Facebook Reactions: khi không phải mọi thứ đều có thể bấm like | Tinh tế

Related Articles

Tổng hợp hết từ những nghiên cứu của mình, chúng tôi đã thu hẹp những cảm xúc đó thành một dnah sách những thứ sau:

  • Like (thích)
  • Love
  • Haha
  • Wow
  • Sad (buồn)
  • Angry (giận giữ)
  • Confused (bối rối)
  • Yay (reo hò vui mừng)

Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng trong list này có 2 thứ đã không được phát hành đến các bạn: bối rối và reo hò. Trong thử nghiệm của chúng tôi, “Confused” hiếm khi được sử dụng nên không có lý khi đưa nó vào đây. Mỗi reaction cần phải phục vụ mục đích duy nhất với hầu hết mọi người, và “Confused” đã không đạt được tiêu chí đó. “Yay” cũng thế, nó không dễ hiểu trên toàn cầu, và sẽ bị trùng ý nghĩa với “Haha” hoặc “Like”. Nếu không có hai reaction này thì hệ thống reaction của chúng tôi sẽ tốt hơn nhiều.

Hình vẽ thế nào ?

Giờ đã chọn xong những reaction sẽ xuất hiện, vậy chọn hình cho chúng như thế nào? Chúng tôi muốn tạo ra những biểu tượng đặc trưng cho Facebook, nhưng chúng tôi cũng muốn chúng sống hòa hợp với hệ sinh thái biểu tượng đã có từ trước, dễ hiểu, dễ nhận thấy. Đây là những bức phác họa đầu tiên:

Nhưng những biểu tượng đầu tiên này không chuyển tải được những ý tưởng mà chúng cần phải chuyển tải khi được hiển thị với kích thước nhỏ. Khi phác họa ra thì chúng đều là những biểu tượng lớn, còn khi thu nhỏ vào thông báo hay để hiển thị trên thanh like thì sao?

Video ý tưởng ban đầu của Reaction

Chúng tôi cũng thử nghiệm những biểu tượng có cả nhãn ghi chú lẫn không có. Việc gắn nhãn ghi chú giúp cho việc toàn cầu hóa vì ai nhìn vào cũng hiểu. Ví dụ, một anh bạn Nhật của bạn bấm nút mặt cười thì bạn cũng sẽ biết nó là gì, và cả hai bạn sẽ cùng đồng ý điều đó. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng tôi đã làm việc với các nhóm và chuyên gia về quốc tế hóa trong lĩnh vực giao tiếp không dùng câu thoại. Chúng tôi thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau.

Những phiên bản phác họa ban đầu đều là ảnh tĩnh, vậy nên chúng tôi quyết định sẽ bổ sung thêm một số chuyển động cho chúng. Chúng tôi biết rằng những chuyển động này sẽ khiến chúng dễ hiểu hơn, bộc lộ cảm xúc tốt hơn. Thế là cảm nhóm bắt đầu tạo ra những chuyển động nhẹ nhàng để làm cho chúng sống động hơn. Các nhà thiết kế cũng như kĩ sư của chúng tôi cũng phải nghĩ cách để các biểu tượng này chuyển động nhẹ nhàng và có lợi nhất cho tài nguyên hệ thống.

Ban đầu chúng tôi chỉ làm cho một biểu tượng chuyển động, những cái còn lại sẽ nằm im cho đến khi bạn rê chuột hay ngón tay lên. Nhưng Mark gợi ý rằng chúng tôi nên làm cho chúng chuyển động hết cùng lúc, và hóa ra chúng tôi cũng thích ý tưởng này.

Hệ thống

Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận ra rằng những biểu tượng mới không có được cách tương tác dễ như là nút like lúc trước. Thế là nhóm lại một lần nữa quay trở lại bàn thiết kế, nhưng lần này nghĩ nhiều hơn về cách mà người ta sẽ bấm nút và để lại reaction của mình trên post của bạn bè.

Chúng tôi bắt đầu bằng việc suy nghĩ về cách mà người ta sẽ nhập reaction. Chúng tôi không biết những thứ gì, hay bao nhiêu cái, cần phải được hiển thị ra. Một số nghiên cứu ban đầy gợi ý rằng sẽ tốt nếu chúng tôi để 5 hoặc 10 biểu tượng. Thế là chúng tôi tạo ra một khung có thể chứa đến 15 reaction khác nhau rồi từ từ giảm xuống sau những bài test. Những bài kiểm tra dạng này đã dạy cho chúng tôi những gì sẽ hoạt động tốt, và quan trọng hơn, những gì sẽ không chạy ngon lành. Chúng giúp chúng tôi biết được những lỗ hổng.

Một video ý tưởng ban đầu

Cuối cùng, chúng tôi bỏ đi ý tưởng về việc đặt từng reaction riêng lẻ ra ngoài, thay vào đó là một thanh dock chứa nhiều icon trên đó. Bằng cách này, người dùng có thể thấy tất cả những reaction cùng lúc. Những chữ chú thích cũng dần được bỏ khỏi icon, chỉ còn là những nhãn chú thích về mặt phần mềm mà thôi. Điều này giúp người dùng trên toàn cầu hiểu rõ hơn về từng reaction có ý nghĩa như thế nào. Ngoài ra, kiểu bỏ vào dock cũng giúp mọi thứ xuất hiện trên màn hình một cách đẹp và tự nhiên hơn, không bị tràn ra hay ẩn đi mất một phần như các bản thiết kế lúc trước.

Tiếp nhận reaction

Khi đã tạo xong từ phía người gửi thì chúng tôi bắt đầu nghĩ về cách mà người ta sẽ tiếp nhận nó. Hiện tại chúng tôi chỉ đơn giản nói cho bạn biết là post của bạn có 17 like, thế nên ý tưởng ban đầu sẽ là hiện ra một con số kế bên mỗi reaction. Nhưng nếu chỉ hiện post của bạn có “10 reactions” thì không có nhiều ý nghĩa lắm. Làm sao mà người ta đọc vào sẽ biết được ngay là post này vui, buồn, đáng kinh ngạc?

Thế rồi chúng tôi lại thử thêm kiểu để hết biểu tượng ra và hiện số kế bên. Cách này hiệu quả với những post chỉ nhận được một vài loại reaction, nhưng khi người ta bắt đầu tăng lượng reaction lên thì nhìn rất rối rắm. Mọi thứ càng nghiêm trọng hơn với những bài post công cụ của các fan page.

Giải pháp cuối cùng đó là chỉ hiện 3 loại reaction được để lại nhiều nhất mà thôi, kèm theo số tổng. Bằng cách này, khi bạn lướt qua post nào đó thì bạn biết hầu hết mọi người có cảm xúc như thế nào.

Thành phẩm ” ở đầu cuối “

Sau gần một năm làm việc và nhiều tháng thử nghiệm. Chúng tôi rất phấn khích khi có thể ra mắt Reaction đến mọi người. Chúng tôi hi vọng mọi người sẽ thích chúng. Cũng như tất cả mọi việc thiết kế phần mềm khác, không có gì là hoàn thành tuyệt đó. Reaction cũng vậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục học hỏi, chỉnh sửa và cải thiện nó trong thời gian tới.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories