Chiến lược lọc cổ phiếu: GARP

Related Articles

Chiến lược lọc cổ phiếu: GARP

GARP là gì?

GARP là chiến lược kết hợp giữa đầu tư giá trịđầu tư tăng trưởng: tìm kiếm các công ty bị đánh giá thấp và có tiềm năng tăng trưởng bền vững trong tương lai. Các tiêu chí mà GARPers tìm kiếm trong một công ty thường kết hợp các tiêu chí của các các nhà đầu tư giá trị và các nhà đầu tư tăng trưởng.

GARP trong đầu tư

Những quan niệm sai lầm về GARP

GARP vay mượn các nguyên tắc từ cả đầu tư giá trịđầu tư tăng trưởng, nên một số quan niệm không chính xác vẫn tồn tại. Các nhà phê bình GARP cho rằng phương pháp này không đủ sâu, và không thiết lập các tiêu chuẩn có ý nghĩa để lọc cổ phiếu. Tuy nhiên,GARP không xem xét cho chúng ta bất kỳ một cổ phiếu nào xứng đáng để đầu tư. Giống như hầu hết các phương pháp được tin cậy khác, nó chỉ nhằm mục đích xác định các công ty hiển thị các đặc điểm cụ thể mà ta cần.

Quan niệm sai lầm khác là các nhà đầu tư GARP chỉ cần giữ một danh mục đầu tư với số lượng bằng nhau cả về giá trị và chất lượng. Một lần nữa, điều này hòan tòan không chính xác: vì mỗi người khi chọn ra cổ phiếu để đầu tư phải đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, GARPers xác định cổ phiếu trên cơ sở cá nhân, lựa chọn cổ phiếu không hoàn toàn chỉ về giá trị cũng như không hoàn toàn về tăng trưởng, mà có sự kết hợp của cả hai.

Những ai sử dụng GARP?

Một trong những người ủng hộ lớn nhất của GARP là Peter Lynch với triết lý mà chúng tôi đã đề cập ở phần phân tích định tính. Lynch đã viết nhiều cuốn sách nổi tiếng, trong đó có “One Up on Wall Street” và “Learn to Earn”,và vào cuối năm 1990 và đầu năm 2000, ông đóng vai chính trong các quảng cáo thương mại của Fidelity Investment. Nhiều người coi Lynch là nhà quản lý quỹ tốt nhất thế giới, một phần là do lợi nhuận trung bình hàng năm của ông lên tới 29% trong giai đoạn 13 năm 1977-1990. (Để tìm hiểu thêm về Peter Lynch, xem thêm mục nhà đầu tư vĩ đại nhất.)

Các đặc điểm kết hợp

Giống như các nhà đầu tư tăng trưởng, các nhà đầu tư GARP có tính tới triển vọng tăng trưởng của một công ty: họ muốn nhìn thấy con số lợi nhuận khả quan trong vài năm qua, cùng với các dự án sẽ đem lại thu nhập hứa hẹn trong nhiều năm sắp tới. Nhưng không giống như ‘’người anh em họ’’ đầu tư tăng trưởng, các nhà đầu tư GARP thường hoài nghi về các công ty có ước tính tốc độ tăng trưởng cao, chẳng hạn như những công ty có phạm vi tăng trưởng từ 25-50%. Các công ty trong phạm vi này thực hiện quá nhiều họat động rủi ro và bất trắc cho GARPers. Đối với họ, một tốc độ tăng trưởng thu nhập an toàn hơn và thực tế hơn nằm đâu đó giữa 10-20%.

Ngòai ra GARPers và các nhà đầu tư tăng trưởng còn chia sẻ chung quan điểm về việc cần chú ý đến chỉ số ROE. Đối với cả hai phương pháp đầu tư này, ROE cao và tăng so với mức trung bình của ngành là dấu hiệu công ty họat động hiệu quả.

Ngoài một loạt các tiêu chí bổ sung có thể được sử dụng để đánh giá sự phát triển, các nhà đầu tư GARP còn có thể tùy chỉnh hệ thống lọc cổ phiếu của họ theo phong cách đầu tư cá nhân của mình. Phong cách chủ quan là một phần cố hữu của việc sử dụng GARP. Vì vậy, nếu bạn sử dụng chiến lược này, bạn phải phân tích các công ty liên quan đến việc kinh doanh của nó (giống như bạn làm với đầu tư tăng trửởng). Vì không có công thức chính xác để khẳng định triển vọng tăng trưởng, nhà đầu tư phải dựa vào cách giải thích riêng của họ về hiệu suất công ty và điều kiện hoạt động.

Sẽ là rất khó để thảo luận về bất kỳ chiến lược lọc cổ phiếu nào mà không đề cập đến việc sử dụng chỉ số P / E. Mặc dù các nhà đầu tư GARP thường tìm kiếm chỉ số P / E cao hơn so với các nhà đầu tư giá trị hay làm, nhưng GARPers vẫn rất thận trọng với các chỉ số P / E cao thường được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư tăng trưởng. Một nhà đầu tư tăng trưởng có thể đầu tư vào một công ty kinh doanh có P/E cao gấp 50 hoặc 60 lần thu nhập, nhưng các nhà đầu tư GARP thấy phải trả quá nhiều tiền cho việc đầu tư vào các công ty này là không chắc chắn Các GARPer nhiều khả năng sẽ chọn các công ty có tỷ lệ P / E trong khoảng 15-25 – tuy nhiên, đây là một ước tính, không phải là một quy tắc cứng nhắc cho các GARPers làm theo mà không cần để ý đến các yếu tố khác của công ty.

Ngoài sự ưu tiên đối với 1 tỉ lệ P/E thấp hơn một chút, các nhà đầu tư theo phương pháp GARP còn giống với các nhà đầu tư giá trị ở việc dễ bị thu hút bởi tỷ lệ P/B thấp, đặc biệt là công ty có P / B dưới mức trung bình ngành. Một tỉ lệ P / E và P / B thấp là hai tiêu chí nổi bật mà GARPers thường được xem như giống với các nhà đầu tư giá trị. Họ có thể sử dụng các tiêu chí tương tự hoặc khác nhau khác, nhưng về cơ bản GARPer vẫn quan tâm về việc định giá cổ phiếu hiện tại.

Bây giờ chúng ta đã biết về những gì GARP quan tâm, hãy đi sâu vào những con số mà GARPers tìm kiếm tại các công ty tiềm năng.

Tỷ lệ PEG

Tỷ lệ PEG tốt có thể là thước đo quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà đầu tư theo phương pháp GARP, vì về cơ bản nó đo sự cân bằng giữa tiềm năng tăng trưởng của một cổ phiếu và giá trị của nó. (Nếu bạn không quen với các tỷ lệ PEG, xem: Làm thế nào tỷ số PEG có thể giúp các nhà đầu tư thành công.)

Nhà đầu tư GARP đòi hỏi một PEG không cao hơn 1, và trong hầu hết trường hợp, càng gần 0,5 càng tốt. Một PEG nhỏ hơn 1 có nghĩa rằng, hiện nay, giá cổ phiếu đang thấp hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nó. Với các nhà đầu tư GARP, PEG nhỏ hơn 1 chỉ ra rằng một cổ phiếu đang bị định giá thấp và có thể bắt đầu phân tích thêm.

Bởi vì chiến lược GARP là áp dụng nguyên tắc từ cả đầu tư giá trị lẫn đầu tư tăng trưởng, lợi nhuận mà GARPers thấy trong các giai đoạn thị trường nhất định thường khác hơn so với đúng lợi nhuận mà đầu tư tăng trưởng thấy vào thời điểm đó.

Phần kết luận

GARP có vẻ như chiến lược hoàn hảo, nhưng kết hợp tăng trưởng và đầu tư giá trị không dễ dàng như vậy. Nếu bạn không nắm vững cả hai chiến lược, bạn có thể tìm thấy mình mua phải các cổ phiếu tầm thường chứ không phải là cổ phiếu tốt theo tiêu chí GARP. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lớn như Peter Lynch đã chứng minh qua thành công của mình, thời gian sẽ cho thấy thực sự cần tìm hiểu GARP để có thể đầu tư lâu dài thắnng lợi.

Bạn quan tâm: học đầu tư chứng khoán, học chơi chứng khoán, học chứng khoán cơ bản, khóa học chứng khoán

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories