– Đơn vị chấp nhận thẻ: là nơi cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ và chấp – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 478.52 KB, 61 trang )

rủi ro. Bên cạnhđó, thẻ quốc tế có khả năng sử dụng trên toàn cầu, do đó rất thuận tiện

cho người sử dụng. Khi đi công tác, du học nước ngoài hay du lịch quốc tế, thay vì đổi

tiền đi đổi tiền lại, vất vả tính toán tỷ giá mua bán, đơn giản chỉ cần tấm thẻ. Thay vì khi

hết tiền hay không đủ tiền để mua hàng, bạn phải cân nhắc băn khoăn không biết mượn

tiền ai bây giờ, bạn chỉ cần tấm thẻ. Chi tiêu thoải mái cả tháng, ngân hàng mới yêu cầu

bạn trả tiền, mà còn cho bạn một thời gian ân hạn lo thu xếp trả nợ, và sẽ không thu lãi

nếu bạn hoàn trả đúng ngày quy định. Sử dụng TTD quốc tế, chủ thẻ có thể mua hàng

hoá, dịch vụ tại bất kỳ một đơn vị chấp nhận thẻ nào, chi tiêu bằng nhiều ngoại tệ khác

nhau phù hợp vói nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, khách hàng có thể gửi tiền mặt vào

một nơi, rút tiền ở nhiều nơi khác thông qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Rõ ràng

là vừa tiện lợi, vừa an toàn, vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều so với việc mang

theo tiền mặt. Đặc biệt thanh toán bằng thẻ có độ an toàn cao bởi các thông tin về chủ

thẻ, số thẻ, số tài khoản…đã được mã hoá, nên nếu bị mất thẻ người khác khó sử dụng

được. Chủ thẻ vẫn có thể yên tâm vì tài sản không bị mất nếu kịp thời thông báo cho

ngân hàng phát hành. Hơn nữa, thẻ được sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại

khiến cho thẻ khó bị làm giả.

Thứ hai, TTD giúp cho việc mua hàng hoá dịch vụ được tiêu trước, trả tiền sau.

Thanh toán bằng TTD giúp cho chủ thẻ có thể sử dụng được nguồn tín dụng do ngân

hàng phát hành cung cấp. TTD là một dạng đầu tư tín dụng đặc biệt – cho vay thanhtoán.

Khi sử dụng TTD, chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch vượt số tiền mặt mà mình hiện

có. Tức là tại thời điểm mà chủ thẻ muốn mua một mặt hàng nào đấy, nhưng lại không đủ

tiền, chủ thẻ có thể sử dụng TTD để tiêu trước và chi tiêu thoải mái trong phạm vi hạn

mức được cấp. Đến khi nào nhận được bản sao kê do ngân hàng phát hành gửi đến, chủ

thẻ mới phải trả tiền, chủ thẻ có thể thanh toán đủ toàn bộ số tiền theo sao kê mà không

phải chụi bất kỳ khoản lãi nào trên doanh số giao dịch, hoặc thanh toán một giá trị tối

thiểu nhất định và chuyển số tiền còn nợ trên thẻ sang tháng sau. Các khoản nợ trên thẻ

sẽ bị tính lãi. Với đặc điểm này, TTD giúp cho khách hàng mở rộng được các giao dịch

tài chính của mình mà nếu sử dụng tiện mặt sẽ không thực hiện được, nhằm thoả mãn của

nhu cầu của khách hàng.

Thứ ba, thanh toán bằng TTD tạo điều kiện để người dân tiếp cận với hình thức thanh

toán hiện đại ở ngân hàng, mở rộng trình độ hiểu biết cũng như tạo nên vẻ văn minh, lịch

sự, sang trọng cho khách hàng khi thanh toán, cũng như được hưởng những ưu đãi,

khuyễn mãi từ phía ngân hàng hay các đối tác thanh toán của ngân hàng so với sử dụng

tiền mặt.

Đối với đơn vị chấp nhận thẻ:

Thứ nhất, các cơ sở bán hàng, cung ứng dịch vụ chấp nhận thẻ, thanh toán bằng TTD

sẽ giúp tăng nhanh doanh số hơn, mở rộng thị trường và thu lợi nhuận. Cũng như những

đơn vị kinh doanh khác, mục tiêu của cơ sở là tối đa hoá lợi nhuận thông qua tối đa lượng

hàng hoá dịch vụ bán được. TTD với lợi ích cung cấp cho khách hàng khả năng mở rộng

năng lực tài chính trong ngắn hạn đã thúc đẩy sự tăng lên của sức mua hàng hoá, dịch vụ.

Do đó, ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ hơn, khi dùng thẻ chi tiêu nhiều hơn và

chắc chắn doanh thu sẽ tăng cao.

Thứ hai, tại các cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ được trang bị đủ các thiết bị

máy móc chuyên dụng cho việc thanh toán thẻ. Từ đó làm cho nơi bán hàng trở nên văn

minh, hiện đại hơn, tăng thêm sự sang trọng và uy tín cho đơn vị, thu hút nhiều khách

hàng hơn.

Thứ ba, thanh toán bằng TTD giúp đơn vị chấp nhận thẻ giảm được chi phí bảo quản,

vận chuyển tiền mặt, tránh được hiện tượng trả bằng tiền giả của khách hàng hay vấn đề

mất cắp tiền mặt xảy ra trong nhà hàng, khách sạn, cửa hiệu của mình, quản lý nhân viên

dễ dàng hơn.

Đối với nền kinh tế – xã hội: khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày

càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ thanh toán ngày càng lớn. TTD – một công cụ thanh toán

không dùng tiền mặt pháttriển đã làm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể. Từ

đó, số tiền mặt có trong túi mỗi người là rất ít, chủ yếu là để chi tiêu lặt vặt. Điều đó đem

đến lợi ích cho quốc gia vì tiết kiệm được chi phí in ấn, bảo quản, phát hành vận chuyển,

kiểm đếm tiền tệ và lưu thông tiền mặt cho xã hội, giảm bớt áp lực tiền mặt trong lưu

thông, tăng vòng luân chuyển vốn, tạo điều kiện tập trung vốn nhanh, góp phần mở rộng

hoạt động tín dụng, tăng trưởng kinh tế xã hội Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ sẽ hạn

chế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu các tiêu cực. Nếu trong nền kinh tế, tất

cả đều thanh toán qua ngân hàng thì không thể trốn thuế, tham ô, tham nhũng. Qua đó

góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý của Nhà Nước trong việc điều tiết nền

kinh tế.

1.4. Rủi ro khi trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

Đối với bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro luôn đi kèm với mục tiêu lợi

nhuận. TTD là loại hình thức đầu tư rất an toàn so với nhiều loại hình tín dụng khác, song

kinh doanh thẻ vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro. Rủi ro hiểu theo nghĩa rộng là khả năng tổn

thất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến. Rủi ro xảy ra đối

với cả ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Các

loại rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ bao gồm:

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành:

Rủi ro tín dụng: Loại rủi ro này phát sinh khi ngân hàng không có khả năng thu hồi

nợ từ các khoản cho vay sử dụng thẻ.

Rủi ro sử dụng thẻ: bao gồm:

+ Thẻ phát hành dựa trên các đơn xin phát hành giả mạo: Ngân hàng có thể phát hành

thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩm

định kỹ các thông tin của khách hàng trên hồ sơ phát hành thẻ. Điều đó có thể dẫn đến

những rủi ro tổn thất tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ sử dụng thẻ không thanh toán

hoặc không có khả năng thanh toán.

+ Tài khoản thẻ bị lợi dụng: Đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhận

được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửithẻ mới. Do không kiểm

tra tính xác thực của thông báo đó nên ngân hàng phát hành thẻ đã gửi thẻ về địa chỉ theo

yêu cầu. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác sử dụng chỉđược phát hiện khi chủ thẻ

đích thực không nhận được thẻ, liên lạc với ngân hàng phát hành hoặc khi ngân hàng phát

hành yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê.

+ Chủ thẻ không nhận được thẻ đã phát hành: Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ

thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi

chủ thẻ chính thức không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Ngân hàng phát

hành chụi mọi rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện trong trường hợp này.

+ Các giao dịch giả mạo dựa trên TTD thông báo mất cắp hoặc thất lạc: Chủ thẻ bị

mất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ được một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông

báo cho ngân hàng phát hành để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Hoặc

chủ thẻ cố tính lấy tiền của ngân hàng bằng cách báo cáo cho ngân hàng phát hành là thẻ

đã bị thất lạc, nhưng sau đó lại lấy để sử dụng trong thời gian thẻ chưa kịp đưa vào danh

sách đen.

+ Chủ thẻ thay băng chữ ký bằng một băng chữ ký trắng và ký lại chữ ký hoàn toàn

khác so với chữ ký cũ. Khi thanh toán chủ thẻ sẽ ký vào hoá đơn bằng chữ ký mới. Như

vậy chủ thẻ có thể thoái thác được trách nhiệm thanh toán các thương vụ do chính mình

thực hiện. Trường hợp này xảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra hoặc có sự

thông đồng với chủ thẻ. Rủi ro hoàn toàn thuộc về ngân hàng phát hành.

Rủi ro do nguyên nhân khách quan khác: như chủ thẻ mất khả năng thanh toán bởi tai

nạn bất ngờ, không còn khả năng lao động, hay mất thu nhập, hoặc việc sử dụng thẻ giả

mạo trùng với thẻ đang lưu hành của ngân hàng phát hành thẻ.

Rủi ro tại ngân hàng thanh toán: Với vai trò là trung gian thanh toán giữa đơn vị

chấp nhận thẻ và ngân hàng phát hành. Trong các bên tham gia thanh toán thì ngân hàng

thanh toán ít gặp rủi ro nhất. Rủi ro trong thanh toán thẻ xẩy ra khi:

+ Ngân hàng thanh toán có sai số trong việc cấp phép như chuẩn chi với giá trị thanh

toán lớn hơn trị giá cấp phép.

+ Ngân hàng thanh toán không cung cấp kịp thời danh sách đen cho các đơn vị chấp

nhận thẻ mà trong thời gian đó họ lại thanh toán thẻ có trong danh sách này. Khi đó ngân

hàng thanh toán phải chụi rủi ro khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán.

+ Tổn thất khi bị đòi bồi hoàn đối với các giao dịch đã được thực hiện không đúng

qui định của các tổ chức thanh toán quốc tế.

Rủi ro với đơn vị chấp nhận thẻ: là rủi ro khi bị ngân hàng phát hành từ chối thanh

toán toàn bộ số tiền hàng hoá dịch vụ đã cung ứng.

+ Thẻ hết thời hạn hiệu lực mà đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra.

+ Tổn thất do thanh toán các giao dịch qua thư, điện thoại giả mạo: Khách hàng lấy

thông tin của thẻ thật để đặt mua hàng hoá, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ. Trong

trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách hàng đặt mua hàng của đơn vị chấp

nhận thẻ thì giao dịch đó bị từ chối thanh toán.

+ Sửa chữa số tiền trên hoá đơn do ghi nhầm hoặc cố ý mà cơ sở chấp nhận quên

rằng phía chủ thẻ cũng giữ một hoá đơn nguyên vẹn, ngân hàng phát hành có thể căn cứ

vào sự sai phạm nàyđể từ chối thanh toán số tiền trên hoá.

+ Đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hoặc cố tính chấp nhận thẻ giả mạo: thẻ mất cắp, thất

lạc, thẻ giả,…

Rủi ro với chủ thẻ:TTD thường có hai công dụng là thanh toán tiền hành hoá, dịch

vụ và rút tiền mặt. Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số cá nhân (Pin). Do vô tình chủ thẻ

có thể để lộ số Pin và đồng thời bị mất thẻ mà chưa kịp thông báo cho ngân hàng phát

hành. Do sự trùng hợp nào đó, người lấy thẻ biết được số Pin và họ dùng thẻ để rút tiền

mặt tại các máy ATM. Do rút tiền mặt qua máy ATM chỉ dựa hoàn toàn vào số Pin. Do

đó không kiểm tra được người rút tiền có phải là chủ thẻ thực hay không. Trường hợp

mất tiền này, chủ thẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm về số tiền bị mất.

Chủ thẻ vô tình đánh mất thẻ mà không báo kịp cho ngân hàng, sẽ bị người chiếm

dụng giả mạo chữ ký để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ, đặc biệt nguy hiểm khi

đơn vị chấp nhận thẻ không so sánh chữ ký trên thẻ và chữ ký thực tế có giống nhau hay

không.

Rủi ro khách quan khác: Rủi ro do hệ thống hoặc do thao tác của cán bộ nghiệp vụ.

Loại rủi ro này phát sinh khi hệ thống vi tính hoạt động hoặc có lỗi trong xử lý dữ liệu,

ảnh hưởng đến việc sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ.

1.5. Các quy trình cơ bản trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

1.5.1. Quy trình phát hành thẻ tín dụng.

Sơ đồ 1: Qui trình phát hành TTD quốc tế

Chi nhánh phát

hành

(4)

Khách hàng (Chủ

thẻ)

(1)

(2)

(3)

(5)

Trung tâm thẻ

(1) Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ sẽ đến ngân hàng để làm thủ tục xin cấp

thẻ. Bộ hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng bao gồm: đơn xin phát hành TTD

quốc tế; hợp đồng sử dụng TTD quốc tế; Một số giấy tờ khác như bản sao chứng minh

thư nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp

(nếu là thẻ công ty).

(2) Tại chi nhánh phát hành:

– Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ: Ngân hàng thẩm định yêu cầu phát hành thẻ như

kiểm tra toàn bộ hồ sơ khách hàng, thẩm định thông tin khách hàng, hoàn thành các thủ

tục liên quan đến tín chấp, bảo lãnh, thế chấp, cầm cố, ký quĩ. Sau đó, có thể phân loại

khách hàng để cấp thẻ và trình giám đốc chi nhánh phê duyệt hồ sơ hoàn chỉnh.

– Tạo và cập nhật hồ sơ quản lý thẻ: ngân hàng nhập thông tin khách hàng vào hồ sơ

để quản lý như tên chủ thẻ, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hạn mức tín dụng, địa chỉ

thường chú, địa chỉ liên lạc…

– Từ chi nhánh, gửi dữ liệu ra trung tâm thẻ để yêu cầu phát hành.

(3) Tại trung tâm thẻ:

– Quản lý hồ sơ khách hàng: Hằng ngày, nhận dữ liệu thông tin khách hàng từ chi

nhánh phát hành, đối chiếu dữ liệu nhận được bằng file với các hồ sơ khách hàng nhận

được bằng văn bản, cập nhật vào hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng, và tạo dữ liệu in

thẻ.

– In thẻ: Căn cứ trên cơ sở tệp dữ liệu thẻ đã tạo ra, bộ phận in thẻ sẽ in thẻ mới. Sau

đó, kiểm tra các dữ liệu đã in trên thẻ với hồ sơ khách hàng về tên chủ thẻ, ngày hiệu lực,

ảnh và chữ ký trên thẻ đối với thẻ Visa, thông tin chủ thẻ được mã hoá.

– Tạo và in Pin của chủ thẻ.

– Gửi thẻ cho chi nhánh phát hành: Trung tâm thẻ lập danh sách gửi thẻ cho chi

nhánh phát hành phân theo từng thể loại, khoá thẻ tạm ngừng sử dụng, gửi thẻ và Pin

trong hai bì thư tách riêng theo đường truyền phát nhanh thư bảo đảm

(4) Tại chi nhánh phát hành: Nhận thẻ từ Trung tâm thẻ và giao thẻ cho khách hàng,

hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ và bảo quản thẻ. Ngân hàng yêu cầu chủ thẻ giữ bí

mật số Pin

(5) Gửi xác nhận nhận thẻ của khách hàng tới trung tâm thẻ bằng fax để mở thẻ. Tại

trung tâm thẻ sẽ mở khoá thẻ khi có xác nhận thẻ của chủ thẻ. Trong nhiều trường hợp,

Chi nhánh phát hành yêu cầu trung tâm thẻ trực tiếp giao thẻ cho chủ thẻ.

1.5.2. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng.

Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán thẻ

(8)

Ngân hàng phát

hành

(9)

Tổ chức thẻ

quốc tế

Ngân hàng

thanh toán

(7)

(5)

(10)

(2)

(1)

(6)

(11)

(4)

Đơn vị chấp nhận

thẻ

Chủ thẻ

(3)

(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ đến ngân hàng làm thủ tục yêu cầu phát hành

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

thẻ.

Ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ cho khách hàng.

Chủ thẻ dùng thẻ đi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ rút tiền mặt.

Đơn vị chấp nhận thẻ cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc dịch vụ rút tiền mặt.

Đơn vị chấp nhận thẻ gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán.

Ngân hàng chấp nhận thanh toán cho Đơn vị chấp nhận thẻ.

Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán thẻ đến tổ chức thẻ quốc tế (trực

tiếp là trung tâm xử lý dữ liệu của Tổ chức thẻ quốc tế) để đòi tiền.

(8) Tổ chức thẻ quốc tế xử lý dữ liệu, ghi có cho tài khoản tiền gửi của ngân hàng

thanh toán và đồng thời ghi nợ ngân hàng phát hành.

(9) Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ ngân hàng phát hành số giao dịch tương ứng.

(10) Ngân hàng phát hành nhận dữ liệu và gửi sao lê dữ liệu chi tiêu thẻ cho chủ thẻ.

(11) Chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng phát hành.

1.6. Cơ sở lý thuyết vế hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

1.6.1. Vai trò của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng với ngân hàng thương mại.

Kinh doanh thẻ có sức hấp dẫn lớn đối với các ngân hàng bởi những lợi ích mà TTD

đem lại đối với hoạt động ngân hàng. Với ngân hàng (cả ngân hàng phát hành và ngân

hàng thanh toán), TTD đã làm phong phú các hình thức thanh toán, tăng hiệu quả nghiệp

vụ thanh toán, mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán và tăng lợi nhuận.

Hoạt động thanh toán là một trong những chức năngrung tâm quan trọng của ngân hàng.

Dù hoạt động kinh doanh dưới hình thức nào cũng kết thúc ở việc thanh toán, quyết toán.

TTD là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời sau các phương tiện không

dùng tiền mặt khác như uỷ nhiệm chi – chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, séc, ngân

phiếu thanh toán…, nhưng đã là động lực thúc đặy phát triển thị trường các phương tiện

thanh toán khác, cho phép ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới cho khách hàng. Bởi thị

trường TTD phát triển thì quy mô, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ là những đơn vị

kinh doanh, do đó cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

qua ngân hàng. Đối với các tổ chức kinh doanh thẻ, dịch vụ TTD đã giúp tăng thêm

nguồn thu nhập thông qua các khoản thu phí như:

Phí thanh toán (chiết khấu thương mại): là phí mà đơn vị chấp nhận thẻ phải trả cho

ngân hàng thanh toán cho mỗi giao dịch thẻ. Khi đơn vị chấp nhận thẻ trình hoá đơn

thanh toán TTD lên ngân hàng thanh toán, ngân hàng sẽ chiết khấu một khoản trên doanh

thu. Nhưng ngân hàng thanh toán không được hưởng toàn bộ số phí đó, mà chỉ hưởng

một phần, số còn lại trả cho ngân hàng phát hành, gọi là phí trao đổi.

Chủ thẻ phải trả phí, lãi cho ngân hàng phát hành: Phí phát hành, phí thường niên,

phí rút tiền mặt,phí trả chậm, lãi sử dụng thẻ, phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời, phí in

thẻ mới, in thẻ lại, phí tra soát giao dịch, phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc, lộ số Pin

Ngoài lợi ích làm tăng thu nhập cho ngân hàng, kinh doanh TTD làm tăng trưởng tín

dụng cho ngân hàng. Đây là một hình thức cho vay, đầu tư. So với các loại hình cho vay,

đầu tư khác, tín dụng thẻ là hình thức tín dụng có độ an toàn cao bởi TTD được phát hành

trên cơ sở thế chấp, tín chấp, bảo lãnh. Hơn nữa, mỗi một hợp đồng TTD đã tạo lập được

mối quan hệ về tín dụng, thanh toán lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng, nâng cao hình

ảnh và uy tín của ngân hàng trên thị trường.

1.6.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

1.6.2.1. Sự đa dạng về sản phẩm thẻ và tiện ích thẻ.

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ thẻ không chỉ về tiện ích mà còn

thể hiện mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đang ngày càng trở nên đa dạng.

Việc cho ra đời một loại thẻ mới cũng là một sản phẩm mới đòi hỏi ngân hàng phải thực

hiện hàng loạt các công đoạn như : nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, marketing,

bước đầu tung sản phẩm ra thị trường, điều chỉnh, bán sản phẩm rộng rãi, …

Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú nên các ngân hàng đang nỗ

lực triển khai cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm thẻ mới với nhiều tiện ích, tính năng đa

dang, hình thức đẹp, độc đáo để đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng. Sản

phẩm thẻ càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng thì số lượng thẻ

được phát hành ngày càng nhiều, điều đó làm gia tăng thị phần của ngân hàng. Như vậy

có thể nói, việc tăng tính đa dạng cho sản phẩm thẻ sẽ tác động trực tiếp lên số lượng thẻ

mà ngân hàng phát hành từ đó giúp cho dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng phát triển.

Ngoài ra, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ

thẻ không thể không kể tới đó là những tiện ích mà dịch vụ thẻ của ngân hàng mang lại.

Từ những chiếc thẻ đơn thuần để rút tiền, hiện nay thẻ còn dùng để thanh toán, chuyển

khoản, mua hàng qua mạng, thanh toán các hóa đơn điện, nước, … và rất nhiều tiện ích

khác giúp cho thẻ thực sự là phương tiện thanh toán hiện đại, như vậy nếu dịch vụ thẻ của

ngân hàng càng cung cấp nhiều tiện ích rõ ràng càng có thế mạnh trong việc thu hút

khách hàng, đóng góp vào sự phát triển nói chung của dịch vụ này.

1.6.2.2. Số lượng phát hành thẻ và số lượng khách hàng sử dụng thẻ.

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ và số lượng thẻ phát hành không phải là một.

Trong xu thế hiện nay, một khách hàng có thể sử dụng nhiều loại thẻ cùng lúc, trong đó

có những loại thẻ được sử dụng với tần suất nhiều hơn (có thể coi là thẻ “chính”), với các

loại thẻ này, ngân hàng sẽ có thu nhập lớn hơn. Nhu vậy, mục tiêu của ngân hàng không

chỉ gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ và thanh toán bằng thẻ, mà còn làm thế nào

để cho thẻ mà ngân hàng mình phát hành, được sử dụng như là những thẻ “chính” của

khách hàng. Số lượng khách hàng không ngừng gia tăng cùng với số lượng thẻ phát hành

cũng là mục tiêu của bất cứ một ngân hàng nào, đó là một trong các tiêu chí đánh giá sự

phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Khi thị trường tài chính nói chung và thị trường thẻ ngân hàng nói riêng ngày càng

phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, để

có thể thu hút khách hành, các ngân hàng thường có các chính sách khuyếch trương

quảng cáo sao cho số lượng thẻ của ngân hàng được nắm giữ càng nhiều càng tốt. Số

lượng thẻ phát hành càng nhiều chứng tỏ dịch vụ thẻ của ngân hàng đáp ứng được nhu

cầu của khách hàng. Đồng thời, số lượng thẻ được phát hành càng nhiều làm cho thu

nhập của ngân hàng càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, việc gia tăng số lượng thẻ, gia

tăng khách hàng, sự trung thành của khách hàng trong việc sử dụng thẻ của ngân hàng là

một trong các tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng hướng tới.

1.6.2.3. Số lượng thẻ hoạt động trên tổng số lượng thẻ.

Con số thẻ được phát hành không đồng nghĩa với việc ngần ấy thẻ đang lưu hành

trong đời sống người dân. Có thể hiểu thẻ không hoạt động hay thẻ “non active” là những

thẻ đã được phát hành nhưng không có giao dịch trong một thời gian dài sau khi mở tài

khoản. Thẻ không hoạt động gây lãng phí tài nguyên của ngân hàng, tốn kém chi phí

marketing, phát hành, chi phí quản lý hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng. Do

đó, tỷ lệ thẻ hoạt động cùng là một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh thẻ

của các ngân hàng.

1.6.2.4. Doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng.

Doanh số thanh toán qua TTD nói nên tổng số tiền khách hàng đã sử dụng TTD đã

thanh toán, quẹt thẻ. Có thể xem đây là một trong những cách ngân hàng cấp tín dụng cho

khách hàng. Doanh số thanh toán càng lớn ngân hàng càng nâng cao thu nhập cho ngân

hàng từ phí thanh toán của đối tác. Chính vì vậy, doanh số thanh toán thẻ thẻ cũng là một

trong các tiêu chí thể hiện sự phát triển của dịch vụ thẻ của ngân hàng.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories