KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ, NHÀ QUẢN TRỊ – Tài liệu text

Related Articles

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 842.63 KB, 124 trang )

thiết bị, tiền vốn, vật tư hay con người. Căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động là mục tiêu của

quản trị.

1.1.2. Mục đích của quản trị

Thực chất quản trị chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của con người trong tổ

chức và sử dụng tốt của cải của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu

riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất.

Quản trị ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với việc làm

của từng cá nhân riêng lẻ của một nhóm người khi họ tiến hành các công việc có mục tiêu

chung gần gũi với nhau.

Nói một cách khác, thực chất của quản trị là quản trị con người trong tổ chức, thông qua

đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức.

1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị

– Nhiệm vụ của quản trị là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất đối tượng lao động, tư liệu

lao động và sức lao động để giảm chi phí đầu vào và nâng cao kết quả sản xuất ở đầu ra.

– Sức mạnh kinh tế của một nước, một tổ chức do 5 yếu tố tạo thành:

+ Tài nguyên, nguyên vật liệu (M1).

+ Tiền vốn (M2).

+ Kỹ thuật công nghệ (M3).

+ Lao động (M4).

+ Quản trị (Năng lực quản trị) (M5).

Hiện nay, quản trị là nhân tố cơ bản được xếp hàng đầu, quyết định sự tồn tại, phát triển

hay trì trệ hoặc diệt vong của mọi tổ chức. Qua phân tích về những nguyên nhân thất bại trong

hoạt động kinh doanh của cá nhân và của các doanh nghiệp, cũng như thất bại trong hoạt động

của các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân cơ bản vẫn là

do quản trị kém hoặc yếu .Nghiên cứu các công ty kinh doanh của Mỹ trong nhiều năm, đã

phát hiện ra rằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng được quản trị tốt. Ngân hàng

châu Mỹ đã nêu trong bản công bố Báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng “Theo kết quả phân tích

cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm

quản trị”.

Sự cần thiết khách quan và vai trò của quản trị xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

– Từ tính chất xã hội hóa của lao động và sản xuất.

– Từ tiềm năng sáng tạo to lớn của quản trị.

– Từ những yếu tố làm tăng vai trò của quản trị trong nền sản xuất và kinh tế hiện đại.

– Từ những yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế và xã hội trong quá trình đổi mới

chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt

Nam.

Tăng cường xã hội hoá lao động và sản xuất – một quá trình mang tính qui luật của sự

phát triển kinh tế và xã hội.

Ta biết rằng để tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của đời sống và phát triển kinh tế,

nhất thiết phải tiến hành phân công lao động và hiệp tác sản xuất. Sự xuất hiện của quản trị

như là kết quả tất nhiên của việc chuyển các quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với

nhau thành các quá trình lao động phải có sự phối hợp. Sản xuất và tiêu thụ mang tính tự cấp,

tự túc do một cá nhân thực hiện không đòi hỏi quản trị. Ở một trình độ cao hơn, khi sản xuất

và kinh tế mang tính xã hội rõ nét và ngày càng sâu rộng hơn, khi đó quản trị là điều không

thể thiếu.

Theo C. Mác, “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một

qui mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự

2

chỉ đạo đó phải làm chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận

động chung của cơ sở sản xuất với sự vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp

thành cơ sở sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì

cần phải có nhạc trưởng”.

Do đó, quản trị là thuộc tính tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã

hội, bất kể trong hình thái kinh tế xã hội nào, nếu không thực hiện các chức năng và nhiệm vụ

của quản trị, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất, không khai

thác sử dụng được các yếu tố của lao động sản xuất có hiệu quả.

Quản trị có khả năng sáng tạo to lớn. Điều đó có nghĩa là cùng với các điều kiện về con người

và về vật chất kỹ thuật như nhau nhưng quản trị lại có thể khai thác khác nhau, đem lại hiệu

quả kinh tế khác nhau. Nói cách khác, với những điều kiện về nguồn lực như nhau, quản lý

tốt sẽ phát huy có hiệu quả những yếu tố nguồn lực đó, đưa lại những kết quả kinh tế – xã hội

mong muốn, còn quản lý tồi sẽ không khai thác được, thậm chí làm tiêu tan một cách vô ích

những nguồn lực có được, dẫn đến tổn thất.

Có thể nói quản trị tốt suy cho cùng là biết sử dụng có hiệu quả những cái đã có để tạo

nên những cái chưa có trong xã hội. Vì vậy, quản trị chính là yếu tố quyết định nhất cho sự

phát triển của mỗi quốc gia và các tổ chức trong đó.

Khi con người người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, người

ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người. Lối làm

việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. Nhưng nếu

người ta biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc

chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền

bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác.

1.2. Bản chất của quản trị

Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị thì quản trị chính là sự kết hợp

mọi nỗ lực của con người trong một tổ chức nào đó để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và

mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và hiệu quả nhất.

Nói cách khác, thực chất của quản trị là quản trị con ngơời trong doanh nghiệp, thông

qua đó, sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp để thực hiện các

hoạt động theo mục tiêu đã định.

Xét về mặt kinh tế, xã hội của quản trị, quản trị là vì mục tiêu, lợi ích của doanh nghiệp,

bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài, trang trải vốn và lao động, đảm bảo

tính độc lập và cho phép thỏa mãn những đòi hỏi của chủ doanh nghiệp và mọi thành viên

khác trong doanh nghiệp.

1.2.1. Quản trị là một khoa học

Tính khoa học của quản trị thể hiện các đòi hỏi sau:

– Phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, kỹ

thuật và xã hội). Đặc biệt cần tuân thủ các quy luật của quan hệ công nghệ, quan hệ kinh tế,

chính trị; của quan hệ xã hội và tinh thần. Vì vậy, quản trị phải dựa trên cơ sở lý luận của

ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như toán học, điều khiển học, tin học, công nghệ

học, v.v… cũng như ứng dụng nhiều luận điểm và thành tựu của các môn xã hội học, tâm lý

học, luật học, giáo dục học, văn hoá ứng xử …

– Phải dựa trên các nguyên tác tổ chức quản trị (về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách

nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị; về vận hành cơ chế quản trị, đặc

biệt là xử lý các mối quan hệ quản trị).

– Phải vận dụng các phương pháp khoa học (như đo lường định lượng hiện đại, dự

đoán, xử lý lưu trữ dữ liệu, truyền thông, tâm lý xã hội …) và biết sử dụng các kỹ thuật quản

3

trị (như quản lý theo mục tiêu, lập kế hoạch, phát triển tổ chức, lập ngân quỹ, hạch toán giá

thành sản phẩm, kiểm tra theo mạng lưới, kiểm tra tài chính).

– Phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các

hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.

Tóm lại, khoa học quản trị cho chúng ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc,

phương pháp, kỹ thuật quản trị; để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản trị trong

các hoàn cảnh cụ thể, biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó

khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên, nó chỉ là một công cụ; sử dụng nó càng

phải tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển

chuyển (đó là nghệ thuật).

1.2.2. Quản trị là một nghệ thuật

Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện

tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản trị; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản

trị. Những mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng)

luôn đòi hỏi mà quản trị phải xử lý khéo léo, linh hoạt. Tính nghệ thuật của quản trị còn phụ

thuộc vào kinh nghiệm và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng người quản lý; vào cơ

may và vận rủi, v.v…

Nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng,

các cơ hội và các kinh nghiệm được tích luỹ trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục

tiêu đề ra cho tổ chức, doanh nghiệp. Đó là việc xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh

để chế ngự nó, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, ổn định và không ngừng phát triển có hiệu

quả cao. Nói cách khác, nghệ thuật quản trị kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những

“thủ đoạn” trong kinh doanh để đạt mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao.

Nghệ thuật quản trị không thể tìm thấy được đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh

doanh và rất linh hoạt. Ta chỉ có thể nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát

tham khảo kinh nghiệm của các nhà quản trị khác để vận dụng vào điều kiện cụ thể. Một số

lĩnh vực cần thể hiện nghệ thuật quản trị kinh doanh là:

– Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ, tránh nguy cơ.

– Nghệ thuật tạo vốn, sử dụng vốn và tích luỹ vốn.

– Nghệ thuật cạnh tranh (giành thị phần, đạt lợi nhuận cao).

– Nghệ thuật sử dụng người (phát hiện, bố trí, phát huy, liên kết).

– Nghệ thuật ra quyết định (nhạy, đúng, kịp thời …) và tổ chức thực hiện quyết định.

– Nghệ thuật sử dụng đòn bẩy trong quản trị.

– Nghệ thuật giao tiếp (với đối tác, với khách hàng, với cấp dưới …).

– v.v…

1.2.3. Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật

Thực ra phân loại như trên để tiện cho việc nghiên cứu, trong thực tế khoa học và nghệ

thuật trong quản trị không bao giờ tách rời nhau. Bởi khoa học là sự hiểu biết có hệ thống còn

nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức. Như vậy, quản trị với tư cách thực hành nó là nghệ thuật,

còn kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho nó coi như là khoa học.

Một nhà quản trị giỏi là người phải trang bị cho mình những kiến thức khoa học đồng

thời phải có nghệ thuật vận dụng những kiến thức khoa học đã lĩnh hội vào những hoàn cảnh,

những tình huống cụ thể nhất định. Hay nhà quản trị giỏi là người phải có cái chính xác, mau

lẹ của vị tướng khi ra quyết định, vừa phải có cái linh hoạt, uyển chuyển, sáng tạo của nhạc

trưởng khi chỉ huy dàn nhạc.

1.3. Nhà quản trị

1.3.1. Khái niệm và phân loại

4

Các nhà quản trị làm việc ở các tổ chức. Mặc dù mỗi tổ chức đều có những mục tiêu và

nội dung công việc thực hiện khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm: Sản phẩm của quản trị

là các quyết định trong các lĩnh vực khác nhau.

Các nhà quản trị ở trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức đều là nhà quản

trị. Hoạt động quản trị liên quan đến sự phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định… để đạt

được mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì vậy, các thành viên trong tổ chức thường được

chia làm hai loại theo đặc thù công việc đó là: người thừa hành và nhà quản trị.

Người thừa hành là những người trực tiếp thực hiện một công việc cụ thể, họ không có

trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và giám sát hoạt động của những người khác. Còn

nhà quản trị có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển, giám sát…hoạt động của những người khác.

Hoạt động quản trị là một hoạt động xã hội nên nó phải được chuyên môn hoá. Trong

mỗi tổ chức, các công việc quản trị không chỉ được chuyên môn hóa mà còn được sắp xếp

một cách có trật tự, có thứ bậc rõ ràng. Tuỳ theo quy mô và phạm vi hoạt động của tổ chức

mà một tổ chức có thể có nhiều hay ít nhà quản trị. Các nhà quản trị thường được chia làm 3

cấp chủ yếu như sau:

– Cấp quản trị viên cao cấp: Bao gồm các thành viên trong Ban lãnh đạo cao nhất của tổ

chức chịu trách nhiệm điều hành và phối hợp các hoạt động chung của tổ chức, hoạch định

đường lối chiến lược phát triển tổ chức:

+ Xác định các mục tiêu và biện pháp lớn cho quá trình hoạt động.

+ Tạo dựng bộ mỏy, phờ duyệt cơ cấu tổ chức và phờ duyệt nhân sự.

+ Phối hợp hoạt động giữa các lĩnh vực quản trị.

+ Quyết định các biện pháp lớn về tổ chức quản lý, sử dụng nguồn lực.

+ Báo cáo trước lãnh đạo cấp trên của tổ chức.

– Cấp quản trị viên thừa hành: Là cấp quản trị viên trung gian tiếp nhận các chiến lược

và chính sách chung từ các quản trị gia cấp cao và biến chúng thành những kế hoạch, mục tiêu

cụ thể để chuyển đến các quản trị gia cấp cơ sở thực hiện chúng. Nhiệm vụ chủ yếu của cấp

quản trị này là:

+ Nghiên cứu và phân tích nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện một cách có hiệu

quả trong bộ phận mình.

+ Đề nghị với cấp hàng đầu về kế hoạch hành động, đề bạt bổ nhiệm cán bộ ở đơn vị

mình.

+ Giao việc cho nhân viên và phối hợp hoạt động giữa các nhân viên dưới quyền.

+ Dự trù kinh phí hoạt động và tổ chức sử dụng có hiệu quả nó.

+ Báo cáo thường xuyên về kết quả hoạt động của bộ phận mình với cấp quản trị cấp

cao.

+ Tìm hiểu và xác định mối liên hệ với các nhân viên dưới quyền ở các đơn vị khác.

– Cấp quản trị viên thực hiện: Là cấp quản trị thừa hành, hàng ngày họ trực tiếp nhận

các mệnh lệnh và triển khai thực hiện những mệnh lệnh đó để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Phần lớn thời gian của các nhà quản trị này được sử dụng vào việc giám sát, điều hành nhân

viên thuộc quyền và đưa ra những quyết định hàng ngày. Phần thời gian còn lại dành cho gặp

gỡ, báo cáo, hội họp với cấp trên hoặc quan hệ với các đồng nghiệp thuộc các bộ phận khác.

Yêu cầu đối với cấp quản trị này là:

+ Hiểu và nỗ lực với công việc được giao.

+ Cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện các đức tính của người quản trị.

+ Liên hệ kịp thời với cấp quản trị viên cao hơn và tạo lập tinh thần đồng đội tốt

1.3.2. Vai trò và kỹ năng của nhà quản trị

5

Để thực hiện tốt 04 chức năng quản trị, theo Robert Katz thì nhà quản trị cần có 03 loại

kỹ năng quản trị như sau:

a. Vai trò của nhà quản trị

Để làm rõ các công việc của các nhà quản trị, cũng như các cách ứng xử khác nhau của

họ đối với mọi người và mọi tổ chức khác, Henry Mentzberg đã đưa ra 10 loại vai trò khác

nhau như sau mà nhà quản trị phải thực hiện và chia chúng thành 03 nhóm lớn:

* Nhóm vai trò quan hệ với con người (gồm 03 vai trò)

– Vai trò đại diện, hay tượng trưng, có tính chất nghi lễ trong tổ chức : Có nghĩa là bất

cứ một tổ chức nào cũng đều phải có người đại diện cho tổ chức đó nhằm thực hiện các giao

dịch, đối thoại với các cá nhân và tổ chức bên ngoài. Ngay cả từng bộ phận trong tổ chức

cũng phải có người đứng đầu bộ phận đó để lĩnh hội các ý kiến, chính sách, kế hoạch của cấp

trên.

– Vai trò lãnh đạo: Vai trò này phản ảnh sự phối hợp và kiểm tra của nhà quản trị đối

với cấp dưới của mình.

– Vai trò liên lạc: Thể hiện mối quan hệ của nhà quản trị đối với người khác cả bên

trong và bên ngoài tổ chức

* Nhóm vai trò thông tin (gồm 03 vai trò)

– Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức : Nhà quản trị phải

thường xuyên xem xét, phân tích môi trường xung quanh tổ chức nhằm xác định môi trường

tạo ra những cơ hội gì cho tổ chức, cũng như những mối đe dọa nào đối với tổ chức. Vai trò

này được thực hiện thông qua việc đọc sách báo, văn bản hoặc qua trao đổi tiếp xúc với mọi

người…

– Vai trò phổ biến thông tin : Có những thông tin cần tuyệt đối giữ bí mật, nhưng cũng

có những thông tin mà các nhà quản trị cần phổ biến đến cho các bộ phận, các thành viên có

liên quan trong tổ chức, thậm chí phổ biến đến cho những người đồng cấp hay cấp trên của

mình nhằm làm cho mọi người cùng được chia sẻ thông tin để góp phần hoàn thành mục tiêu

chung của tổ chức.

– Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài: Tức nhà quản trị thay mặt cho tổ chức của

mình cung cấp các thông tin cho bên ngoài nhằm để giải thích, bảo vệ hay tranh thủ một sự

đồng tình, ủng hộ nào đó.

* Nhóm vai trò quyết định (gồm 04 vai trò)

– Vai trò doanh nhân : Đây là vai trò phản ảnh việc nhà quản trị tìm mọi cách cải tiến

tổ chức nhằm làm cho hoạt động của tổ chức ngày càng có hiệu quả. Chẳng hạn điều chỉnh kỹ

thuật mà tổ chức đang áp dụng hay áp dụng một kỹ thuật mới nào đó…

– Vai trò giải quyết xáo trộn: Bất cứ một tổ chức nào cũng có những trường hợp xung

đột xảy ra trong nội bộ dẫn tới xáo trộn tổ chức như sự đình công của công nhân sản xuất, sự

mâu thuẫn và mất đoàn kết giữa các thành viên, bộ phận ….Nhà quản trị phải kịp thời đối

phó, giải quyết những xáo trộn đó để đưa tổ chức sớm trở lại sự ổn định

– Vai trò phân phối các nguồn lực: Nếu các nguồn lực dồi dào (tiền bạc, thời gian,

quyền hành, máy móc, nguyên vật liệu, con người …) thì nhà quản trị sẽ tiến hành phân phối

một cách dễ dàng; Nhưng ngày nay, khi các nguồn lực ngày càng cạn kiệt đòi hỏi nhà quản trị

phải phân bổ các nguồn lực đó cho các thành viên, từng bộ phận sao cho hợp lý nhằm đảm

bảo cho các thành viên, bộ phận hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.

– Vai trò thương thuyết : Tức phản ảnh việc thương thuyết, đàm phán thay mặt

cho tổ chức trong các giao dịch với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Ví dụ đàm phán

ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế…

b. Kỹ năng của nhà quản trị

6

* Kỹ năng kỹ thuật (technical skills)

Kỹ năng kỹ thuật chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị, hay là

những khả năng cần thiết của họ nhằm thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng này

nhà quản trị có được bằng cách thông qua con đường học tập, bồi dưỡng mà có. Ví dụ như

thiết kế máy móc của trưởng phòng kỹ thuật, tổ chức công tác kế toán của kế toán trưởng, lập

trình điện toán của trưởng phòng máy tính, xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường của

trưởng phòng Marketing…

Cấp quản trị càng cao, kỹ năng này giảm dần và ngược lại cấp quản trị càng thấp kỹ

năng này là cấn thiết, bởi vì ở cấp càng thấp thì nhà quản trị thường tiếp xúc trực tiếp với

công việc cụ thể, với tiến trình sản xuất, đây chính là môi trường mà tài năng kỹ thuật đặc biệt

sử dụng nhiều hơn.

* Kỹ năng nhân sự (human skills)

Kỹ năng nhân sự phản ảnh khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển con người

và tập thể trong tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoàn thành công việc chung.

Chẳng hạn như kỹ năng thông đạt hữu hiệu (viết & nói), có thái độ quan tâm đến người khác,

xây dựng bầu không khí hợp tác giữa mọi người, động viên nhân viên dưới quyền…

Đối với kỹ năng nhân sự thì yêu cầu cần thiết đối với cả 03 cấp quản trị, vì dù thuộc cấp

nào, nhà quản trị cũng phải cùng làm việc với tất cả mọi người.

* Kỹ năng tư duy

Kỹ năng tư duy yêu cầu nhà quản trị phải hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường và

giảm thiểu sự phức tạp đó xuống ở mức mà tổ chức có thể đối phó và thích ứng được.

Kỹ năng tư duy là một kỹ năng khó tiếp thu nhất và rất quan trọng đối với nhà quản trị

cấp cao. Các chiến lược, kế hoạch, chính sách và quyết định của nhà quản trị cấp cao thường

phụ thuộc vào tư duy chiến lược của họ. Hình 1.1 sau diễn tả kỹ năng quản trị của các cấp như

sau:

Kỹ năng

tư duy

Kỹ năng

nhân sự

Kỹ năng

kỹ thuật

Nhà quản trị

cấp cơ sở

Nhà quản trị cấp

trung gian

Nhà quản trị cấp

cao

Hình 1.1. Các kỹ năng của các cấp quản trị.

2. VĂN HOÁ TỔ CHỨC VÀ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

2.1. Văn hoá tổ chức

2.1.1. Khái niệm

7

Để tiếp cận được vấn đề này, chúng ta bắt đầu từ việc xem xét khái niệm về văn hoá.

Văn hoá là một khái niệm có ngoại diên rất rộng, bao gồm nhiều loại đối tượng, tính chất và

hình thức biểu hiện khác nhau. Bởi vậy, cho đến nay, có đến hàng trăm (có người cho rằng

khoảng một nghìn) định nghĩa khác nhau về văn hoá như:

– Văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong

lịch sử của mình trong mối quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội.

– Văn hoá là những hoạt động và giá trị tinh thần của loài người.

– v.v…

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá nhưng giữa những quan niệm ấy đều

có điểm chung ở chỗ coi văn hoá là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng

giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị chân – thiện – mỹ.

Văn hoá là thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ở loài người và do con người sinh

ra. Do đó, văn hoá giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu được đối với đời sống của con

người, là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của các cá nhân.

Không chỉ vậy, văn hoá còn là mục tiêu, là động lực, là linh hồn và hệ điều tiết đối với sự

phát triển của kinh tế xã hội.

Ở góc độ của một tổ chức, văn hoá có thể được hiểu là một hệ thống những giá trị

chung, những niềm tin, những mong đợi, những thái độ, những tập quán thuộc về tổ chức và

chúng tác động qua lại với nhau để hình thành những chuẩn mực hành động mà tất cả mọi

thành viên trong tổ chức noi theo.

Văn hoá tổ chức xuất phát từ sứ mệnh, các mục tiêu chiến lược của tổ chức và văn hoá

xã hội…nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, các nghi lễ và truyền thuyết về

những sự kiện nội bộ.

Văn hoá tổ chức thông thường được thể hiện trên ba phương diện:

– Gắn với văn hoá xã hội và là tầng sâu của văn hoá xã hội. Mục tiêu của văn hoá tổ

chức là nhằm xây dựng một phong cách làm việc hiệu quả và những mối quan hệ hợp tác thân

thiện giữa các thành viên của tổ chức, làm cho tổ chức trở thành một cộng đồng làm việc trên

tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung

và lòng tin vào sự thành công của tổ chức.

– Văn hoá tổ chức được hình thành thông qua các quy định, chế độ, nguyên tắc có tính

chất ràng buộc trong nội bộ. Trải qua thời gian dài thì những quy định, những nguyên tắc đó

sẽ trở thành những chuẩn mực, những giá trị, những tập quán và những nguyên tắc bất thành

văn.

– Văn hoá tổ chức nhằm đưa các hoạt động của tổ chức vào nền nếp và đạt diệu quả cao.

Một tổ chức có trình độ văn hoá cao là mọi hoạt động của nó đều được thể chế hoá, cụ thể hoá

và được mọi người tự giác tuân thủ.

2.1.2. Các yếu tố của văn hoá tổ chức và sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến hoạt động quản

trị

Văn hoá của tổ chức xuất phát từ sứ mệnh, các mục tiêu chiến lược của tổ chức và văn

hoá xã hội…, nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, các nghi lễ và truyền

thuyết về những sự kiện nội bộ.

* Những giá trị cốt lõi của văn hoá tổ chức:

Những giá trị cốt lõi của văn hoá tổ chức phản ảnh những giá trị xã hội có liên quan đến

công việc, hay của phần xã hội mà trong đó tổ chức hoạt động. Mối liên hệ này thể hiện rất rõ

nét trong các xã hội có những giá trị văn hoá thuần nhất và gắn liền với công việc.

– Thái độ đối với quyền lực:

8

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories