Chuồng lồng – Wikipedia tiếng Việt

Related Articles

Một hệ thống chuồng lồng nuôi gà công nghiệp lấy trứng, gà bị nhốt trong những cái ô lồng vừa vặn, được cho ăn uống để đẻ trứng tại chỗ, người chăn nuôi thuận tiện khi cho ăn, thu hoặch trứng và làm vệ sinh

Chuồng lồng (Battery cage) là một hệ thống chuồng trại được sử dụng cho các phương thức chăn nuôi khác nhau, nhưng chủ yếu dành cho việc nuôi gà đẻ trứng theo kiểu chăn nuôi công nghiệp, đây là hình thức chuồng trại chủ yếu dành cho gà đẻ trên toàn thế giới[1][2]. Tên gọi chuồng lồng là hình tượng mô tả một hệ thống chuồng nhưng ngăn cách với nhau bằng từng cái lồng nhốt và trông như một hệ thống lồng nhốt kết nối với nhau, tên tiếng Anh của nó là Battery cage là từ phát sinh từ việc mô tả sự sắp xếp của các hàng và cột của các lồng giống hệt nhau được kết nối với nhau trong một đơn vị. Mặc dù thuật ngữ này thường được áp dụng cho việc chăn nuôi gia cầm (nuôi gà lấy trứng), các hệ thống chuồng lồng tương tự được sử dụng cho các động vật bị nuôi nhốt khác.

Chăn nuôi và nuôi nhốt các con vật trong điều kiện chuồng lồng đã gây ra tranh cãi giữa những người ủng hộ quyền động vật và phúc lợi động vật và các nhà chăn nuôi công nghiệp. Dù nuôi trong chuồng lồng sẽ làm giảm việc cắn mổ nhau ở gà mái, nhưng sự chật chội, hạn chế vận động, sẽ cản trở các hành vi bản năng như sải cánh, vỗ cánh, và tăng tỷ lệ loãng xương, việc nuôi gà đẻ trứng quy mô công nghiệp luôn được nuôi nhốt trong những ô lồng nhỏ chật hẹp đến nỗi thậm chí chúng còn không thể sải cánh ra và theo nhiều người là chúng không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi động vật và sẽ không thể cho ra những quả trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một ô lồng nhỏ thường có từ 3-4 con được nhốt chung với nhau, chúng chỉ có thể ăn, uống và đẻ trứng mà không có không gian để vận động.

Hiện nay, người ta đã nuôi theo kiểu lồng tự do là gà được nhốt trong những chiếc lồng to hơn, đủ không gian để gà có thể thoải mái vận động, di chuyển, đi lại, chúng có nhiều không gian để di chuyển, đi lại, bay nhảy, sải cánh, được thỏa mãn bản năng, thoải mái hơn, dễ chịu hơn nên đã cải thiện vấn đề phúc lợi động vật. Tuy nhiên, một số lượng lớn gà được nhốt chung dễ tạo cho gà cảm giác căng thẳng, rồi vị trí đẻ trứng của gà không còn cố định như cũ (đẻ tại chỗ) mà rải rác khắp nơi dẫn đến việc trứng bị dính phân, gà có thể sẽ mổ ăn luôn trứng nếu chủ trại không thu kịp. Thời gian thu nhặt trứng, thậm chí vệ sinh qua cho trứng sẽ kéo dài hơn bình thường làm cho chi phí quản lý tăng. Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn khi mà có quá nhiều con vật trong cùng một ô chuồng lớn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao, chi phí vệ sinh chuồng lớn.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories