Chân dung “sư hổ mang” và nỗi ngao ngán của người dân!

Related Articles

Chân dung “sư hổ mang” và nỗi ngao ngán của người dân!

Thời gian qua, dư luận “ lùm xùm ” về ngôi chùa Nền ( phường Láng Thượng, Q. Đống Đa, Thành Phố Hà Nội ) như chuyện nhiều cổ vật bị mất cắp nhưng không được những cơ quan chức năng tích cực tìm hiểu ; chuyện cổ vật bị mất cắp lại được tìm thấy ngay trong chính tủ cá thể của sư trụ trì Thích Đàm Phương ; chuyện sư Thích Đàm Đạo bao năm chăm nom chu đáo cho chùa Nền được nhân dân rất mực tôn kính, yêu quý lại bị côn đồ vào hành hung ngay tại chùa … Đằng sau những “ lùm xùm ” tưởng như không có gì “ to tát ” này lại là một câu truyện lớn về sự mất mát lòng tin thâm thúy của nhân dân về một bộ phận không nhỏ những người “ đầu tròn áo vuông ” nhưng lại không hề có cái đức của Phật tử.

Thiết nghĩ đây không chỉ là câu chuyện riêng của chùa Nền mà là câu chuyện chung về lòng tin của nhân dân đối với một bộ phận không nhỏ các nhà sư hiện nay. PV báo Tuổi trẻ Thủ đôđi sâu tìm hiểu vụ việc này, những mong sự việc sớm được giải quyết, trả lại hình ảnh đẹp của các nhà tu hành trong lòng người dân, để Đạo Phật trở lại với những giá trị vi diệu của nó, hướng người dân sống tốt đời đẹp đạo.

Chân dung “sư hổ mang” và nỗi ngao ngán của người dân!

Ông Phạm Đình Tùng ( bên phải ) kể về sư Thích Đàm Phương

Kỳ 1: Dân bức xúc lắm rồi!

Hơn 500 người dân phường láng Thượng và Phật tử chùa Nền đã đồng loạt ký vào đơn tố cáo nhiều sai phạm của sư Thích Đàm Phương và kiến nghị xin đuổi nhà sư Thích Đàm Phương ra khỏi chùa Nền. Những tưởng, sau khi sư Phương đã phải rời khỏi chùa năm 2014 thì bình yên sẽ về với ngõ phố, với sân chùa nơi đây nhưng không phải. Ngọn lửa giận dữ trong lòng dân vẫn ngùn ngụt cháy bởi những nguyện vọng của người dân vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Chúng tôi tìm về ngôi chùa Nền một sáng mùa xuân. Cánh cửa chùa khép chặt. Một lúc sau thì mấy người già trong làng cùng kéo ra chùa Nền để “gặp nhà báo”. Không giấu nổi những bức xúc, ngao ngán bao ngày qua, ông Phạm Đình Tùng nhanh chóng vào ngay câu chuyện. Ông bảo, ông được hàng trăm lão ông, lão bà hai giới thuộc 3 thôn chín xóm Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ, các Phật tử Chùa Nền gửi lời kêu cứu của ngôi Chùa Nền (Đản Cơ Tự) đã nghìn năm tuổi được xây dựng trên nền nhà của thiền sư nổi tiếng đời Nhà Lý: Thiền sư Từ Đạo Hạnh, đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – Văn hóa từ năm 1992.

“Từ khi ngôi Chùa được nhà sư Thích Đàm Phương về kiêm nhiệm chủ trì năm 2003, ngôi chua linh thiêng đã trở thành điểm nóng của Hà Nội và gây bao nỗi bức xúc của nhân dân. Sư Phương tự tung, tự tác hoành hành, biến nơi của Phật để kinh doanh, xây dựng trái phép trong chùa, gây mất đoàn kết với Phật tử và dân làng, làm mất cổ vật…” – ông Tùng bức xúc nói.

Ông Tùng cho hay, từ ngày sư Phương về kiêm nhiệm chủ trì Chùa Nền (sư Phương kiêm nhiệm trụ trì tới… 7 ngôi chùa – PV) bà đã gây mất đoàn kết nội bộ giữa sư Phương với sư Thích Đàm Đạo là người đã tu hành từ nhỏ tại Chùa Nền, có bằng cử nhân Phật học, được Phật tử trong và ngoài địa phương yêu mến. Theo ông Tùng, vì thấy sư Đạo được người dân và Phật tử chùa Nền rất mực tôn kính nên sư Phương đem lòng ghen ghét, dùng nhiều thủ đoạn để vu khống sư Đạo bằng cách sai phật tử khai khống số lượng người đến chùa làm lễ rồi vu cho sư Đạo biển thủ tiền của chùa. Hành vi này làm cho các Phật tử bất bình và chính Phật tử Đặng Thị Bình (số nhà 5, hẻm 27, ngách 103, Ngõ 1194 Đường Láng, Hà Nội) đã làm đơn tường trình báo cáo sư thật của vụ việc.

Nghiêm trọng hơn, sáng 6/5/2014, sư Thích Đàm Đạo bị đánh ngay tại Chùa phải cấp cứu tại Bệnh viện Giao Thông Vận tải. Những kẻ đánh sư Đạo được xác định là “xã hội đen”… Mặc dù đã có kết luận của Công an Quận Đống Đa nhưng nhân dân, phật tử làng Láng vẫn còn nhiều nghi vấn. Thứ nhất, dân làng đặt câu hỏi tại sao hôm sư Đạo bị đánh thì toàn bộ hệ thống camera của Chùa bị tắt? Hôm ấy sư Phương đã cho toàn bộ phật tử trông nom chùa nghỉ, chỉ một mình sư Phương ở chùa, trong phòng riêng, đóng cửa và… không biết gì.

Người dân cũng đặt câu hỏi, tại sao tờ nhận lỗi của bọn côn đồ đến đánh sư Đạo khai với Cơ quan Điều tra quận Đống Đa lại được photocoppy gửi đi khắp nơi, kể cả quê hương của sư Đạo nhằm bôi nhọ sư Đạo. Ông Tùng cho biết, Công an xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội – quê hương của sư Đạo đã cho đi giám định chữ viết ngoài phong bì gửi tờ nhận lỗi của bọn côn đồ đánh sư Đạo mà địa phương đã nhận được và có kết luận rằng nét chữ giống của sư Phương. Ông Tùng đặt câu hỏi: Vậy ai là người cung cấp tài liệu của cơ quan điều tra? Ai mới thật sự là người đứng sau và dàn dựng vụ việc sư Đạo bị đánh này?

Nghiêm trọng hơn, trong thời gian trụ trì chùa Nền, sư Phương đã làm thất lạc rất nhiều cổ vật quý giá của ngôi chùa cổ này, gồm: 1 văn bia có từ thời kiến lập chùa, 4 tượng phật bằng đồng cổ trên Tòa Cửu Long, 1 lư hương bằng đồng cổ có niên đại vài trăm năm tuổi, 4 Đạo sắc phong của các triều Vua Phong thần cho Tổ Phụ, Tổ Mẫu chùa Nền. Các cụ lão ông, lão bà phường Láng Thượng đã làm đơn trình báo nhưng nhiều năm nay việc tìm kiếm các cổ vật bị mất vẫn không có kết quả. Tuy nhiên, một sự việc “lạ lùng” vừa xảy ra mới đây. Đó là ngày 5/2/2016, trong lúc sư Phương trở về chùa Nền vận chuyển đồ đạc cá nhân đã bị nhân dân đuổi khỏi chùa, khi người dân yêu cầu sư Phương mở phá tủ cá nhân của mình (chìa khóa bị mất theo lời sư Phương) và được bà đồng ý thì người dân sửng sốt phát hiện 4 đạo sắc phong của chùa đã bị mất nằm trong tủ. Lúc đó, sư Phương không có một lời giải thích nào cho việc này. Sau niềm vui tìm lại được cổ vật quý, người dân đặt câu hỏi: “Tại sao đạo sắc phong bị mất lại nằm trong tủ cá nhân của sư Phương?”

Nghi vấn của người dân không phải vô lý. Hôm đó, sư Phương nhằm đúng ngày 27 Tết, khi nhân dân đang tất bật lo Tết cổ truyền, thuê xe tải và hơn chục người về chùa Nền để về dọn đồ cá nhân và nhân dân hoàn toàn không được thông báo. Trong lúc dọn đồ thì khu vực này duy nhất chùa Nền bị mất điện. Khi nhân dân kéo đến giám sát việc mang đồ đi của bà Phương thì bà “loay hoay” cả tiếng đồng hồ không thể mở được cửa phòng. Nhân dân yêu cầu bà phá khóa, bà đồng ý thì đến lượt cánh cửa tủ cá nhân cũng… không có chìa khóa. Suốt hơn 2 giờ đồng hồ nữa, cuối cùng sư Phương phải đồng ý cho phá cánh cửa tủ và rồi những đạo sắc phong bị mất đã bất ngờ rơi ra từ đây.

Ngoài ra, ông Tùng và người dân địa phương cũng cho rằng bản di chúc mà sư Phương đưa ra và nói rằng là của sư Thiêm (trụ trì chùa Nền trước đây, người mà sư Đạo bao năm theo hầu chăm sóc) viết lại di nguyện muốn sư Phương trụ trì chùa Nền là giả mạo. “Tất cả người dân chúng tôi đều biết sư Thiêm là người không biết chữ. Trước đây, chấm công với HTX cụ chỉ điểm chỉ, vậy mà trong bản di chúc đánh máy mà sư Phương đưa ra lại có chữ ký của sư Thiêm là hoàn toàn vô lý. Thêm nữa sư Thiêm mất đột ngột vì tai nạn nên việc cụ chuẩn bị di chúc là rất đáng xem xét”.

Ông Tùng cho biết thêm, việc nhân dân chùa Nền đuổi sư Phương ra khỏi chùa không phải là việc hi hữu. Trước đó, năm 2012, sư Phương cũng từng bị nhân dân thôn Lở, xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội nhất loạt ký đơn đồng ý không cho sư Phương trụ trì chùa Sùng Tích ở địa phương này. Trong tập hồ sơ mà chúng tôi nhận được còn có bản tường trình của một người được cho là “đệ tử thân cận” của sư Phương trước đây. Người đứng đơn tường trình là ông Nguyễn Văn Long ngụ tại Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Trong đơn ông Long cho biết ông chính là người đã bị sư Phương lợi dụng để thực hiện việc buôn bán nhà đất và cũng chính ông bị sư Phương cho vay nặng lãi.

(còn nữa)

Nguyên Khánh

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories