Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Ngân hàng Quân đội,[1] viết tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thời điểm năm 2018, vốn điều lệ của ngân hàng là 21.605 nghìn tỷ đồng[2], tổng tài sản của ngân hàng năm 2018 là 362.325 nghìn tỷ đồng[3]. Các cổ đông chính của Ngân hàng Quân đội là Viettel, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.[4] Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố.[4] Ngân hàng còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia.[5][6]

Một Trụ sở của MBBank tại Tân Phú

  • Ngày 04 tháng 11 năm 1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động[1][7] với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.
  • Năm 2000, thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).
  • Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.
  • Năm 2004, MB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
  • Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.
  • Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân đội MB Capital). Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ)
  • Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
  • Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.
  • Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào).
  • Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 01 tháng 11 năm 2011. Khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài (Campuchia). Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10
  • Năm 2019, MB ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
  • Năm 2020, MB được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam”

Ngày 08 tháng 01 năm 2020, một số khách hàng cá nhân sử dụng thẻ rút tiền hoặc thanh toán, chi tiêu vượt quá số dư, hạn mức thẻ của Ngân hàng Quân Đội cấp cho khách hàng. Sự việc đã gây thất thoát cho ngân hàng hàng trăm tỉ đồng[9][10]

Công ty thành viên[sửa|sửa mã nguồn]

Các công ty có trên 50% cổ phần do MB nắm giữ như sau:

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS)
  • Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MBCapital
  • Công ty Quản lý Tài sản Ngân hàng Quân đội (MBAMC)
  • Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
  • Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (MCredit): Vốn điều lệ 800 tỷ đồng, MB sở hữu 50%.
  • Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas (MBAL)

Mạng lưới ATM – POS MB[sửa|sửa mã nguồn]

Hiện MB có 480 máy ATM, 2500 máy POS đặt tại những tỉnh, thành phố trong cả nước. [ 11 ]

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories