ điệu bộ … phương tiện đi lại giao tiếp phi ngôn từ luôn giữ ởtrạng thái cân đối có nhịp điệu khoan hòa, cần tránh những cử chỉ tự phát, ngẫunhiên, nóng giận … khi tiếp xúc với những em. + Tôn trọng những em còn bộc lộ ở phục trang ngăn nắp, thật sạch, đúng kiểucách. c. Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm. – Bản chất cái thiện trong giao tiếp sư phạm là dành những điều kiện kèm theo thuận tiện, dành những tình cảm tốt đẹp cho học viên, khuyến khích những em học tập tốt, laođộng tốt, chăm học chăm làm, đem lại niềm vui cho những em. – Thiện ý của giáo viên bộc lộ rõ nét nhất trong nhìn nhận, nhận xét, sự côngbằng trong đối sử, luôn nỗ lực, phát huy ưu điểm, hạn chế điểm yếu kém, khích lệhọc sinh cố gắng nỗ lực vươn lên … – Thiện ý trong khi giao những việc làm của lớp. Tuỳ từng thực trạng, tìnhhuống, thiện ý phải đặt đúng chỗ thì mới bảo vệ giao tiếp sư phạm thành công xuất sắc : ngược lại thì rất có hại. d. Đồng cảm trong giao tiếp – Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí mình vào vị trí củahọc sinh trong quy trình giao tiếp sư phạm. Nhờ có sự đồng cảm, thầy cô mới cóhành vi ứng xử tương thích với nhu yếu, nguyện vọng, mong ước của những em. – Đồng cảm tạo ra sự thân thiện, thân thiện, tạo ra cảm xúc bảo đảm an toàn cho học viên. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoandung … – Để triển khai hành vi ứng xử với học viên theo nguyên tắc này, giáo viên phảiquan tâm, khám phá, nắm vững thực trạng mái ấm gia đình những em. 3. Một số thủ pháp khôn khéo đối xử sư phạm : – Thành thật, chăm sóc quan tâm đến học viên trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. – Biết mỉm cười chân thực khi tiếp xúc với những em. – Giọng nói bộc lộ thái độ thiện cảm, dịu hiền, ôn tồn, ngay cả lúc bực dọcnhất. – Biết chú ý lắng nghe, khuyến khích mọi người chăm sóc đến học viên. – Biết gợi lên những tâm lý, nói ra được những điều học viên mong muốnhoặc khó nói, giúp những em biết tự nhìn nhận, vượt qua những khó khăn vất vả trong cuộcsống để có được những thành công xuất sắc. – Tạo ra cảm xúc bảo đảm an toàn, vui tươi cho học viên khi tiếp xúc. – Cần có những lời khen thành thật khi mở màn chuyện trò với học viên đặc đặcbiệt là học viên riêng biệt. V. Phong cách giao tiếp sư phạm1. Bản chất phong thái và phong thái giao tiếp sư phạm : a. Khái niệm phong thái giao tiếp sư phạmPhong cách giao tiếp sư phạm là hàng loạt mạng lưới hệ thống những chiêu thức thủthuật đảm nhiệm, phản ứng, hành vi tương đối không thay đổi, vững chắc của học viên vàgiáo viên trong quy trình tiếp xúc nhằm mục đích truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốnsống kinh nghiệm tay nghề kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng tòan diện nhân cách ở họcsinh. b. Bản chất phong thái. * Phong cách gồm có ba tín hiệu cơ bản đó là : – Hệ thống những giải pháp thủ pháp, đảm nhiệm, phản ứng hành vi tươngđối không thay đổi, bền vững và kiên cố của cá thể. Nghĩa là cá thể hoạt động giải trí, ứng xử … tươngđối như nhau trong trường hợp khác nhau. 10 – Hệ thống những giải pháp thủ pháp … pháp luật những đặc thù khácbiệt giữa những cá thể. – Hệ thống những phương tiện đi lại có hiệu suất cao giúp cá thể thích nghi với nhữngthay đổi của môi trường tự nhiên ( nhất là môi trưỡng xã hội ). Dấu hiệu này nói lên sự linhhoạt, cơ động, mềm dẻo của những giải pháp, thủ pháp … ứng xử của cá thể. * Phong cách cá thể gồm có hai phần : – Phần không thay đổi : lao lý sự độc lạ cá thể, chính cấu trúc và công dụng hoạtđộng của những giác quan, hệ thần kinh, bộc lộ thói quen phản ứng vấn đáp kíchthích ảnh hưởng tác động. – Phần linh động cơ động của phong thái, giúp cá thể thích ứng với môitrường sống đổi khác. + Con người sống trong hiện thực khách quan rất sinh động, sự đổi khác của tựnhiên xã hội thường xảy ra hàng ngày hàng giờ. Sự biến hóa của môi trường tự nhiên sốnglà nguyên do trực tiếp làm đổi khác phong thái của con người. + Phong cách biến hóa theo lứa tuổi, sự tăng trưởng khung hình ở tiến trình khác nhaucủa lứa tuổi và đồng thời với những quan hệ xã hội làm cho phong thái con ngườithay đổi theo. Ngay một quy trình tiến độ tăng trưởng của một lứa tuổi. Phong cách cũngthay đổi trong quan hệ con người. + Sự đổi khác nghề nghiệp, cách làm ăn sinh sống … làm biến hóa phong cáchứng xử con người. + Tình trạng sức khỏe thể chất, đặc biệt quan trọng những xúc động mạnh của đời sống tinh thầnnhư mất niềm tin, mất người thân trong gia đình … ) đã phản ánh vào sắc thái, phong thái của conngười. + Phần linh động, cơ động của phong thái do mỗi cá thể tự tạo lập, tập nhiễmđược trong cu ôcj sống và hoạt động giải trí của mỗi con người đơn cử, trong những mối quanhệ người, quan hệ xã hội mà họ tham gia. Nhờ có đặc thù này, công tác làm việc giáo dụcmới phát huy được thế mạnh của mình bằng cách thiết kế xây dựng cho học viên nhữngthói quen hành vi ứng xử có văn hóa truyền thống trong giao tiếp với con người. Dưới tác độngcủa giáo dục và dạy học phong thái của học viên được hình thành và phát triểnđúng hướng tương thích với nhu yếu của xã hội. 2. Các loại phong thái giao tiếp sư phạma. Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm. – Thực chất phong thái dân chủ trong tiếp xúc với học viên là giáo viên biếtcoi trọng những đặc thù tâm lí cá thể, vốn kinh nghiệm tay nghề sống, nhu yếu nhậnthức, động cơ, hứng thú và những mức độ tích cực nhận thức của học viên. Giáo viêný thức được điều đó và hành vi, ứng xử cũng theo nội dung trên. Nhờ đó mà dựđoán đúng mực những mức độ phản ứng hành vi của học viên trong và sau quátrình giao tiếp. – Phong cách dân chủ còn biểu lộ biết lắng nghe học viên chuyện trò, trìnhbày, diễn đạt ý muốn, nhu yếu nguyện vọng, tôn trọng nhân cách những em, những đềnghị chính đáng của học viên, được giáo viên cung ứng kịp thời về hành vi hoặccó lời lý giải rõ ràng. – Phong cách dân chủ còn tạo ra ở học viên tính phát minh sáng tạo, sự ham mê khám pháthế giới xung quanh, kích thích hoạt động giải trí nhận thức, giúp những em thấy rõ vị trí, vai11trò của mình trong học tập, trong nhóm bạn hữu, ý thức rõ bổn phận và trách nhiệmcủa mình trong việc tu dưỡng và rèn luyện bản thân để triển khai xong nhân cách, luônđáp ứng với nhu yếu của xã hội. – Tuy nhiên, phong thái dân chủ trong tiếp xúc với học viên không có nghĩa làgiáo viên “ nuông chiều, thả mặc học viên ’ ’ không tính đến nhu yếu ngày càng caođối với những em trong mọi hoạt động giải trí. Dân chủ phải tuân theo tiềm năng giáo dục nóichung và tiềm năng giáo giục ở những bậc học nói riêng để đào tạo và giảng dạy và rèn luyện thế hệtrẻ trở thành những công dân phân phối nhu yếu tăng trưởng của xã hội. – Dân chủ cũng không có nghĩa là quá tôn vinh cá thể hoặc theo đuôi những đòihỏi không xuất phát từ quyền lợi chung. Dân chủ không phải là xóa đi danh giới giữathầy và trò, dân chủ lại càng phải “ tôn sư, trọng đạo ”. – Đối với thầy cô phong thái dân chủ càng biểu lộ tấm gương sôi động, mộthình mẫu nhân cách mẫu mực để học viên học tập. b. Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm. – Nội dung phong thái này xuất phát từ nội dung hoạt động giải trí học tập sinh hoạttập thể hoặc hoạt động giải trí xã hội. Giáo viên có phong thái này thường hay xem nhẹnhững đặc thù riêng về nhận thức, đậm chất ngầu, nhu yếu, động cơ, hứng thú của họcsinh, do đặt mục tiêu giao tiếp tiếp tục xuất phát từ việc làm và giới hạnthời gian thực thi một cách “ cứng ngắc ’ ’. Chính cho nên vì thế khi tiếp xúc với học sinhvà nhất là giao việc cho những em thường có những yên cầu “ lạ lẫm ’ ’, những đòi hỏihọc sinh khó đạt được trong hoạt động giải trí. – Khía cạnh khác của phong thái này thường biểu lộ cách nhìn nhận hành viứng xử đơn phương, một chiều, xuất phát từ quan điểm chủ quan của bản thân. Đáp lạithái độ ứng xử và hành vi độc đoán của giáo viên, học viên hoàn toàn có thể hình thành tâmthế trước mặt giáo viên tỏ ra “ ngoan, lễ phép ”, triển khai hành vi chỉ là miễncưỡng, không hứng thú, không mê hồn, chống đối ngầm. – Tuy nhiên, phong thái độc đoán cũng có công dụng nhất định. Đặc biệt, đối vớicông việc cấp bách, phải nhất quyết hoàn thành xong dứt điểm trong một thời hạn ngắn, nếu không có những giải pháp dứt khoát, nhất quyết, cứng rắn … thì không hề hoànthành việc làm. Phong cách này cũng tương thích với những em có khí chất linh động, nóng nảy thường có thói quen “ dứt điểm ” nhanh gọn khi thực thi việc làm cácem mong ước nhìn thấy có tác dụng việc làm ngay. – Giáo viên có phong thái giao tiếp này thường trung thực, thẳng thắn, nhiềukhi vụng về thiếu tế nhị trong tiếp xúc với người khác. c. Phong cách tự do. – Bản chất của phong thái này là thái độ, hành vi cử chỉ, điệu bộ ứng xử củagiáo viên so với học viên dễ đổi khác trong những thực trạng giao tiếp biến hóa. Phong cách này bộc lộ sự mềm dẻo, linh động, đôi lúc xen lẫn “ khôn khéo đối xửsư phạm ’ ’. Cũng có những trường hợp bộc lộ như thể giao tiếp ngẫu nhiên. – Phong cách tự do, có lợi thế là phát huy tính tích cực hoạt động giải trí nhận thức ởhọc sinh, kích thích được tư duy độc lập phát minh sáng tạo ở những em vì nó được xây dựngtrên nền tảng tôn trọng nhân cách học viên. Giáo viên có phong thái này khi giaoviệc thường chỉ kiểm tra mẫu sản phẩm mà ít chăm sóc đến việc kiểm tra quy trình tạora loại sản phẩm. Phong cách tự do kích thích được tính tự giác của học viên trong học12tậpnhaats là so với những học viên ngoan, học giỏinhuwng ngược lại với một sốhọc sinh lười học, chưa ngoan nhiều khi giáo viên có phong thái này không bámsát học viên liên tục rất dễ tạo ra ở những em tính lười nhác và nhiều khi những em bịhổng kiến thức và kỹ năng … – Phong cách tự do có những đặc trưng sau : + Dễ dàng biến hóa mục tiêu, nội dung, đối tượng người dùng giao tiếp + Trong nhiều trường hợp giáo viên không làm chủ được xúc cảm của mình, trong tâm lý của giáo viên những lao lý pháp lý về quan hệ thày – trò thường bịcoi nhẹ, trong tiếp xúc với học viên thường tỏ ra dễ dãi có lúc, có nơi có những emtỏ ra thiếu đứng đắn bình đẳng với thầy cô mà họ cũng không hề chăm sóc. + Phạm vi giao tiếp của phong thái tự do rộng, mức độ nông cạn, hời hợt, ấntượng không thâm thúy, thường để lại ấn tượng trong học viên sự coi thường nhâncách thầy cô. – Phương tiện giao tiếp được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần điệu bộ, cách nói năng, xã giao đơn điệu nhàm chán. Kết luận : Tất cả những phong thái giao tiếp sư phạm nêu trên đều có những ưuđiểm và hạn chế nhất định. Trong giao tiếp với học viên và giáo viên thường thểhiện sự trộn lẫn cả ba phong thái mới đem lại hiệu suất cao giáo dục cao. VII. kiến thức và kỹ năng giao tiếp sư phạm. 1. Khái niệm. Kỹ năng giao tiếp sư phạm là mạng lưới hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vingôn ngữ phối hợp hòa giải hợp lý của giáo viên, nhằm mục đích bảo vệ cho sự tiếp xúc vớihọc sinh đạt hiệu quả cao trong hoạt động giải trí giáo dục và dạy học, với sự tiêu tốn nănglượng ý thức và cơ bắp tối thiểu, trong những điều kiện kèm theo biến hóa. 2. Các nhóm kĩ năng trong giao tiếp sư phạm. 1. Nhóm những kĩ năng xu thế giao tiếp – Thực chất kĩ năng xu thế là phác thảo chân dung tâm lí của học viên, tậpthể học viên hoặc cha mẹ học viên mà người giáo viên tiếp xúc để thực hiệnmục đích giáo dục. Việc phác thảo chân dung tâm lí đối tượng người tiêu dùng giao tiếp, càngđúng, càng đúng chuẩn thì việc giao tiếp đạt hiệu suất cao cao. – Kĩ năng này được biểu lộ ở năng lực dựa vào biểu lộ bên ngoài của ngônngữ, cử chỉ, điệu bộ v.v.. mà phán đoán đúng mực trạng thái bên trong cuả chủ thểvà đối tượng người dùng giao tiếp. – Nhóm kĩ năng xu thế hoàn toàn có thể chia thành : a. Định hướng trước khi tiếp xúc với đối tượng người tiêu dùng. Trước khi tiếp xúc với một đối tượng người dùng nào, chủ thể cần có những thông tin cầnthiết về đối tượng người dùng đó. Ví dụ : Tên đối tượng người tiêu dùng đó là gì ? Ở đâu ? Có những đậm cá tính gì ? Bố mẹ làm nghề gì ? Sinh sống ở đâu … Dựa vào những thông tin này mà chủ thểgiao tiếp “ phác thảo chân dung tâm lí ’ ’ ( thiết kế xây dựng quy mô tâm lí ) về đối tượng người tiêu dùng màmình tiếp xúc, từ đó mà dự kiến những “ giải pháp ” ứng xử với đối tượng người tiêu dùng và “ dựđoán, lường trước ” những phản ứng của đối tượng người tiêu dùng sẽ xảy ra trong quy trình giaotiếp, có lối ứng xử tương thích để đạt hiệu suất cao giao tiếp cao. b. Định hướng mở màn tiếp xúc : 13 Định hướng trước khi giao tiếp mới chỉ là thao tác trí tuệ thuần túy diễn ratrong đầu óc chủ thể giao tiếp. Sự “ phác thảo chân dung tâm lí ” về đối tượng người tiêu dùng đómới chỉ là quy mô giả định. Khi tiếp xúc với đối tượng người tiêu dùng, chủ thể gặp mặt trực tiếpvới đối tượng người tiêu dùng đó, qua tri giác hình dáng, màu da, đặc biệt quan trọng là những chi tiết cụ thể trên nétmặt, ngôn từ nói, quần áo, cử chỉ điệu bộ … mà làm đúng mực hóa những ý muốnnhu cầu của cá thể trong giao tiếp. Sự gặp gỡ trực tiếp là thực tiễn kiểm nghiệmsự đúng, sai của quy mô giả định trước khi tiếp xúc với con người thật, từ đó tanhanh chóng kiểm soát và điều chỉnh những chi tiết cụ thể sai ( nếu có ) trong quy mô giả định để có “ chân dung tâm ý ” đúng mực hơn về đối tượng người dùng, có giải pháp ứng xử hài hòa và hợp lý hơn. Định hướng trong quy trình giao tiếp : Thực chất của kỹ năng và kiến thức khuynh hướng trong quy trình giao tiếp là sự xây dựng cácthao tác trí tuệ cơ động, linh động của chủ thể giao tiếp … đồng thời biểu lộ ra bênngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu bộ, cách nói năng …. tương thích với những thayđổi liên tục của thái độ, hành vi cử chỉ, nội dung ngôn từ … mà đối tượng người tiêu dùng giaotiếp phản ứng trong quy trình giao tiếp. Tóm lại : Kĩ năng khuynh hướng giao tiếp giúp giáo viên có được “ quy mô nhâncách của học viên ”, nó quyết định hành động thái độ, hành vi của giáo viên khi tiếp xúc vớihọc sinh2. Nhóm những kỹ năng và kiến thức nhận ra những tín hiệu bên ngoài của đối tượnggiao tiếp. – Nhóm những kiến thức và kỹ năng phân biệt những tín hiệu bên ngoài của đối tượng người tiêu dùng giaotiếp thực thi công dụng xác lập hướng giao tiếp sư phạm. – Nhóm những kiến thức và kỹ năng nhận ra những tín hiệu bên ngoài của đối tượng người tiêu dùng giaotiếp hoàn toàn có thể được khái quát thành hai nhóm tín hiệu : + Nhóm tín hiệu bên ngoài được nhận ra bằng nhận thức cảm tính : chiềucao, dáng người, đầu tóc, quần áo, giới tính … + Nhóm những tín hiệu về nhân cách : tính tình, trí tuệ, xúc cảm, tình cảm, đạođức … – Kết quả sau cuối của những kĩ năng nhận ra là kiến thiết xây dựng được “ quy mô tâmlý, nhân cách ” một cách đúng mực về đối tượng người tiêu dùng giao tiếp. 3. Kỹ năng xác định. – Kỹ năng xác định thực ra là kỹ năng và kiến thức kiến thiết xây dựng “ phác thảo chân dung tâm ý ” về đối tượng người dùng giao tiếp ở quá trình đúng, đúng chuẩn, tương đối không thay đổi. – Kỹ năng này là năng lực biết xác lập vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí củachủ thể giao tiếp vào vị trí của đối tượng người tiêu dùng giao tiếp, để hoàn toàn có thể vui buồn với niềmvui, nỗi buồn của đối tượng người tiêu dùng giao tiếp, tạo ra sự đồng cảm trong giao tiếp, tạo điềukiện để họ dữ thế chủ động giao tiếp với mình. – Kỹ năng xác định còn biểu lộ ở chỗ chủ thể giao tiếp biết xác lập đúng thờigian và khoảng trống giao tiếp. – Để có được kĩ năng xác định trong giao tiếp giáo viên phải tiếp tục tiếpxúc với học viên, để có chân dung tâm ý đúng về họ, phải có vốn hiểu biết sâurộng về mọi nghành trong đời sống, phải hiểu học viên, thông cảm, đồng cảmvới học viên. 4. Kỹ năng tinh chỉnh và điều khiển, kiểm soát và điều chỉnh quy trình giao tiếp. 14 – Để tinh chỉnh và điều khiển kiểm soát và điều chỉnh mình và đối tượng người tiêu dùng giao tiếp trước hết chủ thể giaotiếp phải có khẳ năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành vi và phản ứng của mình, phải có năng lực phân biệt những tín hiệu bên ngoài của đối tượng người tiêu dùng giao tiếp. – Nhóm kỹ năng và kiến thức điều khiển và tinh chỉnh quy trình giao tiếp gồm có những thành phần sau : a. Kỹ năng quan sát phát hiện bằng mắt : Nhận ra những đổi khác trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, sự vận độngcủa toàn khung hình của đối tượng người dùng giao tiếp. Cần chăm sóc những cử chỉ, ánh mắtngượng ngùng, lúng túng không ăn nhập, không hài hòa và hợp lý của đối tượng người dùng đều chứađựng một ý muốn thầm kín trong sâu thẳm của đối tượng người tiêu dùng hoặc chủ thể giao tiếp. Những cử chỉ ẩn dấu một thái độ khác thường mà những ai tinh ý mới thấy. b. Kỹ năng nghe và lắng nghe : Biết tập trung chuyên sâu chú ý quan tâm, hướng hoạt động giải trí ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng ngheđối tượng giao tiếp nói, để hiểu nội dung những điều họ nói. Những bộc lộ của kĩ năng nghe là sự nghe, hiểu được điều đối tượng người dùng giaotiếp nói, qua đó phân biệt được sự đổi khác của âm tiết, ngôn từ, cách dùng từ, nhịp điệu âm thanh, cách diễn đạt, ngữ pháp … biết nghe không chỉ là nghe đượcđiều người ta nói ra mà cả những điều không nói lên được, những gì thể hiện quangôn ngữ không lời. Thông thường, những bộc lộ bên ngoài của sự lắng nghe lànhìn vào mặt người nói, tĩnh mịch, chú ý, đôi lúc có những cử chỉ khuyến khích ngườinói như gật đầu hoặc bật thành tiếng “ vâng ”, nhưng cũng có lúc có bộc lộ tráingược với phản ứng hành vi người nói mong đợi. Lắng nghe không chỉ là im lặngnghe người ta nói mà còn phải có thái độ khuyến khích và khơi dậy sự tự cởi mởcủa người nói. …. c. Kỹ năng xử lí thông tin : Việc xử lí thông tin xảy ra rất nhanh, xen kẽ trong quy trình đảm nhiệm thôngtin. Thông thường, ngay trong khi nhìn, nghe đảm nhiệm những thông tin từ phía đốitượng giao tiếp, ở người chủ thể giao tiếp luôn có quy trình thu nhận, sàng lọc, đốichiếu, so sánh những loại thông tin vốn có trong kinh nghiệm tay nghề cá thể, trong đầu óc. Xử lí thông tin nhờ vào vào vốn tri thức khoa học, vào sự rèn luyện phản ứnghành động đặc thù tâm ý của cá thể, vốn sống, kinh nghiệm tay nghề của chủ thể giaotiếp. d. Kỹ năng biết điều khiển và tinh chỉnh, kiểm soát và điều chỉnh : – Biết lôi cuốn đối tượng người dùng giao tiếp, tìm ra đề tài giao tiếp. Biết thôi thúc, kìmhãm vận tốc giao tiếp khi thiết yếu, tạo ra những xúc cảm tích cực cho đối tượnggiao tiếp, có hành vi ứng xử tương thích, khoa học, đúng, đúng mực với những nhucầu, mong ước của đối tượng người dùng giao tiếp. Biết làm chủ trạng thái xúc cảm của bảnthân, biết tạo ra hứng thú xúc cảm tích cực cho bản thân mình, biết kiểm soát và điều chỉnh, điềukhiển những diến biến tâm lí của mình và chiêu thức triển khai giao tiếp sao chophù hợp với thực trạng và đối tượng người dùng giao tiếp mà vẫn đạt mục tiêu giao tiếp. – Kết luận : Điều khiển người khác phải hiểu được những đặc điểm tâm, sinh lý, thực trạng sống …. Kỹ năng điều khiển và tinh chỉnh, kiểm soát và điều chỉnh là hiệu quả tổng hợp, hài hòanhững tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm tay nghề nghề nghiệp cá thể, sự rènluyện kiên trì tỉ mỉ với thái độ thiện cảm, yêu thương học viên. 5. Kỹ năng sử dụng những phương tiện đi lại giao tiếp. 15 – Trong giao tiếp, thường sử dụng hai loại phương tiện đi lại đó là ngôn từ và phingôn ngữ. Hai loại phương tiện đi lại này được sử dụng liên tục, xen kẽ, hỗ trợlẫn nhau. – Kỹ năng sử dụng phương tiện đi lại giao tiếp bộc lộ ở sự lựa chọn sử dụng cácphương tiện giao tiếp, ở sự phối hợp hài hòa những phương tiện đi lại giao tiếp. – Đứng trên bục giảng giáo viên phải làm chủ được những phương tiện đi lại giao tiếpcủa mình. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Phân biệt khái niệm, đặc trưng của giao tiếp và giao tiếp sư phạm. 2. Phân tích những quá trình của quy trình giao tiếp sư phạm. 3. Phân tích những nguyên tắc của quy trình giao tiếp sư phạm. 4. Phân tích những phong thái giao tiếp sư phạm. 5. Phân tích những kĩ năng giao tiếp sư phạm. CHƯƠNG II : THỰC HÀNH VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠMI. Tự nhìn nhận năng lực giao tiếpMột số trắc nghiệm để khám phá mức độ, nhu yếu giao tiếp, năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử sư phạm của bản thân. 1. Trắc nghiệm nhu yếu giao tiếp ( P. O ) a. Mục đích : thử tìm hiểu và khám phá mức độ nhu yếu giao tiếpb. Dụng cụ : giấy, bútc. Cách thực thi : Anh ( chị ) hãy vấn đáp những câu hỏi sau, nếu thấy tương thích với quan điểm của mình thìghi chữ “ đúng ”, nếu không đống ý thì ghi “ không ”, không cần bổ trợ gì hết. Sau khi nghe ( đọc ) câu hỏi Open trong đầu ý nghĩ tiên phong là “ đúng ” hay “ không ” thì ghi ngay không cần phải tâm lý lâu. Hãy vấn đáp từng câu hỏi theođúng thứ tự đã cho. Có thể gặp một số ít câu hỏi khó nhưng vẫn cứ vấn đáp dứt khoátlà “ đúng ” hay “ không ”. Hãy biểu lộ quan điểm tự do của mình do tại đây không cócâu vấn đáp tốt hay không tốt. Test nhu yếu giao tiếp1. Tôi lấy làm hài lòng khi được tham gia những dịp nghỉ lễ ngày hội. 2. Tôi hoàn toàn có thể nén lại những ý muốn nếu chúng trái chiều với những mong muốncủa những bạn tôi. 3. Tôi thích nói cho người khác biết tình cảm của mình với họ. 4. Trong khi giao lưu với bè bạn, tôi tập trung chuyên sâu nhiều vào việc gây ảnh hưởnghơn là tình bạn. 5. Tôi cảm thấy rằng : trong quan hệ với bạn tôi có quyền hơn là nghĩa vụ và trách nhiệm. 166. Khi tôi được biết về thành tích của bạn tôi không hiểu vì sao tôi cảm thấykém vui. 7. Phải giúp sức ai đó một điều gì thì tôi mới thấy thỏa mãn nhu cầu với mình. 8. Những do dự, lo ngại của tôi sẽ mất đi khi tôi ở giữa những bạn của mình. 9. Các bạn tôi làm tôi chán ngán lắm rồi. 10. Khi tôi làm một việc làm quan trọng, sự xuất hiện của mọi người làm tôi bựcmình. 11. Khi bị dồn vào thế bí tôi cũng chỉ nói một phần thật mà theo tôi không cóhại gì cho những bạn tôi và những người quen biết. 12. Trong thực trạng khó khăn vất vả tôi không chỉ nghĩ nhiều về bản thân mà còn cónhững người thân trong gia đình của mình. 13. Sự biến hóa vừa lòng của bạn tôi làm tôi đổi khác đến nỗi hoàn toàn có thể phát ốm. 14. Tôi thích trợ giúp người khác ngay cả khi điều đó, gây cho tôi những khókhăn đáng kể. 15. Vì tôn trọng với bạn, tôi hoàn toàn có thể ưng ý quan điểm của anh tan ngay cả khi bạnđó không đúng. 16. Tôi thích những câu truyện thám hiểm hơn những câu truyện về tình cảmcon người. 17. Những cảnh đấm đá bạo lực trong phim làm tôi kinh tởm. 18. Khi có một mình, tôi thường lo ngại, căng thẳng mệt mỏi hơn khi ở giữa mọi người. 19. Tôi cho rằng niềm vui cơ bản trong đời sống là giao lưu với người khác. 20. Tôi rất thương những con chó và những con mèo hoang. 21. Tôi thích có ít bạn thôi nhưng mà thân thiện. 22. Tôi thích liên tục sống giữa mọi người. 23. Chắc chắn là tôi có nhiều người thân trong gia đình hơn những người khác. 24. Tôi muốn thành tích thuộc về tôi nhiều hơn là thuộc về những bạn tôi. 25. Tôi tin vào nhận xét của tôi về một người nào đó hơn là vào những ý kiếncủa người khác. 26. Tôi cho rằng sự phong phú về vật chất và vị thế có ý nghĩa hơn là so với niềmvui được giao lưu với những người mà mình yêu quý. 27. Tôi thông cảm với những ai không có người thân trong gia đình. 28. Trong quan hệ với tôi, người ta thường vô ơn. 29. Tôi thích những câu truyện về tình bạn, tình yêu không vụ lợi. 30. Vì bè bạn, tôi hoàn toàn có thể hi sinh hứng thú của mình. 31. Thuở nhỏ, tôi đã tham gia những nhóm trẻ con mà ở đó chúng tôi luônđược gắn bó bên nhau. 32. Nếu là nhà báo tôi thích viết về sức mạnh của tình bạn, tình yêu. Cách nhìn nhận : – Cho một điểm cho mỗi câu vấn đáp “ đúng ” ở những câu sau : 1, 2, 7, 8, 11, 12,13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33. – Cho một điểm cho mỗi câu vấn đáp “ không ” ở những câu sau : 3, 4, 5, 6, 9, 10,15, 16, 25, 27, 29. – Sau đó tính tổng số điểm và phân loại theo bảng chuẩn dưới đây : 17M ứcđộGiớiNamNữCác mức độ nhu yếu giao tiếpThấp3 – 219 – 23D ưới TB Trung bình Trên TB Cao22 – 2324 – 2526 – 28 29 – 3325 – 2627 – 2829 – 30 31 – 33 – Dựa vào tác dụng của mình, so sánh với bảng chuẩn anh ( chị ) hoàn toàn có thể so sánhmức độ nhu yếu giao tiếp của bản thân với những người khác cùng tham gia trắcnghiêm. 2. Trắc nghiệm nhu yếu giao tiếp của Marlau-CraunaMục đích, dụng cụ, cách thực thi cũng tương tự như trắc nghiệm nhu yếu giao tiếp ( P.O ) trên. 1. Tôi rất quan tâm đọc những sách vở có đóng dấu. 2. Tôi không do dự khi giúp người bị nạn. 3. Tôi luôn chú ý quan tâm đến cách ăn mặc của mình. 4. Tôi ăn nóng cả ở nhà lẫn ở shop. 5. Tôi chẳng khi nào ghét bỏ ai. 6. Có khi tôi bỏ lỡ việc làm đang làm vì cho rằng mình không đủ sức hoànthành. 7. Đôi khi tôi cũng thích dèm pha về những người vắng mặt. 8. Tôi lắng nghe người trò chuyện với mình dù họ là ai đi nữa. 9. Cũng có khi tôi cố tìm một lí do “ xác đáng ” để tự bào chữa. 10. Cũng có lúc tôi tận dụng thời cơ để làm ẩu. 11. Tôi luôn ý thức được khuyết điểm của mình. 12. Đôi khi tôi cố ý trả ơn ai đó về một điều gì để thay cho việc xin lỗi họ. 13. Có khi tôi đòi làm cho kì được theo ý mình. 14. Trong thâm tâm, tôi không hề chống đối khi người khác phủ nhận giúp sức tôi. 15. Khi có những quan điểm chống đối mình tôi không khi nào bực tức cả. 16. Trước khi đi xa, tôi luôn xem xét tỉ mỉ xem cần mang theo cái gì. 17. Có lúc tôi bực mình khi có người nhờ tôi giúp sức họ. 18. Đôi khi tôi thèm muốn sự thành công xuất sắc của người khác. 19. Khi có người phải đau khổ, buồn chán thì có lúc tôi cho rằng đó là một sựtrừng phạt thích đáng. 20. Tôi không hề có dự tính nói xấu cho ai. Cách nhìn nhận : – Cho một điểm mỗi câu vấn đáp “ đúng ” ở những câu sau : 1, 3, 5, 11, 14, 15, 16,20. – Cho một điểm mỗi câu vấn đáp “ không ” ở những câu sau : 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13,17, 18, 19. – Tính tổng số điểm và phân loại theo tiêu chuẩn sau : + Nhu cầu giao tiếp trung bình của nam là : M = 10,66 ± 3,29 + Nhu cầu giao tiếp trung bình của nữ là : M = 11,46 ± 3,2118 Cả hai nhóm trắc nghiệm trên đều hoàn toàn có thể thực thi với từng cá thể hay với cảnhóm. 3. Trắc nghiệm năng lực của V.P.Dakharova. Mục đíchThử khám phá những năng lực tiềm tàng trong giao tiếp của mỗi cá thể. Quatrắc nghiệm mỗi con người thấy được cái mạnh, cái hạn chế của mình trong quanhệ giao tiếp. b. Dụng cụ : giấy, bút. c. Cách thực thi – Sau khi đọc kĩ lần lượt từng câu hỏi và câu vấn đáp tương ứng a, b, c nếu câutrả lời tương thích với bạn sẽ được ghi lại “ + ” trên bảng ghi tác dụng tương ứng. – Không mất nhiều thời hạn tâm lý khi vấn đáp. Thời gian dùng để vấn đáp tấtcả những câu hỏi là 30 phút. – Không gạch, xóa và ghi gì trên những câu hỏi, quan tâm kiểm tra số thứ tự câu hỏivà vấn đáp trên bảng ghi tác dụng tương thích tránh nhầm lẫn bỏ sót. Mong những bạn vấn đáp vừa đủ, đúng chuẩn, trung thực để nghiệm thu sát hoạch tác dụng tốt. 1. Tôi tiếp xúc quan hệ với mọi người thuận tiện và tự nhiên. a. Đúngb. Đôi khic. Không đúng2. Khi giao tiếp tôi biết phối hợp hòa giải nhu yếu sở trường thích nghi của mình và mọingười. a. Đúngb. Không an toànc. Không3. Tôi hay tâm lý việc riêng và ít chú ý quan tâm nghe khi tiếp xúc trò chuyện vớingười khác. a. Đúngb. Đôi khic. Không4. Không thuận tiện tự kiềm chế mình khi người khác trêu chọc, khích bác, nóixấu tôi. 5. Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào câu truyện của người kháca. Đúngb. Còn tùy ngườic. Không6. Mọi người cho rằng tôi nói mê hoặc, có duyên. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không7. Tôi gặp khó khăn vất vả khi phải tiếp thu quan điểm, quan điểm của người khác. a. Đúngb. Gần như thếc. Không198. Trong tiếp xúc tôi không cố ý dùng tình cảm để tranh thủ sự ưng ý ủnghộ của người khác. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không9. Tôi không hề tự mình duy trì được nề nếp trong cơ quan, trong tổ của mình. a. Đúngb. Đôi khic. Không10. Tôi rất áy náy khi làm phiền người khác. a. Đúngb. Đôi khic. Không11. Tôi thường cúi đầu hoặc quay mặt hướng khác khi tiếp xúc với người lạ. a. Đúngb. Đôi khic. Không12. Nói chuyện với bạn hữu không cần phải chú ý quan tâm đến nhu yếu, sở trường thích nghi của họ. a. Đúngb. Đôi khic. Không13. Tôi cảm thấy hoàn toàn có thể nhắc lại bằng lời của mình những gì mà người tiếp xúcđã nói. a. Đúngb. Đôi khic. Không14. Tôi khó mà giữ được bình tĩnh khi tiếp xúc với người định kiến, chụp mũcho tôi. a. Đúngb. Đôi khic. Không15. Không phải ai cũng biết rõ ngay là mình phải làm gì, khi nào và làm nhưthế nào cho nên vì thế cần phải hướng dẫn, khuyên bảo họ ngay. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không16. Tôi thường diễn đạt ngắn gọn quan điểm của mình. a. Đúngb. Đôi khic. Không17. Thậm chí khi người chuyện trò đưa ra lí lẽ mời tôi cũng không chú ý quan tâm vàthường bỏ ngoài tai. a. Đúngb. Đôi khi20c. Không18. Tôi thường “ nói có sách, mách có chứng ” khi có tranh luận. a. Đúngb. Còn tùy lúcc. Không19. Khi tôi tin điều gì đó 100 % tôi cũng không nói như đinh đóng cột. a. Đúngb. Đôi khic. Không20. Không phải khi nào tôi cũng biết được thái độ đối xử của người khác vớitôi. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không21. Tôi không đống ý với những người niềm nở ngay lập tức khi tiếp chuyệnvới những người chưa quen lắm. a. Đúngb. Khó trả lờic. Không22. Không mê hoặc khi chăm sóc đến việc riêng của người khác. a. Đúngb. Còn tùy lúcc. Không23. Tôi hoàn toàn có thể diễn đạt đúng chuẩn ý đồ của người trò chuyện khi họ tiếp xúc vớitôi. a. Đúngb. Còn tùy lúcc. Không24. Tôi thường không bình tĩnh lắm khi tranh cãi. a. Đúngb. Đôi khic. Không25. Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách an ủi người đang có điều gì lolắng, buồn chán. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không26. Tôi không thích nói nhiều vì rằng đằng sau lời lẽ ấy chẳng có gì đáng chý ýcả. a. Đúngb. Đôi khic. Không27. Nhiều yếu tố không xử lý được vì mọi người không chịu nhường nhịnnhau khi tranh luận. 21 a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không28. Tôi chưa học được cách thuyết phục có hiệu suất cao người khác. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không29. Tôi biết cách kiến thiết xây dựng bầu không khí tin cậy, trợ giúp lẫn nhau trong cơquan. a. Đúngb. Không tin yêu lắmc. Không30. Ngay lập tức tôi hoàn toàn có thể lãnh đạm, lãnh đạm khi thấy đứa trẻ khóc. a. Đúngb. Hiếm khic. Không31. Trong giao tiếp, khởi đầu câu truyện so với tôi rất khó khăn vất vả. a. Đúngb. Còn tùy lúcc. Không32. Tôi ít khi có dự tính tìm hiểu và khám phá ý đồ của người khác khi họ tiếp xúc với tôi. a. Đúngb. Đôi khic. Không33. Tôi hay chú ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói của người nói chuyệnvì những chỗ đó cho tôi nhiều thông tin quan trọng về họ hơn cả những gì họ nóira. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không34. Mọi người cho rằng tôi không có năng lực tự chủ xúc cảm khi tranh luận. a. Đúngb. Đôi khic. Không35. Tôi có cách ngăn cản người hay nói. a. Đúngb. Đôi khic. Không36. Tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng học cách nói ngăn nắp, sáng sủa, dễ hiểu. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không37. Không nên giữ khư khư quan điểm nếu biết rằng nó sai lầm đáng tiếc trong khi tranhluận. 22 a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không38. Nếu người khác có quan điểm trái ngược tôi không phí thời hạn thuyết phụchọ. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không39. Tôi thường tổ chức triển khai, đề xướng những hoạt động giải trí tập thể và những cuộc vui củabạn bè. a. Đúngb. Đôi khic. Không40. Tôi rất nhạy cảm với nỗi đau của bè bạn, người than. a. Đúngb. Đôi khic. Không41. Tôi cần nhiều thời hạn để thích nghi với đơn vị chức năng mới. a. Đúngb. Đôi khic. Không42. Nhiều việc mà người khác chăm sóc tôi cũng chú ý đến. a. Đúngb. Đôi khic. Không43. Trong thực tiễn, thường xảy ra là người chuyện trò nói một đằng còn tôi biếtrằng họ ý niệm về yếu tố khác. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không44. Mọi người đã làm cho tôi mất cân đối cảm xúc. a. Đúngb. Đôi khic. Không45. Tôi không biết làm cách nào ngăn cản người hung hăng trong khi tranhluận. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không46. Tôi chưa có kĩ năng diễn đạt nguyện vọng của mình một cách ngắn gọn. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không2347. Nhiều khi tôi nhận thấy đại đa số người ta giữ nguyên quan điểm của mình đếncùng khi tranh luận. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không48. Thực tế cho thấy tôi thuyết phục lại người trò chuyện với mình không khókhăn lắm. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không49. Trong trò chuyện tôi thường giữ vai trò tích cực, sôi sục. a. Đúngb. Đôi khic. Không50. Điều không dễ chịu của người thân trong gia đình làm tôi áy náy, do dự khá lâu. a. Đúngb. Đôi khic. Không51. Tôi không khi nào phủ nhận tiếp xúc với người lạ. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không52. Nếu chăm sóc, chú ý tới tổng thể những gì mà người khác làm chỉ tốn thời gianvô ích mà thôi. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không53. Đôi khi mọi người nói rằng tôi không chăm sóc đến bè bạn lắm. a. Đúngb. Khó trả lờic. Không54. Tôi biết tự kiềm chế mình. a. Đúngb. Đôi khic. Không55. Khi người ta càng lung túng bồn chồn tôi càng ít tác động ảnh hưởng vào họ. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không56. Không phải khi nào tôi cũng diễn đạt tâm lý của mình dễ hiểu, ngắn gọn. a. Đúngb. Đôi khic. Không2457. Tiếc rằng nhiều người hay đổi khác quan điểm khi nghe quan điểm của ngườikhác. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không58. Người ta cho rằng tôi hơn hẳn họ trong việc thuyết phục người khác. a. Đúngb. Không hẳn thếc. Không59. Khi xử lý việc gì trong tập thể tôi nỗ lực hướng mọi người tập trungdứt điểm vào việc đó. a. Đúngb. Đôi khic. Không60. Nhiều lần người ta nói rằng tôi không nhạy cảm với thái độ tiếp xúc củangười khác. a. Đúngb. Không hoàn toànc. Không61. Tôi không gặp khó khăn vất vả khi tiếp xúc với ( đại đa số mọi người ) đám đông. a. Đúngb. Đôi khic. Không62. Khi không hiểu người khác muốn gì thì không hề trò chuyện với người đócó tác dụng được. a. Đúngb. Không hẳn thếc. Không63. Tôi khó tập trung chuyên sâu theo dõi lời người khác chuyện trò. a. Đúngb. Đôi khic. Không64. Mọi người khó lòng làm tôi mất bình tĩnh. a. Đúngb. Còn tùy lúcc. Không65. Khi người trò chuyện bị xúc động chi phối tôi không làm họ ngưng lời. a. Đúngb. Còn tùy lúcc. Không66. Tôi cảm thấy nhiều người trò chuyện rời rạc, không đúng chuẩn cần phải uốnnắn họ ngay. a. Đúngb. Không hoàn toàn25

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories