Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG

Related Articles

daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt Share | 
  Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
Trà Mi



Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date :

Bạn đang đọc: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG

01/04/2011

558001 / 04/2011



Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG Empty

Bài gửiTiêu đề: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG I_icon13Fri 14 Aug 2020, 11:01Tiêu đề : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGFri 14 Aug 2020, 11 : 01

KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG

Những từ trên có nghĩa gần giống nhau nhưng lại có sự khác biệt nhẹ về sắc thái nghĩa. Vậy ta phân biệt chúng như thế nào?

1. KHÔNG: Trái với có, mang nghĩa tổng quát nhất trong các từ.

Ví dụ:

– ăn không nói có

– ăn không ngồi rồi

– ngày lắm mối tối nằm không (tục ngữ)

– không bột sao gột nên hồ (tục ngữ)

– không vay mà trả, không vả mà sưng, không bưng mà kín (câu đố)

– không thầy đố mày làm nên (tục ngữ)

– …

2. CHẲNG: Cũng như “không”, nhưng có hàm nghĩa ương ngạnh hoặc có thể làm được mà không làm ngay nên thường nói chẳng bõ (không đáng, không bù lại được), chẳng kẻo (chẳng thế thì), chẳng lọ (chẳng cứ phải thế), chẳng qua (cũng thế thôi).

Ví dụ:

– chẳng dễ

– chẳng có của thì có công

– chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn

– cây muốn lặng mà gió chẳng dừng (tục ngữ)

– chẳng được con trắm con chép, cũng được mớ tép mớ tôm (tục ngữ)

– chẳng thơm cũng thể hương tàn, chẳng ngọt cũng nước sông Hàn chảy ra (ca dao)

– cơm ăn chẳng hết thì treo, việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng (tục ngữ)

– chẳng chè chẳng chén sao say, chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm (ca dao)

– …

3. CHĂNG: Cũng như “chẳng” nhưng hàm ý nghi ngờ, thường dùng trong câu hỏi, nhất là đối với thi ca.

Ví dụ:

– Người về có nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng người cười. (ca dao)

– Dù khi lá thắm chỉ hồng, nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (Kiều)

– Nhớ lời nguyện ước ba sinh, xa xôi ai có thấu tình chăng ai (Kiều)

– Trên chín bệ có hay chăng nhẽ, khách quần thoa mà để lạnh lùng! (Cung oán ngâm khúc)

– Còn duyên chăng nữa cũng nhờ tái sinh (Nhị độ mai)

4. CHẢ: Cũng như “chẳng” nhưng có hàm ý mềm mại, nũng nịu.

Ví dụ:

– Anh chẳng làm thì em cũng chả làm.

5. CHỚ: Mang tính chất ngăn cấm hoặc khuyên bảo người khác không làm điều gì.

Ví dụ:

– chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (tục ngữ)

– ai ơi chớ vội cười nhau, cười người hôm trước hôm sau người cười (tục ngữ)

– ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm (ca dao)

– miệng hùm chớ sợ vẩy rồng chớ ghê (Nhị độ mai)

6. ĐỪNG: Cũng như “chớ”, bảo người khác không làm ngay việc gì mà có thể làm được. Khác nhau ở chỗ “chớ” thì ngăn hẳn mà “đừng” thì bảo không làm lúc đó nhưng có thể làm sau này.

Ví dụ:

– Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (Kiều)

– Đi đường có gì cần cứ hỏi, nhưng đừng vội thân thiết ngay (Phạm Huy Lục).

(Theo Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, Long Điền Nguyễn Văn Minh)

Về Đầu Trang 
Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date : 01/04/2011

558001 / 04/2011

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Mon 17 Aug 2020, 07:29Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGMon 17 Aug 2020, 07 : 29

SAI, NHẦM, LẦM, LẪN

1. SAI: không đúng, trái với chính, chênh lệch, khác biệt.

Ví dụ:

– sai đường

– sai một li đi một dặm

– Đen bảo là trắng, to bảo là bé, xấu khoe là đẹp, như thế là sai.

2. NHẦM: Nhận vật nọ thành vật kia, do vội vàng không để ý. Thường nói về cái cụ thể, không quan trọng, chẳng hạn nhầm lẫn, nhớ nhầm, tính nhầm.

Ví dụ:

– vào nhầm nhà

– cầm nhầm mũ người khác

– bé cái nhầm!

– Phạm Ngô Cầu lại có tính đa nghi. Nguyễn Hữu Chỉnh bèn làm một cái thư đề ngoài gửi cho phó tướng là Hoàng Đình Thể rủ về hàng Tây Sơn, rồi giả tảng sai người đưa nhầm sang cho Ngô Cầu. (Việt Nam Sử Lược)

3. LẦM: nhận thức sai, cũng như NHẦM nhưng có tính cách quan trọng hơn, chẳng hạn: hiểu lầm, sai lầm, lầm lạc, lầm lỗi.

Ví dụ:

– lầm đường lạc lối

LẦM còn nghĩa là làm ngầu, làm bẩn, vẩn đục lên như lầm lội, lầm than.

Ví dụ:

– Ghét đời U Lệ đa đoan, khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. (Lục Vân Tiên)

– Một sân lầm cát đã đầy, gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương. (Kiều)

– Phong trần kiếp chịu đã đầy, lầm than lại có thứ này bằng hai. (Kiều)

– Vì ta cho lụy đến người, cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh! (Kiều)

4. LẪN: cũng như NHẦM nhưng khác ở chỗ không biết rõ hoặc ngơ ngẩn, ngu dốt, như lẫn lộn, lẫn cẫn, nói lẫn.

Ví dụ:

– Già rồi sinh ra lẫn.

– Lẫn cô chị với cô em.

– Bò đen húc lẫn bò vàng, bò vàng hết vía đâm quàng xuống sông. (Đồng dao)

 
buixuanphuong09



buixuanphuong09

Tổng số bài gửi :

18623

Age :

83

Registration date : 28/02/2012

186238328 / 02/2012

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Mon 17 Aug 2020, 08:07Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGMon 17 Aug 2020, 08 : 07

Cảm ơn Trà Mi dựng mục này. Nó rất hữu dụng cho mọi người, nhất là so với lão nhà quê như tôi .

 
Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date : 01/04/2011

558001 / 04/2011

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tue 18 Aug 2020, 09:38Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGTue 18 Aug 2020, 09 : 38

buixuanphuong09 đã viết:

Cảm ơn Trà Mi dựng mục này. Nó rất có ích cho mọi người, nhất là so với lão nhà quê như tôi .

cám ơn bác! :bong:

bác nghe câu này chưa dzị?

“không quê sao có thị thành?

không quê cơm trắng đâu anh xới đầy?”

 
Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date : 01/04/2011

558001 / 04/2011

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tue 18 Aug 2020, 09:58Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGTue 18 Aug 2020, 09 : 58

NHANH, MAU, CHÓNG

1. NHANH: trái với chậm, có ý tổng quát.

Ví dụ:

– nhanh như cắt

– nhanh như chớp

– Nhóm thợ này nhanh hơn nhóm thợ kia vì xem ra họ chăm.

2. MAU: gấp (sự hoạt động), như mau chân, mau tay mà không bao giờ nói chóng chân, chóng tay.

Ví dụ:

– Mau chân lên kẻo trễ đò

– Đường trường dặm ngựa ruổi mau (Nhị độ mai)

3. CHÓNG: rút thời gian lại, làm mau để thu bớt thời kỳ công việc như chóng giàu, chóng lớn, chóng giỏi.

Ví dụ:

– Nó sáng dạ nên học chóng thông!

– Hiệp thợ này nhanh vì họ làm mau nên chóng xong

(Theo Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, Long Điền Nguyễn Văn Minh)

 
Tiến Thànk

Tổng số bài gửi :

165

Age :

24

Registration date : 29/01/2019

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tue 18 Aug 2020, 16:15

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGTue 18 Aug 2020, 16:15

Xem thêm: Vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay

Em cũng thấy mục này của tỉ TM rất bổ ích đấy ạ.

Tỉ có thể phân tích cho em mấy từ này không ạ?

HẰNG, HOÀI,MÃI.

 
buixuanphuong09

Tổng số bài gửi :

18623

Age :

83

Registration date : 28/02/2012

186238328 / 02/2012

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tue 18 Aug 2020, 20:58Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGTue 18 Aug 2020, 20 : 58

Trà Mi đã viết:

buixuanphuong09 đã viết:

Cảm ơn Trà Mi dựng mục này. Nó rất hữu dụng cho mọi người, nhất là so với lão nhà quê như tôi .

cám ơn bác!  :bong:

bác nghe câu này chưa dzị?

“không quê sao có thị thành?

không quê cơm trắng đâu anh xới đầy?”

Tôi cũng có nghe thấy câu này nhưng không hiểu.Tôi cũng có nghe thấy câu này nhưng không hiểu .

 
Phương Nguyên



Phương Nguyên

Tổng số bài gửi :

3876

Registration date : 23/03/2013

387623 / 03/2013

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tue 18 Aug 2020, 21:52Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGTue 18 Aug 2020, 21 : 52

buixuanphuong09 đã viết:

Trà Mi đã viết:

buixuanphuong09 đã viết:

Cảm ơn Trà Mi dựng mục này. Nó rất hữu dụng cho mọi người, nhất là so với lão nhà quê như tôi .

cám ơn bác!  :bong:

bác nghe câu này chưa dzị?

“không quê sao có thị thành?

không quê cơm trắng đâu anh xới đầy?”

Tôi cũng có nghe thấy câu này nhưng không hiểu.

Đại khái là không có quê làm sao có phố. Người phố cũng từ quê mà ra, lớn lên. Người phố cũng phải sống bằng lương thực thực phẩm do nhà quê làm ra đấy bác. Giờ quê quí hơn phố nhiều bác ơiĐại khái là không có quê làm thế nào có phố. Người phố cũng từ quê mà ra, lớn lên. Người phố cũng phải sống bằng lương thực thực phẩm do nhà quê làm ra đấy bác. Giờ quê quí hơn phố nhiều bác ơi

 
Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date : 01/04/2011

558001 / 04/2011

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Wed 19 Aug 2020, 11:20Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGWed 19 Aug 2020, 11 : 20

Tiến Thànk đã viết:

Em cũng thấy mục này của tỉ TM rất bổ ích đấy ạ.

Tỉ có thể phân tích cho em mấy từ này không ạ?

HẰNG, HOÀI,MÃI.

Trong Việt ngữ tinh nghĩa từ điển chỉ có phân biệt LUÔN và HOÀI như vầy:

1. LUÔN: không ngừng, không thôi, không nghỉ.

Ví dụ:

– Nó nói luôn mồm mà không biết chán.

– Anh ấy làm luôn từ sáng đến tối không nghỉ.

2. HOÀI: nhiều lần, có gián đoạn, có nghỉ rồi lại làm.

Ví dụ:

– Nó chơi hoài không chịu học.

– Ông ấy giỏi cờ có tiếng mà sao đánh với anh ta lại thua hoài!

 
Trà Mi

Tổng số bài gửi :

5580

Registration date : 01/04/2011

558001 / 04/2011

Tiêu đề: Re: Tiếng Việt: KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG   Tue 01 Sep 2020, 09:28Tiêu đề : Re : Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNGTue 01 Sep 2020, 09 : 28

CÁC, NHỮNG

1. CÁC: chỉ về số nhiều, có ý tổng quát, có nghĩ là khắp.

Thường nói: “Thưa các ngài” có ý là mọi, khắp, tất cả…

Nếu nói: “Thưa những ngài”, thì phải xác định những ngài nào trong số các ngài.

Ví dụ:

– Các quan biết ý Hoàng Tung (Nhị độ mai)

– Đắn đo hết các mọi đường (Kiều)

– Trong sự giáo thụ có một điều rất hay, là sự trực giác của người ta, các ông giáo sư cũng nên biết, để khi dạy trẻ có thể tuỳ tiện mà dùng, thì thật là lợi lắm (Trần Trọng Kim, Học báo số 12, tr 161)

2. NHỮNG: cũng chỉ về số nhiều, nhưng chỉ là một thành phần trong phạm vi CÁC, mà có ý chỉ định, nên thường nói: những người nào, những vật gì, những việc như thế. Lại thường nói: có những gì? được những gì? mà không bao giờ nói: có các gì? được các gì?

Ví dụ:

– Thí dụ nói về những vật bởi các giác quan mà biết, như là: nóng, lạnh, vuông, tròn và các thứ sắc: xanh, đỏ, vàng, tím v.v… thì hễ thoáng qua trước mắt, hay là hơi chạm đến mình, biết ngay (Trần Trọng Kim, Học báo số 12, tr 171)

– Tất cả các ngài ngồi đây, những ngài nào đã dự hôm qua, xin ngồi sang bên trái. Lại các ngài ngồi bên trái, những ngài nào trẻ ngồi dưới, nhường cho những vị có tuổi ngồi trên.

Khi nói về người hay xứ, nếu nói đích danh, nên dùng NHỮNG.

Ví dụ:

– Các vị danh nhân nước ta, ông Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, là những người có công đánh đuổi ngoại xâm.

– Các ruộng lúa ở nước ta, những ruộng ở Bắc và Nam tốt hơn những ruộng ở Trung. Các ruộng ở Bắc Việt thì những ruộng ở Hà Đông, Thái Bình phì nhiêu hơn những ruộng ở Việt Trì, Phú Thọ.

(Theo Việt ngữ tinh nghĩa từ điển, Long Điền Nguyễn Văn Minh)

 
  Tiếng Việt : KHÔNG, CHẲNG, CHĂNG, CHẢ, CHỚ, ĐỪNG    

Trang 1 trong tổng số 3 trang

Chuyển đến trang : 1, 2, 3  
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories