Chơi game với phím WASD bắt nguồn từ đâu?

Related Articles

Ngày nay cơ chế điều khiển với cụm phím WASD đã hiện diện trong móc ngóc ngách của làng game PC. Hình ảnh ấy là hoàn toàn có lý bởi lẽ nó giúp cho game thủ có khoảng cách nhất định giữa tay trái và tay phải, tránh việc phải vươn sang phím mũi tên gò bó hơn nhiều. Bên cạnh đó nó cho phép người chơi có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các phím quan trọng như Shift, Space, Ctrl, E, R.. vốn gắn với các chức năng thiết yếu như chạy, ngồi, thay đạn hay kích hoạt nhiều cơ chế trong game. Nhưng cho dù WASD đã trở thành một lựa chọn hiển nhiên vào thời đại ngày nay thì cách đây 20 năm rất ít game thủ sử dụng nó.

Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu đến làng game PC, WASD phải mất một chặng đường dài mới được biết đến rộng rãi. Và cho dù không thể điểm tên ai đã đặt tay lên WASD đầu tiên nhưng chí ít chúng ta vẫn biết người đã giúp nó trở nên phổ biến. Đó chính là game thủ đấu Quake giỏi nhất thế giới, người được coi là “pro gamer” đầu tiên của cộng đồng: Dennis Fong.. hay còn biết tới với nickname “Thresh” huyền thoại.

[​IMG]

Dennis Fong – người được sách Guinness ghi nhận là

game thủ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.

Dennis Fong làm nên lịch sử trong làng game chuyên nghiệp khi chiến thắng trong giải đấu Quake toàn quốc được tổ chức lần đầu vào năm 1997, giành về phần thưởng là một chiếc Ferrari 328 cực kỳ giá trị vào thời điểm ấy. Và vào thời điểm đánh bại đối thủ Tom Kimzey để đăng quang trong giải đấu quy mô hàng nhất ấy, tay phải Fong đang tựa vào chuột như bao game thủ khác… trong khi tay trái anh lại đặt lên cụm phím WASD – hình ảnh mà gần 20 năm sau đó trở thành quy chuẩn của làng game PC. Vào thời bấy giờ, đó là một biểu tưởng hết sức đặc biệt.

Fong chia sẻ, trong những năm tháng đầu tiên của làng FPS việc sử dụng chuột là một thứ xa xỉ. Hãy tưởng tượng Fong cách đó vài năm vẫn còn là một cậu thiếu niên đang thảm bại trước anh trai mình trong phần chơi đấu mạng của Doom. Cũng như bao game thủ trong Doom thời đó, Fong chỉ dùng bàn phím.

[​IMG]

Ngày ấy khi game chỉ cho nhân vật quay sang hai bên trái phải và loại bỏ chiều ngang dọc thì việc sử dụng bàn phím là cực kỳ phổ biến, thậm chí khiến chuột thành một thứ thừa thãi không hơn. Tuy nhiên Lyle – anh trai của Fong lại chọn cách thức lạ đời này, sử dụng bàn phím với chuột để giành chiến thắng áp đảo trước cậu em của mình. Dù phần thắng không phải lúc nào cũng nghiêng về một phía nhưng nó quá đủ để khiến Fong quyết định phải học sử dụng cả chuột lẫn phím khi chơi game. Ngay lập tức anh trở thành kẻ không thể đánh bại.

Ngay sau khi tôi thay đổi cách điều khiển, kỹ năng bất ngờ cải thiện ở mức không tưởng. Từ đó, tôi gần như không bao giờ thua.

Click to expand …

[​IMG]

Điều này thể hiện qua một số tựa FPS thời kỳ đầu khi sử nhiều hệ thống điều khiển khá lạ lùng, ví như System Shock vào năm 1994 lấy bộ ASDX làm mặc định trong khi Descent lại dùng AZQE. Fong thậm chí còn cho biết anh còn thấy một số game thủ thi đấu dùng ZXCV.

Tôi chắc như đinh là mình sẽ không nhận khét tiếng về việc phát minh sáng tạo ra WASD. Tôi chỉ vô tình sử dụng nó. Tôi bảo vệ là có nhiều người khác chơi game theo cách này vì cảm thấy nó tiện nghi hơn. Đơn giản tôi chỉ giúp nó trở nên thông dụng với một bộ phận game thủ, đặc biệt quan trọng với những người chơi FPS

Click to expand…

[​IMG]

Một số diễn đàn từ năm 1997 còn bàn về cách thi đấu của Fong, đặc biệt với kỹ năng quay 180 độ chỉ trong nháy mắt. Họ cho rằng Fong không chỉ nhanh khi sử dụng chuột mà còn trợ lực một phần cực lớn bởi cách điều khiển trên bàn phím, cho thấy yếu tố cực kỳ quan trọng của WASD. Từ đây sự phổ biến của cụm phím này bắt đầu vươn ra ngoài những cuộc bàn tán của cộng đồng và đến thẳng tai giới làm game.

Half-Life dưới tay Valve chính là phát pháo hiệu đầu tiên cho việc đó. Phát hành vào năm 1998, tựa game bất ngờ chào sân với cơ chế WASD đặt làm mặc định, đặt những bước đầu tiên cho cả một quy chuẩn sau đó. Một tháng sau, Starsiege Tribes cũng lấy WASD làm cơ sở cho hệ thống điều khiển, tương tự như trường hợp của Quake 3 vào năm 1999 và Daikatana vào năm 2000.

[​IMG]

Dù vẫn còn đâu đó những kẻ phá cách muốn thoát mình khỏi cơn bão WASD nhưng World of WarCraft chào sân năm 2004 đã đập tan cuộc nổi dậy ấy. Là tựa game không phải FPS đầu tiên áp dụng WASD, World of WarCraft mở đường cho một loạt những tựa RPG hay MOBA lấy đây làm bản lề cho cơ chế điều khiển. Sức ảnh hưởng cực lớn ấy sớm tạo nên một bộ luật bất thành văn cho tất cả các nhà phát triển… đó là “muốn lên PC thì hãy dùng WASD”.

Nhưng bạn sẽ phải cảm thấy ngạc nhiên khi vẫn có những người đang tranh cãi về sự hữu dụng của WASD, thậm chí còn là các tên tuổi đứng đầu ngành công nghiệp game thế giới. Ông trùm của ValveGabe Newell chia sẻ rằng mình ưa thích sử dụng ESDF vì thấy nó tiện lợi hơn, trong khi nhà phát triển Half-Life – ông Dario Casali cũng từ chối sử dụng WASD trong khi lấy ASXC làm lựa chọn tuyệt đối.

[​IMG]

Tuy nhiên đó chỉ là một vài ví dụ hiếm hoi cho chúng ta một góc nhìn thú vị hơn về sở thích kỳ lạ của mỗi người, bất chấp nó có khó áp dụng đến đâu đi chăng nữa. Dù sao những ví dụ ấy vẫn không thể áp đảo được hằng triệu game thủ PC ngoài kia đang đặt niềm tin vào WASD, dù đó là có là những cuộc phiêu lưu độc hành hay sát cánh cùng bạn bè lật tung đấu trường mạng.​

Theo PC Gamer.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories