IAF là gì? Vai trò của IAF? Các thành viên?

Related Articles

Blog

Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) là một hiệp hội quốc tế gồm các tổ chức đã đồng ý làm việc cùng nhau trên toàn thế giới để đạt được các mục tiêu tạo thuận lợi thương mại chung. IAF là một diễn đàn lớn trên thế giới để phát triển các nguyên tắc và thực tiễn để tiến hành đánh giá sự phù hợp nhằm mang lại sự tự tin cần thiết cho sự chấp nhận của thị trường. IAF hành động thông qua việc công nhận các cơ quan chứng nhận hoặc đăng ký hệ thống quản lý, sản phẩm, nhân sự và / hoặc kiểm tra.

Nhiều doanh nghiệp khi tìm hiểu và có mong muốn được đánh giá cấp chứng nhận hệ thống thường hay thắc mắc với khái niệm IAF là gì và vai trò của IAF là gì đối với giấy chứng nhận khi họ được cấp. Hôm nay, để giúp phần nào doanh nghiệp hiểu rõ về cụm từ IAF, ISOCERT sẽ giải thích rõ ràng và chi tiết dưới đây:

IAF là từ viết tắt của cụm từ International Accreditation Forum, dịch là Diễn đàn công nhận quốc tế. Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) là một hiệp hội toàn cầu của:

1. Cơ quan công nhận

2. Nhóm công nhận khu vực

3. Hiệp hội tổ chức chứng nhận

4. Hiệp hội ngành

5. Các tổ chức/bên liên quan khác và chủ sở hữu các chương trình để chứng nhận hệ thống quản lý, sản phẩm, quy trình, dịch vụ, nhân sự và thẩm tra, xác nhận.

IAF với tầm nhìn: Công nhận làm cho thế giới tốt đẹp hơn và sứ mệnh của IAF là:

IAF tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách sử dụng đánh giá sự phù hợp được công nhận trên toàn thế giới để mang lại niềm tin cần thiết cho sự chấp nhận của thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ.

Mục tiêu của IAF là:

1. Duy trì và phát triển thỏa thuận thừa nhận đa phương (MLA) giữa các thành viên của tổ chức công nhận chứng nhận được công nhận giữa các bên ký kết

2. Hoạt động như một diễn đàn toàn cầu để tập hợp các cơ quan công nhận và các nhóm bên liên quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu.

3. Để phát triển sự hài hòa thích hợp của các thực hành chứng nhận tốt nhất.

4. Thúc đẩy chứng nhận được công nhận bằng cách làm việc, có ảnh hưởng đối với các tổ chức quốc tế và các nhóm ngành quan trọng.    

IAF MLA  là gì? Phạm vi của IAF MLA là gì?

IAF MLA là Thỏa ước Thừa nhận lẫn nhau của Diễn đàn công nhận thế giới,  cơ quan này công nhận và các thành viên trong nhóm công nhận khu vực của IAF. Các thành viển được nhận vào MLS phải được đánh giá nghiêm ngặt nhất về hoạt động của họ để đảm bảo rằng các thành viên này tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế và các yêu cầu của IAF.

IAF MLA bao gồm 5 cấp trong đó cấp 2 và cấp 3 tạo thành phạm vi chính; cấp 4 và cấp 5 tạo thành phạm vi phụ.

IAF đang khuyến khích các cơ quan/tổ chức công nhận của mình và các thành viên trong nhóm khu vực tham gia MLA.

Tổ chức công nhận là gì? UKAS là gì? BOA là gì? JAS ANZ là gì?

Thường các doanh nghiệp khi đã áp dụng thành công một hoặc tích hợp từ hai hệ thống quản lý trở lên, để kiểm chứng việc hệ thống đang áp dụng có hiệu lực hay không hoặc để tự tin hơn trong quá trình vận hành hoặc do yêu cầu của khách hàng, khi này doanh nghiệp sẽ tìm hiểu về các tổ chức chứng nhận độc lập có năng lực đánh giá và cấp chứng nhận này. Là tổ chức chứng nhận là tổ chức như thế nào? thì các bạn có thể tìm hiểu tại link này. Còn tại bài viết này, ISOCERT muốn giới thiệu cũng như chỉ rõ hơn giúp doanh nghiệp biết về tổ chức công nhận cũng như có thể hiểu để lựa chọn phù hợp hơn.

Tổ chức công nhận là tổ chức thực hiện đánh giá các tổ chức chứng nhận theo các tiêu chuẩn đã được công nhận để đảm bảo tính khách quan và năng lực của họ.Hiện nay, tiêu chuẩn ISO/IEC 17011: 2017 là căn cứ và yêu cầu để đánh giá sự phù hợp của tổ chức công nhận.

Thường các tổ chức công nhận là các cơ quan của chính phủ/nhà nước quản lý. Hiện nay trên toàn cầu, chúng ta để ý sẽ thấy một số tổ chức công nhận như: UKAS; DakkS, ANAB, JAS-ANZ, BOA,…cụ thể:

UKAS: Tổ chức công nhận của Anh

DakkS: Tổ chức công nhận của Đức

ANAB: Tổ chức công nhận của Mỹ

JAS- ANZ: Tổ chức công nhận của Úc

BOA: Tổ chức công nhận của Việt Nam

Tất cả các tổ chức công nhận này đều là thành viên của diễn đàn công nhận quốc tế (IAF). Và theo IAF MLA – thỏa thuận công nhận lẫn nhau trên toàn thế giới thì các tổ chức chứng nhận được các tổ chức công nhận trong diễn dàn IAF công nhận thì các tổ chức chứng nhận có thể chấp nhận kết quả chứng nhận của một tổ chức chứng nhận khác mà họ cũng được công nhận bởi tổ chức là thành viên của diễn đàn IAF.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories