Bình tích áp là gì? Cấu tạo và sơ đồ lắp đặt bình tích áp khí nén – Thuận Phú Group

Related Articles

Bình tích áp là gì ?

Bình tích áp có tên tiếng anh là Pressure Vessel, tên gọi khác là bình áp lực, bình tích áp thủy lực, bình tích áp khí nén, bình điều áp,…Bình tích áp là loại bình chứa khí có tác dụng nén khí với áp suất lớn. Bình tích áp giúp cân bằng áp lực trong đường ống hệ thống bơm tăng áp, hệ thống PCCC, giúp cho máy bơm nước có thể tự động hoạt động khi áp lực trong đường ống bị xuống thấp.

Trong hệ thống PCCC và hệ cấp nước cho chung cư, cao ốc,…bình tích áp được sử dụng rất nhiều khi kết hợp với máy bơm ly tâm trục ngang hoặc máy bơm bù áp (xem máy bơm bù áp là gì). Ngoài ra, trong dân dụng thì bình tích áp cũng được sử dụng cho các loại máy bơm nước tăng áp (do dùng với máy bơm công suất nhỏ nên bình tích áp cũng có kích thước nhỏ). Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về ứng dụng của bình tích áp ở phần dưới.

Cấu tạo bình tích áp khí nén

Sơ đồ cấu tạo bình tích áp

Cấu tạo của bình tích áp gồm có hai phần :

Phần vỏ : được làm từ thép chịu lực, chịu được áp suất rất cao

Phần lõi : gồm có hai phần cơ bản

  • Phần 1 : là phần được bọc cao su và chứa dầu thủy lực, khi hoạt động liên thông với cửa dầu thủy lực vào – ra.
  • Phần 2 : là phần bao quanh chứa khí Ni tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín.

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp dựa vào hai quá trình chính là : quá trình nạp khí và quá trình xả khí. Hai quá trình này gồm có bốn bước :

  • Bước 1 : khi máy bơm nước ngưng hoạt động thì lúc này ruột bình gần như là trống rỗng, khi đó không khí sẽ nạp đầy vào ruột bình.
  • Bước 2 : bơm bắt đầu hoạt động, lúc này nước bắt đầu đi vào buồng chứa và không khí sẽ bị nén lại.
  • Bước 3 : máy bơm dừng thì hệ thống đạt áp lực tối đa, không khí được nén để tắt thiết lập của công tắc áp lực.
  • Bước 4 : máy bơm tắt, nước được sử dụng và không khí lại được nạp đầy vào trong bình tích áp, bắt đầu lặp lại chu trình mới từ bước 1.

Ứng dụng của bình điều áp

Bình điều áp có rất nhiều ứng dụng trong đời sống dân dụng và cả sản xuất công nghiệp, nó giúp ích rất nhiều cho con người. Dưới đây là một số ứng dụng chính của bình tích áp khí nén :

  • Tác dụng tích áp lực và bù áp lực lại vào đường ống khi áp lực trong đường ống bị tụt giảm dựa vào rơ le áp lực.
  • Sử dụng cho máy bơm tăng áp lực mini trong gia đình.
  • Dùng trong hệ thống cấp nước của chung cư, cao ốc, văn phòng (có thể có hoặc không có bồn chứa) kết hợp với máy bơm cấp nước công suất lớn. Khi van nước được mở (nếu không dùng bồn chứa) thì máy sẽ tự động hoạt động để cấp nước, hoặc khi phao của bồn “nhảy” thì máy sẽ tự động chạy.
  • Sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), bình tích áp khí nén sẽ được lắp đặt chung với máy bơm bù áp.

Bình tích áp khí nén cho máy bơm

Cụm bơm cấp nước và bình điều áp

Sơ đồ lắp đặt bình tích áp khí nén

Sơ đồ lắp đặt bình tích áp khí nén

Dụng cụ cần thiết :

  • Kìm, Cờ lê, Mỏ lết
  • Ống dẫn ( có thể sử dụng ống dẫn kim loại hoặc nhựa PVC )
  • Đai xiết
  • Van 1 chiều
  • Đồng hồ đo áp
  • Băng tan ( loại băng sử dụng khi nối ống nước ).
  • Co 5 ngã hoặc khớp nối 3 ngã tùy theo yêu cầu
  • Bình tích áp và máy bơm nước.

Lưu ý :

Lưu ý khi lắp đặt bình tích áp

  • Chọn vị trí lắp đặt bình tích áp phù hợp với hệ thống dẫn nước đã được đinh sẵn.
  • Lắp bình tích áp vào đầu nguồn dẫn nước cho hệ thống.
  • Nơi đặt bình tích áp phải xa các nguồn sinh nhiệt, sinh áp suất khác.
  • Lắp đặt tại vị trí thoáng, có đủ không gian cho người đứng lắp đặt hoặc sửa chữa về sau này.
  • Đo chính xác kích thước của bình, một giá đỡ không đúng kích thước sẽ gây thiệt hại cho sản phẩm hoặc gây thương tích cho người sử dụng. Việc đo đạc và định kích thước phải được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật chuyên ngành.
  • Việc lắp đặt bình tích áp phải được thực hiện bởi một nhân viên kỹ thuật. Tôn trọng các tiêu chuẩn theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Sử dụng kìm vặn chặt các ốc vít.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories