Thể dục aerobic (hay còn gọi là hoạt động sức bền,[1] tiếng Anh: Aerobic exercise hay cardio) là một loại hình thể dục[2] có cường độ từ thấp đến cao, chủ yếu phụ thuộc vào quá trình sản sinh năng lượng (ATP) aerobic.[3] Định nghĩa của từ “aerobic” là “liên quan hoặc cần giải phóng oxy”,[4] tức là liên hệ tới việc sử dụng oxy để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong lúc tập thể dục thông qua quá trình hô hấp.[5] Thể dục aerobic là những bài tập lặp đi lặp lại các chuỗi hoạt động từ cường độ thấp đến trung bình trong một khoảng thời gian dài.[3] Thể dục aerobic còn có thể gọi là “aerobic duy nhất”, vì nó được thiết kế ở cường độ đủ thấp để tất cả các chất cacbohydrat bị chuyển hóa thành năng lượng bằng con đường sản sinh ATP của ty thể. Ty thể là những bào quan dựa vào oxy để chuyển hóa các chất cacbohydrat, protein và chất béo. Những ví dụ về bài tập thể dục aerobic có thể kể đến chạy hoặc chạy bộ, bơi lội, đạp xe, leo cầu thang hoặc đi bộ theo quãng đường từ trung bình đến dài.
Lịch sử hình thành[sửa|sửa mã nguồn]
Nhà sinh lý học người Anh tên là Archibald Hill đã ra mắt những khái niệm về VO2 tối đa và tiêu thụ oxy lớn vào năm 1922. [ 6 ] [ 7 ] Hill và nhà vật lý học người Đức Otto Meyerhof đã cùng nhận giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1922 nhờ khu công trình điều tra và nghiên cứu độc lập của họ tương quan đến chuyển hóa nguồn năng lượng cơ bắp. [ 8 ] Henry Taylor tại Đại học Minnesota cùng hai nhà khoa học người Scandinavi – Per-Olof Åstrand và Bengt Saltin là những người có góp phần điển hình nổi bật cho đề tài điều tra và nghiên cứu về thể dục ở những thập niên 1950 và 1960. [ 9 ] Ngoài ra, một số ít tổ chức triển khai cũng góp phần vào công cuộc nghiên cứu và điều tra như Phòng thí nghiệm điều tra và nghiên cứu sự căng thẳng mệt mỏi ở Havard, Trung tâm điều tra và nghiên cứu cơ bắp Copenhagen cũng như nhiều trường ĐH tại Đức. [ 10 ] [ 11 ]
Sau Thế chiến thứ hai, các hoạt động giải trí nhắm đến sức khỏe như đi bộ trở nên thịnh hành.[12] Một cuốn cẩm nang có nhan đề Những kế hoạch tập thể dục của Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada do tiến sĩ Bill Orban biên soạn và xuất bản năm 1961 đã giúp ra đời văn hóa tập thể dục thời hiện đại.[13][14] Ở thập niên 1970, chạy bộ bỗng trở thành trào lưu gây sốt lấy cảm hứng từ Thế vận hội, các cuộc thi marathon ở New York và sự ra đời của những chiếc giày có lót đệm.[15]
Hai nhà vật lý trị liệu, Đại tá Pauline Potts và Tiến sĩ Kenneth H. Cooper[16] đều thuộc Không quân Hoa Kỳ, đã bày tỏ sự ủng hộ khái niệm tập thể dục aerobic. Ở thập niên 1960, Cooper bắt đầu nghiên cứu về y học dự phòng. Ông đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về tập thể dục aerobic trên hơn 5.000 người lính thuộc Không quân Hoa Kỳ,[17][18] sau khi có niềm tin rằng tập thể dục có thể bảo vệ sức khỏe. Cooper đã công bố những ý tưởng trong cuốn sách ra đời năm 1968 có nhan đề “Aerobics“. Năm 1970, ông lập ra viên nghiên cứu riêng (viện Cooper) nhằm nghiên cứu và giáo dục phi lợi nhuận dành cho y học dự phòng. Ông còn cho xuất bản một lượng lớn đầu sách mang tên “The New Aerobics” vào năm 1979. Cooper khuyến khích hàng triệu người tập luyện và được ví là “cha đẻ của aerobics”.[19][20] Cuốn sách của Cooper đã truyền cảm hứng cho Jacki Sorensen tạo ra thói quen tập nhảy aerobic, trở nên thịnh hành tại Mỹ ở thập niên 1970 và cùng lúc ấy, Judi Missett cũng phát triển và mở rộng bài tập Jazzercise. Aerobic tại nhà trở nên thịnh hành khắp thế giới sau khi cuốn băng video dạy tập thể dục Jane Fonda’s Workout ra mắt năm 1982.[21] Bài tập nhảy aerobic phổ biến vào thập niên 1990 và được thúc đẩy bởi các sản phẩm và chương trình của hãng giày Reebok.
Các hình thức tập thể dục aerobic[sửa|sửa mã nguồn]
Thể dục aerobic là sự kết hợp của vô số hình thức tập luyện thể chất.[2] Nói chung đây là loại hình thể dục được thực hiện ở cường độ vừa phải trong một khoảng thời gian tương đối lâu. Ví dụ, chạy bộ đường dài với tốc độ vừa phải là một bài tập thể dục aerobic, nhưng chạy nước rút thì không. Môn quần vợt nội dung đánh đơn với các chuyển động gần như liên tục thường được coi là tập aerobic, trong khi bộ môn golf hay môn quần vợt nội dung đánh đôi với các hoạt động ngắn bị ngắt quãng bởi những giờ nghỉ giải lao, có thể coi là ít tính aerobic hơn. Do đó, một số môn thể thao nghiễm nhiên được xem là “aerobic”, như tập fartlek hoặc các lớp học nhảy aerobic – chúng được thiết kế để cải thiện, tăng cường thể chất aerobic.
Các hình thức tập aerobic[sửa|sửa mã nguồn]
- Hoạt động cường độ vừa
- Hoạt động cường độ mạnh
Lợi ích về sức khỏe thể chất[sửa|sửa mã nguồn]
Những quyền lợi của việc tập thể dục aerobic tiếp tục được ghi nhận là : [ 24 ] [ 25 ]
- Những hoạt động aerobic với cường độ mạnh (như chạy bộ hay nhảy dây) có thể
- Kích thích xương phát triển
- Giảm nguy cơ loãng xương cho cả nam và nữ.[23]
Lợi ích về hình thể[sửa|sửa mã nguồn]
Ngoài những quyền lợi về sức khỏe thể chất mà thể dục aerobic đem lại, còn có nhiều quyền lợi về hình thể nữa :
- Tăng cường lưu trữ các phân tử năng lượng như chất béo và cacbohydrat trong các cơ, cho phép tăng cường sức bền
- Kích thích mạch máu mới phát triển của sarcomere cơ giúp tăng lưu lượng máu qua các cơ
- Tăng tốc độ trao đổi chất aerobic kích hoạt trong cơ bắp, cho phép sản sinh một phần lớn năng lượng cho các bài tập cường độ cao
- Tăng khả năng cơ sử dụng chất béo trong tập luyện, dự trữ glycogen phẫu trong cơ
- Tăng tốc độ phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục cường độ cao
- Duy trì sự độc lập
Các loại hình thể dục aerobic[sửa|sửa mã nguồn]
Tài liệu tìm hiểu thêm[sửa|sửa mã nguồn]
- Cooper, Kenneth C. The New Aerobics. Eldora, Iowa: Prairie Wind.
- Donatelle, Rebecca J. Health: The Basics. 6th ed. San Francisco: Pearson Education, Inc. 2005.
- Hinkle, J. Scott. School Children and Fitness: Aerobics for Life. Ann Arbor, MI: ERIC
- Clearinghouse on Counseling and Personnel Services.
- Aberg MA, Pedersen NL, Torén K, Svartengren M, Bäckstrand B, Johnsson T, Cooper-Kuhn CM, Aberg ND, Nilsson M, & Kuhn HG. (2009) Cardiovascular fitness is associated with cognition in young adulthood. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America.
- Guiney, Hayley & Machado, Liana. Benefits of regular exercise for executive functioning in healthy populations. Psychon. Bull. Rev. 2013.
- Rendi, Maria, Szabo, Atila, Szabo, Tomas, Velenczei, Attila & Kovas, Arpad. Acute psychological benefits of aerobic exercise: A field study into the effects of exercise characteristics. Psychol, Health. Med. 2008.
Bản mẫu : Thể dục