2 Nhật ký đọc sách là gì? – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 14.67 MB, 132 trang )

45

hợp những gì đã học, đặt vấn đề…” [306]. Để làm rõ hơn bản chất việc ghi NKĐS,

Taffy E.Raphael cũng nhấn mạnh: “Nhật kí cũng có thể được thảo luận về những

điều mà nó không có. Nhật kí không phải là nơi để nó luyện tập ngữ pháp, chính tả

hay cấu trúc câu. Đó không phải là nơi để học sinh hoàn thành câu theo mức chuẩn

xác và ôn lại một số lượng lớn kiến thức. Nó không phải tuân theo một hình thức cố

định hoặc có một cách viết chuẩn mực nào”. [307]

Như vậy, NKĐS là hình thức ghi chép về văn bản đã đọc. HS viết ra hoặc vẽ

ra những suy nghĩ, tưởng tượng, nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, cốt

truyện nghệ thuật, từ ngữ của văn bản. Nó phù hợp với quan điểm hiện đại về dạy

Ngữ văn – chú trọng quá trình nhận thức và quá trình tương tác mang tính xã hội.

Để vận dụng hiệu quả NKĐS vào việc dạy đọc hiểu văn bản văn chương, Taffy

E.Raphael đã đề ra những hướng dẫn ghi NKĐS cụ thể.

46

Chuẩn bị cho thảo luận: Những việc tôi cần thực hiện với nhật kí đọc sách

HÌNH ẢNH

QUAN ĐIỂM

TỪ HAY

Mỗi khi đọc, tôi phải lưu

giữ một hình ảnh trong

đầu về câu chuyện. Tôi có

thể vẽ nó ra trong nhật kí

đọc sách và chia sẽ với

các bạn trong nhóm. Khi

vẽ hình, tôi cần chú thích

để ghi nhớ hình ảnh đó từ

đâu đến, điều gì làm tôi

nghĩ ra nó, và tại sao tôi

muốn vẽ hình ảnh đó.

Đôi khi đọc về một nhân vật,

tôi nghĩ tác giả đã không xem

xét các quan điểm hay ý kiến

nào đó. Trong nhật kí, tôi có

thể viết ra quan điểm của nhân

vật mà tác giả không đề cập

tới.

Tìm ra những từ thực hay – các

từ mới, ngộ nghĩnh, có khả

năng miêu tả cao mà tôi muốn

sử dụng khi viết; các từ dễ

nhầm lẫn… Viết ra và chia sẻ

trong nhóm. Tôi cũng ghi chú lí

do chọn những từ này và số

trang chúng xuất hiện để dễ tìm

lại chúng.

HỒ SƠ NHÂN VẬT

Nghĩ về một nhân vật yêu

thích (hoặc không thích,

hoặc lí thú). Vẽ sơ đồ thể

hiện cách thức tôi nghĩ:

về hình dáng, hành động,

cách cư xử, điểm thú vị

hay nổi bật của nhân vật

đó.

NGHỆ THUẬT VÀ

THỦ PHÁP ĐẶC

BIỆT CỦA TÁC GIẢ

Đôi khi tác giả sử dụng

những từ ngữ đặc biệt,

khắc họa rõ nét chúng

trong đầu người đọc, làm

tôi ước viết được như vậy,

dùng ngôn ngữ vui nhộn,

viết những cuộc đối thoại

thực hay… Trong nhật kí

đọc sách, tôi sẽ ghi lại các

ví dụ về những điều đặc

biệt như thế mà tác giả đã

dùng trong truyện.

BẢN THÂN VÀ TRUYỆN

Đôi lúc những gì đọc được về

nhân vật hay sự kiện nào đó

khiến tôi nghĩ về cuộc sống cá

nhân mình. Tôi sẽ viết trong

nhật kí và kể lại cho các bạn

về việc nhân vật, sự kiện hay ý

tưởng nào đó đã làm cho tôi

suy nghĩ về cuộc đời của mình.

ĐIỂM SÁCH / PHÊ BÌNH

Khi đọc đôi lúc tôi tự nghĩ:

“Hoàn toàn TUYỆT VỜI!!!”

Có lúc tôi nghĩ: “ Nếu là tác

giả, tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ

ghi ra những điểm hay của tác

giả và những nhược điểm cần

khắc phục.

TRÌNH TỰ SỰ KIỆN

Đôi khi trật tự các sự kiện

trong truyện tỏ ra dáng ghi

nhớ. Tôi có thể vẽ một sơ đồ

chuỗi các hành động và giải

thích vì sao trật tự đó đáng

nhớ.

PHẦN ĐẶC SẮC CỦA

TRUYỆN

Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ

đâu là đoạn đặc sắc của câu

chuyện. Ghi các từ mở đầu, và

các từ kết thúc của đoạn này

để gợi nhớ và chia sẽ trong

nhóm. Sau đó, viết giải thích

tại sao tôi cho rằng đoạn đó

thú vị và đặc biệt.

GIẢI THÍCH

Khi đọc, tôi suy nghĩ xem tác

giả muốn nói với tôi điều gì,

muốn tôi ghi nhớ điều gì qua

câu chuyện. Tôi có thể viết ra

cách giải thích của mình trong

nhật kí và chia sẻ với các bạn

những suy nghĩ đó. Tôi cần

lắng nghe cách giải thích của

các bạn khác để so sánh các

điểm giống nhau, tương tự, và

khác nhau.

Tóm lại, NKĐS và những hoạt động viết liên quan đóng vai trò khuyến khích

47

học sinh tương tác với tác phẩm để xây dựng ý nghĩa của văn bản, giải thích và bày

tỏ những phản ứng cá nhân, tăng cường các hoạt động tư duy liên quan đến phát

triển khả năng của học sinh trong vai trò người đọc, người viết. Trong khi viết

NKĐS, học sinh có cơ hội tham gia vào các mô hình tư duy khác nhau để phát triển

khả năng đọc, viết. Trong NKĐS có những trang trắng để học sinh thể hiện những ý

tưởng bằng những bức tranh, mạch cảm xúc, sơ đồ, lược đồ và những trang có hàng

kẻ được sử dụng để viết những suy nghĩ của học sinh về các yếu tố của tác phẩm

như cách dùng từ ngữ độc đáo của tác giả, những đoạn thơ hay, thú vị…Học sinh

được khuyến khích sử dụng NKĐS trong những hoạt động do giáo viên yêu cầu hay

do chính các em lựa chọn.

2.3 Mục đích sử dụng Nhật kí đọc sách

NKĐS đóng vai trò nổi bật trong việc phát triển khả năng đọc viết cho học

sinh. Với hình thức ghi NKĐS, học sinh phải thường xuyên viết những cảm xúc,

suy nghĩ, nghi vấn, phản ánh và đánh giá những gì đọc được. Trong dạy học văn,

GV có trách nhiệm rèn luyện một cách toàn diện cho HS các kỹ năng thực hành văn

học (đọc văn, cảm thụ văn, phân tích và đánh giá tác phẩm văn chương…) mới phát

huy được vai trò chủ thể và tính tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình chiếm

lĩnh văn chương. Để học sinh sử dụng NKĐS như một công cụ học tập, giáo viên

cần cho học sinh hiểu rõ mục đích, hình thức và nội dung của các loại nhật kí.

NKĐS là một trong những thành phần quan trọng của một chương trình dạy đọc,

viết theo quan điểm xây dựng kiến thức. Quan điểm này dựa trên ba giả thuyết:

[74,70].

Thứ nhất, qua ngôn ngữ lời nói, GV và HS xây dựng kiến thức. Do vậy ngôn

ngữ và khả năng đọc viết là nền tảng cho sự phát triển của HS. Thông qua ngôn ngữ

những người tham dự sẽ cùng nhau tạo ra kiến thức. Các học giả theo quan điểm

xây dựng kiến thức nhấn mạnh vai trò ngôn ngữ như là nền tảng tư duy, giải quyết

vấn đề và học tập (Barner, 1986, 1992; Well & Chang-Well, 1992; Wersch, 1985).

Vygostsky, nhà tâm lí học phát triển hàng đầu của thế kỷ này và là người sáng lập

ra lí thuyết lịch sử xã hội (1986) nhấn mạnh rằng ngôn ngữ cung cấp phương tiện

cần thiết cho người học tư duy và phương tiện này được người hiểu biết hơn sử

48

dụng để giải quyết các vấn đề cho người học. Do đó, ngôn ngữ là phương tiện tư

duy cũng là phương tiện cho hoạt động học tập. Nếu kiến thức được xây dựng giữa

cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội, thì lớp học là một cộng đồng trong đó

học sinh khám phá những ý tưởng mới, phát triển các cách tư duy mới và xây dựng

kiến thức qua sự tương tác với các thành viên khác. Giả thuyết này cũng có liên

quan đến phương pháp đọc hiểu. Kiến thức được xây dựng thông qua tương tác của

cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội. Đọc hiểu văn bản diễn ra trong những

hoàn cảnh khác nhau và những hoàn cảnh này ảnh hưởng trực tiếp đến cách người

ta đọc và giải thích văn bản. Từ quan điểm thứ nhất ta thấy mục đích sử dụng

NKĐS trước tiên là nhằm phát huy khả năng tự hình thành kiến thức và rèn luyện

khả năng tự cảm thụ cho HS.

Thứ hai, đọc và viết phản ánh những “tiến trình nhận thức cấp cao” để phân

biệt cái được đọc qua việc ứng dụng chúng một cách có ý nghĩa trong những tình

huống khác nhau trong lớp học cũng như ngoài xa hội. Vygotsky gọi đọc viết là

“tiến trình tâm lí cao cấp” để phân biệt cái được đọc qua sự tương tác với người

khác với tiến trình sinh học – những tiến trình phát triển không cần sự hòa giải xã

hội. Các tiến trình tâm lí cao cấp như đọc và viết bao gồm kiến thức về chiến lược,

về văn bản, và về thể loại, mục đích của hoạt động viết. Những hoạt động tư duy

cấp cao như đọc và viết, về bản chất vừa có tính xã hội vừa có tính văn hóa. Sự ảnh

hưởng của yếu tố văn hóa xã hội đối với việc tiếp cận văn bản là hiển nhiên. Một

trong những chức năng của NKĐS được sử dụng như phần cốt lõi của chương trình

dạy đọc viết là giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu. Những nghiên cứu về NKĐS cho

thấy rằng, việc dạy học sinh cách tư duy thông qua các tác phẩm đã đọc có thể trở

thành sân chơi để rèn luyện phương pháp học tập qua những văn bản có thực để xây

dựng nghĩa. Song những phản hồi của học sinh có tiềm năng hơn là chỉ đơn thuần

tìm hiểu bài đọc. Một môi trường giảng dạy khuyến khích việc sử dụng NKĐS ở

phạm vi rộng hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Khi ấy, học sinh sẽ có cơ

hội thể hiện những phản hồi mang tính đánh giá và cá nhân. Đọc viết là những kỹ

năng mà học sinh phải học. Từ quan điểm thứ hai ta có thể nhận ra rằng NKĐS rèn

luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories