CÁC DẠNG CHẾ PHẨM ENZYME

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 2.42 MB, 150 trang )

phẩm thô này chỉ sử dụng trong những lĩnh vực không đòi hỏi chất lượng cao như

công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, trong xử lý môi trường hay trong những qui

trình lên men phù hợp.

6.2. Chế phẩm enzyme kỹ thuật

Là chế phẩm đã được tinh chế sơ bộ, một số protein tạp đã được tách ra, tuy

nhiên, mức độ tinh sạch chưa hoàn hảo. Trong chế phẩm enzyme kỹ thuật vẫn còn

chứa những thành phần protein khác, có thể protein không có hoạt tính enzyme nhưng

không gây ảnh hưởng xấu, hoặc hỗn hợp gồm một vài enzyme chủ yếu.

Chế phẩm kỹ thuật được sử dụng trong nhiều qui trình sản xuất, ví dụ như chế

phẩm amylase, sử dụng trong sản xuất glucose, sản xuất nha, sản xuất bia, vv …

6.3. Chế phẩm enzyme tinh khiết

Là chế phẩm đã được tinh chế kỹ, các protein và enzyme tạp đã bị loại gần như

hoàn toàn. Trong chế phẩm hầu như chỉ có một loại enzyme.

Các chế phẩm enzyme tinh khiết được sử dụng trong y học, trong nghiên cứu

khoa học và trong phân tích.

130

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Enzyme được thu nhận chủ yếu từ 3 nguồn nguyên liệu chính là vi sinh vật, thực

vật và động vật.

Các enzyme thu nhận từ nguồn vi sinh vật có hoạt tính mạnh hơn enzyme của

động vật và thực vật cùng loại. Tế bào vi sinh vật có thể tổng hợp cùng một lúc nhiều

loại enzyme khác nhau. Để thu nhận một enzyme nào đó việc trước tiên là phải tuyển

chọn chủng có khả năng tổng hợp enzyme cao, sau đó là chọn môi trường và điều kiện

nuôi để có thể thu nhận enzyme. Có 2 phương pháp nuôi để thu enzyme là nuôi trên

môi trường rắn (phương pháp bề mặt) và nuôi trong môi trường lỏng (phương pháp

nuôi chìm).

Nhiều enzyme có thể thu nhận từ nguồn vi sinh vật, tiêu biểu như amylase,

protease, pectinase, cellulase… Enzyme thu nhận từ nguồn thực vật và động vật có giá

thành cao do phụ thuộc vào thời gian và chi phí nuôi trồng. Các enzyme thu nhận từ

nguồn thực vật như papain của mủ đu đủ, bromelain của dứa và các enzyme trong hạt

nảy mầm (trong malt). Các enzyme thu nhận từ nguồn động vật như renin từ dạ dày

bê, pepsin từ màng nhầy dạ dày động vật.

Một số protein có hoạt tính sinh học cao cũng được sản xuất bằng con đường

sinh học như insulin. Ngoài ra một số dạng protein cũng được thu nhận từ các nguồn

nguyên liệu rẻ tiền nhằm sử dụng làm thức ăn cho người và vật nuôi.

131

CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Đặc điểm hệ enzyme của vi sinh vật.

2- Qui trình sản xuất một enzyme từ vi sinh vật

3- Đặc điểm và qui trình thu nhận amylase từ Aspergillus oryzae

4- Đặc điểm và qui trình sản xuất protease từ Bacillus subtilis

5- Đặc điểm và qui trình thu nhận enzyme pectinase

6- Đặc điểm và qui trình thu nhận enzyme cellulase

7- Đặc điểm và qui trình thu nhận enzyme renin và pepsin

8- Công nghệ sản xuất insulin

9- Các dạng chế phẩm enzyme và đặc điểm của chúng.

132

Chương 5. ỨNG DỤNG CỦA ENZYME

Hiện nay, ngày càng nhiều chế phẩm enzyme được sản xuất và thương mại hoá,

nhiều enzyme được sản xuất với qui mô công nghiệp. Mức độ tinh sạch của các chế

phẩm tuỳ thuộc theo mục đích sử dụng. Các chế phẩm enzyme phổ biến là protease,

amylase, catalase, lipase, glucooxydase, pullulanase, vv ….

Enzyme được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như trong nông nghiệp, công

nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, trong y dược, vv …. Việc sử

dụng enzyme đã đem lại hiệu quả cao cho nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là trong

công nghệ thực phẩm, trong y dược và trong một số lĩnh vực công nghiệp như thuộc

da, sản xuất chất tẩy rửa, trong công nghiệp dệt.

1. ỨNG DỤNG ENZYME TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, các chế phẩm enzyme

sản xuất ngày càng nhiều và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Lượng

enzyme được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm rất lớn, enzyme đã dần từng bước

làm thay đổi và nâng cao một số quá trình công nghệ trong chế biến thực phẩm. Rất

nhiều lĩnh vực sản xuất thực phẩm sử dụng enzyme như trong sản xuất bánh mì, sản

xuất rượu, sản xuất bia, nước giải khát, vv … Các enzyme thường sử dụng là protease,

amylase, pectinase, cellulase.

Dưới đây giới thiệu chủ yếu những ứng dụng của một số enzyme đã và đang

được sản xuất với một lượng lớn trên thế giới.

1.1. Ứng dụng enzyme trong chế biến bột và sản xuất bánh kẹo

Amylase là enzyme thuỷ phân tinh bột, là một trong những enzyme được sử dụng

nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Vì tinh bột là nguồn nguyên liệu quan trọng trong

công nghệ thực phẩm, tinh bột có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm. Ứng dụng

amylase để xử lý tinh bột, người ta thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau, tuỳ theo

mức độ phân cắt mạch tinh bột. Quá trình có thể biểu diễn như sau:

Tinh bột

Dextrin + oligosaccharid

Maltose

Glucose

Ứng dụng trong chế biến bột: Trong công nghiệp chế biến tinh bột người ta

bổ sung amylase vào công thức để bù lại hoạt lực yếu của nguyên liệu ngũ cốc. Người

ta cũng sử dụng amylase trong chế biến tinh bột để làm đa dạng hoá các loại bột. Tinh

bột chiết tách từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, khi sử dụng trong chế biến sẽ có một số

hạn chế, vì mỗi loại có kích thước, cấu tạo hạt và tính chất riêng. Để có nhiều loại hình

tinh bột phù hợp theo yêu cầu sử dụng, người ta làm thay đổi cấu trúc phân tử bằng

các tác nhân vật lý, hoá học và enzyme.

Các loại tinh bột thu nhận bằng con đường thay đổi ít nhiều cấu tạo phân tử của

tinh bột tự nhiên, được gọi là tinh bột biến hình. Tinh bột biến hình sẽ có những tính

chất khác với tinh bột tự nhiên ban đầu. Enzyme amylase được sử dụng để sản xuất

tinh bột biến hình. Loại tinh bột biến hình này có mạch phân tử nhỏ hơn mạch phân tử

của tinh bột tự nhiên ban đầu nên có độ nhớt thấp hợn.

Amylase cũng được sử dụng để sản xuất mật tinh bột (nha). Dưới tác dụng của

enzyme amylase, phân tử tinh bột hoặc bị cắt ngẫu nhiên thành những dextrin phân tử

thấp hoặc bị cắt tạo thành hỗn hợp các oligosaccharid và glucose, làm thay đổi độ nhớt

của dung dịch tinh bột. Tùy theo mức độ phân cắt mạch tinh bột mà độ nhớt của dung

dịch sẽ giảm nhiều hay ít. Quá trình chuyển dung dịch có độ nhớt cao thành độ nhớt

thấp gọi là quá trình dịch hoá. Enzyme α-amylase làm giảm độ nhớt nhanh nên thường

133

được ứng dụng để dịch hoá tinh bột. Tuỳ theo nguồn gốc của α-amylase mà thành

phần sản phẩm trong dịch mật tinh bột cũng có khác nhau, các oligosaccharid có thể

chứa từ 2 đến 7 gốc glucose. Dưới tác dụng của β-amylase thì thành phần sản phẩm

trong dịch chứa nhiều đường maltose. Dịch mật tinh bột được sử dụng trong sản xuất

bánh kẹo hay gọi là dịch nha. Ở nước ta hiện nay, nha được sản xuất từ tinh bột sắn

(khoai mì) bằng phương pháp enzyme, ứng dụng enzyme amylase chịu nhiệt của hãng

Novo Đan Mạch. Ngoài ra, dịch nha còn được sử dụng trong sản xuất các loại sản

phẩm bán lỏng như tương ớt.

Các tính chất đặc trưng của bột nhào để làm bánh phụ thuộc phần lớn vào gluten

không hòa tan – vì gluten tạo độ dẻo, độ đàn hồi cho bột nhào. “Độ bền” của bột liên

quan đến hàm lượng và chất lượng gluten. Mặc dù trong bột mì đã có chứa sẵn một

lượng enzyme protease nhưng việc thêm protease vào bột nhào sẽ làm hoàn thiện hơn

các tính chất của bột nhào: độ nhớt, độ đàn hồi tăng đáng kể, thể tích của bánh tăng

làm cho bề mặt mịn và cứng hơn, thời gian nhào bột ngắn hơn, vì vậy, tiết kiệm được

nhân công, làm giảm giá thành sản phẩm. Và cuối cùng, việc sử dụng enzyme cho

phép nhà sản xuất sử dụng các loại bột có chất lượng khác nhau để sản xuất các loại

bánh nướng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu thủy phân quá mức sẽ làm cho bột dính và

nhão, ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bánh.

Một số enzyme thương mại ứng dụng trong chế biến tinh bột:

+ Termamyl 120L: Sử dụng để dịch hoá tinh bột, enzyme chịu nhiệt, nhiệt độ

hoạt động 85÷90oC. Dịch mật tinh bột thường có hàm lượng đường khử đạt 8÷12%

(DE = 8-12), độ thuỷ phân tối đa có thể lên đến 40% (DE = 40).

+ Fungamyl 800L: Enzyme α-amylase từ nấm mốc, khả năng chịu nhiệt tối ưu

của enzyme này là 60÷65oC. Sản phẩm thuỷ phân thu nhận chứa nhiều đường maltose,

được sử dụng để sản xuất siro maltose nồng độ cao: 40-60% maltose, 2-7% glucose

hay siro có độ chuyển hoá cao DE = 60-70; 35-43% glucose; 30-37% maltose.

+ Promozyme 200L: Là enzyme chịu nhiệt thu nhận từ nấm mốc thuộc loài

Bacillus axitopullulyticus, trong thành phần có pullulanase và pullulan 6glucanohydrolase. Promozym xúc tác thuỷ phân liên kết α-(1-6) glycosit của các

amylopectin đã được thuỷ phân một phần bởi enzyme α-amylase và của các pullulan

có ít nhất 2 đơn vị glucose trong chuỗi mạch bên. Enzyme được ứng dụng trong sản

xuất đường maltose (sử dụng đồng thời với fungamyl) và sản xuất dextrin (sử dụng

đồng thời với glucoamylase). Hoạt độ của nó có thể được loại bỏ khi đun nóng dịch tới

85oC trong 5 phút hay 80oC trong 40 phút.

+ AMG 300L: Là enzyme glucoamylase, xúc tác thuỷ phân dextrin thành đường

glucose.

+ Dextrozyme 75: Là hỗn hợp cân bằng giữa AMG và promozyme dùng để sản

xuất đường glucose có hàm lượng cao.

+ Sweetzyme 350T: Chế phẩm chứa chủ yếu enzyme glucoisomerase, xúc tác

chuyển hoá gluco thành fructose. Enzyme được sử dụng trong công nghệ sản xuất

đường fructose.

Ứng dụng trong chế biến bánh kẹo: Trong sản xuất bánh mì, bánh bisqui thì

chất lượng và tính chất của bột là rất quan trọng, quyết định cho chủng loại và tính

chất đặc trưng của bánh. Trong sản xuất bánh mì, các protein và sự biến đổi của

protein do enzyme tác dụng có tính chất quyết định đến chất lượng bột nhào, đặc biệt

là khả năng giữ khí.

134

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories