8 thuật ngữ hay dùng khi Root hoặc Flash Android | Tinh tế

Related Articles

Mình vẫn còn nhớ lần đầu tiên mình root và flash ROM cho điện thoại của mình, có thể nói khi đó mình đã gặp rất nhiều khó khăn khi nghịch lần đầu nghịch phá Android. Mình tin bạn cũng sẽ như mình, gặp vô số các thuật ngữ mới khi tiếp xúc với Android và có thể bạn sẽ bỏ cuộc nếu như bạn là người có quá ít thời gian cho việc khám phá một thứ gì đó.

Trong nhiều năm qua, mình đã và đang nỗ lực hằng ngày để giúp mọi người và cả bản thân mình cải thiện kiến thức bằng cách viết về nó, thảo luận, và trả lời các câu hỏi về Android và nhiều nhiều thứ khác.

Nên bài này là để dành cho những người mới sử dụng Android, những người muốn làm gì đó với điện thoại của mình để có thể sử dụng mọi tiềm năng vốn có của nó, như root Android, flash Android và nhiều nhiều thứ khác. Để có thể làm được điều đó, thứ đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó chính là ý nghĩa của các thuật ngữ Android thông dụng, tức là bạn phải hiểu được bài viết bạn đang đọc viết gì, mới có thể làm theo phải không?

ADB là gì?

ADB, là cách gọi ngắn gọn của “Android debug bridge”, bạn có thể hiểu đây là một công cụ giúp bạn sử dụng các dòng lệnh để giao tiếp với điện thoại Android của bạn. Một khi bạn đã cài đặt ADB, và Android được kết nối với máy tính thông qua USB, bạn có thể gõ lệnh để sử dụng Android ngay trên máy tính.

Quảng cáo

Với người dùng bình thường, ADB thường dùng để flash hay root Android, thậm chí còn được dùng để chuyển dữ liệu từ máy tính vào Android với quyền root.

AOSP là gì?

AOSP, là viết tắt của cụm từ The Android Open Source Project, dịch ra Tiếng Việt thì nó là Dự Án Mã Nguồn Mở Android hay đây là phiên bản Android nguyên bản nhất được tạo ra bởi Google. Đây cũng chính là “cha đẻ” của rất nhiều ROM “chế” khác được các hãng sản xuất điện thoại, hoặc người dùng tải về và chỉnh sửa theo ý họ, như Samsung thì làm ra TouchWiz, HTC thì làm ra Sense còn Oppo thì làm ra ColorOS.

Một ROM Android gốc của dự án AOSP chỉ vào khoảng 200 – 300 MB, nhưng sau khi qua tay các nhà sản xuất ROM thì nó sẽ nặng tới khoảng vài GB 😁. Có nghĩa là nếu bạn sử dụng được bản ROM Android gốc thì máy sẽ chạy rất nhanh, mượt mà nhưng có thể mất đi nhiều thứ hay ho được nhà sản xuất đính kèm theo.

Bootloader là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Bootloader có tác dụng tương tự như với BIOS/UEFI trên máy tính của chúng ta. Khi bạn nhấn nút khởi động Android, điều đầu tiên nó làm chính là chạy Bootloader. Sau khi Bootloader được khởi động xong, nó sẽ load tiếp Recovery hoăc Kernel máy, và cuối cùng mới là load ROM (Hệ điều hành).

Mỗi máy Android khi sản xuất đều bị niêm phong bằng cách khóa bootloader, tức bạn không thể nghịch phá gì ở đây nếu không sử dụng các phần mềm chuyên dụng từ nhà sản xuất, chúng có tác dụng kiểm tra niêm phong máy của bạn.

Mở niêm phong bootloader Android không khó, nhưng nó sẽ làm mất niêm phong của nhà sản xuất và tất nhiên máy bạn sẽ mất bảo hành khi nghịch phá phần này, nên hãy nhớ kĩ điều này trước khi làm việc gì ngu ngốc nhé.

Dalvik là gì?

Khi bạn flash ROM cho Android, bạn phải thực hiện việc xóa Dalvik Cache. Để có thể hiểu được ý nghĩa của điều này, bạn cần phải biết Dalvik là gì.

Quảng cáo

Dalvik là trình biên dịch Java trên Android, hiểu theo cách đơn giản nó là chính là thứ cơ bản nhất giúp phần mềm có thể chạy trên Android. Ví dụ, APK chính là những phần mềm Java được viết riêng cho Android, mà Android muốn chạy Java thì cần phải có Dalvik để đọc chúng. Dalvik là một trình biên dịch Java cực kì thân thiện với Android, được Google sử dụng trên các hệ điều hành Android mới nhất của họ, trước đây thì Google sử dụng một trình biên dịch khác, gọi là ART.

Dalvik Cache là bộ nhớ của Dalvik, nó duy trì những dòng code Java khi Android xử lí. Nếu bạn không xóa Dalvik Cache, thì Dalvik sẽ gặp rắc rối trong việc xử lí code Java trên ROM mới.

Deodex là gì?

Deodexed ROM là tập hợp của tất cả file APK và OS được biên dịch và sắp xếp dưới 1 file duy nhất, gọi là classes.dex. Vì tất cả code đều năm trong 1 file duy nhất nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tùy chỉnh ROM. Thành ra Deodex rất được ưa chuộng bởi các bạn mod ROM, các lập trình viên chuyên tạo ROM

Tuy vậy, các code này đều cần thêm thời gian để biên dịch lại trên Dalvik.

GAPPS là gì?

Khi flash ROM, bạn sẽ thường bắt gặp cụm từ GAPPS, và họ thường yêu cầu bạn flash file GAPPStrước khi flash ROM. Vì sao vậy?

GAPPS là file chứa toàn bộ những ứng dụng của Google trên Android, nếu điện thoại bạn khởi động mà không có những ứng dụng này thì bạn sẽ không thể dùng GPS, không thể đồng bộ dữ liệu, không thể dùng tài khoản Google… nói chung là tất cả những thứ có liên quan tới Google đó.

Quảng cáo

Mỗi phiên bản Android lại sử dụng một file GAPPS riêng, thường bạn sẽ được cung cấp link download GAPPS khi làm theo các hướng dẫn flash ROM, nhưng nếu họ không đề cập đến nó thì bạn vẫn có thể dùng ứng dụng Gapps Manager để tải file GAPPS thích hợp với máy bạn.

Kernel là gì?

Nói về Kernel, thì Kernel không phải là thứ mà chỉ mỗi điện thoại Android mới có. Về cơ bản, đây là lớp nằm giữa máy và hệ điều hành. Mọi hệ điều hành như Windows, Mac, iOS… đều có Kernel của riêng mình.

Điện thoại Android sử dụng Linux Kernel, hay còn gọi là Nhân Linux. Mỗi khi phần mềm muốn giao tiếp với phần cứng, nó đều phải thông qua Kernel, kể cả những thay đổi nhỏ như tăng volume hay cao hơn là gọi điện, tất cả chúng đều phải thông qua Kernel.

Mỗi ROM khác nhau lại sử dụng Kernel khác nhau, tùy theo cấu trúc của hệ điều hành.

Odex là gì?

Về mặt kĩ thuật, thuật ngữ này khá khó để có thể giải thích và có thể hiểu, nhưng đây là Toonima, và đây là bài dành cho người mới nên mình có thể mô tả Odex theo cách khác để bạn dễ hình dung hơn.

Tóm gọn về Odex chỉ trong một câu: Odex là trình biên soạn trước của file .dex. Tức file này đã được tối ưu hóa để chạy trên Dalvik.

Odex ROM chính là ROM đã được tối ưu hóa, do đó nó mất ít thời gian hơn để khởi động và ngược lại file ROM cũng sẽ khó chỉnh sửa hơn sau khi đã được tối ưu hóa.

Lời kết

Mình hy vọng những kiến thức trong bài này có thể cho bạn một cái nhìn tổng quan về các thuật ngữ thông dụng khi “vọc phá” Android như: ADB là gì, Odex là gì, GAPPS là gì… những thuật ngữ bạn sẽ luôn gặp khi tìm hiểu các hướng dẫn flash hay root điện thoại Android.

Nếu bạn có thêm thắc mắc, hay bạn cần Toonima giải đáp thêm về những từ khác hoặc kiến thức của bạn vô cùng cao siêu thì hãy để lại nhận xét dưới bài viết để thảo luận và giúp các bạn khác nhé.

More on this topic

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Popular stories