Bệnh trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị

Related Articles

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng – Bác sĩ Da Liễu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

1. Biểu hiện trứng cá

  • Bệnh biểu hiện với nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang… khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, ngực, lưng.
  • Bệnh có thể tiến triển lâu dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây trứng cá

Mụn được hình thành dưới ảnh hưởng tác động của 3 yếu tố chính :

  • Tăng tiết chất bã

Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã.

  • Sừng hóa cổ nang lông

Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá.

Tăng tiết chất bã là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

  • Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. Acnes)

P. acnes là một trực khuẩn Gram ( + ) yếm khí và hiếu khí nhẹ cư trú trong nang lông, tuyến bã. Bình thường P.acnes cư trú trên da một cách vô hại. Khi những lỗ nang lông bị ứ lại, những chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên thiên nhiên và môi trường kỵ khí và P. Acnes hoàn toàn có thể tăng trưởng, trở nên gây bệnh .

Một số yếu tố khác

      • Lạm dụng mỹ phẩm và các thuốc bôi, đặc biệt các sản phẩm có chứa corticoid
      • Lạm dụng các thuốc dùng đường toàn thân, đặc biệt là corticoid
      • Ăn uống: quá nhiều đường, sữa..
      • Stress
      • Môi trường, khí hậu…

3. Chẩn đoán bệnh trứng cá

Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng: mụn cám, sẩn, mụn mủ, mụn bọc, nang tập trung chủ yếu ở vùng tiết nhiều chất bã như mặt, ngực, lưng.

Chẩn đoán mức độ: Theo Karen McCoy (2008), bệnh trứng cá chia thành ba mức độ:

      • Mức độ nhẹ: dưới 20 tổn thương không viêm, hoặc dưới 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương dưới 30.
      • Mức độ vừa: có 20-100 tổn thương không viêm hoặc 15-50 tổn thương viêm, hoặc 20-125 tổng tổn thương.
      • Mức độ nặng: trên 5 nang, cục hoặc trên 100 tổn thương không viêm, hoặc tổng tổn thương viêm trên 50 hoặc trên 125 tổng tổn thương.

4. Điều trị trứng cá

4.1 Nguyên tắc điều trị

4.2 Điều trị cụ thể

Các thuốc điều trị tại chỗ: có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

  • Kháng sinh tại chỗ: Clindamycin 1%, Erythromycin …không nên sử dụng một loại thuốc bôi quá 2 tháng.
  • Benzoyl peroxide (BPO): thuốc vừa có tính chất diệt khuẩn vừa có tác dụng tiêu sừng ở cổ nang lông.
  • Retinoid: thuốc có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu sừng và điều hòa miễn dịch tại chỗ. Các thuốc hay được dùng là Tretinoin, Adaphalene, Tazaroten …
  • Acid azelaic: thuốc có tác dụng tiêu sừng và kháng viêm.

Retinol điều trị trứng cá rất hiệu quả

Các thuốc điều trị toàn thân:

Kháng sinh :Azithromycin

Cyclin thế hệ 2: Doxycyclin, Minocyclin. Erythromycin

Clindamycin

  • Isotretinoin: Chỉ định trong điều trị trứng cá mức độ vừa đến nặng, trứng cá dai – dẳng, điều trị bằng các thuốc khác không đáp ứng.
  • Liệu pháp hormon: Chỉ định trong trứng cá mức độ vừa đến nặng
  • Thuốc khác: Biotin, kẽm, Bepanthen…

5. Tư vấn và giáo dục sức khỏe các vấn đề liên quan đến bệnh

  • Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm Halogen, Corticoid.
  • Ăn ít đường, chocolate, chất béo, đồ rán…
  • Tránh stress tâm lý…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories