Chương 1: Khái niệm về Ô tô, máy kéo và xe Chuyên dụng – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 12.25 MB, 351 trang )

thể. Việc phân loại ôtô máy kéo và xe chuyên dụng có thể được tiến hành theo nhiều cách

khác nhau, trong khuôn khổ giáo trình này chỉ đưa ra một số phương pháp phân loại chính

liên quan đến tính năng sử dụng và kết cấu của chúng.

1.1.2.1. Phân loại máy kéo

+ Theo công dụng

Theo công dụng của máy kéo người ta phân máy kéo thành các loại chính sau:

– Máy kéo dùng trong nông nghiệp

Loại máy kéo này có tính năng sử dụng phù hợp với các loại công việc sản xuất nông

nghiệp. Thuộc nhóm này người ta lại phân thành ba loại chính là: Máy kéo có công dụng

chung, máy kéo vạn năng và máy kéo chuyên dùng.

Máy kéo công dụng chung là các máy kéo đảm nhiệm các công việc chính trong sản

xuất nông nghiệp như cày, bừa, gieo trồng v.v…Lực kéo ở móc trong khoảng từ 0,2÷8 tấn với

vận tốc làm việc trong khoảng từ 5÷20 km/h đối với máy kéo xích và 7÷30 km/h đối với với

máy kéo bánh. Công suất động cơ khoảng từ 12 ÷300 mã lực. Chiều cao gầm máy từ 250÷350

mm.

Máy kéo vạn năng là các máy kéo có thể hoàn thành nhiều dạng công việc khác nhau

và có thể thích ứng với nhiều điều kiện sử dụng hơn so với máy kéo công dụng chung. Ngoài

các công việc chính trong sản xuất nông lâm nghiệp, máy kéo vạn năng còn có thể hoàn thành

các công việc như chăm sóc cây trồng, vận chuyển hàng hóa. Thuộc loại máy kéo này chúng

có các đặc điểm kỹ thuật sau: Công suất động cơ từ 10÷100 mã lực, chiều cao gầm máy từ

600÷800 mm, bề rộng cơ sở của xe có thể điều chỉnh được để phù hợp với bề rộng các hàng

cây.

Máy kéo chuyên dùng là các những máy kéo có kết cấu đặc biệt để thực hiện một loại

công việc nhất định hoặc sử dụng trong điều kiện đặc biệt ví dụ như máy kéo dùng để thu

hoạch bông, máy kéo thu hoạch lúa, máy có khung cân bằng dùng trong đồi dốc v.v…

– Máy kéo công nghiệp

Máy kéo dùng trong công nghiệp thường là các máy có công suất lớn dùng để san ủi

mặt bằng các công trình xây dựng, khai thác quặng trong hầm mỏ, vận chuyên hàng hóa nặng

trên các tuyến đường ngắn hoặc đường xấu v.v…

+ Theo cấu tạo bộ phận di động

Bộ phận di động là các cụm máy, chi tiết trực tiếp tác động lên mặt đường, mặt đất để

tạo nên sự chuyển động cho máy kéo. Theo cấu tạo bộ phận di động máy kéo được phân

thành ba loại chính:

– Máy kéo bánh (hình 1-1 a). Bộ phận di động là bánh xe, có thể có hai bánh, ba bánh

hoặc 4 bánh, bánh có thể là bánh sắt hoặc bánh lốp. Hiện nay máy kéo bánh lốp được sử dụng

khá phổ biến do khả năng cơ động và sự chuyển động êm dịu của chúng, máy bánh sắt chỉ sử

dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi cần tăng khả năng kéo bám hoặc bánh xe vừa làm

nhiệm vụ của bộ phận di động vừa làm nhiệm vụ của bộ phận làm đất như bánh lồng.

– Máy kéo xích (hình 1-1 b). Đặc điểm chung của loại này là giảm được áp lực riêng

trên đất và có khả năng bám tốt, tuy nhiên kết cấu hệ thống di động phức tạp, giá thành cao.

Máy kéo xích thường được sử dụng để hoàn thành các công việc cần lực kéo lớn như

san ủi, cày bừa trên đất độ ẩm cao, nhổ và ủi gốc cây v.v…

– Máy kéo nửa xích. Loại máy này được thiết kế trên cơ sở của máy kéo bánh, thường

người ta lắp thêm các dải xích bao quanh các bánh xe để tăng khả năng bám với mặt đường.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng …………………………..

7

Hình 1-1. Hình dạng chung của máy kéo:

a) Máy kéo bánh bơm; b) Máy kéo bánh xích.

+ Theo kết cấu của khung

Theo cấu tạo của khung người ta chia máy kéo thành các loại sau:

Máy kéo có khung. Ở loại này tất cả các bộ phận máy và cơ cấu của máy kéo được lắp

trên một khung, khung được chế tạo bằng thép định hình dạng chữ U hay chữ I được hàn và

tán lại với nhau.

Máy kéo nửa khung. Loại máy kéo này có một phần khung liên kết với thân ly hợp,

hộp số và cầu sau tạo thành khung của máy kéo. Động cơ của máy kéo được lắp lên phần

khung phía trước, còn các cơ cấu khác được lắp trên thân hộp số và cầu sau.

Máy kéo không khung. Loại máy này sử dụng phần thân của động cơ, hộp số và cầu

sau, liên kết cứng với nhau tạo thành một khối thống nhất trên đó người ta lắp tất cả các bộ

phận và hệ thống còn lại của máy kéo.

+ Theo loại động cơ dùng trên máy kéo

Dựa theo loại động cơ sử dụng, người ta chia máy kéo ra thành ba loại:

Máy kéo dùng động cơ diêzel;

Máy kéo dùng động cơ xăng;

Máy kéo dùng động cơ điện.

Máy kéo dùng động cơ diêzel được sử dụng phổ biến hơn cả do tính kinh tế và tính

tiết kiệm của động cơ diêzel. Máy kéo dùng động cơ xăng được dùng chủ yếu trên các máy

kéo công suất nhỏ, máy kéo làm vườn v.v… vì nó có kết cấu nhỏ gọn, nhẹ. Máy kéo sử dụng

động cơ điện với nguồn điện lưới có tính kinh tế cao và dễ thực hiện tự động hóa, nhưng đòi

hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng cơ sở, nên hiện này vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế.

+ Theo lớp lực kéo

Các công việc mà máy kéo đảm nhiệm đòi hỏi lực kéo ở móc khác nhau và thay đổi

trong phạm vi rộng. Mặt khác mỗi loại máy kéo chỉ làm việc có hiệu quả kinh tế cao trong

một khoảng lực kéo nhất định. Do đó người ta đã thiết kế nhiều loại máy kéo với các lớp lực

kéo ở móc khác nhau. Các máy kéo có lực kéo ở móc mà ở đó máy kéo đạt hiệu suất kéo lớn

nhất được xếp thành một loại, hiện nay người ta chia ra các loại máy kéo sau: 0,2; 0,6; 0,9;

1,4; 2; 3; 4; 5; 6; 9; và 15 tấn. Các loại máy kéo có lớp lực kéo lớn hơn 6 tấn thường dùng

trong công nghiệp. Máy kéo có lớp lực kéo từ 0,2 ÷ 1,4 tấn thường là máy kéo bánh bơm,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng …………………………..

8

máy kéo có lực kéo từ 2÷5 tấn có thể là máy kéo bánh hoặc máy kéo xích, các máy kéo có lực

kéo trên 6 tấn thường là máy kéo xích hoặc nửa xích.

1.1.2.2. Phân loại ôtô

Hình 1-2. Ôtô du lịch

+ Theo công dụng người ta phân ôtô thành các loại sau:

Ôtô vận chuyển, đó là những ôtô chuyên dùng để chuyên chở hành khách hoặc hàng

hóa. Trong loại này lại được phân ra các loại sau:

Ôtô du lịch (xe con), dùng để chuyên chở hành khách với số ghế ngồi nhỏ hơn 8 (hình

1-2).

Ôtô buýt (xe khách), chuyên dùng để chở khách với số ghế ngồi lớn hơn 8 và thường

chạy theo tuyến đường quy định (hình 1-3).

Ôtô tải là các loại ôtô dùng để vận chuyển hàng hóa (hình1-4). Theo trọng tải cho

phép, người ta chia ôtô tải thành năm loại chính là: Ôtô tải nhỏ với tải trọng dưới 1 tấn; Loại

trung bình có tải trọng từ 1÷3 tấn; Loại lớn có tải

trọng từ 3÷5 tấn; Loại nặng có tải trọng từ 5 ÷10

tấn và siêu nặng có tải trọng trên 10 tấn.

Ôtô chuyên dùng, đó là các loại ôtô được

trang bị các thiết bị đặc biệt để thực hiện các công

việc riêng như ôtô chở bêtông, ôtô cần trục, ôtô

cứu hỏa v.v…Nhìn chung các ôtô chuyên dùng

được thiết kế trên cơ sở các ôtô công dụng chung

có cỡ công suất tương đương, trên đó người ta lắp

các thiết bị và các máy móc chuyên dùng để thực

hiện một dạng công việc đặc biệt nào đó.

+ Theo loại động cơ:

Ôtô dùng nhiên liệu lỏng (xăng, diêzel…);

Ôtô dùng nhiên liêu khí (gas);

Hình 1-3. Ôtô Buýt

Ôtô dùng động cơ điện.

(xe chở khách)

Thông thường do yêu cầu tốc độ cao và giảm

tiếng ồn, nên động cơ xăng thường được dùng trên

ôtô du lịch, động cơ diêzel thường sử dụng trên các ôtô tải hạng trung và hạng nặng. Ôtô dùng

động cơ điện được dùng phổ biến trong giao thông đường phố, trong các xí nghiệp, nhà máy

để giảm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng …………………………..

9

+ Theo tính năng cơ động

Tính năng cơ động của ôtô là khả năng chuyển động của chúng trên các điều kiện

đường xá khó khăn và địa hình phức tạp. Theo tính năng này người ta chia ôtô ra thành hai

loại chính:

Hình 1-4. Hình dạng chung của ôtô tải:

a) Xe tải loại nhẹ; b) Xe tải có thùng tự đổ hàng.

Ôtô tính năng cơ động thấp. Loại này chủ yếu được dùng trong thành phố và trên các

đường giao thông chính, mặt đường khô và cứng. Về đặc điểm kỹ thuật, các ôtô này thường

có gầm xe thấp, một cầu chủ động ví dụ ôtô du lịch, ôtô buýt.

Ôtô có tính năng cơ động cao. Đó là các loại xe có khả năng chuyển động được trên

cả các đường xấu hoặc thậm chí không có đường xá. Đặc điểm của các loại xe này là gầm xe

cao, thường có hai, ba thậm chí 4 cầu chủ động. Ôtô tính năng cơ động cao thường gặp ở các

xe quân sự, xe vận tải hạng trung và hạng nặng, xe thể thao địa hình v. v…

1.1.2.3. Phân loại xe chuyên dụng

Xe chuyên dụng là các xe tự hành, chúng được thiết kế chế tạo trên cơ sở của ôtô hoặc

máy kéo cơ sở và được trang bị các thiết bị và máy công tác đặc biệt để hoàn thành một dạng

công việc riêng hoặc trong các điều kiện làm việc đặc biệt. Vì vậy để phân loại xe chuyên

dụng, người ta có thể phân theo nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là dựa vào loại xe và

loại công việc để phân loại chúng.

+ Theo loại xe cơ sở

Dựa vào loại xe cơ sở trên đó lắp các thiết bị để thực hiện các công việc chuyên dụng

người ta phân ra thành xe ôtô chuyên dụng và máy kéo chuyên dụng, ví dụ ôtô cần cẩu hoặc

máy kéo cần cẩu. Ngoài ra người ta cũng phân xe chuyên dụng theo hệ thống di động của xe

cơ sở như xe chuyên dụng dùng xích hay xe chuyên dụng dùng bánh lốp.

+ Theo loại công việc mà xe chuyên dụng đảm nhận (hình 1-5)

Cách phân loại này được sử dụng phổ biến hiện nay, dựa vào loại công việc mà xe

chuyên dụng cần hoàn thành, người ta chia ra:

Xe chuyên dụng dùng để vận chuyển. Thuộc loại này là các ôtô và máy kéo bánh hoặc

đầu kéo với rơmoóc dùng để vận chuyển các hàng hóa như ôtô vận chuyển và trộn bê tông,

máy kéo hay ôtô vận chuyển hàng tự đổ, ôtô với rơmoóc dùng để chở hàng đặc biệt siêu

trường, siêu nặng v. v…

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 10

Xe chuyên dụng dùng để làm đất. Thuộc vào các xe làm đất gồm các máy kéo xích

hoặc ôtô và máy kéo bánh, kéo theo hay treo trên chúng các máy công tác đặc biệt dùng để

đào đất, san ủi, cạp đất hoặc xúc đất v.v…

Xe bốc xếp

hàng hóa. Đó là các

xe nâng hàng, dùng

động cơ điện hoặc

động cơ diêzel, xe

xúc lật đổ phía trước

hoặc phía sau và xe

cần cẩu.

Xe công dụng

đặc biệt. Thuộc loại

này là các xe có trang

bị các thiết bị đặc biệt

để hoàn thành các

công việc đặc thù như

xe cứu hỏa, xe cứu

thương, xe thu hoạch

gỗ rừng, xe thu hoạch

Hình 1-5. Xe chuyên dụng:

bông v.v..

1- Máy đào gầu sấp bánh hơi; 2-Máy xúc bánh hơi; 3- Ôtô tải tự

đổ hàng; 4- Máy ủi bánh xích.

1.2. Các bộ

phận chính trên ôtô

máy kéo

Ôtô máy kéo và xe chuyên dụng đều là các xe tự hành, vì vậy chúng đều có các bộ

phận chính có chức năng giống nhau. Các bộ phận và hệ thống chính của ôtô máy kéo gồm:

Động cơ, hệ thống truyền lực, truyền lực cacđăng, cầu chủ động, hệ thống di động, hệ thống

treo (hay còn gọi là hệ thống giảm xóc), hệ thống điều khiển gồm hệ thống lái và hệ thống

phanh, trang bị điện và các trang bị làm việc khác.

+ Động cơ là nguồn động lực trên ôtô máy kéo. Hiện nay động cơ đốt trong dùng

nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu khí được sử dụng chủ yếu trên ôtô máy kéo. Động cơ là một

bộ phận quan trọng của ôtô máy kéo dùng để tạo ra nguồn năng lượng cho xe hoạt động và có

thể truyền một phần hoặc toàn bộ công suất của động cơ đến bộ phận làm việc của máy công

tác liên kết với chúng.

+ Hệ thống truyền lực (HTTL) là tổ hợp của một loạt các cơ cấu và hệ thống nhằm

truyền mômen quay từ trục khuỷu động cơ đến bánh chủ động của ôtô, máy kéo. HTTL còn

có tác dụng nhằm biến đổi về trị số và chiều của mômen quay truyền, cho phép ôtô máy kéo

dừng tại chỗ lâu dài mà động cơ vẫn làm việc, hệ thống truyền lực còn có thể trích một phần

công suất của động cơ để truyền đến bộ phận làm việc của máy công tác. Phụ thuộc vào đặc

điểm cấu tạo của xe máy cụ thể mà trong hệ thống truyền lực của ôtô máy kéo có thể có một

hai hay nhiều cầu chủ động.

Cầu chủ động là tổ hợp của các cụm máy và cơ cấu cho phép các bánh chủ động quay

với tốc độ khác nhau để bảo đảm các bánh lăn êm dịu trên mặt đường không bằng phẳng hay

khi đi vào đường vòng, nó còn làm tăng tỷ số truyền chung cho hệ thống truyền lực và liên kết

bánh xe với khung máy.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 11

Truyền lực cacđăng dùng để truyền mômen từ hộp số hay hộp phân phối đến các cầu

chủ động của ôtô máy kéo, hoặc từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động trên cùng một

cầu khi các bánh xe treo độc lập với nhau. Truyền lực cacđăng cho phép các trục của các bộ

phận máy được truyền động không nằm trong cùng một mặt phẳng và có thể dịch chuyển

tương đối với nhau trong một giới hạn nhất định.

+ Hệ thống di động gồm các bánh xe với lốp đàn hồi hay các chi tiết trong cụm dải

xích của máy kéo xích, hệ thống di động là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường hoặc mặt

đất, nó nhận mômen chủ động từ động cơ qua hệ thống truyền lực và biến mômen chủ động

thành lực kéo tiếp tuyến hay còn gọi là lực chủ động để làm ôtô máy kéo chuyển động.

+ Hệ thống treo (hay còn gọi là hệ thống giảm xóc) là tổ hợp của một số các chi tiết

và phần tử đàn hồi, liên kết giữa bộ phận di động với khung xe, nhằm giúp cho khung xe được

êm dịu trong khi bộ phận di động luôn chịu tác động của các lực va đập do mấp mô mặt

đường khi chuyển động.

+ Hệ thống điều khiển gồm một loạt các cơ cấu và hệ thống nhằm điều khiển ôtô máy

kéo theo các hướng và chiều cần thiết, đồng thời giúp ôtô máy kéo chuyển động ổn định

không trượt lê sang trái hay phải. Ngoài ra hệ thống điều khiển còn cho phép ôtô máy kéo

giảm tốc độ chuyển động hoặc dừng lại nhanh chóng khi gặp sự cố khẩn cấp.

+ Trang bị điện là tổ hợp của hàng loạt bộ phận, thiết bị điện nhằm đảm bảo giúp cho

ôtô máy kéo làm việc ổn định, tin cậy, tăng tính tiện nghi, thuận lợi cho người lái, hành khách

và an toàn lao động. Trang bị điện là một hệ thống rất phức tạp nó có thể được phân ra hai hệ

thống là hệ thống nguồn điện và hệ thống các thiết bị tiêu thụ điện. Hệ thống nguồn điện dùng

tạo ra nguồn năng lượng điện để cung cấp cho các phụ tải (các thiết bị dùng điện). Hệ thống

các thiết bị phụ tải là tổ hợp của tất cả các thiết bị có trên ôtô máy kéo dùng năng lượng điện

như hệ thống đốt cháy, hệ thống khởi động, hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, hệ thống điều khiển

bao gồm cả máy tính điện tử điều khiển động cơ và điều khiển thân xe cùng các rơle hay các

bộ phận chấp hành đi theo máy tính, do tính phức tạp của trang bị điện, nên phần này được

trình bày trong một tài liệu riêng.

+ Trang bị làm việc là tổ hợp của nhiều thiết bị, bộ phận giúp cho ôtô máy kéo và xe

chuyên dụng thực hiện các công việc một cách thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Sau đây chúng

ta tìm hiểu đại cương về sự bố trí các bộ phận chính trên ôtô máy kéo.

1.3. Bố trí các bộ phận chính trên ôtô máy kéo

1.3.1. Bố trí động cơ trên ôtô máy kéo

Việc bố trí động cơ trên ôtô máy kéo phụ thuộc điều kiện làm việc và công dụng của

mỗi loại xe.

Đối với ôtô, thông thường động cơ có thể bố trí phía trước, ở giữa hoặc phía sau xe.

Bố trí động cơ phía trước có thể áp dụng cho mọi loại ôtô, đặt động cơ ở phía sau thường

dùng cho ôtô du lịch và ôtô buýt, còn đặt ở giữa buồng lái và thùng xe thường áp dụng cho

ôtô tải. Mỗi một phướng án lắp đặt động cơ, đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sử dụng thể

tích chứa hàng hoặc hành khách và đến tính thuận tiện khi chăm sóc sửa chữa động cơ.

Nếu lắp động cơ ở phía trước và ngoài buồng lái thì thể tích chứa hàng hoăc bố trí số

ghế hành khách sẽ bị giảm đi khi ôtô có cùng chiều dài chung. Bố trí động cơ phía trước, khi

lái, người lái xe quan sát mặt đường không thuận lợi, tuy nhiên việc chăm sóc sửa chữa động

cơ sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Nếu lắp động cơ phía trước xe và trong buồng lái, khi đó hệ

số sử dụng chiều dài xe tăng lên, thể tích chứa hàng và hành khách lớn hơn, tuy nhiên việc

chăm sóc, sửa chữa động cơ gặp khó khăn hơn, vì vậy ở các loại xe mà động cơ bố trí phía

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 12

trước và trong buồng lái, buồng lái thường được thiết kế ở dạng lật được, khi đó cấu tạo

buồng lái phức tạp hơn.

Phương án lắp động cơ phía sau xe có ưu điểm làm cho hệ thống truyền lực đơn giản

hơn, người lái nhìn thoáng hơn, hệ số sử dụng chiều dài xe tăng lên, đồng thời hành khách

được cách nhiệt với động cơ tốt hơn. Kiểu bố trí này thường gặp ở các xe du lịch, xe ôtô buýt,

nhược điểm cơ bản của cách bố trí này là hệ thống điều khiển côn, số, ga phức tạp hơn do

động cơ bố trí xa người lái.

Khi lắp động cơ ở giữa xe, tức là bố trí giữa buồng lái và thùng xe thường áp dụng

trên các xe vận tải, kểu bố trí này có ưu điểm làm tải trọng phân bố đều giữa hai cầu chủ động

khi không có tải trọng hữu ích (xe chạy không tải).

Cách chọn sự phân bố động cơ ở phía trước hay phía sau trên một xe cụ thể cần quan

tâm đến hệ số phân bố tải trọng lên các cầu, đặc biệt là xe nhiều cầu chủ động để đảm bảo

khai thác tốt nhất khả năng kéo bám của các cầu chủ động.

Đối với máy kéo, do tính chất công việc mà máy kéo phải hoàn thành, người lái ngoài

việc phải quan sát phía trước xe, trong quá trình làm việc còn phải theo dõi sự làm việc của

các máy công tác thường mắc phía sau máy kéo, nên ở máy kéo buồng lái được bố trí ở phía

sau, chính vì vậy động cơ máy kéo thường được bố trí ở phía trước.

1.3.2. Bố trí hệ thống truyền lực

1.3.2.1. Bố trí hệ thống truyền lực trên ôtô

Hệ thống truyền lực và sơ đồ bố trí HTTL có ảnh hưởng đến kết cấu và bố trí chung

của ôtô.

Hình 1-6. Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực ôtô hai cầu với các công thức bánh

khác nhau:

Đ-Động cơ; L-Ly hợp; H-Hộp số; C-Cầu chủ động; CĐ-Trục cacđăng; P-Hộp số

phụ hay hộp phân phối; K-Khớp ma sát.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 13

Trên hình 1-6 giới thiệu sơ đồ hệ thống truyền lực dùng trên các loại ôtô có hai cầu

(hai trục) trong đó sử dụng công thức bánh 4X2 hoặc 4X4. Trong sơ đồ các bánh xe được in

nền đậm biểu diễn bánh chủ động, bánh xe không tô đậm là bánh bị động.

Đối với ôtô hai cầu có công thức bánh 4X2 (4 bánh xe trong đó có hai bánh chủ động),

thường dùng sơ đồ truyền thống như hình 1-6 a, ở đây động cơ được lắp phía trước xe và

truyền động cho hai bánh chủ động ở cầu sau.

Đối với ôtô du lịch hoặc ôtô buýt, để cách nhiệt cho hành khách và giảm tiếng ồn,

đồng thời cho người lái quan sát mặt đường tốt hơn, người ta thường bố trí cầu sau chủ động

và động cơ được lắp ở phía sau và truyền chuyển động cho cầu sau chủ động (hình 1-6 b).

Đối với sơ đồ 4X2 mà cầu trước vừa là chủ động vừa là cầu dẫn hướng, chúng ta

thường gặp động cơ lắp dọc ở cầu trước (hình 1-6 c) hoặc động cơ lắp ngang ở phía trước và

truyền động trực tiếp cho hai bánh chủ động ở cầu trước (hình 1-6 d), kết cấu này thường gặp

trên các xe du lịch (ôtô con), khi động cơ lắp ngang, người ta có thể sử dụng truyền lực chính

là các cặp bánh răng trụ, kết cấu hệ thống truyền lực được đơn giản và gọn nhẹ hơn.

Đối với ôtô ba cầu với công thức bánh 6X6 (6 bánh đều là chủ động) truyền động ra

các cầu chủ động phía sau có thể thực hiện bằng một trục truyền (hình 1-7 a) hoặc hai trục

truyền động (hình 1-7 b) nhờ truyền động cacđăng.

Ở ôtô bốn cầu chủ động (8X8) lại có các đặc điểm riêng biệt. Truyền động theo một

trục (hình 1-7 c) có ưu điểm là đơn giản về kết cấu, nhưng nhược điểm là sinh ra tải trọng phụ

lên hệ thống truyền lực bởi hiện tượng tuần hoàn công suất, do đó làm giảm hiệu suất, tăng độ

hao mòn các chi tiết máy, giảm tuổi thọ của xe nói chung.

Hình 1-7. Sơ đồ hệ hống truyền lực ôtô nhiều cầu với các bánh đều là chủ động:

Đ-Động cơ; L-Ly hợp; H-Hộp số; C-Cầu chủ động; CĐ-Trục cacđăng; P-Hộp số phụ

hay hộp phân phối.

Để tránh nhược điểm trên, ở các xe ba hay bốn cầu chủ động, người ta dùng các hộp

phân phối với vi sai cầu như trên hình 1-7 b, d. Trường hợp dùng ba vi sai giữa các cầu lắp

trong hộp phân phối P (hình 1-7 d), sẽ tránh hoàn toàn hiện tượng tuần hoàn công suất nhưng

kết cấu hệ thống truyền lực sẽ phức tạp hơn.

Đối với ôtô nhiều cầu chủ động, hiện nay người ta thường sử dụng hệ thống truyền lực

thủy tĩnh hoặc truyền động điện, khi đó môtơ thủy tĩnh hoặc động cơ điện được lắp ngay trên

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 14

các bánh xe chủ động và được gọi là “động cơ-bánh xe”, với sơ đồ như vậy hệ thống truyền

lực hợp lý hơn. Bơm thủy tĩnh hoặc máy phát điện được cung cấp cơ năng từ động cơ đốt

trong của ôtô máy kéo. Từ bơm thủy tĩnh hay máy phát điện người ta dùng ống nối hay dây

điện nối đến môtơ thủy tĩnh hay động cơ điện lắp trên các bánh chủ động. Sau đây chúng ta

xem xét một vài sơ đồ cụ thể của hệ thống truyền lực thông dụng dùng trên ôtô.

Trên hình 1-8 giới thiệu

sơ đồ hệ thống truyền lực của

ôtô tải một cầu chủ động

(4X2), đây là sơ đồ được ứng

dụng khá phổ biến trên hầu hết

các ôtô tải hạng nhẹ hiện nay.

Trên hình 1-9 là sơ đồ

hệ thống truyền lực của ôtô

vận tải hạng trung. Đặc điểm

của hệ thống truyền lực này là

người ta sử dụng ly hợp thủy

lực hoặc bộ biến đổi mômen

Hình 1-8. Sơ đồ hệ thống truyền lực của ôtô tải nhẹ:

quay 1 làm việc đồng thời với

1-Động cơ; 2-Ly hợp; 3-Hộp số; 4-Cacđăng; 5-Truyền

ly hợp ma sát 2. Hộp số được

lực chính; 6-Vi sai; 7-Bánh chủ động

bố trí ngay phía dưới buồng lái

để thuận tiện cho điều khiển.

Trong moayơ của bánh chủ động có lắp bộ truyền lực cuối cùng kiểu hành tinh 3, nhờ kết cấu

này gầm máy không bị nâng lên quá cao.

Trên ôtô nhiều cầu chủ

động (hạng nặng) người ta

thường sử dụng hộp phân phối

dạng vi sai giữa các cầu để

giảm tác hại của tuần hoàn

công suất, sơ đồ bố trí hệ thống

truyền lực của ôtô ba cầu chủ

động được giới thiệu trên hình

1-10. Đặc điểm của sơ đồ này

là có hộp số phụ 1, hộp số phụ

nhận mômen từ trục thứ cấp

hộp số chính truyền đến, từ

Hình 1-9. Hệ thống truyền lực ôtô tải hạng nặng:

hộp số phụ mômen được

1-Ly hợp thủy lực hoặc bộ biến mô; 2-Ly hợp ma sát;

truyền đến hộp phân phối

3-Truyền lực cuối cùng

chính 2, là một vi sai bánh

răng trụ không đối xứng, từ

đây mômen được phân thành hai mạch, một mạch đến cầu chủ động trước, còn một mạch đến

hộp phân phối phụ 3 để phân phối mômen cho cầu giữa và cầu sau, hộp phân phối 3 là vi sai

nón đối xứng, mômen được phân bố đều đến hai cầu giữa và cầu sau.

Giữa các bánh xe chủ động trên cùng một cầu chủ động đều bố trí truyền lực chính

(truyền lực trung tâm) bánh răng nón hay bánh răng trụ. Để bảo đảm các bánh xe quay với tốc

độ khác nhau khi vào vòng hay khi lăn trên mặt đường không bằng phẳng, giữa chúng đều bố

trí vi sai bánh răng nón.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 15

Trên đa số ôtô và máy kéo bánh nhiều cầu chủ động, khi có vi sai giữa các cầu và giữa

các bánh chủ động đều được trang bị bộ phận khóa vi sai nhằm giúp ôtô, máy kéo bánh vượt

khỏi vùng bị thiếu bám cục bộ của một bánh chủ động hay một cầu chủ động.

Hình 1-10. Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực ôtô ba cầu chủ động:

1- Hộp số phụ; 2-Hộp phân phối chính; 3-Hộp phân phối phụ; 4- Truyền lực

chính và vi sai giữa các bánh trên cầu trước, cầu giữa và cầu sau

1.3.2.2. Bố trí hệ thống truyền lực trên máy kéo

Ở máy kéo, như trình bày trên đây do người lái thường ngồi phía sau để quan sát sự

làm việc của các máy công tác đi theo máy kéo, nên khớp nối 2 thường được bố trí giữa ly

hợp 1 và hộp số 3, bố trí như vậy sẽ giúp cho hộp số máy kéo được đặt ngay phía dưới buồng

lái, nhờ đó cấu tạo cơ cấu điều khiển hộp số đơn giản và thuận tiện khi điều khiển. Ngoài ra vì

máy kéo cần lực kéo lớn, nên trong hệ thống truyền lực thường có truyền lực cuối cùng 6 để

làm tăng tỷ số truyền chung cho hệ thống truyền lực.

Trên hình 1-11 trình bày sơ đồ hệ thống truyền lực của máy kéo bánh bơm một, hai

cầu chủ động và máy kéo bánh xích.

Đối với máy kéo một cầu chủ động, thông thường người ta thiết kế cho cầu sau là cầu

chủ động, bởi vì đặc điểm làm việc của máy kéo là cần lực kéo lớn ở móc, do đó các chi tiết

của hệ thống truyền lực và của cầu sau có kích thước và khối lượng lớn, trọng lượng của máy

kéo thường phân bố lui về phía sau, bố trí như vậy làm tăng khả năng kéo bám của máy kéo.

Ngoài ra trong quá trình làm việc, lực cản của máy công tác còn có tác dụng làm tăng thêm

phản lực pháp tuyến tác động lên các bánh sau của máy kéo. Do đó khi bố trí cầu sau là cầu

chủ động sẽ làm tăng thêm một phần trọng lượng bám nghĩa là tăng thêm lực chủ động cho

máy kéo.

Để tăng khả năng kéo bám của máy kéo, người ta cũng chế tạo các máy kéo hai cầu

chủ động (hình 1-11 b). Khi đó trong hệ thống truyền lực của máy kéo thường có thêm hộp

phân phối hay hộp số phụ 9. Để tránh sinh ra tuần hoàn công suất khi tốc độ của hai cầu

không tương thích với nhau, trong hộp phân phối thường có lắp cơ cấu vi sai hoặc khớp ma

sát (khớp một chiều) tự động gài và ngắt cầu trước khi độ trượt quay của cầu chủ động sau lớn

hơn hoặc nhỏ hơn giá trị cho phép.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 16

Máy kéo hai cầu chủ động sử dụng có hiệu quả ở những vùng đất thiếu bám, đất độ

ẩm cao hay trong điều kiện đồi dốc, khi sử dụng hai cầu chủ động, máy kéo bánh thường có

đường kính các bánh trước và sau bằng nhau.

Đối với máy kéo bánh, mômen từ động cơ truyền qua ly hợp 1 đến khớp nối 2, qua

hộp số 3 tới truyền lực chính 4, hộp vi sai 5, tới hai bán trục làm quay cặp bánh răng truyền

lực cuối cùng 6 và cuối cùng làm quay bánh chủ động. Ở máy kéo hai cầu chủ động từ hộp số

3 một phần công suất của động cơ theo hộp phân phối 9 truyền tới truyền lực chính 11 của

cầu trước, qua hộp vi sai 12 tới bán trục và tới các cặp bánh răng nón của truyền lực cuối cùng

13 để làm quay các bánh xe chủ động của cầu trước.

Hình 1-11. Sơ đồ hệ thống truyền lực

của máy kéo bánh: a) Máy kéo bánh

cầu sau chủ động; b) Máy kéo bánh hai

cầu chủ động; c) Máy kéo xích;

1- Ly hợp; 2- Khớp nối; 3- Hộp số; 4,

11- Truyền lực chính; 5, 12- Vi sai; 6Truyền lực cuối cùng; 7- Bán trục; 8Cầu sau; 9- Hộp phân phối; 10- Truyền

lực cacđăng; 13-Bộ truyền bánh răng

nón; 14- Bộ phận chuyển hướng; 15Bánh sao chủ động; 16- Dải xích

Trên hình 1-11 c trình bày sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực của máy kéo xích kiểu một

dòng công suất, khác với truyền lực của máy kéo bánh, ở máy kéo xích, sau truyền lực trung

tâm 4 là đến hai bộ phận chuyển hướng 14 của máy kéo xích, từ trục bị động của bộ phận

chuyển hướng, mômen được truyền đến truyền lực cuối cùng 6 rồi đến bánh sao chủ động 15,

bánh sao chủ động ăn khớp với mắt xích của dải xích và đẩy cho máy kéo dịch chuyển trên

đường ray vô tận do dải xích tạo nên.

Hiện nay trên một số máy kéo xích có công suất lớn dùng trong công nghiệp và các xe

chuyên dụng, hệ thống truyền lực của chúng thường dùng kiểu hai dòng công suất truyền từ

động cơ đến hai bánh sao chủ động của hai dải xích riêng biệt. Với sơ đồ hệ thống truyền lực

hai dòng công suất như vậy, sẽ làm cho truyền lực chính cũng như các chi tiết trong hộp số có

kích thước nhỏ gọn hơn vì chịu tải trọng thấp hơn. Điểm đặc biệt ở hệ thống truyền lực hai

dòng công suất là trong hộp số của máy kéo có hai trục thứ cấp, mỗi trục thứ cấp truyền

mômen cho một truyền lực chính riêng ở cầu chủ động và cho một bánh sao chủ động của

một bên dải xích.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình ô Tô máy kéo và Xe chuyên dụng ………………………….. 17

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories