Thảo luận:Chết – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Dự án bài cơ bản

Círculos Concéntricos.svg

Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.

?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Open data small color (vector).svg

Lượt xem trang hàng ngày của Chết

chết lâm sàng ~ ngưng tim ngưng thở

Để theo dõi bài viết thuận tiện hơn, anh có thể tạo tài khoản riêng trên wiki này. Khi đó anh có thể đánh dấu bài viết nào mình muốn theo dõi. Xét về khía cạnh nào đó, dùng tài khoản riêng lại có tính ẩn danh (nếu anh muốn) cao hơn IP. –Á Lý Sa (thảo luận) 11:15, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Chết là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật.

Câu này có lẽ cần xem lại vì sự hạn chế của từ sinh vật. Trong thực tế, chúng ta cũng có thể dùng từ tế bào chết. Theo tôi, có thể viết là : Chết là sự chấm dứt hoạt động trao đổi chất với môi trường xung quanh của chủ thể sống. Casablanca1911 11:18, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC).

Tôi cũng từng nghĩ đến cụm từ “chấm dứt hoạt động trao đổi chất”, nhưng thấy cũng không ổn, sự phân hủy xác chết cũng là trao đổi chất. Thật ra trong phiên bản đầu tiên, câu dẫn nhập như thế này :”chết là sự chấm dứt các hoạt động sống của một sinh vật” nhưng từ này đã được một người khác cắt đi.

Death is the cessation of physical life in a living organism or the state of the organism after that event.—Tôi cắt hình dung từ sống vì có vẻ thừa, và theo như bài dịch của bạn từ tiếng Anh thì nó phải bổ nghĩa cho từ sinh vật. “các hoạt động (có thể chi li, tiếp tục chiết tự hoạtđộng) sống của một sinh vật”. Tất cả những từ tôi ghi đậm là biến dạng của living cả. Tôi mạn phép dịch câu đó lại:

Chết là sự chấm dứt cuộc (mạch) sống thể chất của một sinh vật (đang sống) hoặc trạng thái của sinh vật sau sự biến chuyển đó.
Nếu được xin Bạn đăng kí để có thể thảo luận dễ dàng hơn. Hai bài Bạn đưa lên khá hoàn chỉnh và tình cờ… đúng goût tôi 🙂 –Baodo 12:38, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi nghĩ nếu anh Baodo muốn chiết tự thì chữ “sinh” trong “sinh vật” thích hợp hơn. Một sinh vật có nhiều hoạt động để ngưng.
“Thể chất” thường được dùng trong ngữ cảnh sức khoẻ. Chết thì không có sức khoẻ, nên có vẻ “thể chất” không thích hợp. –Á Lý Sa (thảo luận) 12:58, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Vậy Á Lý Sa dịch giúp đi chứ. Tôi chỉ để ý đến ngữ nghĩa của một câu cô lập thôi mà 🙂 –Baodo 13:15, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Tôi chỉ biết khi 1 sinh vật được gọi là chết và nên chôn (cất) hoặc lấy thịt thôi. Còn định nghĩa tổng quát thì tôi phải xem thêm :). –Á Lý Sa (thảo luận) 03:07, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)

” Sau sự đổi khác đó “, tức sau khi chết, organism đó có còn là ” sinh ” vật nữa không ? Các nghĩa của từ ” death ” trong tiếng Anh có trọn vẹn trùng với phổ nghĩa của từ ” chết ” trong tiếng Việt không ? Chính vì nguyên do này tôi đã bỏ lỡ đoạn ” after ” .

Tôi nghĩ được, vì mình đang xử lí một sự chuyển biến passage/transition có thời hạn… có lẽ sinh vật còn là sinh vật. Chết nói ban đầu là một quá trình, và sau đó nói chung là trạng thái. Bản tiếng Anh dùng chữ “after that event”, tôi cho là transition, và dịch như thế. Á, cái chết hôm nay được tiếp hơi nhiều ghê… –Baodo 13:15, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Tôi đọc luận bàn này và cảm thấy khó hiểu quá vì có những câu không có chữ ký làm tôi không biết là một câu mới hay một câu của người viết bên trên !Tuy nhiên, tôi có câu hỏi là tại sao có cuộc đàm đạo về định nghĩa của từ ” chết ” khi :

  1. ngay trong bài cũng nói định nghĩa là tùy theo lối nhìn, lãnh vực, thay đổi theo thời gian, và
  2. có các định nghĩa trong các từ điển mà chúng ta có thể dùng.

Mekong Bluesman 13 : 28, ngày 15 tháng 11 năm 2005 ( UTC )

Định nghĩa chết thật khó thu gọn vào một câu hoàn chỉnh, nhất là khi nó còn phải được xem xét dưới nhiều góc độ. Chết trong tiếng Việt có thể chỉ một sự chấm dứt tồn tại của một chủ thể (đồ vật, tổ chức, chính phủ v.v.) không riêng gì sinh vật, còn các khái niệm chết về mặt xã hội nữa (người sống thực vật “sống sinh học” nhưng “chết xã hội”), chết chính trị (như cố tổng thống Mỹ R. Nixon sau vụ Watergate). Danh từ “chết” cũng còn là sự thu gọn của “cái chết”, “thời điểm chết” v.v.. Ở đây chúng ta có xu hướng bàn về thời điểm chết trong con mắt sinh học. Một người được xem là chết theo quy ước y khoa – một vài bộ phận của người đó vẫn còn sống và tiếp tục sống trong cơ thể người nhận tạng ghép. Các tế bào của Henrietta Lacks vẫn còn sống trong khi bà đã qua đời từ lâu. Một sinh vật đa bào còn sống, sự chết của các tế bào vẫn diễn ra liên tục, thậm chí có khi cả một bộ mất chức năng và chết (thí dụ bàn chân tiểu đường), chưa kể những người bị tai nạn hoặc bị cắt bỏ một phần thân thể, phần thân thể đó cũng xem như đã chết. Không có ranh giới thật sự giữa sống và chết xung quanh thời điểm chết, bởi lẽ thời điểm đó chỉ là quy ước nhân tạo. Về khái niệm “trao đổi chất” trong quá trình phân hủy xác, xác chết đóng vai trò là “môi trường” chứ không còn là chủ thể.

Nếu vậy tại sao không sửa tên bài này thành “Chết (sinh học)” và nói là từ “chết” còn có các nghĩa khác rồi redirect sang các bài khác (như “Chết (chính trị)”).
Còn vấn đề “chết sinh vật, sống tế bào” và “sống sinh vật, chết tế bào” đã được nói rõ trong bài này rồi.
Nói một cách khác là chúng ta thảo luận về một vấn đề không hiện hữu, theo ý tôi.
Mekong Bluesman 14:01, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Trả lời 2 câu hỏi trên : 1. ngay trong bài cũng nói định nghĩa là tùy theo lối nhìn, lãnh vực, đổi khác theo thời hạn, và 2. có những định nghĩa trong những từ điển mà tất cả chúng ta hoàn toàn có thể dùng. → luận bàn để làm sáng tỏ nội dung nhằm mục đích hoàn hảo bài viết. Theo niềm tin Wiki, bài viết không phải là chân lý chuẩn nhất, ở đầu cuối, do đó kiến thức và kỹ năng về cái chết vẫn SỐNG. Huống chi đây chỉ là một bài dịch, có những ý của tác giả bản tiếng Anh mà người dịch cũng chưa đồng cảm hết. Chắc chắn là câu dẫn nhập cần phải được sửa lại để tránh gây ra một ấn tượng bắt đầu rằng đó là định nghĩa chuẩn của ” chết ” .

Ông Mekong Bluesman hôm nay khó tính quá! Đúng là chỉ cần dịch lại câu đầu cho hợp lí. Những câu hỏi còn lại đã được giải thích trong bài. Thân mến –Baodo 14:28, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Baodo hoàn toàn có thể đúng trong xét đoán về sự khó chiều chuộng của tôi và tôi gật đầu vì không có gì biện minh được cho những câu tôi đã viết bên trên, ngoại trừ đặc thù không dễ chiều !

Tôi muốn nói là những khái niệm như sống, chết rất khó định nghĩa một cách hoàn toàn, nhất là chỉ dùng một câu, (như đã nói rõ trong bài này). Câu đầu tiên của bài chỉ là một câu giới thiệu cho chủ đề. Dĩ nhiên là bất cứ câu nào trong một từ điển bách khoa cũng nên thật rõ, chính xác và hoàn toàn nếu có thể, nhưng tôi hỏi vì tôi có thắc mắc là chúng ta có phải đang làm việc chẻ tóc hay không (split hairs)?

Chỉ có thế thôi, Mekong Bluesman 14 : 49, ngày 15 tháng 11 năm 2005 ( UTC )– > Bài này nên có thêm câu disambig để loại bớt những ” chết chóc ” khác

Oh my god! hãy đơn giản hóa dựa trên khái niệm sống — Chết là sự chấm dứt hoàn toàn của trạng thái sống của một cá thể sinh vật Nếu muốn thêm vào thì thêm đoạn Trong đó, hệ thần kinh ngưng tất cả các phản ứng trả lời với môi trường hay liên lạc với các cơ phận và ngược lại các cơ phận của cá thể đó cũng không phản ứng lại mọi tác động. 15.235.153.97 15:11, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Người Việt quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” –> Gia Long trả thù nhà Tây Sơn (từ vua quan có đến mọi thứ) làm ngược lại là một phản thí dụ và đây không chỉ có 1 ví dụ có thể moi ra nhiều hơn. Có lẽ nên viết thành Đa số người Việt quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”

Có lẽ câu dẫn nhập không nên viết như một định nghĩa, tạm thời xóa bỏ nó đi. Về “nghĩa tử là nghĩa tận”, có lẽ nên viết “đạo lý của người Việt”, còn việc tôn trọng đạo lý truyền thống đó không là chuyện khác.

Theo Elisabeth Kübler-Ross, một trong 5 bước người ta khi đối diện với cái chết là depression. Trong bài này depression được dịch thành “trầm cảm”. Tôi nghĩ là “chán nản” và “buồn nản”. Ai có ý kiến không? Mekong Bluesman 19:41, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Oh! quên — ý kiến này của Ross chắc không áp dụng được cho các thiền sư đã đủ mức vì theo tui đuợc biết mấy ông thiền sư này có thể “chủ động” đạt trạng thái chết và tịch luôn mà khỏi có depress tí nào (xin xem thêm sách của Đạt Lai Lạt Ma về cái chết)

Trầm cảm là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng, trong đó buồn nản, chán nản. Giai đoạn ” Chấp nhận, buông xuôi ” cũng hoàn toàn có thể gồm có buồn nản, chán nản .

Tôi nghe trên radio nhiều bác sĩ gọi chứng “depression” là “bệnh trầm cảm”, ở đây không biết có nhập nhằng gì với “trạng thái cháng chường” (mà tui đang có hông hu hu khóc chả được hu hu)

OK. Nếu các bác sĩ chuyên nghề gọi thì đúng rồi. Tôi chỉ hỏi vì mỗi lần tôi bị depressed thì tôi cảm thấy buồn và chán nản (như nhiều lần sửa các phá hoại trên Wikipedia). Mekong Bluesman 11:57, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)

khi một cơ thể chết đi, các tế bào của nó chỉ có thể sống thêm một giai đoạn ngăn

Có ai lý giải thử câu này có ý nghĩa gì ? Không lẽ khung hình là linh hồn hay là 1 entity đsong tuy nhiên sống sót vơ i những tế bào ? 70.248.182.207 03 : 42, ngày 17 tháng 11 năm 2005 ( UTC )

Theo cách hiểu của tôi với câu đó, trong bối cảnh bài viết, thời điểm chết là một khái niệm có tính quy ước. Nên cơ thể với tư cách là một tổng thể có thể gọi là “chết” trong khi các tế bào vẫn còn “sống”. Quy ước này cho phép người ta lấy các tạng (vẫn còn sống) của người chết đem ghép cho người khác. Seforadev 09:06, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Vậy là có chết tổng thể và chết cục bộ à … vẬy có sự sống tổng thể và cục bộ hông? Hay là chết có tính từ từ và để cho hợp lệ người ta dùng chữ “liệm” (nghĩa là “từ từ” ?) Kì cục thiệt
  • Muốn biết sống hay chết, trước hết tôi nghĩ bạn 70.248.182.207 cần phải xác định đối tượng đề cập đến sống còn ở đây là gì? (nghĩa là chủ thể của sự việc). Từ đó, hai đối tượng xét đến không nhất thiết phải cùng sống hay cùng chết tại một thời điểm. Casablanca1911 08:47, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)

Casablanca vừa nói ra 1 câu mà tui chắc rằng ông chỉ hiểu ko quá 20 % 58.186.69.250 ( tranh luận ) 05 : 16, ngày 21 tháng 12 năm 2007 ( UTC )

58.186.69.250 viết như vậy thì tôi cũng có thể suy ra số phần trăm về “sự hiểu”của bạn. Casablanca1911 16:29, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)

Hề hề, mạn phép xóa chữ chết tiệt. Tôi chưa bao giờ thấy người ta nói

Thằng A chết tiệt

với nghĩa A is dead hoặc A died.

Tôi chỉ hiểu đó là câu rủa thôi. Mà câu đó nhẹ lắm. Tôi rủa thế suốt, nhưng chẳng bao giờ có ý cầu cho người ta chui vào gầm xe để về Âm phủ cả. Ấy, thêm một cách nói chết nữa.

Một từ nữa. Tôi vẫn thấy người ta nói ” Ông XYZ trút hơi thở sau cuối vào hồi …. giờ, ngày … “, mà hầu hết những ông XYZ đó không phải vua chúa gì. ( Tmct 01 : 16, ngày 12 tháng 3 năm 2006 ( UTC ) )

Phần này mới được thêm 1 loạt các từ có liên kết màu đỏ. Tôi nghĩ là chỉ cần các từ như liệt kê ở phần dưới là cũng đủ rồi. Casablanca1911 16:33, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)

cái gì mà ” phọt cứt ” ” nhăn răng ” ” rụng dái ” .. toàn mấy chữ kinh dị vậy cũng được ” sao ” à ? Xiaoao ( luận bàn ) 18 : 04, ngày 28 tháng 4 năm 2008 ( UTC )

Tiểu Ngao không thấy nó mô tả đúng chết phải như rứa à 🙂 Mag (thảo luận) 18:11, ngày 28 tháng 4 năm 2008 (UTC)

Tôi đề nghị xóa cái danh sách 18 từ kia đi, vì nó mãi mãi không bao giờ đủ, đừng cố gắng liệt kê cho hết, ngay phía dưới danh sách đó đã có một đoạn phân tích và liệt kê rất có lợi cho người đọc rồi. Tân (trả lời) 01:51, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)

Từ về miền cực lạc thì nên xếp vào đâu? NapoleonQuang (thảo luận) 06:20, ngày 4 tháng 8 năm 2008 (UTC)

Đó có thể coi là 1 cách gọi “tài tử”. Xiaoao (thảo luận) 08:33, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)

Xin chào, Tôi là một Serb.–Aleksa Lukic (thảo luận) 14:55, ngày 20 tháng 4 năm 2009 (UTC)

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories